intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh mày đay bằng đông dược

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

146
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chữa bệnh mày đay bằng đông dược Bệnh mày đay (urticaria) là một bệnh dị ứng ngoài da, thường phát ra ở những người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ và người lớn đều có thể bị mắc. Dân gian thường gọi là “mẩn tịt”, “ma tịt”, “phong lạnh”, hoặc “ma tịt đốt”... Bệnh mày đay có thể phát ra dưới tác động của các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Nhân tố bên trong chủ yếu là tinh thần căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, sức miễn dịch giảm, rối loạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh mày đay bằng đông dược

  1. Chữa bệnh mày đay bằng đông dược Bệnh mày đay (urticaria) là một bệnh dị ứng ngoài da, thường phát ra ở những người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ và người lớn đều có thể bị mắc. Dân gian thường gọi là “mẩn tịt”, “ma tịt”, “phong lạnh”, hoặc “ma tịt đốt”... Bệnh mày đay có thể phát ra dưới tác động của các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Nhân tố bên trong chủ yếu là tinh thần căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, sức miễn dịch giảm, rối loạn nội tiết... Nhân tố bên ngoài bao gồm những “dị ứng nguyên” khác nhau như bụi bặm, phấn hoa, côn trùng, thức ăn lạ, thuốc, hóa chất... Triệu chứng điển hình của bệnh là trên da đột nhiên xuất hiện những nốt chẩn (nốt mẩn), gồ cao hơn mặt da, ranh giới rõ ràng, màu hồng nhạt, ở giữa màu nhạt hơn, thành vết, thành đám, hình tròn hoặc vằn vèo, kích thước và số lượng thay đổi tùy lúc, vị trí hạn chế ở từng vùng hoặc lan khắp người. Càng gãi càng mẩn đỏ và càng ngứa hơn. Trường hợp những nốt mẩn tịt chỉ xuất hiện trong vài phút, rồi lặn, không để lại dấu vết, đó là mày đay cấp tính nhẹ. Với trường hợp này, có thể chỉ cần nằm nghỉ ở chỗ thoáng, uống nhiều nước là được. Nhưng cần tránh gãi mạnh, vì càng làm ngứa tăng thêm, có thể gây xây xước, chảy máu, nhiễm khuẩn, thậm chí bội nhiễm. Trong thể mày đay cấp tính, khi có kèm theo những triệu chứng toàn thân như hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, đau các khớp xương... cần tiến hành điều trị kịp thời. Có những trường hợp dị ứng nặng, gây sưng tấy ở lưỡi và môi, bụng đau quặn, nôn mửa, khó thở do niêm mạc họng bị phù thũng, ngạt thở do co thắt phế quản... cần đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu. Khi mày đay kéo dài trên 3 tháng, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, là đã sang giai đoạn mạn tính. Trong thể mạn tính, bệnh có thể giảm nhẹ hoặc nặng lên tùy theo điều kiện thời tiết và môi trường.
  2. Bệnh mày đay thuộc phạm vi các chứng “ẩn chẩn” và “phong chẩn khối” của Đông y học. Theo Đông y, nguyên nhân gây nên bệnh bao gồm nội nhân và ngoại nhân. Nội nhân chủ yếu do cơ thể suy yếu, âm dương khí huyết mất cân bằng, chức năng tạng phủ bị rối loạn, dẫn tới tình trạng “âm hư huyết táo” mà sinh ra bệnh. Ngoại nhân do “phong hàn” hoặc “phong nhiệt”, nhân lúc cơ thể bị suy yếu, xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh. Để chữa trị bằng Đông dược, cần căn cứ vào những biểu hiện cụ thể (triệu chứng), để phân biệt loại hình và dùng các phép chữa, bài thuốc theo nguyên tắc biện chứng luận trị của Đông y học như sau: Dạng phong nhiệt Biểu hiện: Nốt chẩn đỏ tươi, nóng rát, ngứa kịch liệt, phiền táo, miệng khát; có thể kèm theo phát sốt, sợ lạnh, họng sưng đau, gặp nóng bệnh phát nặng thêm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác (nhỏ nhanh). Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, chống ngứa. Tùy theo điều kiện, trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng một số các bài thuốc sau: Bài 1: Kim ngân hoa 12g, vỏ núc nác 12g, lá đơn đỏ (đơn mặt trời) 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng. Bài 2: Kim ngân hoa 12g, phù bình (bèo cái) 6g, sắc và uống như bài trên. Bài 3: Phù bình 16g, vỏ núc nác 12g, thuyền y (xác ve sầu) 10g. Sắc và uống như bài trên. Bài 4: Bèo cái tía tươi 50g, lá muồng trầu tươi 20g. Nước dùng 600ml, sắc còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày. Nếu bệnh nặng dùng các bài thuốc sau: Bài 1: Lá đơn răng cưa 20g, lá đơn đỏ 20g, đơn tướng quân (sao qua) 20g, củ khúc khắc 20g, cam thảo đất 20g hoặc cam thảo bắc 8g, kim ngân hoa 20g, quả ké đầu ngựa (sao) 15g. Nước dùng 1.000ml, sắc còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần, uống trong ngày.
  3. Bài 2: (Sơ phong thanh nhiệt thang): Tang diệp (lá dâu tằm) 10g, cúc hoa 10g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc) 5g, bạc hà 4g, thuyền y 6g, đan bì 6g, xích thược 10g, cam thảo 5g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 450ml, chia thành 3 phần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dạng phong hàn Biểu hiện: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì phát nặng, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch phù (nổi trên mặt da). Phép chữa: Trừ phong, tán hàn, chống ngứa. Bài 1: Ké đầu ngựa, sao vàng, nghiền thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1- 2g, chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc hòa vào rượu trắng uống. Bài 2: Hương nhu 12g, bèo cái 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng. Bài 3: Quế chi 6g, kinh giới 10g, tía tô 10g, hành 15g (để cả củ), gừng tươi 8g. Nước 800ml, sắc còn 400ml, chia ra 2 lần uống sáng, chiều, lúc đói bụng. Bài 4: (Kinh phòng tiêu phong thang): Kinh giới 6g, phòng phong 6g, khương hoạt 6g, xuyên khung 10g, quế chi 6g, bạch thược 6g, cam thảo 5g, gừng tươi 5g, đại táo 5 trái. Nước dùng 800ml, sắc còn 450ml, chia ra 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dùng cho trường hợp bệnh phát nặng. Dạng huyết hư phong táo (thể mạn tính) Biểu hiện: Bệnh kéo dài lâu ngày, thỉnh thoảng lại phát tác, buổi chiều và buổi tối phát nặng hơn. Kèm theo tâm phiền, dễ cáu giận, miệng khô, lòng bàn chân, bàn tay nóng. Chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít. Mạch tế (nhỏ yếu). Phép chữa: Dưỡng huyết, nhuận táo, trừ phong, chống ngứa. Bài 1: Đương quy 10g, bạch thược 10g, kinh giới 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày. Bài 2: Thục địa 12g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 10g. Sắc nước uống thay trà trong ngày.
  4. Bài 3: (Dưỡng huyết nhuận táo thang): Sinh địa hoàng 15g, bạch thược 10g, đan sâm 10g, đương quy 6g, xuyên khung 6g, huyền sâm 10g, hà thủ ô chế 10g, đan bì 10g, thuyền y 6g, cam thảo 6g. Nước dùng 1.00ml, sắc còn 450ml, chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dùng trong thể bệnh nặng, khí huyết suy nhược, bệnh tái phát nhiều lần. Thuốc bôi ngoài Bài 1: Trường hợp bệnh phát nhẹ chỉ cần dùng cám gạo rang nóng, bọc vào miếng gạc hoặc vải màn, xoa nhẹ lên những chỗ da bị mẩn tịt. Có tác dụng chống ngứa và bảo vệ da. Bài 2: Dùng lá khế tươi (nhiều ít tùy theo diện tích da bị mẩn tịt) vò nát, lấy vải màn hoặc gạc bọc lại, xát nhẹ vào chỗ da bị mẩn tịt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2