intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huyết áp Cao – Phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyết áp cao là danh từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch. - Danh từ này do YHHĐ đặt ra căn cứ trên phát hiện của áp huyết kế (máy đo huyết áp). - YHCT trước đây không có danh từ huyết áp cao nhưng có những tên gọi như Huyễn (Vậng), Can Dương Vượng... mà nội dung rất gần với các chứng trạng của bệnh Huyết áp cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huyết áp Cao – Phần 1

  1. Huyết áp Cao – Phần 1 Áp Huyết Cao - Hypertension - High Blood Pressure. A- Đại Cương - Huyết áp cao là danh từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch. - Danh từ này do YHHĐ đặt ra căn cứ trên phát hiện của áp huyết kế (máy đo huyết áp). - YHCT trước đây không có danh từ huyết áp cao nhưng có những tên gọi như Huyễn (Vậng), Can Dương Vượng... mà nội dung rất gần với các chứng trạng của bệnh Huyết áp cao. - Huyết áp cao là bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao: + Châu Âu và Bắc Mỹ: 15 - 20 %. + Việt Nam: 6 - 12 % ( Theo thống kê của sách ‘ Bách Khoa Thư Bệnh Học 1990). - Bệnh biến đổi thường xuyên:
  2. + Thay đổi trong ngày: (ban đêm ít (thấp) hơn ban ngày). + Theo tuổi: lớn tuổi bị nhiều hơn trẻ tuổi. + Theo giới: nam bị nhiều hơn nữ. - Muốn biết rõ chính xác huyết áp cao cần phải dùng máy đo huyết áp (huyết áp kế). - Khi đo huyết áp ta sẽ ghi nhận được 2 trị số: + Trị số HA tối đa (còn gọi là HA Tâm Thu): tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim co bóp. + Trị số HA tối thiểu (còn gọi là HA Tâm Trương): tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim dãn ra. Số tối thiểu này còn cho ta biết rõ về sức kháng của các động mạch nhỏ trong cơ thể. Theo tổ chức Y Tế thế giới (OMS - WHO), một người được coi là huyết áp cao khi HA tối đa lớn hơn 140mmHg và HA tối thiểu lớn hơn 90mmhg. HA trung bình là 120/80 mmHg (theo OMS) và 110/70 (theo Viện Thống Kê Sinh Học Việt Nam ). Tuy nghiên cũng cần lưu ý là đối với người lớn tuổi HA bình thường hơi tăng 1 ít do sức đàn hồi của mạch máu bị giảm. Một người bình thường trên 50 tuổi HA 160/90mmHg được coi là bình thường.
  3. Ngoài ra, còn có loại HA cao sinh lý: + Buổi sáng HA hơi hạ, khi ăn no, có xúc cảm, sau buổi lao động, sau khi suy nghĩ căng thẳng...HA có hơi tăng một ít. + Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt, HA cũng hơi tăng. B- Bệnh Danh - YHHĐ trước đây gọi chung là HA cao, gần đây, dựa trên sinh lý học, các nhà nghiên cứu đè xuất nên gọi là HA tăng hoặc tăng HA. - YHCT trước đây không có tên gọi là HA cao nhưng hiện nay giới YHCT cũng đã quen dần với tên gọi: HA cao, HA tăng. C- Phân Loại 1- Theo YHHĐ. Có nhiều cách phân loại khác nhau: a- Dựa vào 2 trị số Tối Thiểu và Tối Đa, người ta chia ra làm 2 loại sau: + HA Cao Thể TÂM THU: khi chỉ có HA tối đa tăng cao, HA tối thiểu vẫn ở trong giới hạn bình thường. Thí dụ: 170/80mmHg, 195/80mmHg... + HA Cao Thể TÂM TRƯƠNG: khi cả 2 trị số HA tối đa và tối thiểu tăng cao hơn bình thường. Thí dụ: 180/95mmHg, 195/100mmHg...
  4. Dựa vào sự tăng của HA tối thiểu, các nhà nghiên cứu có thể xếp loại mức độ nặng nhẹ trong bệnh HA tăng như sau: * HA cao nhẹ (giai đoạn 1): HA tối thiểu 90 - 104mmHg * HA cao trung bình (giai đoạn 2): HA tối thiểu 105 - 114mmHg * HA cao nặng,trầm trọng (giai đoạn 3): HA tối thiểu 115mmHg. Viện Dinh Dưỡng Việt Nam dựa trên cơ sở mức phân loại của Uỷ Ban Liên Kết Quốc Gia Về Tăng Huyết Áp Của Hoa Kỳ (1993) phân độ nặng của huyết áp cao thành 4 giai đoạn: Bảng Phân Loại Độ Nặng Tăng Huyết Áp Giai đoạn Huyết Áp Tâm Thu (mmHg) Huyết Áp Tâm Trương (mmHg) 1 2 3 4 140 ~ 159 160 ~ 179
  5. 180 ~209 ± 210 90 ~99 100 ~ 109 110 ~ 119 ± 120 b- Một số tác giả dựa vào tính chất nặng nhẹ, lành tính, ác tính mà chia ra như sau: + HA cao thường xuyên, có thể là lành tính và ác tính. + HA cao theo cơn: dựa trên cơ sở bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn cao vọt. + HA dao động: trị số HA có lúc tăng lúc không. c- Dựa vào nguyên nhân gây bệnh 1 số tác giả lại chia ra: + HA cao thứ phát: thường gặp ở người trẻ và trẻ em. + HA cao nguyên phát: thường gặp nơi người cao tuổi. 2- Theo YHCT. YHCT chưa thống nhất về cách phân loại bệnh HA cao. + Nguyễn Như Lệ (VNam) trong ‘Tạp Chí Đông Y ‘ số 11\1967 phân loại HA cao theo Tạng: HA cao thể Can, Tâm, Thận, Tỳ...
  6. + Thịnh Quốc Vinh (T.Quốc) phân loại theo Aâm Dương và Tạng. + Vương Kiến Dân (T.Quốc) phân loại theo Hàn - Nhiệt, Hư - Thực và Khí - Huyết. + Sở Nghiên Cứu Nội Khoa Viện Nghiên Cứu Trung Y (T.Quốc) phân loại theo Âm Dương, Tạng, Hàn Nhiệt và tên bệnh. + Sở Nghiên Cứu HA Cao của Trung Y Học Viện Thượng Hải phân loại theo âm Dương. Trong các cách phân loại trên mỗi cách đều có ưu khuyết điểm riêng, tuy nhiên để cho phù hợp với quan điểm của YHCT, các nhà nghiên cứu đề nghị dùng cách phân loại theo Âm Dương của Viện Trung Y Thượng Hải. Theo cách phân loại này, ta có 5 loại sau: * Dương Thịnh: Can dương thượng cang, Can nhiệt thượng xung. * Dương Hư: Thận dương hư, Dương khí trong ngực hư. * Âm Hư Dương Thịnh: Âm hư Can vượng, Thận suy Can vượng. * Âm Hư : Can Thận lưỡng hư, Tâm huyết hư. * Âm Dương đều hư. So sánh với YHHĐ, Sở Nghiên Cứu Nội Khoa của Viện Nghiên Cứu Trung Y nhận xét như sau:
  7. + Thể Dương Thịnh: tương đương thời kỳ 1 giai đoạn 1 và thời kỳ 2 (giai đoạn HA cao chưa có xơ cứng động mạch). + Thể Âm Hư Dương Hư: Tương đương với thời kỳ I (giai đoạn có xơ cứng động mạch và triệu chứng về tim, thận, não...) + Thể Âm Dương Đều Hư: tương đương với giai đoạn II thời kỳ III là lúc đã mất sức lao động. + Thể Âm Hư Dương Thịnh: là thời kỳ chuyển tiếp giữa giai đoạn II và III. D- Nguyên Nhân a- Theo YHHĐ. Theo TCYTế thế giới thì 1 số ít trường hợp HA cao đã có nguyên nhân được biết rõ nhưng phần lớn (trên 90% số trường hợp) cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân. Đối với những trường hợp này y học gọi là HA vô căn ( HA không rõ nguyên nhân). Theo TCYTế thế giới, một số nguyên nhân gây ra HA cao là: 1+ Yếu Tố Thần Kinh, Tâm Lý Xã Hội. . Trong thời kỳ chiến tranh, HA cao nhiều hơn.
  8. . Trạng thái căng thẳng thần kinh, không thoải mái, môi trường xã hội không thuận lợi: ở thành phố ồn ào, nhiều kích động hơn nông thôn...HA cũng cao hơn. 2+ Do Tăng Các Chất Nội Tiết. Khi bị sợ hãi nhiều,cơ thể tiết ra chất Adrenalin và Noradrenalin làm mạch máu co lại gây ra HA cao. 3+ Yếu Tố Dinh Dưỡng . Chế độ ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến HA: ăn thừa năng lượng (calori) dẫn đến thừa cân nặng ở cơ thể, thừa mỡ cũng gây nên bệnh HA cao và bệnh nhiễm mỡ xơ mạch. Giữa 2 bệnh này có sự thúc đẩy qua lại: sự phát triển của bệnh này làm bệnh kia tiến triển hơn. - Ăn thừa muối (Nacl) có ảnh hưởng đến việc tăng HA. 4+ Yếu Tố Di Truyền. Có gia đình cả nhà hoặc cả họ đều bị HA cao. Ngoài ra, tổ chức y tế thế giới cũng lưu ý đến 3 nhóm nguyên nhân chính thường gặp: 1+ HA cao do dùng thuốc. . Thuốc ngừa thai loại Hormon tổng hợp. . Cam thảo và Carbenoxolone.
  9. . ACTH và Corticoide. 2+ HA cao trong thai nghén. Với 3 dấu hiệu kinh điển: HA cao + Protein Niệu + Phù. 3+ HA cao do 1 số bệnh thực thể. . Hẹp động mạch chủ (tật bẩm sinh). . Các bệnh của Thận (cầu thận, bể thận viêm...) . Các bệnh của vỏ thượng thận: hội chứng Cushing, U thượng thận gây ra tăng Aldosteron... . Các bệnh của thượng thận: u pheochromocytome... Một số tác giả hiện nay phân loại nguyên nhân gây HA cao thành 2 nhóm chính, dựa theo trị số của HA tâm thu và HA tâm trương. HA CAO TÂM THU HA CAO TÂM TRƯƠNG Tăng năng tuyến giáp Tăng áp lực nội sọ và 1 số bệnh của hệ TK trung ương Động mạch chủ xơ cứng Hẹp động mạch chủ Bệnh tăng hoạt động của thượng thận Thông rò tĩnh mạch Bệnh của thận và động mạch thận Sốt HA cao không rõ nguyên nhân. b- Theo YHCT.
  10. Theo Sở Nghiên Cứu Nội Khoa Viện Nghiên Cứu Trung Y Thượng Hải: - Nguyên nhân chủ yếu của HA cao là Thất Tình (7 loại tình chí của YHCT: vui, buồn, giận...). - Từ nguyên nhân thất tình dẫn đến 1 số yếu tố gây bệnh khác mà YHCT thường hay đề cập đến là Phong, Hỏa, Đờm, Hư. Cụ thể là: + Lo buồn suy nghĩ, tinh thần căng thẳng đều có thể làm cho khí bị mất. Khí mất lâu sẽ hóa hỏa. Giận dữ (nộ) làm hại Can (Nội Kinh:”Nộ thương Can”), Can hỏa vượng lên gây ra nội phong. + Lo buồn,suy nghĩ làm hại Tỳ (Nội Kinh: “ Tư thương Tỳ”), Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh ra nhiệt và nhiệt có thể sinh ra nội phong. + Tỳ hư ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng kém sút, làm cho tinh hậu thiên của các tạng suy kém gây ra Hư, nhất là đối với Thận âm. + Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây ra chứng Âm hư Can vượng, nặng thì sinh ra Can mộc nội phong. Các yếu tố này tuy bao gồm Phong, Hỏa, Đờm, Hư nhưng chủ yếu là do Nội Phong và Hỏa vượng.
  11. So sánh với các yếu tố gây bệnh của YHHĐ và YHCT có thể nhận thấy: + Về nhận thức: YHHĐ và YHCT đều cho rằng hoạt động tinh thần là nguyên nhân gây bệnh. + Về các yếu tố gây bệnh: * Phong Hỏa, cụ thể là Can Hỏa, Can phong rất gần với hội chứng Stress, tinh thần căng thẳng... * Đờm tương ứng với chứng Cholesterol máu cao. * Hư ở đây có thể hiểu là hiện tượng thoái hóa của cơ thể, động mạch xơ cứng... E- Cơ Chế Sinh Bệnh a- Theo YHHĐ. Theo các tác giả Liên Xô, có 3 cơ quan góp phần vào cơ chế sinh ra HA cao: 1- Rối Loạn Thần Kinh Thể Dịch: được nêu ra từ năm 1942, theo đó, trong vỏ bán cầu đại não thường xuyên có kích thích, ở đó phát xung động xuống trung tâm điều hòa vận mạch làm mạch máu co lại và khi mạch máu bị co thắt sẽ làm HA tăng lên. Khi HA tăng lên lại gây rối loạn huyết, gây ra thiếu máu ở một số cơ quan, nhất là não, rồi lại trở lại vòng lẩn quẩn giữa não và mạch máu.
