intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chú ý trong phỏng vấn tuyển việc

Chia sẻ: Mr. Huy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chú ý trong phỏng vấn tuyển việc', kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chú ý trong phỏng vấn tuyển việc

  1. Chú ý trong phỏng vấn tuyển việc Chào các bạn, Phỏng vấn tuyển việc, job interview trong tiếng Anh, là cuộc gặp giữa đại diện công ty và người đang  tìm việc. (Nhiều người dịch là phỏng vấn tuyển nhân viên, nhưng cách dịch đó quá một chiều). Đến  bước này là thư tìm việc của bạn đã qua khỏi vòng loại đầu tiên, nói theo kiểu Mỹ, là một danh sách  dài gồm nhiều đơn tìm việc gởi vào công ty đã được shortlisted (thu ngắn lại) và bạn đang nằm trong  shortlist (danh sách ngắn). Thông thường phỏng vấn là giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên cho những  chức vị quan trọng, có thể có đến 2 hay 3 vòng phỏng vấn, mỗi vòng là một cuộc thu ngắn  (shortlisting). Trong bài này chúng ta sẽ nói đến các phương cách chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn. 1. Đến lúc này thì có lẽ bạn đã khảo sát một tí về công ty trong giai đoạn gởi thư tìm việc. Việc đầu  tiên cho việc phỏng vấn là nghiên cứu một thêm một tí về công ty. Chỉ cần Google một tí trên Internet  là có khối thông tin. Nhớ một ít chi tiết, để khi phỏng vấn không lớ ngớ như Bác Ngố lên thành. 2. Khảo sát thêm về người sẽ phỏng vấn mình. Thông thường là cả hai người–giám đốc nhân viên và  giám đốc của phòng mình sẽ làm việc (ví dụ, giám đốc IT). Nhưng đôi khi chỉ có một trong hai người  này. Tuy vậy, cứ chuẩn bị cho cả 2 người cho chắc ăn. Việc “chuẩn bị” này nên lồng vào việc “tạo dây  liên hệ” với công ty theo tiến trình sau đây: • Gọi vào công ty, nói chuyện với người đã báo tin cho bạn về cuộc phỏng vấn (thường là giám đốc  nhân viên, hay trợ lý của bà ta). Đại khái nói ý này: “Em tên là XYZ. Em mới nhân được thơ báo tin  phỏng vấn của cô. Em rất vui. Em gọi vào để cám ơn. Và để xác nhận với cô là em sẽ có mặt đúng 2  giờ chiều ngày … như thơ cô báo.”  Cú điện thoại này của bạn thực ra là một cuộc phỏng vấn rồi đó; nhưng cuộc này bạn nắm phần chủ  động 100%. (Các bạn nên ghi nhớ các “tư tưởng chiến lược” trong ví dụ này nhé. Vì đây là phương  cách giao tiếp thương mãi chung, không phải chỉ cho phỏng vấn tìm việc). Xin chú ý, trong thí dụ này mình dùng cách xưng hô cô và em, cách xưng hô thân mật và lễ độ của  người Việt. Nếu bạn xưng hô “bà” và “tôi”, nhất định là không có việc. Nếu xưng hô bà và em, cơ hội  tăng một tí, xưng hô cô và em lại tăng thêm một tí nữa.  Nhưng giả sử nói chuyện với cô thư ký của bà ta thì sao? Nếu cô ấy nhỏ hơn mình vài tuổi thôi, chớ có  kêu cô ấy bằng em, nếu cô này hay tự ái vặt, tìm cách rĩ tai bà chủ, thì hỏng cả việc của mình. Cứ kêu  là chị, cách xưng hô trong đại học và giới trí thức. Xưng là mình hay là gì đó. “Tôi” là từ lạnh lùng nhất  trong ngôn ngữ Việt. Lễ độ và dễ thương với mấy cô thư ký. Các cô ấy phải là đồng minh của mình thì  việc mới thành.  Hỏi cô: “Cô có thể cho em biết cô hay là ai sẽ phỏng vấn em để em chuẩn bị tinh thần.” Câu hỏi này  nhằm nhiều mục đích. Thứ nhất, để mình biết cách chuẩn bị. Thứ hai, để cô biết là mình rất quan tâm  đến cuộc phỏng vấn, như vậy là mình rất quan tâm đến công việc. Thứ ba, để nói một cách rất tế nhị  là “Cô ơi, em hơi run. Cô giúp em.” Nói như vậy, nhưng thực ra không nói vậy, cho nên không tỏ ra vẻ  yếu ớt. Ngược lại, nó tỏ ra vẻ mình rất quan tâm đến công việc. Lưu ý, trong câu hỏi này mình nói “cô  hay là ai”; đừng bỏ cô ra ngoài câu nói.  Hỏi thêm: “Cô ơi. Trong cuộc phỏng vấn em nên xưng hô với cô và với ông giám đốc IT như thế nào ?”  Câu này vừa để cho mình biết cách xưng hô hay nhất, vừa để cô thành đồng minh giúp mình. Nếu nói chuyện với cô thư ký, thì cũng hỏi như vậy, và nhớ là phải rất dịu dàng lễ độ với các cô thư ký,  vì các cô ấy thường nhiều tự ái hơn là bà chủ. Đừng nên nói quá lâu và quá nhiều trong cuộc điện đàm này.
