TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 98 - 104<br />
<br />
CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA<br />
MIỀN NÚI MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1961 – 1965<br />
Bùi Mạnh Thắng<br />
Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
Tóm tắt: Xây dựng và phát triển miền núi luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước kể từ sau<br />
ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc (7/1954). Bài viết này góp phần tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế, văn<br />
hóa miền núi miền Bắc của Đảng trong những năm 1961 - 1965.<br />
Từ khóa: chủ trương, phát triển, miền núi, miền Bắc<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Miền núi chiếm trên 2/3 diện tích và trên 1/5 dân số của miền Bắc vào những năm đầu<br />
thập kỷ 60 thế kỷ XX, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc<br />
phòng; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, nhưng cũng là khu vực còn nhiều khó<br />
khăn, trình độ kinh tế - xã hội chậm phát triển hơn so với miền xuôi. Để thực hiện mong<br />
muốn “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi” đòi hỏi phải có những chủ trương, giải pháp đúng<br />
đắn, để có thể phát huy những tiềm năng to lớn của miền núi phục vụ sự nghiệp cách mạng<br />
chung của miền Bắc cũng như của cả nước.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Miền núi miền Bắc trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam<br />
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm<br />
hai miền. Trung ương Đảng sớm xác định phương hướng của miền Bắc là tiến lên xây dựng<br />
chủ nghĩa xã hội, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Trong hoàn cảnh<br />
mới, cùng với nhiệm vụ củng cố miền Bắc, yêu cầu xây dựng và phát triển miền núi được đặt<br />
ra đối với Đảng và Nhà nước gắn với chức năng quản lý kinh tế xã hội. Vai trò của miền núi<br />
vốn đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến trước đây.<br />
Tuy nhiên, trên thực tế, sau kháng chiến chống Pháp, miền núi vẫn là khu vực có trình độ kinh<br />
tế - xã hội thấp kém so với khu vực đồng bằng. Miền núi lại là địa bàn sinh sống của nhiều<br />
dân tộc thiểu số; là khu vực luôn được các thế lực thù địch quan tâm, tập trung nghiên cứu và<br />
triển khai các âm mưu, kế hoạch chống phá nguy hiểm. Ngay sau khi hòa bình lập lại, Đảng<br />
và Chính phủ đã đề ra chủ trương thành lập ở miền núi các khu tự trị nhằm tăng cường tính tự<br />
chủ và vai trò tự quản lý của các dân tộc. Trên cơ sở đó, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập<br />
ngày 7-5-1955 (năm 1962 đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc) và Khu tự trị Việt Bắc ra đời<br />
ngày 1-7-1956. Các khu tự trị trở thành đơn vị hành chính chính thức của nước Việt Nam Dân<br />
chủ Cộng hòa.<br />
Trong những năm 1954 - 1960, cùng với nhân dân miền Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu<br />
số ở khu vực miền núi ra sức phấn đấu khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xây dựng và<br />
<br />
Ngày nhận bài: 21/4/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br />
Liên lạc: Bùi Mạnh Thắng- mail: buithangdhtb@gmail.com<br />
98<br />
củng cố hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; bước đầu thực hiện vận động hợp tác<br />
hóa nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Bước vào thời kỳ cách mạng xã hội<br />
chủ nghĩa, nhiệm vụ đặt ra đối với nhân dân miền Bắc phải tiếp tục phát huy những thắng lợi<br />
đã đạt được, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tấn công vào nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng<br />
miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Với<br />
địa bàn miền núi, nhiệm vụ đó càng trở nên nặng nề hơn, rất cần được quan tâm với những<br />
chính sách hỗ trợ, với sự chung tay góp sức của cả miền Bắc.<br />
Vị trí và vai trò quan trọng của miền núi sớm được Đảng, Nhà nước khẳng định. Báo cáo<br />
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của<br />
Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960) đã xác định vị trí, vai trò của miền núi trong sự<br />
nghiệp cách mạng: “Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, sự nghiệp xây<br />
dựng kinh tế miền núi có một tầm quan trọng rất lớn. Miền núi nước ta rộng gấp mấy lần diện<br />
tích miền xuôi, lại có tài nguyên tự nhiên phong phú, cho nên nền kinh tế mà chúng ta xây<br />