  12. 2- Tuyến Yên: chủ yếu là tiền yên nơi sản xuất ra ACTH, tiền yên kích thích thượng thận sản xuất ra Corticoid, muối và nước bị ứ lại, mạch máu bị co lại làm cho HA tăng lên. 3- Thận: chủ yếu là nhu mô Thận có men Prostaglandine có tác dụng kềm hãm Rénin do ống lượn điều tiết ra. Nếu bị thiếu máu thì men Prostaglandin bị ức chế không làm được nhiệm vụ kềm hãm Rénin, Rénin tăng trong máu làm cho HA tăng lên. b- Theo YHCT. Theo YHCT, cơ chế sinh bệnh HA cao chủ yếu dựa vào thuyết ‘Thượng Thực Hạ Hư’. - Thượng Thực nghĩa là Can hỏa bốc lên trên, Can dương cũng bùng lên hợp với phong đờm làm rối loạn ở phần trên (thượng). Can dương bốc lên làm cho khí huyết bị kéo lên theo gây ra đầu váng, mắt hoa, đầu nặng, chân nhẹ, đầu đau, mắt đỏ, mặt đỏ, ngực bứt rứt... - Hạ Hư nghĩa là Thận Thủy không đủ, không nuôi được Can Mộc. Can âm kém không chế ngự được Can dương làm cho Can dương bốc lên. Mộc sinh hỏa, Can dương vượng tức là hỏa vượng, hỏa vượng quá sinh phong gây ra rối loạn ở phần trên (thượng ).
  13. - Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa cũng bốc lên hợp với nội phong gây ra các chứng chân nhẹ đầu nặng, lưng đau mỏi, đầu đau, tim đập nhanh, ngực bứt rứt... - Bệnh chủ yếu ở tạng Can nhất là Can hỏa, Can dương nhưng tạng Thận và Tâm cũng giữ vai trò quan trọng, vì vậy, trong các triệu chứng của bệnh HA cao có triệu chứng của: + Can: đầu đau, mắt hoa... + Tâm: tim đập nhanh, bồn chồn không yên... + Thận: lưng đau, tai ù.. So sánh với cơ chế sinh bệnh của YHHĐ, có thể thấy rõ là YHHĐ và YHCT đều có 1 quan điểm thống nhất là quan hệ giưã trên và dưới: * Quan hệ trên dưới của YHHĐ là quan hệ giưã vỏ não và nội tạng. Công năng của vỏ não bị rối loạn gây ra trương lực mạch máu tăng, động mạch xơ cứng, thận bị thiếu máu (nội tạng - bên dưới). Nội tạng bên dưới lại tác động ngược lại làm cho công năng của vỏ não bị rối loạn... và cứ trong vòng lẩn quẩn đó bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các cơ quan: tim, thận, não... * Quan hệ trên dưới của YHCT dựa vào Thượng Thực Hạ Hư. Thượng Thực ở đây là Can dương, Can hỏa bốc lên trên. Hạ hư ở đây là Thận thủy ở dưới bị suy kém. Can hỏa càng thịnh càng làm hao tổn Thận thủy ở dưới. Thận thủy càng suy kém càng không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can mộc vượng lên
  14. và cứ như vậy bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các tạng Can, Thận, Tâm. Giữa 2 quan điểm trên có thể nhận thấy: YHHĐ YHCT . Can dương hỏa bốc lên. Vỏ não bị rối loạn . Hỏa vượng bốc lên trên. Rối loạn do căng thẳng gây nên . Thận thủy suy. Trương lực mạch máu tăng cao, động mạch nhỏ bị xơ cứng, thận thiếu máu. (Vì Thận thủy thuộc âm, âm là vật thể (hữu hình) tương đương với mạch máu, thận... Còn suy kém ở đây tương đương với việc trương lực cao, xơ cứng của động mạch và thiếu máu của Thận².
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2