  2.  Phỏng vấn • Sau đó, gởi vào một lá thơ để “cám ơn cô đã báo tin phỏng vấn”, và cám ơn việc “cô đã nói chuyện  với em trong điện thoại hôm nay,” và “như em đã nói, em sẽ có mặt hôm ấy.” Gởi thêm một email với nội dung tương tự. Trong email nhớ nhắc là mình cũng có gởi một lá thơ  thường. Muc đích của email là vận tốc. Mục đích của thơ thường là để nó có dịp nằm chình ình trên  bàn cô. Mục đích của cả hai là “tạo liên hệ” với công ty.  Tức là đến lúc này mình đã có bốn liên hệ với công ty: Thơ xin việc, cú điện thoại, email, và thơ  thường. Ba liên hệ sau cùng là giữa mình và người sẽ phỏng vấn mình. Đừng text vào điện thoại di động (nếu bạn biết số). Texting là dành riêng cho việc riêng thôi. • Google để tìm thêm thông tin về những người sẽ phỏng vấn mình. 3. Đến ngày phỏng vấn: • Ăn uống cái gì đó cho tỉnh táo trước khi đi. Cách ăn mặc thì có lẽ các bạn đã rành hết rồi. • Đến trước khoảng 10 hay 15 phút để làm quen với không khí, và may ra thì có dịp nói chuyện một tí  với cô thư ký.  • Mang theo một tập tài liệu, gồm vài resume của bạn (phòng khi cô làm lạc trong đống hồ sơ của cô  rồi, và vài tài liệu về công ty). Điều quan trọng là trên tay có cầm cái gì thì cũng làm cho mình thoải  mái hơn là thấy hai cái tay quá thừa thải. • Chuẩn bị tinh thần: Đừng nghĩ rằng đây là một cuộc khảo thí. Cứ xem đây là môt cuộc nói chuyện  với vài người bạn mới. Nếu không được việc làm, ít ra mình cũng biết thêm được hai người quan trọng.  Biết đâu mai mốt lại gặp nhau trong một trường hợp khác. Dù không được việc, ít ra cũng có hai người  có cảm tình với mình rất nhiều.  Cũng cần nhớ rằng, đây vừa là cơ hội để công ty biết thêm về mình, vừa là cơ hội để mình biết thêm  về công ty. Chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi về công ty. Đây là đường hai chiều, công ty chọn mình và  mình chọn công ty, chứ không nhất thiết là đường một chiều của người “xin” việc. Và người phỏng vấn  mình cũng cố làm cho mình thích họ, chứ không phải chỉ có mình cố gắng một chiều.  Một đối diện ba 4. Lúc vào phỏng vấn: • Nếu cô đưa tay ra bắt, thì bắt tay một cách chắc chắn, tự tin.  • Đợi mời ngồi rồi hãy ngồi. Tốt hơn là không nên ngồi trước.
