Chủ đề: Kế toán trách nhiệm
lượt xem 5
download
Chủ đề: Kế toán trách nhiệm trình bày kế toán trách nhiệm, bản chất của kế toán trách nhiệm, vai trò của kế toán trách nhiệm và nội dung của kế toán trách nhiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề: Kế toán trách nhiệm
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHỦ ĐỀ: KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3 TỔ 1 LỚP: K35.QTR.QB CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM: Kế toán trách nhiệm (KTTN): được xem như là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức; Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản trong kế toán quản trị tại doanh nghiệp (DN) và là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bản chất của kế toán trách nhiệm:Là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ; KTTN chỉ được thực hiện khi bộ máy quản lý có sự phân công, phân quyền rõ ràng;KTTN đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận dựa trên hai tiêu chí hiệu quả và hiệu năng. Vai trò của kế toán trách nhiệm: KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của tổ chức. KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. KTTN ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý. KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của tổ chức. Nội dung của kế toán trách nhiệm: Phân cấp quản lý, xác định trung tâm trách nhiệm; Xác định chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận; Xác định trách nhiệm báo cáo của từng trung tâm trách nhiệm; Trung tâm trách nhiệm: Là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản lý của nó chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt động của bộ phận. Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản trị DN mà chia ra thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Mỗi trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức có toàn quyền kiểm soát các hoạt động của trung tâm mình như quản lý về chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm tạo ra mối liên hoàn trong hệ thống quản lý. Thông thường có 4 trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm được hình thành trên đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý và mục tiêu của nhà quản trị. Trong thực tế, việc lựa chọn trung tâm thích hợp cho một bộ phận trong tổ chức không phải là điều dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ phận trong một tổ chức là trung tâm gì đều phải căn cứ
- trên cơ sở nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn mà nhà quản lý đó được giao. Do vậy, việc phân biệt rõ ràng các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào quan điểm nhà quản trị cấp cao nhất. Trung tâm chi phí: Đây là trung tâm có trách nhiệm về chi phí đầu vào của DN. Mục tiêu của trung tâm trách nhiệm chi phí chính là tối thiểu hóa chi phí. Đầu vào của trung tâm là các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, tiền công, tình hình sử dụng máy móc thiết bị… và có thể được đo đạc bằng nhiều cách khác nhau. Để xác định đầu ra của trung tâm chi phí sẽ dựa vào các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh như số lượng, chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm… Trung tâm doanh thu: Trung tâm này thường phát sinh ở các bộ phận tạo ra doanh thu cho DN như: Các cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh…. Trên thực tế, một trung tâm thuần túy về doanh thu rất ít tồn tại. Thông thường, các cấp quản lý thường vẫn phải làm kế hoạch và kiểm soát một số chi phí thực tế phát sinh trong trung tâm doanh thu. Trung tâm lợi nhuận: Là một trung tâm trách nhiệm mà trong đó người quản lý của trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm cả về chi phí và doanh thu cũng như chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào chính là lợi nhuận. Thông thường, trung tâm trách nhiệm thường gắn với bậc quản lý cấp trung gian, tuy nhiên nhà quản trị trung tâm này có thể quyết định toàn bộ các vấn đề từ chiến lược hoạt động đến thực hành tác nghiệp của DN. Mục tiêu phải thực hiện của trung tâm này là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, trung tâm lợi nhuận không chỉ có trách nhiệm ở doanh thu mà còn có cả trách nhiệm về chi phí. Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà ở đó nhà quản lý chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí và xác định vốn hoạt động cũng như các quyết định đầu tư vốn. Trung tâm đầu tư thường đại diện cho mức độ quản lý cấp cao nhất. Nhà quản trị của trung tâm đầu tư có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả việc đầu tư trong DN. Tóm lại: Hệ thống trách nhiệm được thiết lập nhằm thúc đẩy tính hợp nhất mục tiêu giữa các nhà quản lý trong các tổ chức. Mọi bộ phận của một tổ chức có quyền kiểm soát đối với chi phí, doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư được gọi là một trung tâm trách nhiệm. Trung tâm có quyền kiểm soát đối với chi phí >trung tâm chi phí. Trung tâm có quyền kiểm soát đối với cả chi phí, lợi nhuận >trung tâm lợi nhuận. Trung tâm có quyền kiểm soát đối với cả chi phí, lợi nhuận và vốn đầu tư > trung tâm đầu tư. Để hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy hết tác dụng trong tổ chức, khía cạnh thông tin nên được nhấn mạnh hơn là khía cạnh trách nhiệm.Điều này có ý nghĩa là mục tiêu quan trọng của hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để họ điều hành và quản lý bộ phận phụ trách một cách hiệu quả. Sơ đồ tổ chức ở Doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước uống tinh khiết Đại Lợi:
