Nghệ thuật khi phỏng vấn xin việc
lượt xem 90
download
Để trả lời hoàn hảo các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn không hề đơn giản, đòi hỏi bạn đôi khi phải dùng "mẹo" để nổi trội hơn các ứng viên khác. Dưới đây là những câu hỏi khó thường gặp và câu trả lời đi kèm có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật khi phỏng vấn xin việc
- "Nghệ thuật" trả lời những câu hỏi khó trong khi phỏng vấn Để trả lời hoàn hảo các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn không hề đơn giản, đòi hỏi bạn đôi khi phải dùng "mẹo" để nổi trội hơn các ứng viên khác. Dưới đây là những câu hỏi khó thường gặp và câu trả lời đi kèm có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. + Theo bạn, điểm yếu nhất của mình là gì? A) Tôi là người hoàn hảo. B) Tôi không phải týp người máy móc, thiếu sáng tạo, vì thế các bản sao chép có sẵn đừng “ghé thăm” tôi. C) Tôi là người say mê công việc. Câu A và C là hai câu trả lời khá phổ biến mà các ứng viên thường dùng. Với câu trả lời này, bạn sẽ để lại những nghi ngờ nơi nhà tuyển dụng như: "Họ nói vậy nhưng sau này liệu họ có thực sự tâm huyết với công việc hay không? Liệu việc quá tự tin như vậy có ảnh hưởng đến công việc sau này không?”. Với câu trả lời B, bạn đã làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người có óc hài hước. Tuy nhiên bạn nên đưa ra một vài ví dụ để minh họa thêm cho câu trả lời. + Lương của bạn trước đây là bao nhiêu? A) 5 triệu (con số thật) B) 10 triệu (con số ảo) C) Lương của tôi được trả tùy thuộc vào lĩnh vực tôi làm việc. Câu A: Tuy bạn nói sự thật nhưng câu trả lời này sẽ hạn chế bạn trong vấn đề đám phán mức lương sau này với nhà tuyển dụng. Hơn thế nữa, nếu lương của bạn trước đây thấp thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi cho bạn như: khả năng làm việc của bạn thế nào? Câu B: Nói thật là "nguyên tắc vàng" khi đi phỏng vấn, bởi nếu nói dối, nhà tuyển dụng có thể “lật mặt” bạn bất cứ lúc nào và cơ hội của bạn coi như chấm hết. Câu C: Với câu trả lời “lấp lửng” như vậy, nhà tuyển dụng phải là người đầu tiên đưa ra một con số cho bạn lựa chọn. Đây cũng là cách giúp bạn có lợi thế trong vấn đề đàm phán mức lương khi được đề nghị làm việc. + Tại sao bạn lại xin nghỉ công việc trước đây? 1
- A) Công ty đó quá nhỏ cho sự phát triển của tôi. B) Do công ty đó đang trong thời kỳ cắt giảm nhân viên. C) Tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới. Đáp án là tất cả những câu trả lời trên, bởi đó đều là những lý do hợp lý cho việc thay đổi chỗ làm của bạn, đồng thời giúp bạn không phải nói ra những điều không hay về công ty cũng như “sếp” trước đây. + Hãy thử miêu tả về một đồng nghiệp khó ưa nhất mà bạn từng cộng tác. A) Đó là một trong những kỹ sư đã làm việc cùng tôi, anh ta không có khả năng nói tiếng Anh và chúng tôi đã rất vất vả khi giao tiếp với nhau khi cùng làm việc. B) Đó là một gã luôn cố tình tán tỉnh tôi và mời tôi ra ngoài. Tôi đã cố gắng phớt lờ anh ta và nói rằng tôi đã kết hôn. C) Đó là “sếp” của một bộ phận khác, ông ta đã gọi tôi vào văn phòng quát tháo và gọi lớn tên tôi. Tôi đã đề nghị ông ta bình tĩnh và giải thích rằng tôi đã làm sai chuyện gì, khi ông ta không thể làm điều đó tôi đã ra khỏi phòng ngay lập tức. Câu A và B: Cách cư xử của bạn trong hai câu trả lời này có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không độ lượng, bởi nhiều tình huống như vậy đôi khi do sự khác biệt về văn hóa gây ra. Đáp án C cho thấy nỗ lực của bạn trong việc giải quyết vấn đề, khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người luôn kiểm soát được bản thân trong mọi tình huống. + Công việc lý tưởng của bạn như thế nào? A) Đó là công việc mà tôi được hợp tác với những người dễ gần và hiểu biết. B) Đó là công việc mà tôi bộc lộ được hết năng lực của bản thân. C) Đó là công việc mà chỉ với nó tôi mới có khả năng thăng tiến. Đáp án B là câu trả lời hay nhất vì nó giúp bạn “tiếp thị” bản thân một cách hiệu quả nhất tới nhà tuyển dụng. Câu trả lời này làm hài lòng các yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như thể hiện mong muốn được làm việc đúng khả năng của bạn, từ đó sẽ tạo lợi nhuận cho công ty. + Công việc này có thể yêu cầu bạn phải làm việc thêm giờ, vào buổi tối hay thậm chí là cuối tuần. Bạn có thể đáp ứng được không? A) Tôi cần được thông báo về điều đó hoặc phải có kế hoạch cho việc này. B) Thường thì tôi phải làm thêm bao nhiêu giờ? C) Có thể được vì tôi nghĩ rằng làm thêm giờ là điều đương nhiên với tính chất công việc này. Đáp án là cả 3 phương án trên. Tất cả những câu trả lời này đều tạo cơ hội cho bạn biết được đặc tính công việc và vì sao cần làm thêm giờ, có thường xuyên như vậy 2
- không. Sau khi đã có được những thông tin cần thiết, bạn có thể trả lời một cách thành thật. + Bạn đã từng bị sa thải hay dừng hợp đồng đột ngột chưa? A) Không hẳn. Vì tôi bị nghỉ việc trong quá trình cơ cấu lại công ty. B) Công ty trước đây đã thay đổi người điều hành mới và họ để tôi ra đi. C) Chưa bao giờ. Đáp án là cả 3 phương án trên. Nhiều người sẽ nói dối khi gặp tình huống này, và như vậy là đánh bạc 50/50 với nhà tuyển dụng. Bạn nên nói thật, dù đó là những trường hợp không có lợi cho bản thân nhưng lại là giải pháp tốt hơn cả. + Theo hồ sơ thì bạn là người có rất nhiều kinh nghiệm làm việc, vậy tại sao bạn lại chọn vị trí công việc này? A) Tôi muốn thử “bước chân” vào bất cứ cơ hội nào để có thể thể hiện khả năng làm việc của mình trong nhiều môi trường đa dạng. B) Tôi muốn giảm bớt trách nhiệm công việc để có thể cân bằng tốt hơn công việc và gia đình. C) Tôi chọn công việc này vì nó ít phải đi xa và không căng thẳng. Câu A và C sẽ làm nhà tuyển dụng phải suy nghĩ rằng nếu bạn được nhận, có gì đảm bảo rằng bạn sẽ lại không chuyển đi vì những lý do như trên? Đáp án B: Câu trả lời này đưa ra một lý do rất hợp lý, đó là bạn muốn giảm sức ép về thời gian công việc, nghĩa là năng lực làm việc của bạn vẫn đảm bảo như nhà tuyển dụng mong muốn. +Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?" "Bí quyết" trả lời phỏng vấn xin việc: Đây là một câu hỏi mở, tạo cho bạn cơ hội tiếp thị bản thân. Nếu trả lời không đúng trọng tâm, bạn rất dễ bị loại khỏi danh sách ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Những câu không nên trả lời: Bởi vì tôi cần một công việc. Đây là câu trả lời nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân bạn, trong khi nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể làm được gì cho “họ”. Tôi là một người làm việc chăm chỉ. Đây là một câu trả lời tầm thường, cũ rích. Hầu hết ứng viên nào cũng trả lời như vậy. 3
- Tôi đã đọc mẫu thông báo tuyển dụng của công ty và tôi nghĩ tôi có th ể làm đ ược công việc đó. Đây là câu trả lời thiếu sự thuyết phục và quả quyết. Những câu trả lời có hiệu quả nhất: - Bởi tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc với khách hàng trong một môi tr ường năng động. - Tôi có những kiến thức cũng như kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu đòi h ỏi c ủa các ông. Tôi rất xuất sắc trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của khách hàng. - Tôi có kinh nghiệm và thành thạo về chuyên môn trong phạm vi làm việc với khách hàng, những điều đó là điều kiện để tôi phù hợp với vị trí này. Đây là lúc để bạn giới thiệu với người phỏng vấn biết bạn có thể đem lại những lợi ích nào khi họ chọn bạn và vì sao họ phải lắng nghe lời mời chào của bạn. Hãy nhớ l ại và trình bày những thành tích nổi bật nhất của bạn, nhấn mạnh bạn phù hợp thế nào với những yêu cầu của họ. +Anh/chị có thể mô tả một tình huống khó khăn đã gặp và giải quyết như thế nào? Đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn với câu hỏi này đặc biệt nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hay là một người chưa có nhiều kinh nghiệm