dựng ở miền núi sẽ giúp nâng cao không ngừng mức sống vật chất và văn hóa của đồng bào<br />
miền núi, đồng thời sẽ bổ sung cho kinh tế miền xuôi, góp phần rất quan trọng vào công cuộc<br />
xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” [2;584-585]. Nghị<br />
quyết số 71-NQ/TW ngày 23/2/1963 của Bộ Chính trị về vấn đề phát triển nông nghiệp ở<br />
miền núi một lần nữa khẳng định: “Miền núi miền Bắc nước ta chiếm trên 2/3 diện tích và<br />
trên 1/5 dân số chung của miền Bắc, có một vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và<br />
quốc phòng” [5;122]. Vì vậy, xây dựng và phát triển miền núi trở thành yêu cầu cấp thiết,<br />
một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp của các địa phương miền núi.<br />
Miền núi có phát triển vững mạnh thì hậu phương miền Bắc mới được củng cố vững chắc và<br />
phát triển toàn diện. Hơn nữa, miền núi miền Bắc là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc<br />
thiểu số. Phát triển kinh tế, xã hội miền núi là một bộ phận quan trọng trong chính sách dân<br />
tộc của Đảng. Chính vì thực hiện tốt những chính sách này mà Đảng đã tạo được sức mạnh<br />
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và tổ chức<br />
kháng chiến. Đó là một bài học kinh nghiệm cần tiếp tục phát huy trong thời kỳ mới.<br />
Cùng với việc nhận thức vị trí quan trọng của miền núi, Trung ương Đảng cũng sớm xác<br />
định rõ những đặc điểm, thực trạng của miền núi làm cơ sở để hoạch định chủ trương, phương<br />
hướng xây dựng và phát triển đối với khu vực chiến lược này.<br />
Miền núi miền Bắc nước ta vốn là khu vực rộng lớn, giàu tiềm năng phát triển kinh tế.<br />
Nghị quyết số 71-NQ/TW ngày 23/2/1963 của Bộ Chính trị về vấn đề phát triển nông nghiệp<br />
ở miền núi nhấn mạnh: “Về nguồn lợi thiên nhiên, chẳng những miền núi có nhiều khả năng<br />
để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, mà còn có nhiều khả năng tiềm tàng để phát triển<br />
những ngành công nghiệp lớn và trọng yếu, làm cơ sở để cải thiện đời sống của nhân dân các<br />
dân tộc và thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà” [5;122]. Nghị<br />
quyết cũng chỉ rõ những thuận lợi của miền núi, bao gồm: nhiều đất đai chưa khai phá, có khả<br />
năng để mở rộng thêm diện tích (khoảng 1 triệu hécta); có nguồn nước nhiều, nguồn phân<br />
nhiều, sức kéo đầy đủ để đẩy mạnh tăng năng suất; có nhiều loại đất đai thích hợp để phát<br />
triển sản xuất toàn diện cả lương thực, chăn nuôi, nghề rừng, cây công nghiệp, nhất là có<br />
99<br />
nhiều khả năng để phát triển mạnh chăn nuôi, nghề rừng và cây công nghiệp hơn hẳn miền<br />
xuôi, từ đó có khả năng cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tăng cường lực lượng của<br />
hợp tác xã và bảo đảm nhu cầu của Nhà nước.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chủ yếu do thiên nhiên ưu đãi, miền núi<br />
miền Bắc nước ta còn nhiều khó khăn, xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã<br />
hội. Đó là thực trạng thiếu hụt sức lao động, trình độ sản xuất thấp, nhu cầu sinh hoạt còn đơn<br />
giản; đất hoang còn nhiều nhưng hầu hết là đất dốc; yêu cầu về kỹ thuật canh tác trên đất dốc,<br />
việc bảo vệ rừng, bảo vệ đất, chống xói mòn cũng rất phức tạp… Thêm vào đó, tính chất vùng<br />
của miền núi cũng gây ra những khó khăn không nhỏ, không những có vùng thấp, vùng giữa,<br />
vùng cao, mà ngay trong mỗi vùng đó tình hình khí hậu, đất đai, tập quán và kỹ thuật canh<br />
tác, thành phần dân tộc cũng khác nhau rất nhiều. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ<br />
sản xuất, chế biến, cung cấp, tiêu thụ và giao thông phục vụ lưu thông, vận chuyển, trao đổi…<br />
còn nhiều yếu kém, hạn chế. Mặt khác,“trình độ văn hóa còn thấp của miền núi hiện nay là<br />
một trong những trở ngại quan trọng cho việc phát triển sản xuất, củng cố và phát triển<br />
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp” [5;143].<br />
Về mục đích xây dựng miền núi, Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc<br />
lần thứ III đã chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước dân chủ nhân dân cần phải làm cho miền núi tiến<br />
kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các dân tộc thiểu số tiến kịp<br />
dân tộc Kinh, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và năng lực to lớn của mình,<br />
cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến lên chủ nghĩa xã hội” [2;609]. Báo cáo chính trị cũng xác<br />
định: “Xây dựng miền núi chủ yếu và trước hết là một vấn đề kinh tế nhằm sử dụng những<br />
khả năng dồi dào của miền núi vào việc tăng cường sức mạnh kinh tế của cả miền Bắc nước<br />
ta và nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số” [2;584-585]. Như vậy, mục đích<br />
xây dựng và phát triển miền núi vừa phục vụ lợi ích của đồng bào các dân tộc, vừa phục vụ<br />
mục đích chung của sự nghiệp cách mạng miền Bắc và cả nước. Xây dựng kinh tế miền núi<br />
“là một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của cách<br />
mạng. Nó bảo đảm cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi, cho các dân tộc thiểu số tiến kịp<br />
dân tộc Kinh, thực hiện đầy đủ sự bình đẳng và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Nó<br />
phù hợp với lợi ích thiết thân của các dân tộc miền núi, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích<br />
thiết thân của toàn thể nhân dân lao động miền Bắc” [2;585]. Thêm nữa, phát triển kinh tế,<br />
văn hóa miền núi không chỉ nhằm đưa miền núi nhanh chóng tiến kịp miền xuôi mà còn thực<br />
hiện mục đích phát huy tiềm năng dồi dào của miền núi đóng góp vào công cuộc xây dựng<br />
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất<br />
nước. Mục đích đó là cơ sở để xác định chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối<br />
với vấn đề phát triển kinh tế và văn hóa miền núi trong giai đoạn cách mạng mới.<br />
2.2. Chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa miền núi miền Bắc của Đảng trong những<br />
năm 1961 - 1965<br />
Xuất phát từ mục đích phục vụ lợi ích của đồng bào các dân tộc và đóng góp cho sự<br />
nghiệp cách mạng chung của cả nước, Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc<br />
lần thứ III nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ cụ thể đối với miền núi là: “phát triển mạnh mẽ<br />
100<br />
nông nghiệp miền núi: đẩy mạnh sản xuất lương thực, phát triển chăn nuôi gia súc theo quy<br />
mô lớn, mở những nông trường quốc doanh chuyên trồng cây công nghiệp và cây ăn quả,<br />
đồng thời khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây<br />
ăn quả. Ra sức phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, khai thác lâm thổ sản,<br />
xây dựng các lâm trường quốc doanh. Cần mở rộng những khu công nghiệp hiện có, chuẩn bị<br />
điều kiện để xây dựng thêm những khu công nghiệp mới, khuyến khích các nông trường quốc<br />
doanh và lâm trường quốc doanh xây dựng công nghiệp địa phương, nhất là các loại công<br />
nghiệp chế biến những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, v.v..”. Cùng với đó,<br />
“cần đặc biệt coi trọng việc phát triển giao thông vận tải và đẩy mạnh công tác thương<br />
nghiệp” [2;585]. Có thể thấy, ngay từ sớm, Trung ương Đảng đã xác định quan điểm toàn<br />
diện trong chủ trương phát triển kinh tế miền núi.<br />
Triển khai cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng<br />
về phát triển kinh tế nông nghiệp, ngay trong tháng 7-1961, Hội nghị Trung ương lần thứ năm<br />
đã ban hành Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất<br />
(1961 - 1965), trong đó nhấn mạnh quan điểm, chủ trương liên quan đến phát triển nông<br />
nghiệp ở miền núi. Nghị quyết khẳng định: “nông nghiệp ở miền núi phải phát triển mạnh<br />
nhằm xây dựng dần dần miền núi thành những vùng nông nghiệp mới có tính chất toàn diện.<br />
Hướng phát triển nông nghiệp miền núi là bảo đảm tự giải quyết lương thực, đặc biệt phát<br />
triển mạnh chăn nuôi gia súc, phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển<br />
việc trồng rừng và khai thác rừng”. Mục đích phát triển nông nghiệp ở miền núi cũng được<br />
chỉ rõ: “Trong 5 năm, với việc phát huy lực lượng lao động ở miền núi, phát triển các nông<br />
trường và lâm trường quốc doanh, tổ chức khai hoang bằng nhiều hình thức, chúng ta phải<br />
bước đầu làm chuyển biến bộ mặt nông nghiệp miền núi, biến nền kinh tế vốn là tự cấp dần<br />
dần trở thành một nền kinh tế phát triển toàn diện và có nhiều sản phẩm hàng hóa” [3;429].<br />
Nghị quyết nhấn mạnh: Để phát triển nông nghiệp miền núi, phải vừa chú ý vùng thấp, vừa<br />
chú ý đặc biệt đến vùng cao, có kế hoạch thích hợp cho từng vùng. Riêng ở vùng cao, cần có<br />
kế hoạch giúp đỡ phát triển những ngành thích hợp như lương thực, chăn nuôi và một số cây<br />
công nghiệp chịu lạnh, khai thác lâm thổ sản, đồng thời thực hiện từng bước việc định cư,<br />