- Các trung tâm trách nhiệm của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước uống tinh khiết Đại Lợi: Loại trung tâm trách Cấp quản lý Người quản lý nhiệm TT đầu tư; Doanh nghiệp Giám đốc TT Lợi nhuận Phòng Kinh doanh; bộ TT Doanh thu Trưởng phòng phận bán hàng Phòng sản xuất; phòng Kế Trưởng phòng TT Chi phí toán TT Chi phí Bộ phận sản xuất Quản đốc Nhằm làm rõ thêm vấn đề này, nhóm 1 đã tiến hành khảo sát cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước uống Đại Lợi. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước uống Đại Lợicho thấy, Doanh nghiệp đã có một hệ thống phân, chia phân nhiệm rõ ràng, không chồng chéo, tạo điều kiện cần thiết để xây dựng được hệ thống các trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí: Các phòng ban bao gồm phòng tài chính kế toán, phòng sản xuất, bộ phậnsản xuất chịu trách nhiệm về chi phí quản lý phát sinh. ĐVT: VND Sản xuất: TP sản xuất Báo cáo hàng tháng: tháng 12 Dự toán Chi phí có thể kiểm soát Thực tế Chênh lệch 30.000.000 Chi phí NVL trực tiếp 29.498.156 (501.844) 26.000.000 Chi phí nhân công trực tiếp 25.500.000 (500.000) 36.000.000 Công cụ dụng cụ 37.235.000 1.235.000 21.000.000 Chi phí khác 19.325.000 (1.675.000) 113.000.000 Tổng cộng: 111.558.156 (1.441.844) Trung tâm doanh thu: Phòng kinh doanh đưa ra các chính sách bán hàng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài việc quản lý về chính sách bán hàng, doanh thu thì trung tâm cũng quản lý một phần chi phí của phòng. ĐVT: VND Kinh doanh:TP Kinh Báo cáo hàng tháng: tháng 12 doanh Dự toán Doanh thu chưa VAT có thể Thực tế Chênh lệch kiểm soát
- 200.000.000 Doanh thu 217.407.273 17.407.273 200.000.000 Tổng cộng: 217.407.273 17.407.273 Trung tâm lợi nhuận: Là trung tâm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về cả doanh thu và chi phí. Theo mô hình này, trung tâm lợi nhuận được xác định ở cấp doanh nghiệp. Giám đốc doanh ngiệp là người chịu trách nhiệm về lợi nhuận tạo ra của doanh nghiệp; đồng thời, có thể phê duyệt các khoản chi phí liên quan đến lợi nhuận tạo ra. Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà nhà quản trị không chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu, chi phí mà còn quyết định về mức vốn đầu tư. Do đó, trung tâm đầu tư được xác định là Giám đốc Doanh nghiệp. Mỗi trung tâm sẽ chịu trách nhiệm khác nhau theo đúng trách nhiệm được giao. Việc phân chia thành các trung tâm như trên, sẽ giúp nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra phương pháp và cách thức hoạt động của trung tâm; các nhà quản trị cấp cao cũng có thể đánh giá và kiểm soát, tìm ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những ưu điểm của từng trung tâm. Từ đó, có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng từng bộ phận. Điều này sẽ thúc đẩy tất cả các bộ phận sẽ thực hiện đúng những yêu cầu được giao. Vận dụng kế toán trách nhiệm ở Việt Nam Kế toán trách nhiệm ngày càng thể hiện vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh tế tại các DN ở các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Tại Việt Nam, việc vận dụng các nội dung của kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng còn là một vấn đề rất mới mẻ và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các DN. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết đối với các DN hiện nay. Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị DN có thể đánh giá chất lượng về kết quả của hoạt động của những bộ phận của đơn vị. Từ đây, sẽ đo lường được kết quả hoạt động của nhà quản lý bộ phận cũng như thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương thức thích hợp theo mục tiêu cơ bản của tổ chức đã đề ra. Việc phân chia một đơn vị thành các trung tâm trách nhiệm phải căn cứ vào đặc điểm của DN đó như thế nào?. Tóm lại, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm đưa ra các công cụ, chỉ tiêu đánh giá và hướng các nhà quản lý ở bộ phận đến thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Các DN nếu có sự phân cấp rõ ràng và biết cách vận dụng kế toán trách nhiệm vào quá trình thực tế chắc chắn sẽ giúp cho DN đó kiểm soát, quản lý các bộ phận một cách hiệu quả. Việc quy trách nhiệm cho từng đối tượng, từng bộ phận cụ thể sẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhà quản trị của các trung tâm trách nhiệm, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN một cách bền vững.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện phương pháp tính giá và hạch toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ trong đơn vị hành chính sự nghiệp
4 p | 1389 | 516
-
3 nghịch lý trong cổ phần hóa
3 p | 150 | 44
-
Bàn về phương pháp kế toán vốn góp của chủ sở hữu trong chế độ kế toán ở Việt Nam
8 p | 222 | 37
-
Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm dịch
2 p | 123 | 16
-
Bàn về phương pháp kế toán
9 p | 93 | 6
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ - 10 điều nên và không nên làm
4 p | 79 | 5
-
STATE OF ILLINOIS REGIONAL OFFICE OF EDUCATION #40 FINANCIAL AUDIT_part5
12 p | 70 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
9 p | 94 | 4
-
Kế toán trách nhiệm và vận dụng trong các trường đại học ở Việt Nam
5 p | 14 | 4
-
Department of Business, Economic Development and Tourism State of Hawaii NOTES TO THE BASIC FINANCIAL STATEMENTS June 30, 2009_part4
12 p | 72 | 3
-
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn An Đạt
5 p | 83 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực từ nhận thức về chức năng kế toán trong tương lai
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn