intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 lỗi nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

642
lượt xem
281
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Buổi phỏng vấn xin việc mang tính quyết định thành bại của bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm, đồng thời cũng luôn khiến bạn lo lắng. Dưới đây là 8 lỗi nghiêm trọng mà các ứng viên cần tránh mắc phải để có được ấn tượng tốt đẹp với những ông chủ tương lai của mình: 1. Đến trễ Không có cách gì dễ dàng để mất điểm trong mắt vị sếp tương lai của bạn bằng việc đến trễ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 lỗi nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc

  1. 8 lỗi nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc Buổi phỏng vấn xin việc mang tính quyết định thành bại của bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm, đồng thời cũng luôn khiến bạn lo lắng. Dưới đây là 8 lỗi nghiêm trọng mà các ứng viên cần tránh mắc phải để có được ấn tượng tốt đẹp với những ông chủ tương lai của mình: 1. Đến trễ Không có cách gì dễ dàng để mất điểm trong mắt vị sếp tương lai của bạn bằng việc đến trễ.
  2. Ấn tượng đầu tiên luôn còn mãi. Và đáng tiếc thay, đến phỏng vấn muộn nói lên rằng “Tôi không đáng tin” hoặc “Tôi chẳng quan tâm đến thời giờ của ông.” Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ cố gắng đến sớm trong mọi cuộc phỏng vấn. Bằng cách đó, những yếu tố khách quan như thời tiết xấu, tắc đường hay nhận được một cú điện thoại vào phút cuối sẽ ít có cơ làm hỏng con đường tìm việc của bạn. 2. Tỏ thái độ không mấy thích thú Dù có bất cứ điều gì xảy ra, đừng tỏ thái độ chán ngán trong buổi phỏng vấn. Ngay cả khi bạn cảm thấy chẳng gì có thể khiến bạn nhận công việc này, hãy giữ thái độ chăm chú và cố gắng tỏ ra quan tâm đến cuộc nói chuyện. Nếu bạn có những cử chỉ không mấy đẹp mắt, người phỏng vấn bạn sẽ nhớ chúng và đem kể lại với nhiều người khác. Hãy nhớ rằng người phỏng vấn bạn không sống trên hoang đảo. Anh ta còn có bạn bè, người thân và các đối tác làm ăn. Biết đâu một trong số đó sẽ là người có ảnh hưởng tới công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn sau này thì sao. 3. Đi phỏng vấn khi chưa chuẩn bị kĩ càng Ở đây, chuẩn bị có nhiều cách hiểu khác nhau. Trước tiên, mọi nhà tuyển dụng đều yêu cầu bạn phải có những hiểu biết nhất định về công ty cũng như vị trí mà bạn nộp đơn xin việc. Nắm chắc những thông tin dạng này thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự muốn có công việc này.
  3. Hãy tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn khác nhau như Internet, các báo, tạp chí và cả những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn xin vào làm. Ngoài ra, sự chuẩn bị còn bao gồm việc tự mình đặt ra các câu hỏi tiềm năng và chuẩn bị trước câu trả lời. Bạn cũng có thể tìm kiếm những câu hỏi cũng như câu trả lời thường gặp trong các bài báo trên mạng hoặc tại các hiệu sách. Và cũng đừng quên mang theo một bản copy lý lịch và các tài liệu liên quan phòng trường hợp cần thiết. 4. Chẳng quan tâm đến phong cách ứng xử của bản thân Cho dù những từ như “xin phép”, “thưa ông”, và “cảm ơn” có vẻ lỗi mốt đến đâu, đừng bao giờ xoá chúng khỏi từ điển ngôn ngữ của bạn. Những từ ngữ đơn giản kể trên có thể giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng. Đừng ngắt lời người phỏng vấn bạn nếu không cần thiết và hãy nhớ đừng nhìn ngó lung tung. Cố gắng giữ thái độ hoà nhã và tránh dùng tiếng lóng, nhai kẹo cao su và đi đứng lòng khòng khi đến phỏng vấn. Đừng bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của những cử chỉ lễ độ bởi chúng thể hiện sự tôn trọng bản thân cũng như những người xung quanh bạn. 5. Ăn vận quá cầu kì Dù muốn dù không, buổi phỏng vấn xin việc không phải là nơi bạn thể hiện cá tính. Luôn ghi nhớ rằng mục tiêu của bạn là tìm được việc làm chứ không phải thể hiện phong cách thời trang của mình.
  4. Chính vì thế, bạn không nên ăn vận quá cầu kì bởi điều đó sẽ phân tán sự tập trung của người phỏng vấn dành cho bản thân cũng như trình độ của bạn. Những thứ nên tránh trưng ra trong buổi phỏng vấn gồm: những light tóc màu lạ lẫm, đeo quá nhiều trang sức và lớp trang điểm dầy cộp cùng với những bộ đồ quá gợi cảm chỉ hợp khi đi chơi. 6. Nói dối Không bao giờ cho phép mình nói dối trong một buổi phỏng vấn. Thông thường những lời nói dối thường rất vụng về và dễ bị phát hiện. Nếu nhà tuyển dụng bóc mẽ bạn ngay trong buổi phỏng vấn, cơ hội có việc làm của bạn gần như dưới 0. Chẳng có ai muốn thuê người mà họ không tin tưởng cả. Trường hợp phải đến khi bạn vào làm người ta mới phát hiện bạn nói dối trong buổi phỏng vấn, đó có thể là cái cớ để đuổi việc bạn. Ngay cả khi bạn vẫn giữ được việc, bạn cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bởi chính bạn đã huỷ hoại lòng tự trọng của mình trong mắt sếp. 7. Ngại ngùng Khi đi phỏng vấn, đừng tỏ ra quá khiêm nhường. Hãy kể về những kĩ năng nghề nghiệp và thành tích của bạn bởi sẽ chẳng có ai nói thay bạn những điều này cả. Không nên chỉ dựa vào bản lí lịch, nó chỉ là phương tiện giúp bạn có cơ hội vào vòng phỏng vấn mà thôi. Khi đã tiến tới đó, chính bạn mới là người thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng có được công việc đó.
  5. Nếu bạn sợ bị hiểu nhầm là kiêu căng thay vì tự tin, tốt hơn hết, hãy tập trước với một người bạn hoặc người thân, bởi họ sẽ là người đưa ra những lời nhận xét chân thành giúp bạn sửa đổi. 8. Quên nói lời cảm ơn Ngay khi buổi phỏng vấn kết thúc, nhớ bỏ ra vài phút để viết lại những ấn tượng của bạn đối với người phỏng vấn, những điều bạn đã chia sẻ và bất cứ điểm gì bạn thấy thích thú trong buổi phỏng vấn. Thời gian lý tưởng nhất đế làm việc này là ngay khi ra khỏi phòng phỏng vấn bởi lúc này cảm xúc của bạn vẫn còn nguyên vẹn. Những thông tin này sẽ được bạn sử dụng khi viết thư cảm ơn người phỏng vấn và tốt hơn hết hãy gửi thư ngay ngày hôm sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2