intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh bằng nghệ

Chia sẻ: Kim Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

298
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chữa bệnh bằng nghệ Chữa bệnh bằng nghệ Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được truyền sang Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Âu châu Á khác. Thế kỷ VII - VIII nghệ được truyền sang châu Phi và mãi tới thế kỷ XVIII, người Jamaica mới biết tới nghệ! Ở Việt Nam nghệ có ở rất nhiều nơi, từ đồng bằng tới miền núi. Ở một số vùng Hà Giang và Lai Châu, nghệ là những cây "dại" mọc chiếm chỗ của ngô, sắn trên nương rẫy, nhưng đồng bào dân tộc không loại bỏ nó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh bằng nghệ

  1. Chữa bệnh bằng nghệ Chữa bệnh bằng nghệ Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được truyền sang Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Âu châu Á khác. Thế kỷ VII - VIII nghệ được truyền sang châu Phi và mãi tới thế kỷ XVIII, người Jamaica mới biết tới nghệ! Ở Việt Nam nghệ có ở rất nhiều nơi, từ đồng bằng tới miền núi. Ở một số vùng Hà Giang và Lai Châu, nghệ là những cây "dại" mọc chiếm chỗ của ngô, sắn trên nương rẫy, nhưng đồng bào dân tộc không loại bỏ nó vì chính cây, lá và cả "củ" nghệ nữa, khi thối rữa lại chính là nguồn phân bón nương rất tốt. Nghệ có hai loại "củ", củ chính là thân rễ của nó, "củ cái" là những thân rễ mà cây từ đó mọc lên đã ra hoa và tàn lụi, thường có độ tuổi 2 - 3 năm. "Củ con" là những nhánh mọc ra hàng năm rất dễ thối hỏng khi bị ẩm ướt. Nghệ thu hoạch vào mùa đông khi lá bắt đầu tàn lụi, còn nếu trồng ở vườn nhà hay chậu cảnh, khi bạn cần cứ bới đất lấy một vài nhánh cũng không sao. Nghệ có tên khoa học là Cureuma longa.L thuộc họ Gừng (Zingiferaceae). Y học cổ truyền dùng nghệ với tên khương hoàng (thân rễ) và uất kim (củ nghệ). Từ xa xưa nghệ đã được sử dụng để chữa bệnh. Nghệ vàng chữa bệnh Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ nghệ) có vị cay đắng, mùi thơm, hắc, tính ấm có tác dụng thông kinh chi thống tiêu mũi, liền da... Tác dụng: Thông ứ, hành huyết, dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, đầy bụng, tức
  2. ngực, khó thở, đau vùng hạ sườn phải,... Sản phụ đẻ máu hôi không ra hết, huyết ứ gây đau bụng. Dùng ngoài: Giã đắp vào những vết thương bầm dập, ung nhọt,... đỡ đau hoặc đã lở loét không lành. Đặc biệt nghệ có tác dụng chữa viêm loét dạ dày rất tốt, có thể dùng theo hai cách sau: Nghệ tươi 20-30g (củ cái càng tốt) bẻ vỡ, gãi dập vắt lấy nước hoặc xay vụn. Mật ong 5-10g, khoảng một thìa cà phê (5g) hay một thìa canh (10g) hấp vào nồi cơm ăn hằng ngày vào lúc 10 giờ sáng hoặc 10 giờ tối (trước đi ngủ) hay khi dạ dày rỗng. Bài thuốc này không những làm hết viêm loét dạ dày mà còn giúp thông ứ, hành huyết,... chị em uống liên tục từ 3-6 tháng, da dẻ mịn màng, nước da sáng bóng rất đẹp, lại thêm hành kinh đều, máu đỏ, hết đau bụng, đầy hơi: ăn ngủ tốt. Và nhất là không gây béo phì. Bột nghệ khô 5-10g. Mật ong một thìa cà phê (5g), nước ấm 100ml pha uống vào lúc đói cũng rất hay. Ở thị trường có bán viên nghệ mật ong chữa dạ dày cũng rất tốt.
  3. Nghệ tươi giã nhuyễn đắp vào trĩ ngoại, có thể chống viêm và chống chảy máu rất tốt... Nghệ với phụ nữ sau sinh Dùng ngoài: Giã nghệ thành bột nhão mịn, có thể cho thêm chút nước, xoa hết mặt mũi, chân tay và cả người ngay sau khi sinh, ngày 1-2 lần bạn sẽ giữ được nước da mịn màng, trắng hồng và ít bị tàn nhang hoặc rám má cho tới lúc tuổi già (60-70 tuổi). Đây là cách mà các bà, các mẹ đã dùng và truyền lại cho người viết bài này. Bạn bè ở tuổi 60-70 bây giờ, khi sinh nở nếu bôi nghệ toàn thân thì vẫn có nước da mịn và ít bị rám hơn nhiều người cùng tuổi. Dùng trong: Có thể cho sản phụ uống nước nghệ tươi và mật ong hấp chín ngày một lần trong một tuần đến 10 ngày, ai dùng càng lâu càng tốt, sẽ không bị ra máu hôi kéo dài, bụng dạ không bị phản ứng với thức ăn lạ. Có thể giã nghệ rang với thịt thăn nạc cho sản phụ ăn. Đây là cách ngày xưa các cụ vẫn làm mà thường khi đó chỉ có nghệ rang với muối trắng. Cách này rất tốt cho hệ tiêu hóa, cũng như giúp cho hành huyết, thông ứ rất hay. Uất kim (củ nghệ): Có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng hành huyết, phá ứ, hành khí, giải uất rất tốt. Thường dùng chữa: Khí huyết uất trệ, hạ sườn đau, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu... Đặc biệt đối với chảy máu cam thì khó có vị thuốc nào sánh nổi với uất kim. Cách dùng: Với trẻ hay bị chảu máu cam: Bột uất kim một ít, dùng bông thấm bột này nhét vào mũi - cầm rất nhanh. Cho uống: Bột uất kim 5g/lần với nước ấm sẽ tăng độ bền mạch máu có thể phòng bệnh được. Nghệ chữa ung thư Hiện nay, nghệ là cây thuốc được chú ý đến trong phòng chống ung thư. Tinh nghệ: TS. Ngô Đình Tỵ và cộng sự đã triết từ nghệ một hợp chất thô mà ông gọi là tinh nghệ dùng để chữa bệnh ung thư rất tốt. Chế phẩm này đã được bán rộng rãi trên thị trường và được xuất sang nước ngoài. Có thể uống theo chỉ dẫn trên chế phẩm.
  4. Trong hoàn cảnh mỗi người, ta có thể tự chế nghệ như phương pháp trên đã giới thiệu (nghệ tươi - mật ong) là cách phòng tránh ung thư và các bệnh huyết mạch rất tốt. Các bệnh như xơ vữa động mạch, có thể giảm nhiều nếu bạn dùng thường xuyên nghệ và mật ong. Nghệ trong y học dân gian thế giới Ở Ấn Độ: Nghệ được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, lọc máu, chữa sốt rét, trị cảm lạnh (nước nghệ tươi + sữa nóng sôi). Nước ép nghệ tươi dùng làm thuốc bôi chữa nấm, côn trùng cắn, gây mẩn ngứa, chữa chấy, rận, ghẻ lở. Bột nghệ từ củ cái + 5% vôi đắp chữa đau khớp. Cao nghệ 20% uống ngày 30ml có tác dụng phụ trợ chữa viêm tấy có mủ và các bệnh về mật. Hiện nay, nghệ là cây thuốc được chú ý đến trong phòng chống ung thư.
  5. Ở Trung Quốc: Nghệ được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hóa. Nghệ được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Dùng ngoài: nước ép nghệ có thể bôi để làm lành vết thương, trị nấm tóc. Ở Nêpan: Ngoài các tác dụng trên, họ dùng nước ép nghệ tươi uống 20-30ml/lần để chữa giun sán có hiệu quả. Hiện nay, nghệ (chủ yếu là tinh nghệ) được dùng kết hợp để phòng và chống ung thư có hiệu quả với ung thư tiêu hóa và ung thư tử cung, ngày từ 5-10g, chia 2 lần uống kết hợp với nhiều thuốc khác. Một số bài thuốc từ nghệ Sỏi mật: Nghệ khô 12g, lá vảy rồng (kim tiền thảo) 40g, mộc hương 4g, nhân trần 12g, chi xác 8g, đại hoàng 8g, sắc uống hàng ngày, mỗi lần uống từ 150-200ml. Chữa trĩ ngoại: Nghệ tươi giã nhuyễn đắp vào trĩ ngoại, có thể chống viêm và chống chảy máu rất tốt. Kinh nguyệt không đều, ra máu cục, máu đen: Nghệ 8g, ích mẫu, kê huyết đằng 16g, sinh địa 12g, xuyên khang 8g, đào nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trước hành kinh 10 ngày, mỗi lần 5 thang liền trong 3 tháng. Chữa đái ra máu, đái rắt: Nghệ 40g, hành hoa 1 nắm (lấy phần trắng) giã lấy nước uống, ngày 2 lần tới khi khỏi. Phòng hậu sản: Nghệ bột 4-8g uống với nước hàng ngày. Nghệ tươi 1 củ nướng chín ăn hàng ngày. Chữa ra mồ hôi nhiều: Nghệ, củ cây vú bò (cây gió), ngũ bội tử tán bột hòa với ít nước đắp vào rốn. (Theo Hải Thượng Lãn Ông). Nghệ một gia vị thân quen, một cây thuốc quý chữa nhiều bệnh, xin giới thiệu để mọi người cùng biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2