định canh một cách thích hợp, giúp đỡ đồng bào phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, đi<br />
vào con đường làm ăn có tổ chức và cải thiện đời sống. Nhà nước cần có đầu tư thích đáng<br />
cho nông nghiệp miền núi, chú ý đến các vấn đề thủy lợi, giao thông, chế biến và tiêu thụ<br />
nông sản.<br />
Phương châm của Đảng trong Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất là phát triển công<br />
nghiệp và nông nghiệp một cách toàn diện, vững chắc. Vì vậy, bên cạnh phương hướng,<br />
nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, đầu tư phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp miền núi<br />
cũng được Trung ương Đảng hết sức quan tâm. Báo cáo về nhiệm vụ và phương hướng xây<br />
dựng phát triển công nghiệp tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp<br />
từ ngày 26-3 đến ngày 16-4-1962) đã xác định ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp ở miền<br />
núi: “Đối với miền núi, việc phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp sẽ tận<br />
dụng được nguồn lợi thiên nhiên về nông sản, lâm sản, thủy sản ở địa phương rất có lợi về<br />
101<br />
kinh tế, lại còn có tác dụng nâng dần trình độ mọi mặt của miền núi tiến kịp miền xuôi, thực<br />
hiện chính sách dân tộc của Đảng, kết hợp được yêu cầu kinh tế với củng cố quốc phòng ở<br />
nước ta” [4;257]. Đó là một lĩnh vực rất quan trọng của quá trình phát triển kinh tế miền núi.<br />
Cần ra sức phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương ở miền núi để dần dần nâng<br />
cao trình độ kinh tế ở miền núi tiến kịp đồng bằng, trong đó, chú ý việc khai thác và chế biến<br />
gỗ, lâm sản, khai thác khoáng sản, chế biến bột giấy, tư liệu sản xuất thông thường cho nông<br />
nghiệp. Cần hết sức chú trọng tự túc dần dần về những hàng tiêu dùng cồng kềnh hoặc nặng<br />
nề như gốm, sành, thủy tinh, đồ gỗ… để hạn chế những khó khăn do điều kiện giao thông vận<br />
chuyển. Đặc biệt, Trung ương nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung xây dựng một số công trình, nhà<br />
máy quan trọng tại khu vực miền núi như Khu Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Thủy điện<br />
Thác Bà, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí…<br />
Cùng với chủ trương phát triển kinh tế miền núi, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn<br />
quốc lần thứ III cũng chỉ rõ: về mặt văn hóa, cần tiếp tục xóa nạn mù chữ, xây dựng chữ dân<br />
tộc ở những nơi cần thiết, thực hiện giáo dục phổ cập, phát triển văn nghệ dân tộc, phổ biến<br />
rộng rãi khoa học thường thức, nhằm xóa bỏ dần mê tín dị đoan; chú trọng công tác y tế, phát<br />
triển phong trào vệ sinh phòng bệnh, nâng cao sức khỏe của đồng bào thiểu số. Cần ra sức<br />
khắc phục những biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn và của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp<br />
hòi, nâng cao không ngừng tinh thần thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Nghị<br />
quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ ba (họp từ ngày 30-12-1960 đến ngày 5-1-1961) về kế<br />
hoạch Nhà nước năm 1961 khẳng định phương hướng phát triển văn hóa miền núi: “Phải<br />
phát triển mạnh công tác văn hóa, giáo dục, y tế ở miền núi. Đẩy mạnh việc thanh toán nạn<br />
mù chữ, nhất là ở vùng cao, phát triển công tác bổ túc văn hóa và giáo dục phổ thông; mở<br />
rộng việc dạy chữ dân tộc, đồng thời tích cực dạy chữ phổ thông; phổ biến khoa học, kỹ<br />
thuật; vận động nhân dân bỏ dần mê tín, dị đoan và những tập quán xấu. Ra sức đào tạo cán<br />
bộ cho miền núi. Đẩy mạnh vệ sinh phòng bệnh, tiếp tục và mở rộng công tác chóng bệnh sốt<br />
rét” [3;43]<br />
Văn kiện phản ánh đầy đủ và hệ thống những chủ trương, quan điểm phát triển kinh tế,<br />
văn hóa miền núi miền Bắc của Đảng là Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát<br />
triển kinh tế và văn hóa 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) được trình bày và thông qua tại Hội<br />
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (tháng 4-1963). Trong báo cáo<br />
này, phát triển kinh tế và văn hóa miền núi được xác định là một trong 11 nhiệm vụ cụ thể của<br />
các ngành. Theo tinh thần ấy, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa ở miền<br />
núi trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được hoạch định bao gồm một số nội dung cơ bản:<br />
- Ra sức củng cố các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sẵn có, xây dựng thêm các hợp tác<br />
xã thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng địa phương, củng cố thêm một bước quan hệ sản<br />
xuất mới, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hợp tác xã, và trên cơ sở ấy, ra sức phát<br />
triển lực lượng sản xuất mạnh mẽ và vững chắc. Phải dựa vào các hợp tác xã, nông trường,<br />
lâm trường quốc doanh, sử dụng tốt lực lượng lao động ở miền núi và dựa vào lực lượng lao<br />
động và kỹ thuật ở miền xuôi đưa lên, ra sức đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, khai<br />
hoang tăng vụ để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện.<br />
102<br />
- Dựa trên sự phát triển nông nghiệp toàn diện, và khả năng cán bộ, nguyên liệu, đẩy<br />
mạnh phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp. Cố<br />
gắng tự giải quyết những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng theo tập quán của địa phương và<br />
cung cấp một số hàng cần thiết cho nhu cầu của nền kinh tế chung.<br />
- Để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, phải giải quyết tốt vấn đề<br />
giao thông vận tải. Ra sức phát triển mạng lưới giao thông từ tỉnh xuống các huyện, châu, chú<br />
ý các vùng khai hoang; các vùng có nhiều nông sản, lâm sản, thổ sản. Đi đôi với việc phát<br />
triển đường sá, cải tạo sông ngòi, chú ý cải tiến phương tiện giao thông từ phương tiện thô sơ<br />
tiến dần đến thô sơ cải tiến và nửa cơ giới.<br />
- Trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, mở mang giao thông vận<br />
tải, cải tiến và mở thêm mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động<br />
thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, mở rộng diện lưu thông tiền ngân hàng, tiến tới thủ tiêu tiền<br />
hoa xòe, củng cố nền tiền tệ duy nhất.<br />
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa. Để đẩy mạnh phát triển<br />
sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, phải tích cực đào tạo thêm nhiều cán bộ địa phương về<br />
kỹ thuật và văn hóa; mở thêm một số cơ sở nghiên cứu khoa học và y tế đáp ứng nhu cầu địa<br />
phương.<br />
- Trên cơ sở phát triển kinh tế và văn hóa, cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và<br />
tinh thần của đồng bào miền núi.<br />
Có thể thấy, phát triển kinh tế và văn hóa miền núi miền Bắc đã trở thành một trong<br />
những nội dung quan trọng của Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).<br />
3. Kết luận<br />
Xuất phát từ việc nhận thức rõ vai trò của miền núi với sự nghiệp cách mạng chung,<br />
trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Đảng Lao<br />
động Việt Nam quyết tâm phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Chủ trương phát triển kinh tế,<br />
văn hóa miền núi nêu trên đã phản ánh quan điểm toàn diện, khẳng định mong muốn lớn lao<br />
nhằm “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”. Đó là điểm khởi đầu cho quá trình định hình và hiện<br />
thực hóa hệ thống chính sách đối với miền núi được triển khai mạnh mẽ kể sau năm 1960, đặt<br />
nền tảng cho những bước phát triển vững chắc của miền núi - địa bàn chiến lược quan trọng<br />
trên miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Hoàng Bắc (1963), Chung sức xây dựng miền núi, Nxb Phổ thông, Hà Nội.<br />
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21 (1960), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 22 (1961), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 23 (1962), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
103<br />
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 24 (1963), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[6] Vụ Tuyên giáo Ủy ban Dân tộc (1960), Các dân tộc thiểu số trưởng thành dưới<br />
ngọn cờ vinh quang của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
THE COMMUNIST PARTY’S POLICIES FOR DEVELOPING THE<br />
ECONOMY AND CULTURE OF THE NORTHERN MOUNTAINOUS<br />
AREAS IN VIETNAM IN THE PERIOD OF 1961 – 1965<br />
<br />
Bui Manh Thang<br />
Tay Bac University<br />
<br />
Abstract: Since the regain of peace in July 1954, building up and developing the Northern mountainous<br />
area was the first concern of the Communist Party and the government. The article attempts to get a deep insight<br />
into the policies for the development of economy and culture in the Northern mountainous area in 1961 – 1965.<br />
Key words: Policy, development, mountainous area, the North.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
104<br />