lắm. Đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng thực ra chỉ muốn biết bạn linh hoạt, thông minh, nhanh nhạy và có khả năng giải quyết công việc tới cỡ nào. Do đó, nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể kể về một khó khăn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và bạn đã giải quyết nó tích cực ra sao. +Thành tích gì khiến anh/chị thấy tự hào nhất? Nên đi vào cụ thể và lựa chọn những thành tích liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Thậm chí nếu thành tích cao nhất là bạn đã từng đạt giải quán quân trong một cuộc thi cầu lông thì cũng nên bỏ qua để chú ý đến một thành tích khác có liên quan đến công việc chuyên môn hiện nay. +Anh/chị mong muốn có mức lương bao nhiêu? Đây có thể là một trong những câu hỏi khó nhất, tế nhị nhất, đặc biệt là với những người có ít kinh nghiệm. Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn phải biết chắc mức lương trung bình của công ty. Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, hãy nêu ra một mức lương có thể chấp nhận được. Nếu bạn là một người có năng lực chuyên môn, hãy đòi 4
- hỏi một mức lương xứng đáng với mình, nếu không muốn bị người tuyển dụng hiểu lầm là bạn đang thất thế. Cũng tùy từng vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn xin tuyển vào làm kế toán, thì đừng tỏ ra ham tiền quá. Nhưng nếu bạn xin vào làm nhân viên marketing, một vị trí cho phép ăn lương theo khả năng làm việc, thì bạn nên yêu cầu một mức lương cao, điều đó thể hiện khát vọng làm việc của bạn. + Công việc trước của bạn như thế nào? Điều quan trọng nhất là bạn không nên để cho người phỏng vấn thấy rằng có mối quan hệ giữa các kỹ năng mà bạn đã sử dụng trong công việc trước đây với công việc họ sẽ thuê nhà. Thể hiện sự nhiệt tình của mình với công việc cũ kèm theo một số thành tích. + Với kinh nghiệm của mình dường như công việc này quá dễ với bạn. Vì sao bạn lại đăng ký vào vị trí này? Nếu bạn quá tâng bốc kinh nghiệm của mình, sẽ dẫn tới câu hỏi vì sao bạn lại đăng ký cho vị trí này. Người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn sẽ chỉ làm công việc này mang tính thời vụ thôi và khi tìm được một công việc tốt hơn, bạn sẽ chuyển đi. Nhiệm vụ của bạn là phải thuyết phục để họ tin rằng bạn rất thích làm vị trí này. + Bạn mong có mức lương tối thiểu là bao nhiêu? Cách tốt nhất nói về mức lương là sau khi bạn biết rõ công việc yêu cầu những gì. Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định đòi bạn đưa ra một con số thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn rất biết giá trị sức lao động của mình. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
8 lỗi nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc
5 p | 641 | 281
-
Bảy bí quyết vượt qua " ải " phỏng vấn - xin việc
4 p | 610 | 256
-
125 câu hỏi và trả lời khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh
10 p | 710 | 244
-
Những chiến lược hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc
5 p | 170 | 171
-
Thương lượng mức lương trong phỏng vấn xin việc
3 p | 344 | 149
-
10 lỗi phổ biến khi làm hồ sơ xin việc
6 p | 321 | 87
-
Để không bí khi trả lời phỏng vấn xin việc làm
5 p | 202 | 63
-
Những kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
6 p | 404 | 63
-
Bản lĩnh hay "khua môi múa mép" khi phỏng vấn xin việc
6 p | 199 | 59
-
Chuẩn bị cho 3 giai đoạn trong phỏng vấn xin việc
4 p | 223 | 59
-
Không trung thực - điều tối kỵ khi phỏng vấn xin việc
5 p | 243 | 53
-
Những điều cần lưu ý khi phỏng vấn xin việc
4 p | 285 | 46
-
Bảy nguyên nhân phá hỏng cuộc phỏng vấn xin việc
5 p | 176 | 44
-
Cách trả lời khi được nhà tuyển dụng hỏi về mức lương khi bạn xin việc
7 p | 256 | 41
-
Nghệ thuật đi Phỏng vấn
5 p | 163 | 35
-
Tạo thiện cảm trong buổi phỏng vấn xin việc
5 p | 123 | 30
-
Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn xin việc
3 p | 167 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn