intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh bằng… khí hậu

Chia sẻ: Aae Aey | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khá nhiều bệnh tật của con người khởi phát là do tác động của khí hậu. Việc vận dụng thời tiết, khí hậu để điều dưỡng thân thể và chữa bệnh từ lâu đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh bằng… khí hậu

  1. Chữa bệnh bằng… khí hậu Khá nhiều bệnh tật của con người khởi phát là do tác động của khí hậu. Việc vận dụng thời tiết, khí hậu để điều dưỡng thân thể và chữa bệnh từ lâu đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nước có riêng một ngành khoa học nghiên cứu về khí hậu liệu pháp. Vì thế, vẫn có những bệnh nhân điều dưỡng ở những nơi có khí hậu không phù hợp với sức khỏe, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Khí hậu gây bệnh… Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chuyện đi du lịch, nghỉ dưỡng theo mùa hằng năm là rất phổ biến. Tuy nhiên, do không hiểu biết về sinh khí hậu cũng như tác động của khí hậu đến sức khỏenên không ít người đã chọn mùa không phù hợp để đi du lịch hoặc tìm đến những vùng thời tiếtcó hại cho sức khỏe của mình để nghỉ dưỡng.
  2. Thông thường, 2 đặc trưng khí hậu dễ gây bệnh nhất là quá nóng và quá lạnh. Khí hậu quá nóng vào mùa hè là tác nhân lý tưởng để làm phát sinh các căn bệnh nguy hiểm như viêm gan do virut, rối loạn tiêu hóa, sốt xuất huyết, viêm màng não… Kể cả nóng – khô hay nóng – ẩm đều có thể gây ra những rối loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn tới tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể. Theo Lampert (1968), những người sống ở vùng nóng – ẩm thường hay bị thương tổn da, bị các bệnh về hệ tim mạch và thận. Theo Licht (1964), nếu nhiệt độ không khí tăng cao đáng kể và khí hậu biến đổi đột ngột trong mùa nóng thì đó là nguyên nhân tăng tỉ lệ tử vong. Khí hậu chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại là mối đe dọa với sức khỏe người già và người bị bệnh tim. Các loại khí hậu lạnh tuy ít gây hậu quả gay gắt hơn khí hậu nóng nhưng nó cũng không thể xem nhẹ. Khí hậu lạnh ngoài việc thường gây cho con người bị cước đầu ngón tay, ngón chân, da tím tái, cứng đờ, thân thể cóng lạnh còn dễ làm phát sinh các bệnh
  3. như viêm đường hô hấp,thấp khớp, cúm, bạch hầu, bệnh còi xương, thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… Theo Mets (1967), người già có thể chết khi nhiệt độ trung tâm xuống dưới 300C. Khí hậu lạnh còn làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ các bệnh hô hấp, lao, thấp khớp. Ngoài ra, việc thay đổi khí hậu cũng có những tác hại đáng kể đối với sức khỏe con người. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được đặc trưng quan trọng nhất của khí hậu ở vùng núi cao là tính kích thích mạnh, không khí loãng, áp suất không khí thấp… Vì vậy, nhiều người đang ở vùng đồng bằng khi đến vùng núi cao du lịch nghỉ dưỡng thường nhức đầu, mất ngủ, rối loạn nhịp thở, rối loạn thông khí phổi, tăng hồng cầu, tăng tần số tim. Loại khí hậu này đặc biệt không thích hợp cho những người mắc bệnh phổi kích thích, thiếu máu, những người già và bệnh nhân ung thư. Ngược lại, khí hậu miền biển chịu ảnh hưởng của chế độ gió đất liền đổi hướng ngày đêm nên có biên độ nhiệt thấp hơn các vùng khác. Bầu trời miền biển thường có nhiều mây, bức xạ khuếch tán lớn, có nhiều tia cực tím. Những đặc trưng khí hậu này không phù hợp để các bệnh nhân tim mạch, suy nhược cơ thể, lao phổi, huyết áp cao đến du lịch hay an dưỡng. Ngày nay, rừng cũng là một trong những địa điểm được nhiều khách du lịch ưa thích. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rừng là nơi ẩm thấp, rất dễ gây bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp và ngộ độc CO2 đồng thời có tác động bất lợi đối với quá trình chuyển hóa, làm giảm thể lực và sức đề khángvới bệnh tật. Chính vì thế, những người đang mang bệnh hay có sức khỏe không tốt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định đi nghỉ mát hay điều dưỡng dài ngày ở một nơi nào đó, vào một mùa nào đó trong năm.
