intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954

Chia sẻ: Danh Chanh Da | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

334
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sợ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiẹn sinh. n

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954

  1. Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954­1975 (trên bình diện lý thuyết) 06:39' PM - PGS.TS. Huỳnh Như Phương, Đại học KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh Thứ năm, Viện Văn học 01/10/2009 Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp. Ảnh hưởng đó thể hiện cả trên bình diện lý luận lẫn trên bình diện sáng tác, cả trong giới chuyên môn lẫn trong độc giả phổ cập, cả trong nhà trường lẫn ngoài nhà trường. Điều đó còn thể hiện ở chỗ đây là một ảnh hưởng đa chiều, có thuận có nghịch, có hiện sinh và phản hiện sinh, có những sản phẩm chính cấp và sản phẩm thứ cấp, có những đứa con chính thức lẫn “những người con hoang”. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm “tiếp thu” miền Nam từ tay thực dân Pháp, lý thuyết triết học phương Tây mà người Sài Gòn nghe nói đến đầu tiên không phải là chủ nghĩa hiện sinh, mặc dù đây là lúc chủ nghĩa này đang hình thành một trào lưu sôi nổi ở Tây Âu. Lý thuyết được gia đình họ Ngô đề cao và quảng bá lúc đó là chủ nghĩa nhân vị (Personnalisme) của Emmanuel Mounier. Nhưng trong tiếp nhận của công chúng lúc đó, chủ nghĩa này quả thực là một cái gì mơ hồ. Một mặt, những cán bộ tuyên truyền của “phong trào Cách mạng quốc gia” do Ngô Đình Nhu lập ra đã giới thiệu lý thuyết của E. Mounier một cách phiến diện: một lý thuyết đi tìm con đường thứ ba không thiếu thiện chí nhưng cũng đầy ảo tưởng đã bị bẻ quặt một cách cố ý sang con đường thứ nhất để thành một lý thuyết chống Cộng sơ lược và thiển cận. Mặt khác, những người trí thức hiểu biết nhất, tuy không thể không hưởng ứng chủ trương của một chế độ mà lúc đó họ chưa nhận ra đầy đủ những nanh vuốt tinh thần của nó, hẳn cũng thấy ngượng ngùng khi lên tiếng quảng bá chủ nghĩa này bên cạnh những cán bộ tuyên truyền hạng hai. Không kể những tài liệu tuyên truyền của “Trung tâm Nhân vị” ở Vĩnh Long, ngay những công trình nghiên cứu về Mounier và chủ nghĩa nhân vị lúc đó, như Học thuyết xã hội nhân vị của Lê Thành Trị (1956), Những nhà văn hoá mới cuả Nguyễn Nam Châu (1958), giá trị thực sự còn lại cũng rất ít. Lý Chánh Trung từng phàn nàn rằng dưới chế độ Ngô Đình Diệm hầu như không mấy người hiểu được thực chất tư tưởng Mounier, khi mà chính tạp chí Esprit do ông này sáng lập lại bị cấm đoán ở đây. Cho nên, mặc dù có đề cập ở chỗ này chỗ khác vấn đề con người trong tương quan với yếu tố “nhân vị”, yếu tố “cần lao”, giới trí thức Tây học ở miền Nam lúc đó hầu như giữ một thái độ “kính nhi viễn chi” với lý thuyết của Mounier. Phải hai năm sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Lý Chánh Trung mới viết trên tạp chí Hành trình bài E. Mounier, con người của đối thoại(1), với lời lẽ nồng nhiệt, trong ý
  2. hướng hoà giải những xung đột ở miền Nam lúc đó, nhằm vận động cho một cuộc “cách mạng không cộng sản” mà những người chủ trương tạp chí này đề xuất. Trong khi chủ nghĩa nhân vị được đón nhận lạnh nhạt như thế và gần như bị “xoá sổ” trong đời sống văn hoá miền Nam sau cuộc đảo chính tháng 11-1963, thì chủ nghĩa hiện sinh, đến một cách muộn màng từ quê hương của nó sau gần hai thập kỷ, càng ngày càng lôi cuốn một bộ phận lớn trí thức ở đây. Đáp ứng niềm say mê của bạn đọc đối với chủ nghĩa hiện sinh, những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa…đều có những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng những tác gia của nó như Jean-Paul Sartre, Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết là các công trình cuả F. Nietzsche, K. Jaspers, M. Heidegger, J.-P. Sartre… Về sáng tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A. Camus, J.-P. Sartre, S. de Beauvoir, F. Sagan… Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, trên tạp chí Bách Khoa, dưới bút hiệu Trần Hương Tử, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB Thời mới, Sài Gòn, 1967, tái bản 1968). Văn phong khúc chiết, cách dẫn giải linh hoạt của một ngòi bút am hiểu và có chủ kiến đã khiến cuốn sách của Trần Thái Đỉnh vượt ra ngoài ranh giới trường ốc, đến với đông đảo bạn đọc và có một tác động không nhỏ thời ấy. Sau khi trình bày một cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa hiện sinh, những đề tài và hai ngành chính của nó, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm của Kierkegaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger. Là một linh mục, không có gì khó hiểu khi Trần Thái Đỉnh bày tỏ thiện cảm của mình đối với quan niệm của Kierkegaard, Jaspers, Marcel - những nhà hiện sinh hữu thần, và không che giấu thái độ ác cảm với Nietzsche, Sartre - những nhà hiện sinh vô thần. Ông nhận xét Sartre là người “lời lẽ hay quá đáng và thiếu tinh thần xây dựng”(2). Theo ông, “triết lý của Sartre là triết lý cá nhân, tư kỷ, trưởng giả, ngạo nghễ…”(3). Thậm chí, Trần Thái Đỉnh còn gọi Sartre là “bạo tàn, độc ác và thiển cận”, đặc biệt trong vấn đề tương chủ tính, tức là mối quan hệ giữa con người và tha nhân. Ông tán thành khái niệm tha-ngã, qua đó đề cao cả “cái tôi” lẫn “cái chúng ta” như G. Marcel luôn nhấn mạnh, trong khi Sartre và Camus thì khẳng định sự cô đơn và ngộ nhận như một định mệnh mà con người phải chịu đựng. Theo Trần Thái Đỉnh, triết học Sartre là một thứ “triết học nghẹt thở”, vì nó “không mở cho con người vươn lên tới Thượng đế”, là điều mà Jaspers và Marcel luôn đề cập qua khái niệm “siêu việt tính” và “bao dung thể”. Về mặt này, quả là Sartre đã đi theo con đường của F. Nietzsche: “Thượng đế đã chết!”. Mà khi Thượng đế đã chết, thì con người không còn gì để bấu víu và được phép làm mọi sự.
  3. Như vậy, dưới mắt nhìn của Trần Thái Đỉnh, triết học Sartre là một thứ triết học phiến diện vì nó đã cắt đứt mối liên hệ của con người cả về chiều ngang lẫn chiều dọc: về chiều ngang, nó không mở rộng sang tha nhân; về chiều dọc, nó không nâng tầm lên Thượng đế. Giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, Trần Thái Đỉnh tỏ ra chịu ảnh hưởng cách đánh giá của Mounier đối với Sartre. Người sáng lập chủ nghĩa nhân vị đã gọi triết học Sartre là “triết học thoái thác” (philosophie de dégagement) thay vì là triết học dấn thân (philosophie d’engagement). Theo Mounier, chủ nghĩa hiện sinh hữu thần mới đích thực là hiện sinh chủ nghĩa, còn chủ nghĩa hiện sinh vô thần chỉ là vô hiện sinh chủ nghĩa (inexistentialisme). Và chính Trần Thái Đỉnh xem chủ nghĩa nhân vị của Mounier là “một cố gắng để tổng hợp những ưu điểm của hai thuyết hiện sinh và mác-xít, đồng thời ra sức tránh những tệ đoan (hiểu là cực đoan – HNP) của hai thuyết này”(4). Sự phê phán tính chất vô thần của Sartre, như vậy, không phải không có âm hưởng của chính sách chống vô thần của chế độ Việt Nam cộng hoà lúc đó. Điều đó cũng cắt nghĩa việc lúc đầu Trần Thái Đỉnh không quan tâm lắm đến Heidegger có lẽ vì cho rằng Heidegger là vô thần và tiêu cực, nhưng sau khi đọc Thư về nhân bản chủ nghĩa thì ông thay đổi thái độ. Ông phát hiện rằng triết học Heidegger là một “tiền môn” của đức tin, hay ít ra nó cũng không trái với đức tin Ky-tô giáo. Đồng thời, cũng phải thấy rằng, là một tu sĩ và một nhà giáo thuần thành, Trần Thái Đỉnh khó mà chia sẻ nhân sinh quan nhuốm màu bi đát và thái độ nổi loạn của Sartre cũng như của Simone de Beauvoir và F. Sagan. Ngay những dòng đầu tiên của Triết học hiện sinh, Trần Thái Đỉnh đã viết: “thuyết hiện sinh có chứa đựng rất nhiều mầm mống tốt trộn lẫn với nhiều mầm mống xấu: chính những vẻ tốt đẹp kia đã quyến rũ thanh thiếu niên, nhưng vì họ chưa đủ tinh tường để phân biệt, cho nên họ nuốt luôn cả những chất độc pha trộn nơi đó”(5). Kết thúc chương “Sartre - hiện sinh phi lý”, Trần Thái Đỉnh còn bình luận: “Sartre thiếu tình yêu, nhưng ông sống xa hoa, với một gia tài vào hạng lớn. Người con tinh thần của Sartre là Sagan cũng thuộc hàng trưởng giả, thừa tiền thừa bạc, đã hưởng tất cả những gì mà dục tình con người có thể thèm ước. (…) Ngày nay cũng vậy, hễ hết nếp sống trưởng giả, thì cái nọc hiện sinh của Sartre cũng sẽ hết thời. Dân cần cù Việt Nam đòi một triết học hợp với một sinh hoạt của mình hơn”(6). Nghe như tác giả gần với những nhà đạo đức ngày xưa và ngày nay luôn kêu gọi tẩy chay văn hoá lai căng để giữ gìn bản sắc dân tộc. Trần Thái Đỉnh vẫn giữ lập trường và niềm tin đó khi viết chương “Biện chứng pháp ngày nay” trong Biện chứng pháp là gì?. Mặc dù tán thành Sartre và Hyppolite trong cuộc tranh luận với Garaudy và Vigier về phép biện chứng, Trần Thái Đỉnh vẫn chỉ trích quan niệm về con người của Sartre: “Con người theo tư tưởng Sartre là con người vô cùng cô đơn, không bao giờ thông cảm được với tha nhân: đối với Sartre, tha nhân vẫn giữ y nguyên bộ mặt phi ngã mà Hegel đã mặc cho. Lập trường triết hiện sinh của Sartre đã rõ: con người chỉ có thể lần lượt là đứng nhìn (être-regardant), hoặc là bị nhìn (être-
  4. regardé). Không thể nào có hai cùng đứng nhìn, cho nên Sartre luôn bị ám ảnh bởi tha nhân, sợ tha nhân ăn cắp mất chủ thể tính của ông, sợ tha nhân biến ông thành bị nhìn, tức thành sự vật”(7). Nếu Trần Thái Đỉnh chưa chú ý thích đáng đến vai trò của Heidegger trong sự phát triển của tư tưởng hiện sinh, thì Lê Tôn Nghiêm – lúc đó cũng là một linh mục và giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn – lại dành một sự quan tâm sâu sắc cho triết gia này. Ông đã viết hai công trình khá dày dặn để trình bày triết học Heidegger: Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương (NXB Lá Bối , Sài Gòn, 1970); Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger (NXB Trình Bầy, Sài Gòn, 1970). Ở cuốn thứ nhất, tác giả giới thiệu Heidegger như là lời giải đáp cho những vấn nạn và bế tắc của triết học phương Tây hiện đại. Ở cuốn thứ hai, trong một phối cảnh rộng hơn theo tiến trình tư tưởng từ thời Cận đại, Lê Tôn Nghiêm đã cho thấy những đóng góp của Heidegger trong việc trả lời những câu hỏi của Kant trong Phê phán lý tính thuần tuý về vấn đề con người (Tôi có thể biết gì? Tôi phải làm gì? Tôi được phép hy vọng gì?), từ đó tiến đến giải quyết câu hỏi then chốt làm nền tảng cho việc trả lời ba câu hỏi trên: “Thế nào là tính thể con người”, nhằm đặt nền móng cho khoa nhân thể học (tức nhân loại học, anthropologie – HNP). Khác với Trần Thái Đỉnh có một văn phong mạch lạc, sáng rõ và dễ tiếp nhận, Lê Tôn Nghiêm lại diễn đạt những vấn đề triết học chuyên sâu khá nặng nề. Cũng khác với Trần Thái Đỉnh, ông thường dõi theo mạch tư duy triết học nội tại mà ít liên hệ với bối cảnh đời sống văn hoá bao quanh. Đi sâu vào những vấn đề chuyên biệt và bắt lấy nguồn mạch uyên nguyên của triết lý cũng là hướng đi của Tạp chí Tư tưởng - cơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh – khi tổ chức số báo đặc biệt về hiện tượng học của Husserl (số 1 bộ mới, ngày 01-6-1969) với những bài viết của Phạm Công Thiện (Hiện tượng học và hiện tượng học Husserl), Ngô Trọng Anh (Vấn đề thực tại trong hiện tượng học Husserl) và Lê Tôn Nghiêm (Môi trường tiên nghiệm trong hiện tượng học Husserl về cuộc đời). Đến công trình Những vấn đề triết học hiện đại (NXB Ra khơi, Sài Gòn, 1971), Lê Tôn Nghiêm dành một chương viết về “Phong trào hiện sinh với xã hội học”, trong đó ông trình bày chủ nghĩa hiện sinh gắn với lý thuyết xã hội học của Max Weber. Lê Tôn Nghiêm đã dành những lời lẽ nồng nhiệt cho hai ông tổ của triết học hiện sinh: “Kierkegaard và Nietzsche bàng hoàng kinh sợ khi chứng kiến rõ ràng rằng nhân loại đang lăn xuống hố thẳm và hai ông đã cố gắng đánh thức thế giới đang ngủ say. Họ là những nhân vật tối cần cho chúng ta có thể thực hiện được những kinh nghiệm quyết liệt. Hiện giờ họ vẫn chưa đạt được mục tiêu của họ là đánh thức nhân loại dậy”(8). Sau đó, tác giả phân tích bốn chi lưu của chủ nghĩa hiện sinh mà ông định danh là: “triết học về tính thể” của Heidegger, “triết học về sinh hoạt cảm xúc” của Scheler, “hữu thể học có tính hiện tượng luận” của Sartre và “triết học hiện tượng
  5. luận lưỡng tính” của Merleau-Ponty. So với Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm ít có thiên kiến với những nhà hiện sinh vô thần và ông cũng trình bày chủ nghĩa hiện sinh trong tương quan với chủ nghĩa Marx một cách thanh thản. Chẳng hạn, ông viết: “Một cách tổng quát, Merleau-Ponty đã nhìn lý thuyết mác-xít như một phương thức lý thuyết rất hùng hậu, nhưng nó phải được sử dụng để tiện lợi cho công cuộc khám phá thêm và phải được duyệt xét lại theo ánh sáng của những điều kiện lịch sử khác nhau khi đem áp dụng ở đó”(9). Cùng giảng dạy ở Ban Triết học Tây phương của Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn như Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, và là khoa trưởng trường này vào những năm cuối của cuộc chiến tranh, Lê Thành Trị đã biên soạn chuyên khảo Hiện tượng luận về hiện sinh (Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xb, Sài Gòn, 1969; Trung tâm học liệu Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên tái bản, Sài Gòn, 1974). Mô phỏng nhan đề hai tác phẩm Hiện tượng luận về Tinh thần của Hegel và Hiện tượng luận về tri giác của Merleau-Ponty, cuốn sách này gây cho người đọc cảm tưởng rằng tác giả vận dụng hiện tượng luận để mô tả hiện sinh con người, nhưng thực chất đây là một tổng kết về diễn trình của triết học hiện sinh, từ ý nghĩa tổng quát của nó đến sự thể hiện ở những triết gia tiêu biểu: Kierkegaard, Nietzsche, Jaspers, Sartre, Heidegger. Tác giả Hiện tượng luận về hiện sinh vừa kết hợp giới thiệu cuộc đời và hành trạng của các triết gia, vừa phân tích những đặc trưng tư tưởng của họ. Chẳng hạn trong chương “J.-P. Sartre hay là tiếng sét đêm trường đến giấc mơ đại đồng cho nhân loại”, có các tiểu mục: “Người con hoang đàng”, “Tính tình và nhân cách”, “Văn nghiệp của Sartre”, “Trên con tàu hư vô”, “Ý thức là khởi điểm”, “Thổi hư vô vào vũ trụ”… Sau những tiêu đề có tính chất “văn chương” như vậy là những nội dung khá chuyên sâu và chi tiết. Theo chỗ chúng tôi được biết, cuốn sách này của Lê Thành Trị chỉ có tác động hạn chế trong phạm vi nhà trường đại học, chứ không gây ảnh hưởng sâu rộng như những cuốn sách của Trần Thái Đỉnh và nhất là của Nguyễn Văn Trung. Trước và sau đó, Lê Thành Trị đã công bố L’idée de la Participation chez Gabriel Marcel (1961), Luận lý toán học đại cương (1966), Đường vào triết học (1971)… nhưng có lẽ Hiện tượng luận về hiện sinh là công trình đỉnh cao của ông. Nói đến chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam, cần phải dành một chỗ quan trọng cho Nguyễn Văn Trung, không chỉ vì ông là một trong những giáo sư triết học viết nhiều về trào lưu này mà còn vì các tác phẩm của ông có một tiếng vang lớn trong những năm tháng đó. Có thể nói Nguyễn Văn Trung là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện sinh đi vào xã hội miền Nam và toả ra đến tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên. Cùng làm việc với Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị ở Ban Triết học Tây phương thuộc Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, nơi mà ông từng giữ cương vị Trưởng ban và Khoa trưởng,
  6. Nguyễn Văn Trung không có một chuyên khảo riêng về chủ nghĩa hiện sinh như những đồng nghiệp nói trên. Nhưng tư tưởng hiện sinh, đặc biệt là tư tưởng J.-P. Sartre, bàng bạc và thấm đẫm trong hầu hết những công trình nghiên cứu triết học và văn học cũng như những bài báo của Nguyễn Văn Trung, thể hiện cả trong thái độ chính trị và những hoạt động xã hội của ông. Cũng là người Ky-tô hữu như Trần Thái Đỉnh, nhưng Nguyễn Văn Trung có một lập trường khác hẳn về chủ nghĩa hiện sinh. Nếu người trước thiên về chủ nghĩa hiện sinh hữu thần, thì người sau ngả về chủ nghĩa hiện sinh vô thần. Nếu người trước chủ yếu xem chủ nghĩa hiện sinh như một đối tượng nghiên cứu, thì người sau chủ yếu xem chủ nghĩa hiện sinh như một triết lý sống, một thái độ làm người và ở đời. Về nước sau thời gian du học ở châu Âu, trong những bài báo đầu tiên trên tạp chí Đại học, Nguyễn Văn Trung đã quảng bá và vận dụng chủ nghĩa hiện sinh vào việc phân tích, đánh giá một số hiện tượng văn nghệ. Sau đó, trong những công trình Triết học tổng quát, Đưa vào triết học, Lược khảo văn học, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết…, ông đã nhiều lần giới thiệu tư tưởng J.-P. Sartre. Bạn đọc miền Nam làm quen với những khái niệm “dấn thân”, “chọn lựa”, “nguỵ tín”… một phần là nhờ những cuốn sách nhập môn triết học của Nguyễn Văn Trung. Về lý luận văn học, chắc chắn ông đã tham khảo Qu’est-ce que la littérature? của J.-P. Sartre khi viết Lược khảo văn học (tập I: Những vấn đề tổng quát): cuốn trên đặt và giải quyết vấn đề viết là gì, viết để làm gì, viết cho ai; thì cuốn dưới mở rộng thêm: viết là gì, viết cái gì, tại sao viết, viết thế nào, viết cho ai. Tất nhiên, về mặt lý thuyết, Nguyễn Văn Trung không chỉ vận dụng Sartre mà còn giới thiệu tư tưởng văn học của Heidegger, Barthes…Về mặt thực tiễn, ông luôn bám sát để soi sáng những hiện tượng văn học Việt Nam. Cũng vậy, trong tập II (Ngôn ngữ văn chương và kịch) và tập III (Nghiên cứu và phê bình văn học), Nguyễn Văn Trung giới thiệu những quan niệm của Sartre bên cạnh những quan niệm của P. Valéry, A. Robbe-Grillet, Ch. Mauron, G. Bachelard, L. Goldmann… trong ý hướng vận dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra từ lịch sử văn học. Có thể nói, cho đến thời điểm ấy, ở nước ta, đây là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất. Ra đời trước bộ Lược khảo văn học, chuyên khảo Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, khi bàn về nhân vật và quan niệm về con người, cuộc đời trong tiểu thuyết, đã khái quát thành ba quan niệm chủ yếu: (1) niềm tin có con người, (2) hoài nghi con người và (3) vắng bóng con người. Quan niệm thứ hai chính là của các nhà văn hiện sinh. Để dẫn chứng về nội dung và kỹ thuật thể hiện của quan niệm đó, tác giả đã phân tích Buồn nôn của Sartre và Kẻ xa lạ của Camus. Ảnh hưởng của phân tâm học hiện sinh cũng để lại dấu vết khá rõ trong Ca tụng thân xác, Ngôn ngữ và thân xác của Nguyễn Văn Trung. Với Nguyễn Văn Trung, Sartre không chỉ là một hiện tượng văn hoá mà còn là một chỗ dựa tinh thần, một nguồn chia sẻ và lời giải đáp cho những vấn đề của con người tại thế, trong hoàn cảnh sống cụ thể. Trong bài Sartre trong đời tôi, ông viết: “Sartre khao
  7. khát tìm ra một triết học đem tới cho cuộc đời trước mặt một ý nghĩa đích thực. Nói cách khác, Sartre coi triết học là một cái gì quan trọng, cần thiết, gắn liền với đời sống; không phải chỉ là một thứ đấu võ lý luận hay suy tưởng trừu tượng”(10). Ông đã tìm thấy ở Sartre một hướng suy nghĩ phù hợp với người trí thức dấn thân: “Chúng ta không có thời đại nào khác, ngoài thời đại hiện nay của chúng ta. Có thể có thời đại khác thanh bình hơn, đẹp hơn, nhưng đó không phải thời đại của ta, thời đại có chiến tranh nóng lạnh giữa hai khối, thời đại có mối đe doạ thường xuyên của bom nguyên tử, thời đại đế quốc chủ nghĩa, thực dân xâm lăng… Chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, thời đại, nhưng chỉ có thể lựa chọn trong hoàn cảnh, thời đại của ta”(11). Việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh của Nguyễn Văn Trung và một số trí thức khuynh tả ở miền Nam cũng là một quá trình tương ứng với hai giai đoạn phát triển trong tư tưởng của Sartre. Giai đoạn đầu gắn liền với những bài viết của Nguyễn Văn Trung khi cộng tác với tạp chí Đại học và những công trình biên khảo trước 1965, có thể thấy rõ ảnh hưởng của những suy tư triết học trong Hữu thể và hư vô. Giai đoạn sau gắn liền với những hoạt động làm báo Hành trình, Đất nước, đậm nét ảnh hưởng của Phê phán lý trí biện chứng và các tạp chí Les Temps modernes, J’accuse. Quá trình thay đổi đó trong thái độ của Nguyễn Văn Trung đối với Sartre không hẳn là một sự cắt đứt hay gián đoạn trong nhận thức mà là một sự vận động có sự tác động của chính hoàn cảnh, tương tự như thái độ của Sartre đối với Flaubert. Chính là trong cảm hứng gợi lên từ tư tưởng dấn thân của Sartre và phần nào tư tưởng phản kháng của Camus mà Nguyễn Văn Trung và những người cùng khuynh hướng trong các tạp chí Hành trình, Đất nước, Trình bầy đã chọn lựa tư thế của những người trí thức dấn thân và phản kháng tiêu biểu ở miền Nam. Như một phát biểu của Sartre khi trả lời phỏng vấn của báo Le Point: “Tôi không tin rằng người ta có thể là một người trí thức mà không tả”(12). Quả thật là một điều kỳ lạ: trong khi các nhà nghiên cứu ở miền Bắc thường nhìn thấy chủ yếu ở Sartre khía cạnh phi mác-xít, thì ở miền Nam những người trí thức khuynh tả lại tìm thấy ở Sartre một chỗ dựa và một nguồn động viên để đến gần với cuộc đấu tranh dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo. Không phải là ngẫu nhiên, khi trên số báo cuối cùng của tạp chí Trình Bầy, sau những kỳ bị tịch thu liên tục và trước khi phải đình bản vì sắc luật 007 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, chủ nhiệm kiêm chủ bút Thế Nguyên đã cho đăng lại trên những trang đầu bản dịch Văn học của những tình thế cực đoan, trích từ Situations II của J.- P. Sartre(13). Tuy nhiên, trong phong trào hoà bình, dân tộc và dân chủ lúc đó, những người trí thức khuynh tả ngày càng thấy chủ nghĩa hiện sinh là cái áo quá chật đối với những suy tư của họ về thời cuộc, đất nước và con người. Nguyễn Ngọc Lan và Lý Chánh Trung bận bịu với những bài bình luận chính trị nóng hổi tính thời sự, hầu như không viết gì về chủ nghĩa hiện sinh. Một số cây bút thuộc thế hệ trẻ hơn vừa trân trọng phẩm chất trí thức của Sartre, vừa kháng cự lại những ảo tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Nguyễn Trọng Văn nhìn thấy văn chương hiện sinh như một thứ “làm dáng trí thức” và cảnh báo về hậu quả không mong muốn của sự truyền bá chủ nghĩa hiện sinh, qua hình ảnh “những người con hoang của Nguyễn Văn Trung”(14). Thế Nguyên phê phán “văn
  8. chương hiện sinh” là một thứ “văn nghệ theo đuôi”, hệ quả của “thói học đòi làm sang” trong xã hội miền Nam(15). Sau hơn 30 năm nhìn lại, một cách tổng quát, có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã để lại ảnh hưởng trong đời sống xã hội miền Nam ở ba bình diện sau đây: Một, trên bình diện lý thuyết triết học và văn học: chủ nghĩa hiện sinh gắn liền với sự hình thành một đội ngũ những nhà nghiên cứu, chủ yếu trong giới đại học, thuộc hai thế hệ: thế hệ thứ nhất với Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị, Tam Ích, Nghiêm Xuân Hồng… thế hệ thứ hai với Vũ Đình Lưu, Thế Phong, Nguyễn Trọng Văn, Đặng Phùng Quân, Huỳnh Phan Anh, Trần Xuân Kiêm, Trần Công Tiến, Nguyễn Quốc Trụ, Trần Nhựt Tân, Nguyễn Nhật Duật…Có lẽ chưa và sẽ không có giai đoạn nào ở nước ta mà chủ nghĩa hiện sinh được nghiên cứu sâu rộng, dưới nhiều góc độ như vậy. Và chúng tôi mạo muội nghĩ, trong thời điểm đó, có lẽ ít có xứ sở nào ngoài Âu Mỹ mà chủ nghĩa hiện sinh được nghiên cứu kỹ lưỡng đến mức ấy. Tuy nhiên, về mặt phê bình hiện sinh, chưa có nhiều công trình đặc sắc. Những tác phẩm của Lê Tuyên, Đỗ Long Vân chủ yếu là vận dụng phân tâm học hiện sinh soi sáng thế giới nghệ thuật của những nhà thơ cổ điển, chứ không phải là phê bình trực tiếp những sáng tác văn học đương thời. Hai, trên bình diện sáng tác văn học: chủ nghĩa hiện sinh đã đem lại cho văn học miền Nam những thay đổi đáng kể, với quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong một thế giới phi lý, với ngôn ngữ và kỹ thuật mô tả hiện tượng luận. Đây có thể là ảnh hưởng tự phát, nhưng cũng có thể là ảnh hưởng tự giác, ở những nhà văn trực tiếp đọc lý thuyết và sáng tác văn học hiện sinh Tây Âu. Nhiều năm sau nhìn lại, Cung Tích Biền, một người trong cuộc, nhận xét: “Do có đồng khí tương cầu, chủ nghĩa hiện sinh đã có đất gieo mầm tại miền Nam một thời. Nó là dòng chảy, từ tư duy đến hành động, thái độ sống; nơi mỗi cá thể thành những tập thể quần chúng; từ cục bộ trí thức đã lan toả đến một tầng lớp xã hội; ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lãnh vực văn chương nghệ thuật, âm nhạc, hội họa”(16). Chúng tôi có cảm nhận là trên bình diện sáng tác, độc giả Sài Gòn đọc Camus nhiều hơn Sartre và do đó, ảnh hưởng của Camus về mặt nghệ thuật có lẽ sâu sắc hơn. Phạm Công Thiện tinh tế khi nhận xét rằng “về con người thì Sartre cho rằng hiện hữu có trước yếu tính (L’existence précède l’essence), nhưng về nghệ thuật văn nghệ thì Sartre gián tiếp cho rằng yếu tính có trước hiện hữu (L’essence précède l’existence)”(17). Nói theo ngôn ngữ ngày nay, thì sáng tác của Sartre phần nào có tính chất minh họa cho triết học. Ba, trên bình diện thái độ sống: ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh cũng hết sức phức tạp. Một mặt, không thể chối cãi rằng nó dẫn đến phản ứng “nổi loạn”, “tận hưởng cuộc đời” của một bộ phận thanh niên nông nổi không tìm thấy đường đi trong chiến tranh, như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Xuân, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn đã từng chỉ ra. Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng nó gợi lên những suy tư, trăn trở về thân phận con người, ý thức trách nhiệm trước tình cảnh đất nước và chọn lựa thái độ ứng xử cũng như hành động nhập cuộc vì tha nhân. Có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã đáp ứng nỗi ưu tư của con người và khao khát tự khẳng định khuôn mặt tinh thần của mình trong điều kiện nước sôi lửa bỏng của dân tộc, đòi hỏi người trí thức không
  9. thể đứng “bên dòng lịch sử”. Họ đã sống cái triết lý đó chứ không phải làm công việc dịch thuật hay thông tin thuần túy bằng ngôn ngữ lãnh đạm của học thuật. Từ những ảnh hưởng trên bình diện lý thuyết như khuôn khổ mà bài viết này tự giới hạn, có thể rút ra những nhận xét gì? Thứ nhất, có thể khẳng định rằng đại học miền Nam, tập trung là các trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Vạn Hạnh, đóng một vai trò rất quan trọng. Việc giới thiệu và giảng dạy rộng rãi, đa dạng các khuynh hướng triết học và văn học hiện sinh, một phần thỏa mãn nhu cầu có tính thời thượng của công chúng, phần khác đáp ứng một đòi hỏi về kiến thức toàn diện mà đại học trang bị cho sinh viên. Trên thực tế, Nguyễn Văn Trung không chỉ nghiên cứu, giảng dạy về chủ nghĩa hiện sinh mà cả về triết học Phật giáo (Biện chứng giải thoát trong Phật giáo), Marx (Nhận diện Marx), Lenin (Bài học cách mạng của Lenin), Althusser (Đọc Althusser)… Cũng vậy, Trần Thái Đỉnh còn nghiên cứu, giảng dạy về triết học Descartes, Kant, biện chứng pháp Platon, Hegel, Marx… Lê Tôn Nghiêm còn viết về Socrate, triết học cổ đại và trung đại… Việc phổ biến chủ nghĩa hiện sinh trong bối cảnh một nền đại học mới xây dựng muốn cập nhật những tư tưởng phương Tây hẳn là điều dễ hiểu. Thứ hai, có những sự phân hóa rất lớn trong việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam. Theo chúng tôi, ít nhất cũng có đến ba sự phân hóa. Một, là sự phân hóa giữa những người tán dương chủ nghĩa hiện sinh hữu thần với những người ủng hộ chủ nghĩa hiện sinh vô thần. Tất nhiên đây không phải là sự phân hóa dứt khoát, với ranh giới tuyệt đối theo nghĩa đã chọn Kierkegaard thì không chọn Nietzsche, đã Marcel thì không Sartre, hay ngược lại. Hai, là sự phân hóa giữa những người tán thành chủ nghĩa hiện sinh vô thần trong thái độ với Sartre và Camus. Những người khuynh hữu chia sẻ quan điểm triết học và văn nghệ của Camus hơn là Sartre. Những người khuynh tả thì ngược lại. Ba, là sự phân hóa giữa chính những người yêu thích Sartre: một phía tìm cách nối dài văn chương phi lý, hư vô; phía kia thì đẩy lý thuyết dấn thân đến hành động trong một quan niệm “tri hành hợp nhất”. Thứ ba, như một hệ quả của tình hình đó, là sự chuyển hóa và đa dạng trong cách nhìn và tiếng nói lý giải chủ nghĩa hiện sinh. Chẳng hạn trong vấn đề con người, có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau giữa những người nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh. Ở cuối thập niên 50, Nguyễn Nam Châu đề cao Marcel, Mounier và xếp Sartre, Camus vào “văn nghệ nhân bản duy vật” (Sứ mệnh văn nghệ, NXB Đại học, Huế, 1958). Nhưng đến cuối thập niên 60, Đặng Phùng Quân giới thiệu trân trọng Marcel mà không thấy nhất thiết phải quy kết Sartre (Hiện hữu tha nhân với Gabriel Marcel, NXB Đêm Trắng, Sài Gòn, 1969). Từ góc độ đạo đức luận, Vũ Đình Lưu nghiêng về Camus hơn Sartre vì cho rằng Camus “có cái khôn ngoan lịch lãm của Đông phương”(18). Đi tìm những dị điểm và đồng điểm giữa chủ nghĩa hiện sinh và triết học phương Đông, triết học Phật giáo cũng là nỗ lực của nhiều học giả như Tam Ích, Thích Đức Nhuận, Bùi Giáng, Tuệ Sỹ, Ngô Trọng Anh… Người giải quyết vấn đề con người và tha nhân uyển chuyển và thỏa đáng nhất, theo thiển ý, chính là Trần Văn Toàn. Trong hai cuốn sách Xã hội và con người (NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1965),
  10. Tìm hiểu đời sống xã hội (NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1967), ông đã thể hiện một cuộc đối thoại triết lý trầm lặng, hòa nhã giữa chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Marx và rút ra những đúc kết từ tinh hoa của cả hai. Như vậy là chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam đã được tiếp cận từ nhiều cách nhìn khác nhau, những cách nhìn chắc chắn không thoát khỏi sự tác động của bối cảnh xã hội cũng như lập trường chính trị của người viết, nhưng hầu hết đều cho thấy tinh thần độc lập và tự trọng của người trí thức, nói theo những suy nghĩ riêng của mình mà không rập khuôn, một giọng. Chủ nghĩa hiện sinh là triết học của một thời đại không lặp lại. Việc tiếp nhận, truyền bá, vận dụng nó cũng là “cơ duyên” của lịch sử. Nó đã đến trong cái bối cảnh bi đát của xã hội miền Nam những năm 1954-1975, khi con người khao khát tự do và quyền sống mong muốn suy tư về chính tự do và thân phận làm người. Sau chiến tranh, hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, chủ nghĩa hiện sinh không còn chỗ đứng trong sinh hoạt trí thức. Nhưng đến cuối những năm 80, vấn đề con người lại thu hút những người cầm bút, âm hưởng hiện sinh lại được dấy lên trong sáng tác, đặc biệt của những nhà văn trẻ. Có thể nói những ray rứt hiện sinh, trong khung cảnh một đời sống hòa bình với nhiều nghịch cảnh, đã trở lại bằng con đường hình tượng. Cùng với điều đó, sáng tác của Sartre, Camus… được hòa nhập vào đời sống văn học, như những thành tựu khác của văn học thế giới. Chậm hơn một bước, người ta thấy có nhu cầu đọc lại chủ thuyết này trên bình diện lý luận. Có lẽ đó là lý do dẫn đến việc xuất bản và tái bản những cuốn sách của K. Jaspers (Triết học nhập môn), M. Heidegger (Tác phẩm triết học), J.- P. Sartre (Văn học là gì?), Trần Thái Đỉnh (Triết học hiện sinh), Lê Tôn Nghiêm (Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger), Nguyễn Văn Trung (Ca tụng thân xác), Bùi Giáng (Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại)… Việc xuất hiện lại trong muộn màng những cuốn sách đó là một dấu hiệu tốt đẹp cho đời sống văn hóa tinh thần của đất nước. Nhưng hoàn cảnh đã khác, tâm thế con người cũng khác, thì việc đọc lại những công trình ấy chắc hẳn sẽ dẫn người ta đến những thu hoạch khác với giai đoạn 1954-19751 ______________ Hành trình số 9, tháng 12-1965. In lại trong Lý Chánh Trung: Ba năm xáo trộn, Nxb. (1) Nam Sơn, Sài Gòn, 1967. Trần Thái Đỉnh: Triết học hiện sinh, Nxb. Thời Mới, Sài Gòn, 1968, tr.380, (2), (3), (4), (5), (6) 384, 375, 10, 349. Trần Thái Đỉnh: Biện chứng pháp là gì, Nxb. Văn mới, Sài Gòn, 1973, tr.199. (7) Lê Tôn Nghiêm: Những vấn đề triết học hiện đại, Nxb. Ra Khơi, Sài Gòn, 1971, (8), (9) tr.158, 209. Nguyễn Văn Trung: Sartre trong đời tôi, Bách Khoa số 267-268, ngày 15-02 và 01-3- (10) 1968, tr.32. Nguyễn Văn Trung: Bđd, Bách Khoa số 269-270, ngày 15-3 và 01-4-1968, tr.19. (11) Jean-Paul Sartre: Trí thức và cách mạng, Trình Bầy số 14, ngày 15-02-1971. (12)
  11. Đỗ Long Vân dịch, Trình Bầy số 42, ngày 02-9-1972. (13) Nguyễn Trọng Văn: Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung, Bách Khoa số (14) 264, Sài Gòn, ngày 01-01-1968. Thế Nguyên: Nghĩ về “văn chương hiện sinh” hay là tính chất “sì-nốp-bít” của xã (15) hội miền Nam, Nghiên cứu văn học số 6, Sài Gòn, tháng 6-1968. Cung Tích Biền: Hiện sinh, một thời kỷ niệm. Trong Về một dòng văn chương, (16) Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2001, tr.69. Phạm Công Thiện: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Nxb. An Tiêm, Sài Gòn, (17) 1966, tr.46. Vũ Đình Lưu: Nền tảng đạo đức luận của Sartre và Camus, Văn số 25, Sài Gòn, (18) 1965, tr.39. Chủ nghĩa duy lý 03:52' PM - Thứ năm, Phạm Phú Đức 17/09/2009 Nhà toán học, khoa học và triết học René Descartes là một người Công giáo, ít nhiều tham dự vào cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm giữa Công giáo và Tin lành tại Châu Âu vào đầu thế kỷ 17. Từ kinh nghiệm đau thương đó, ông hiểu được rằng sự khác biệt trong niềm tin tôn giáo đã gây tác hại chia rẽ con người đến mức nào. Qua cảm nhận và nhờ lối suy nghĩ khoa học, Descartes đi đến kết luận rằng chỉ có khả năng lý luận mới giúp được con người vượt qua và chấp nhận những khác biệt. [1] Tất nhiên, những suy nghĩ của Descartes không mới mẻ gì, bởi cách đây hàng ngàn năm, nhiều nhà hiền triết hay lãnh đạo tôn giáo cũng đề cao sự giác ngộ, tỉnh thức khỏi cái mê muội, u tối của đầu óc. Nghĩa là, lý trí sẽ là lời giải, còn tràn ngập cảm xúc sẽ nhận chìm chứ không thể giải thoát nỗi đau của con người. Điểm khác biệt ở đây là Descartes tin tưởng gần như tuyệt đối vào sức mạnh của lý luận đối với sự giải thoát, và chính niềm tin vào lý luận như một phương tiện cốt yếu đạt đến mục đích đã thật sự giúp Descartes thành công trong những khám phá mang tính khoa học và triết học. Ngày nay, Descartes và Kant được xem là những người trụ cột tiên phong của trường phái duy lý (rationalism), xem lý luận là lời giải cho hầu hết mọi vấn đề, kể cả việc đi tìm sự thật, chân lý. Thí dụ, đối với Descartes, sự thật về toán học, về nhận thức luận (epistemology, tức triết học về nền tảng kiến thức), về bản thể luận (ontology, tức triết học về bản chất sự thật) và về vũ trụ luận (cosmology, tức triết học về nguồn gốc vũ trụ) có thể đạt được bằng (phương pháp) lý luận. Những gì Descartes đạt được, tuy mang tính khai phá và nền tảng lúc đó, thật ra cũng chỉ lót những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành chủ nghĩa duy lý sau này. Các nhà duy lý đưa lý luận lên một bậc nữa, cho rằng sự thật chỉ có thể đạt
  12. được bằng phương pháp duy lý, nghĩa là, muốn tìm sự thật thì phải ưu tiên hóa lý lẽ như là mục đích chứ không chỉ là phương tiện thôi. Chủ nghĩa duy lý bắt đầu như một hiện tượng trí thức, trong đó, giới ưu tú tích cực tham dự vào bài toán triết học, đi tìm sự thật về con người và vũ trụ, đi tìm những tư tưởng giải phóng con người khỏi sự u mê của chính trị và tôn giáo v.v… Nó chính là kết quả của cuộc chiến tranh 30 năm nói trên, tuy nguồn gốc của nó manh nha từ ngàn xưa. Nói cách khác, khát vọng tự do và sự thật đã hiện hữu từ khi con người biết vận dụng đầu óc để suy nghĩ. Tuy hai Hiệp Ước Münster 1648, chấm dứt "chiến tranh bên Công giáo và Tin lành đều 30 năm". muốn thương lượng và chấm dứt chiến tranh, cả hai phía đều không đồng ý với nhau về loại ngôn ngữ đầy tính tín ngưỡng đang được dùng. Sau cùng, họ đã tìm ra một loại siêu ngôn ngữ (meta-language) để nói chuyện với nhau, gọi là diễn ngôn trần tục (của) duy lý luận (the secular discourse of rationalism). Ở đây, ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt tư tưởng, và lý luận là cách thức chuyển tải tư tưởng. Qua thời gian và vì thích hợp, và phần lớn nhờ sự thành công của khoa học, kỹ thuật và công nghiệp do tư tưởng và phương pháp luận mà nó góp phần hình thành, giáo sư Ralph Pettman cho rằng chủ nghĩa duy lý đã trở thành thứ diễn ngôn được toàn cầu hóa với các quyền lực và tính phổ quát thật hiếm thấy. [2] Chính tư tưởng của Hobbes (cùng thời với Descartes), Locke cho đến các triết gia từ thế kỷ 18 trở đi như Montesquieu, Voltaire, Rousseau, Kant, Hegel, JS Mill…, thể hiện qua các tác phẩm triết lý, và nhất là cách diễn ngôn và lý luận của họ, đã đưa chủ nghĩa duy lý thành một nếp văn hóa tại Âu-Mỹ. Hầu hết các tác phẩm triết lý của họ là sự thể hiện thứ diễn ngôn nói trên. Sau này, nhiều quốc gia cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của người Âu-Mỹ khi họ đi khắp nơi chiếm làm thuộc địa. Ngày nay, nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt về kinh tế và chính trị. Ước đoán rằng hiện nay một phần ba thế giới thuộc văn hóa duy lý (rationalist culture), trong khi đó, hai phần ba còn lại vẫn chủ yếu thuộc văn hóa trung đại (premodern), tức vẫn chưa đề cao lý luận bao nhiêu, và nếu có thì cũng chỉ xem lý luận như là phương tiện chứ chưa phải mục đích. Sự suy nghĩ và hành động của con người trong văn hóa bất duy lý (non-rationlist culture) chịu ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo, của các đấng thiêng liêng, thần quyền, huyền bí… hơn tính trần tục. Trong khi đó, người ta vẫn tin vào tôn giáo hay thần quyền ở văn hóa duy lý (tuy ngày càng gia giảm) nhưng cân bằng lại và có khi áp đảo bằng cách vận dụng lý luận để bảo đảm
  13. tính hợp lý của mọi vấn đề. Xin nhớ rằng văn hóa duy lý không phải một sớm một chiều đến mà nó thật sự trải qua 300 đến 400 năm mới có hình dạng như ngày hôm nay. Nó thường được gọi là công trình hiện đại (modernist project), và tiến trình đưa đến kết quả này gọi là sự hình thành tính chất hiện đại (making modernity). Theo Pettman, chúng ta đang ở giữa công trình hiện đại này, chưa phải ở đoạn cuối, và sẽ còn nhiều khám phá trong vài trăm năm tới cũng như nhiều hệ luận mà nó gây ra bởi ông nhận ra được nhiều ưu điểm và nhược điểm (khiếm khuyết) của nền văn hóa này.
  14. Chủ nghĩa duy lý thế kỷ 18 đã làm nền tảng cho thế giới hiện đại. Cũng cần biết rằng, vào thời trung đại và trước đó, lý luận vẫn chỉ được xem là phương tiện mà thôi. Còn thời nay, tại các quốc gia tiên tiến (Âu-Mỹ), chủ nghĩa hiện đại - một thời bao nhiêu chủ nghĩa và lý thuyết được hình thành mà tất cả đều muốn tranh đua nhau để được nhìn nhận là phản ảnh chân lý - lại bị chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) phê bình, nhất là sự giới hạn của lý luận và các tham vọng đại tự sự (grand narratives) của nó. [3] Tuy nhiên, trong
  15. thời hiện đại (từ thế kỷ 18 đến 20 tại Âu Mỹ), lý luận đã trở thành không những phương tiện mà còn được xem là mục đích. Đây không phải là điều khó hiểu, bởi chính việc đề cao lý luận như mục đích đã đưa đến những thành quả vĩ đại mà những ai sống trong thế kỷ 18, 19 và cả nửa thế kỷ 20 chưa chắc đã hình dung nổi, thế nhưng ngày nay chúng ta đã tận mắt nhìn thấy trong mọi địa hạt. Nào là công nghiệp, khoa học kỹ thuật cũng như kho tàng kiến thức khả tín, đồ sộ và tối ưu về con người, y khoa, viễn thông, môi trường sống v.v... Nhiều lý thuyết hay tư tưởng về tự do trong lãnh vực chính trị, kinh tế từ Thời đại Khai sáng đến nay đã giúp giải phóng con người ra khỏi sự nô lệ, áp bức, kiềm kẹp của độc tài, phát xít, cộng sản, giáo điều hay mê tín dị đoan. Các nhà nước hiện đại, nền kinh tế thị trường, bao nhiêu triết học chính trị nảy sinh từ đây (Mác-xít, vô chính phủ, quốc gia, cộng sản, phát-xít, chủ nghĩa xã hội, nữ quyền luận, sinh thái học hay lý thuyết chính trị xanh…). Dân chủ đa nguyên, Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền v.v… cũng từ các tư tưởng (chính trị) giải phóng này mà ra. [4] Trong khoa học chính trị, nghiên cứu, phân tích và phê bình các tư tưởng hay lý thuyết (triết học chính trị) là then chốt, bởi nếu không hiểu được các quan niệm nền tảng này, hay chỉ hiểu một chủ thuyết mà kết luận là sự thật tuyệt đối, hay chỉ hiểu một chủ thuyết mà gạt bỏ các tư tưởng khác vì thành kiến hay vì lười biếng, thì người ta chỉ có thể nhìn thấy một khía cạnh của vấn đề hay một phần của “sự thật” chứ không thể nhìn thấy toàn cảnh. Thêm vào đó, một mặt, tư tưởng và hành động của các lãnh đạo chính trị Âu-Mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc của các triết gia và triết học chính trị, mặt khác, các lý thuyết chính trị sau này cũng dựa vào thực tiễn chính trị để hình thành lý thuyết mới. Nói cách khác, lý thuyết, tư tưởng và hành động chính trị của Âu-Mỹ đi song hành với nhau cho nên lý thuyết được xem là phần quan yếu trong chính trị. Thế nhưng phần lớn các lý thuyết hay các loại diễn ngôn nào cũng cho rằng chỉ có nó mới phản ảnh sự thật hoàn toàn, tuy không nói thẳng ra như thế. Lý do là vì triết học (tức là học thuyết đi tìm sự thật, chân lý, hay nói về sự thông thái của chân thiện mỹ bằng phương pháp lý luận) thường được hiểu là không có và không thể đưa ra giả định nào cả, bởi giả định không bảo đảm sự khả tín của kiến thức. Do đó, các triết gia hiếm khi nào đưa ra giả định mà chủ yếu dùng phương pháp luận và dữ liệu nghiên cứu hay rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn để biện luận. Nó đã trở thành nền tảng chuẩn mực tại môi trường đại học, nhất là trong lãnh vực nhân văn, đặc biệt là với sinh viên đang làm luận án cao học hay tiến sĩ. Tuy thế, với cách suy nghĩ mang tính phê phán (critical thinking) của các trường phái hậu hiện đại và hậu cấu trúc luận (poststructuralism), người ta đã nhận ra được nhiều giả định tiềm ẩn trong tất cả các văn bản triết học và người ta phê bình cả sự khả tín, khách quan và tham vọng của ngôn ngữ và đại tự sự của nền văn học và tư tưởng chính trị từ trước đến nay. Nói cách khác, triết học hay lý thuyết (văn học, chính trị v.v…) là những loại diễn ngôn được khách quan hóa, không phải là diễn ngôn khách quan hoàn toàn phản ảnh sự thật như được nhìn nhận một thời trước đây. Thí dụ, Tuyên ngôn