  3. • Nếu cô mời trà hay cà phê, thì cứ xin một ly. Đây là nghĩa là “Vâng, em cám ơn ly trà của cô.” Từ  chối lời mời thường là việc không tốt. Nhưng nếu cô quên mời, thì đừng nên tự hỏi. • Chủ động nói trước bằng một vài nhận xét tốt, như “Cửa sổ này của cô nhìn ra ngoài đẹp quá, em rất  thích”, hay “Em thích bức tranh này quá”, hay “Cô thích nhạc cổ điển sao?” (nếu cô đang mở nhạc cổ  điển), hay “Đấy là ảnh của con gái cô sao?”  • Lực chọn cách ngồi thoải mái nhất cho mình. Ngồi thẳng lưng, tréo chân, hay tay để trên đùi (gần  đầu gối) là cách ngồi trung tính và thoải mái nhất. Ngồi hay chân sát vào nhau cũng được. Tuy nhiên  thế ngồi này, nếu không thẳng lưng thì nhìn rất khúm núm. Hơn nữa, nếu ghế hơi cao thì rất phiền. Khi  ngồi, hoặc thẳng lưng hoặc hơi hướng đến phía trước. Đừng dựa hẳn vào lưng ghế. • Lúc cô nói, thì thỉnh thoảng gật đầu. Đến lúc quan trọng thì chồm người đến phía trước một tí, nhìn  thẳng mặt cô, để lắng nghe. • Lúc trả lời câu hỏi thì tuyệt đối không nói câu nào tiêu cực như là không thích việc đang làm, không  thích công ty đang làm, v.v… Đổi thành, “Công ty này của cô lớn hơn và có nhiều cơ hội cho em tiến  hơn” hay “Em đang làm hãng xe hơi, nhưng em từ lâu lại rất thích IT. Em nghĩ là tương lai thế giới nằm  trong IT, nên em muốn vào công ty IT của cô.” (Chúng ta sẽ bàn thêm về các câu nói trong phỏng vấn  trong một dịp khác). • Nếu có dịp thì hỏi thêm về công ty, và dùng các dịp này để cho cô biết mình rành về công ty. Ví dụ:  “Em đọc báo thấy công ty quý vừa rồi lời 2 triệu đô la, như vậy đợt tuyển này có phải là công ty bành  trướng thêm không ạ?” hay “Thưa cô, nếu em được vào làm ở đây, và nếu em làm khá, thì trong 5  năm em có thể có những đường tiến nào trong công ty ?” Đây là câu để cô biết là ta chính chuyện  đường dài với công ty. • Tuyệt đối không nên hỏi chuyện tiền. Nếu cô hỏi: “Em muốn lương bao nhiêu?” Câu trả lời hay nhất  là: “Em nghĩ là nếu cô tuyển em vào đương nhiên là cô biết em xứng đáng được bao nhiêu, em sẽ tin  vào ý cô.” Vài quyển sách ở Mỹ nói chuyện trả giá ở đây, nhưng theo ý mình, đó là rất tồi và không  hiệu quả.  • Nhưng nên hỏi về các quyền lợi khác như bảo hiểm.  • Không nên hỏi về vacation. • Nếu cô hỏi đúng điều gì mình không biết thì cứ trả lời không biết một cách thành thật và tự tin. Ví dụ:  “Thưa cô em chưa có dịp phải sử dụng C language, nhưng nếu cần học em có thể học rất nhanh. Em  không lo về việc ấy. Em có rất nhiều kinh nghiệm về các ngôn ngữ lập trình khác rồi.” Chú ý: Câu này  chấm dứt bằng một đoạn rất tích cực. Đừng có trả lời “Dạ em không biết” rồi ngưng tại đó luôn, nói  thêm một cái gì rất tích cực. 5. Phỏng vấn về viết ngay một email và một thơ thường, cám ơn. Sau đó, cứ vài ba bữa là gọi vào cô  hỏi tin tức. Cho đến khi biết kết quả. Nếu không được việc, cũng nên gởi một cái thơ cám ơn, và nhắn  “Hôm nào cô cần thêm người thì nhớ đến em.” Biết đâu 3 hôm nữa cô lại cần thêm ngưởi. Tất cả các  lá thơ và các cú điện thoài này đền nhằm xây thêm liên hệ giữa mình và công ty (cô). Trên đây là tóm tắt vài ý chính giúp các bạn khi vào phỏng vấn. Các vấn đề này nếu viết kỹ và dài  dòng thì thành một quyển sách. Chúng ta sẽ cứ nói từ từ ở đây, trên blog này. Bốn điều quan trọng  cần ghi nhớ trong bài này là: Thứ nhất, tích cực trong tư duy và cách nói chuyện. Thứ hai, chuẩn bị.  Thứ ba, luôn luôn chủ động. Thứ tư, xây dựng quan hệ—nếu không được công việc, cũng được quan  hệ. Thực ra, nếu bạn suy nghĩ kỹ thì công việc là chuyện tức thì, quan hệ là chuyện lâu dài. Nếu được  cả hai thì càng tốt, nhưng nếu không được cái tức thì, ít ra mình cũng xây dựng được cái lâu dài. Chúc các bạn nhiều may mắn.
  4. Theovieclam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2