  4. Và khí hậu chữa bệnh Tuy có ảnh hưởng khá lớn đến bệnh tật và sức khỏe, nhưng từ xa xưa con người cũng đã biết lợi dụng những yếu tố khí hậu để cải thiện điều kiện sống hằng ngày và chữa một số bệnh. Đây chính là mục tiêu của một ngành nghiên cứu mới dựa trên cơ sở sinh khí hậu, trong đó môn sử dụng khí hậu để trị bệnh được gọi là khí hậu liệu pháp. Dựa trên các nguyên tắc sử dụng các yếu tố khí hậu tự nhiên ở các vùng khác nhau, khoa khí hậu liệu pháp đã đưa ra một số phương pháp chữa bệnh căn bản thông qua các kỳ nghỉ dưỡng, điều dưỡng dài ngày cho người bệnh. Người bệnh có thể lợi dụng những vùng núi cao để chữa một số bệnh như hen, ho gà, lao phổi, viêm phế quản mạn tính… Khi lên núi cao – nơi có không khí loãng và áp suất thấp, lượng hồng cầu và tỉ lệ huyết sắc tố trong máu tăng, lượng bạch cầu giảm đi, thời gian đông máu cũng ngắn hơn. Áp suất không khí thấp có tác dụng rất tốt trên hệ tuần hoàn và cơ quan hô hấp, giúp cơ thể
  5. có cảm giác nhẹ nhõm. Khí hậu miền núi cũng kích thích sự chuyển hóa, thích hợp với các bệnh nhân mới bình phục, những người làm việc quá sức, thiếu máu thứ phát, thiếu máu sau chảy máu hay thiếu máu do các bệnh ký sinh trùng. Những người mắc bệnh tiểu đường, một số bệnh da liễu như viêm da chảy nước, ngứa, đặc biệt là trẻ em bị chàm, sẽ cảm thấy dễ chịu với khí hậu miền núi. Với khí hậu vùng biển thường mát mẻ, nhiều ánh nắng mặt trời, bầu không khí có áp suất cực đại lại chứa một lượng muối và iốt, có khả năng kích thích mạnh các quá trình đồng hóa, trao đổi chất trong tế bào, gia tăng sự tạo huyết và kích thích hệ thần kinh. Về mặt trị liệu, những bệnh nhân đang có hiện tượng thoái hóa khoáng chất, tinh thần mệt mỏi sẽ cảm thấy dễ chịu ở miền biển. Trẻ em còi xương hay mắc bệnh bạch huyết, lao khớp, lao xương đều có thể điều trị có kết quả ở miền biển. Ngày nay, rừng nguyên sinh hay các vùng hồ lớn cũng là một trong những địa điểm được khách du lịch ưa thích. Rừng là bộ máy chắn gió, lọc bụi, điều hòa nhiệt độ và giảm lượng bức xạ mặt trời gây kích thích, rất thích hợp cho những người bị stress, căng thẳng, mệt mỏi. Lại thêm mùi thơm hoa lá trong rừng cũng có tác dụng dưỡng tâm, an thần rất hữu hiệu. Còn vùng hồ thì có sự chênh lệch nhiệt giữa đất và nước nên tạo gió mát và hơi nước có tác động tích cực đến hệ thần kinh và huyết áp. Trẻ còi xương, thiếu máu; người bị hao tổn thần kinh, mới bình phục, những bệnh nhân mất ngủ, tăng huyết áp, mắc các chứng bệnh về tim, thận, đường hô hấp đều có thể điều trị ở vùng hồ kết hợp với thuốc. Nắm vững và am hiểu mối quan hệ, tác động giữa khí hậu và sức khỏe, chúng ta sẽ điều chỉnh và sắp xếp các chuyến du lịch, nghỉ dưỡng thích hợp cho mình vào từng thời điểm
  6. nhất định trong năm nhằm thu được nhiều mối lợi từ khí hậu và tránh những tổn hại cho sức khỏe!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2