  16. quốc tế nhân quyền (10/12/1948) là sản phẩm của chủ nghĩa phóng khoáng (liberalism), mà nền tảng của chủ nghĩa phóng khoáng, ngoài hai giá trị cốt lõi là tự do và bình đẳng, là chủ nghĩa cá nhân (individualism). Chủ nghĩa phóng khoáng và chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của chủ nghĩa duy lý, tuy không nhất thiết đến từ Descartes, nhưng đưa lý luận thành mục đích, hơn cả phương tiện, như đã nói trên. Tựu chung, chủ nghĩa phóng khoáng dựa trên nhân tính (human nature, tức bản chất con người), [5] không coi nặng nhân dưỡng (human nurture, tức môi trường xã hội và cách nuôi dưỡng con người). Chủ nghĩa phóng khoáng khẳng định (dù không thể chứng minh) rằng mỗi cá nhân đều có quyền tự do và có quyền bình đẳng (equality of opportunity) trên thế gian này. Quan niệm về con người của trường phái phóng khoáng là một thực thể riêng biệt và tự do, biết lý luận và biết chọn lựa một cách hợp lý, muốn đạt được những gì tốt nhất cho mình, và hành động một cách độc lập đối với những ràng buộc xã hội (cựu Thủ tướng Anh Maggaret Thatcher từng phát biểu một câu nổi tiếng: không có cái gọi là xã hội). Hơn nữa, bản tính cá nhân không phải là hoàn toàn tốt, cũng không phải là xấu, chủ yếu là (biết) tính toán. Loại siêu ngôn ngữ hay diễn ngôn trần tục duy lý luận hay diễn ngôn khách quan hóa (objectifying discourse) của chủ nghĩa phóng khoáng và chủ nghĩa cá nhân được thể hiện khá rõ trong hầu hết 30 điều khoản của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền này. Hơn nữa, tự do, công bằng, dân chủ, đa nguyên, pháp trị và nhân quyền, các giá trị phổ quát hiện nay của nhân loại, cũng chính là giá trị nền tảng của chủ nghĩa phóng khoáng. Mặc dầu đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đáng tự hào đối với nền văn minh nhân loại, không phải vì thế mà chủ nghĩa phóng khoáng hoàn toàn khách quan và chỉ nói hoàn toàn sự thật. Nó coi thường và, hơn nữa, đối nghịch với nhà nước, là điều chưa hẳn hoàn toàn tiêu cực, nhưng nếu đi đến một xã hội đầy những cá nhân chỉ lo nghĩ đến quyền và lợi của mình trước, để rồi trở thành tính toán, ích kỷ hay cực đoan thì không thể là điều tích cực được. Hơn nữa, cá nhân là gì nếu không được sự nuôi dưỡng, nâng đỡ, đùm bọc và hướng dẫn bởi gia đình, cộng đồng, xã hội hay môi trường sống chung quanh. Một môi trường sống lành mạnh, văn minh, tích cực và nhân bản thì sẽ giúp cho mọi cá nhân đó được hưởng những hoa thơm quả ngọt của môi trường đó. Còn nếu cá nhân nào đó không may mắn sinh ra trong một môi trường mà hoàn cảnh vật chất thì nghèo túng, không thể cắp sách đến trường, còn xã hội thì bất an, bất lực, bất tình và bất xứng đến độ cha mẹ phải bán con cho các ổ dâm hay chính trẻ em vị thành niên lại bị kẻ buôn bán người đưa vào các chỗ đó, thì coi như cả cuộc đời cá nhân đó bị tan nát. Cho nên chủ nghĩa phóng khoáng bị phê phán nặng nề ở chỗ đề cao cá nhân hơn là cộng đồng, xã hội. Bên cạnh các chủ thuyết chính trị có nền tảng dựa trên giả định về nhân tính thì các chủ thuyết dựa trên giả định về nhân dưỡng cũng có tầm ảnh hưởng chính trị toàn cầu vào thế kỷ 19, đặc biệt là sau cách mạng tháng 10 Nga, và nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh (đối đầu với chủ nghĩa phóng khoáng), thí dụ như chủ thuyết cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản dựa trên chủ nghĩa Mác-xít, được đóng góp bởi Ăng-ghen, được bổ sung đáng kể bởi Lênin, có thêm thắc tư tưởng của Stalin và Mao nhưng không thật sự đáng kể (Hồ Chí Minh thì xem như
  17. không có tư tưởng gì bổ túc vào chủ thuyết này tuy các lý thuyết gia của Đảng Cộng sản Việt Nam cố xây dựng cho ông một thứ tư tưởng riêng). Có thời người ta tin một cách tuyệt đối vào triết học chính trị này hay loại diễn ngôn của nó. Trong Tuyên ngôn Cộng sản (the Communist Manifesto, 1848), [6] Mác và Ăng-ghen cho rằng chế độ tư bản là sự tiếp nối của chế độ phong kiến, cho dù nó tiến bộ (và cách mạng) rất nhiều so với chế độ phong kiến, nhưng vẫn chưa rũ bỏ được tính phân biệt giai cấp. Các nhà Mác-xít nhìn chính trị thế giới vào lúc đó (cũng như bây giờ) chủ yếu là tư bản qua hình thức sản xuất (mode of production) mà nó chiếm ưu thế. Thêm vào đó, chủ nghĩa duy vật, nền tảng tư tưởng của Mác, nhấn mạnh rằng hành động của con người là do môi trường vật chất uốn nắn. Họ quan niệm rằng các phương tiện sản xuất của tư bản khai thác kỹ thuật hiện đại và thị trường toàn cầu để thâu tóm quyền lợi vào trong tay một thiểu số nên nó mang đầy tích bóc lột. Nghĩa là phương tiện sản xuất trở thành tài sản sở hữu của một nhóm thiểu số. Do đó, tuyên ngôn cộng sản quả quyết rằng cuộc chiến đấu quyết liệt giữa những người sở hữu và quản lý các phương tiện sản xuất (giai cấp tư sản) và những người bán sức lao động của mình để đổi lấy đồng lương (giai cấp vô sản) là tất yếu, mà kết quả sau cùng, Mác và Ăng-ghen khẳng định rằng giai cấp vô sản sẽ toàn thắng. Nói cách khác, các nhà Mác-xít cổ điển quan niệm về hoạt động và quan hệ chính trị chủ yếu là do ảnh hưởng của vật chất, trong đó phương tiện và kỹ thuật sản xuất không chỉ là yếu tố quyết định mà còn là kết quả đưa đến những thay đổi quan trọng trong quan hệ xã hội. [7] Nói tóm lại, chủ nghĩa Mác-xít quan niệm rằng môi trường vật chất quyết định tính cách hành động của con người trong xã hội, kinh tế và chính trị. Vì thế cho nên con người hành động chủ yếu do môi trường sống ảnh hưởng và định đoạt, trong đó, yếu tố vật chất là then chốt. Tuy nhiên, không phải trường phái nhân dưỡng nào cũng tán thành duy vật biện chứng của Mác. Ngược lại trường phái Mác-xít, chủ nghĩa tinh thần (mentalism) thì nhấn mạnh rằng con người hành xử do ảnh hưởng bởi tính chất tinh thần của môi trường xung quanh, thí dụ như ý tưởng, giá trị và ước vọng là nền tảng của các hoạt động chính trị hay tranh chấp quyền lực hiện nay. Xu hướng này còn được gọi là Cấu trúc luận (Constructivism) trong chính trị thế giới hiện tại. Gần đây, các nhà tân Mác-xít hay siêu Mác-xít quan niệm rằng cách hành xử của con người chịu ảnh hưởng bởi cả hai mặt: tinh thần và vật chất.
  18. Eleanor Roosevelt xem một ấn bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đầu năm 1949. thực tế, tư tưởng và Trên hành động chính trị của con người chịu ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố: nhân tính và nhân dưỡng; không phải chỉ một, và không phải là vấn đề nhân tính đối (nghịch hay thuận) với nhân dưỡng. Hơn nữa, con người còn chịu ảnh hưởng bởi niềm tin tôn giáo, các quyền lực huyền bí, các thế lực vô hình hay siêu hình, mà các giá trị này tiềm ẩn cả hàng ngàn năm trước đây, đặc biệt trong các nền văn hóa bất duy lý. Do đó, sự thật (the truth) mang tính triết học trong chính trị, cho đến nay, vẫn là một nghi vấn rất lớn. Như có nói ở trên, tất cả các trường phái, khuynh hướng chính trị đều tự tin cho mình là chỉ nói lên sự thật, nhưng một số lý thuyết phê bình chính trị (và văn học) thời nay đều bác bỏ các giả định này. Nói tóm lại, con người phức tạp hơn tất cả các triết học chính trị đã hình thành. Điều đáng để ý là trên thế gian này có gần 6.5 tỷ người hiện nay, nhưng rất khó tìm được hai người hoàn toàn giống nhau, từ thể xác đến suy nghĩ và hành động, kể cả anh em song sinh, kể cả môi trường sống giống nhau gần như hoàn toàn. Cho nên một số chủ thuyết chính trị (hay kinh tế, xã hội, tâm lý v.v…) có thể thích hợp hay là chân lý của người này nhưng chưa hẳn đã là thích hợp hay chân lý cho người khác. Do đó, tính đa dạng của con người nên được xem là sự phong phú và giá trị cho đời sống thay vì chỉ là phức tạp hay tiêu cực. Tuy nhiên, các lý thuyết gia và nhất là các chính trị gia không muốn đối phó với những vấn đề quá phức tạp nên họ thường đơn giản hóa hoặc loại bỏ những yếu tố dù hệ trọng nhưng chỉ ảnh hưởng đến phần nhỏ dân số. Đây là cái giá phải trả cho hầu hết mọi chính sách chính trị hiện tại, ngay cả đối với các nước tiền tiến, còn người dân trong các chính thể độc tài thì phải trả giá đắt gấp nhiều lần.
  19. Các nhà kinh tế gia Adam Smith, John Meynard Keynes và Milton Friedman. Trở lại chủ nghĩa duy lý, thành quả nó đem lại, riêng về mặt chính trị, là các tư tưởng mang tính giải phóng nở rộ vào thế kỷ 18 đến nay, biến các khát vọng về tự do, công bằng, dân chủ, dân quyền, nhân quyền, công lý, đa nguyên, pháp trị v.v… thành hiện thực. Tất nhiên, về mặt tiêu cực thì cũng không thiếu, nào là chủ nghĩa cộng sản Mác-Lê, phát-xít, đưa đến chiến tranh thế giới huỷ diệt bao nhiêu người và sự thù nghịch quá lớn giữa con người với nhau. Về mặt kinh tế, các quốc gia có nền tảng chính trị dựa vào chủ nghĩa phóng khoáng nói riêng (tức dân chủ phóng khoáng), chủ nghĩa duy lý nói chung, có phẩm chất sống (từ vật chất đến tinh thần đến văn hóa) cao nhất thế giới. Trên địa hạt chính trị - kinh tế, hiện thân của chủ nghĩa (tân) phóng khoáng hiện nay là kinh tế thị trường, là GATT, WTO, là sự thực hiện các tư tưởng của Adam Smith, John Maynard Keynes, Milton Friedman v.v… Những thành quả mà chủ nghĩa duy lý đạt được cho đến nay đã áp đảo nền kinh tế và chính trị thế giới, đưa nó vào trung tâm điểm, và đẩy những ai không muốn hay không biết luật chơi của nó ra ngoài vòng biên. Việt Nam, sau bao nhiêu năm đóng cửa hay bế quan tỏa cảng, rốt cuộc cũng phải hội nhập nền kinh tế thế giới, và sau bao nhiêu nỗ lực thì cũng đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm nay. Các thành quả về mặt khoa học kỹ thuật, nhân văn, và có lẽ về mọi mặt đời sống, nhất là của Âu-Mỹ và Nhật đã luôn đi hàng đầu, đem lại những kết quả khai phóng, và lại được củng cố, tăng cường nhờ sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa… Nhưng trên hết, nhờ sức mạnh tư tưởng. Chính nhờ đầu óc tính toán một cách duy lý như thế nên người ta có tầm nhìn sâu sắc bởi các sách lược hay chiến lược luôn tính những bước đi lâu dài, tránh những hậu quả ngắn hạn hay thiển cận… Các chính sách chính trị hiện nay, nhất là tại quốc gia tiên tiến hàng đầu, được hình thành chủ yếu dựa trên nền tảng duy lý luận. Một cách tổng quát, hầu hết các lý thuyết chính trị xuất hiện ở Âu-Mỹ từ thế kỷ 17 đến nay đều dựa trên nền tảng hay nguồn gốc của chủ nghĩa duy lý. Nhưng không có nghĩa là nó hoàn toàn tốt và không có khuyết điểm. Gần 250 năm qua, chủ nghĩa phóng khoáng chiếm vị thế áp đảo, đến khi cách mạng tháng 10 Nga thành công thì chủ nghĩa cộng sản trở thành đối thủ, và trở thành đối thủ nặng ký nhất trong chiến tranh lạnh mãi cho đến khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ năm 1991. Các chủ thuyết một thời bị đẩy ra vòng biên như lý thuyết chính trị xanh, nữ quyền luận và chủ nghĩa hậu thực dân, ngày nay trở thành điểm nóng trong chính trị thế giới. Đặc biệt vấn đề giải thực đã chứng minh là vô cùng
  20. nhức nhối bởi những hậu quả thực dân gây ra tại các nước thuộc địa cho thấy rất là khốc liệt; nữ quyền ở nhiều nơi vẫn chưa có, vấn đề buôn bán phụ nữ làm mãi dâm, vấn đề hành hung và bạo hành trong gia đình, và sự phân biệt đối xử trong xã hội v.v… chỉ được giải quyết phần lớn trong các thể chế dân chủ nhưng vẫn còn tồn đọng trên thế giới. Môi trường sống đã bị hủy hoại trầm trọng, tại các nước nghèo lẫn các nước giàu. Nền kỹ nghệ hiện đại chưa hẳn đã là lời giải cho nhân loại bởi khi lạm dụng nó quá mức thì vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc làm nóng toàn cầu (global warming). Thay đổi khí hậu (climate change) đã trở thành một vấn đề quan tâm không những của khoa học gia mà còn là vấn đề quan yếu của giới chính trị, nhất là đối với các chính sách quốc gia. Quả thật, nếu không có một môi trường sống bền vững để cho nhân loại và con cháu của chúng ta thụ hưởng thì mọi chủ thuyết chính trị hay sức mạnh kinh tế, quân sự nào cũng không còn ý nghĩa bao nhiêu. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu đối xử với thiên nhiên và những người chung quanh một cách tử tế hơn và công bằng hơn. Chủ nghĩa duy lý đã trở thành nền tảng của triết học chính trị tại Âu-Mỹ từ đầu thế kỷ 17 đến nay và ngày nay đã đượctoàn cầu hóa,trở thành thứ diễn ngôn trần tục duy lý luận. Nó là nền tảng của chủ nghĩa hiện đại, do đó, chủ trương “hiện đại hóa” mà chúng ta nghe thấy quen chính là tinh thần và linh hồn của nó. Với những thành tựu vĩ đại mà nó đạt được, ai mà không muốn học hỏi cái tinh thần này. Nhật Bản đã học hỏi rất kỹ lưỡng phương pháp của Âu-Mỹ, tức chủ nghĩa duy lý, và chỉ mất 30 năm để từ một nước thuần nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp (xin mở ngoặc ở đây để nhấn mạnh rằng văn hóa và truyền thống Nhật vốn rất hữu lý – “rational” cho nên Nhật tiếp thu văn hóa và cách thức của Âu-Mỹ rất nhanh. Nhật đã đánh thắng hai cường quốc lớn hơn mình nhiều lần là Trung Hoa vào năm 1894-1895, Nga vào năm 1904- 1905, làm nức lòng các chí sĩ cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.) Theo giáo sư Ralph Pettman, “chủ nghĩa duy lý là một cách đặc biệt để biết và hiểu, và đòi hỏi một cách đặc biệt để trở thành”. Nghĩa là, muốn thẩm thấu và khai dụng nó đòi hỏi một lối suy nghĩ và một cung cách đặc biệt. Một cách tóm gọn, đây là một phương pháp được khách quan hóa mà trên hết đòi chính xã hội (văn hóa) đó phải chấp nhận và cấu tạo ra những con người cảm nhận rõ về cái tôi của mình. Nói cách khác, chỉ có người nào không còn bị dính liền với bối cảnh xã hội, và suy nghĩ của họ không còn bị quyết định chủ yếu bởi hoàn cảnh xã hội, thì mới đạt được một khoảng cách tinh thần (mental distance) cần thiết để duy trì được tính cách vô tư (độc lập, tách rời) thuần duy lý được. Điều này không dễ bởi hầu hết chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi xã hội chung quanh. Muốn đạt được khoảng cách tinh thần như thế thì phải luyện tập được khả năng nhìn sự việc ở khoảng cách tinh thần bằng cách tách rời xã hội và đứng từ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2