intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHỮA BỆNH VỀ TAI - NHĨ PHÁT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

98
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất xứ: Sách ‘Ngoại Khoa Khải Huyền’, Q. 4. Nguyên nhân: Do phong và nhiệt ở kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu gây nên. Triệu chứng: Bệnh phát ở sau tai, lúc đầu giống như hột tiêu, sưng to lên, vỡ nát như tổ ong, sưng đau, mầu đỏ hoặc sưng lan đến dái tai. Nếu nhọt vỡ ra, có thể lan vào tai, bệnh sẽ nặng, khó khỏi. Mục ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám ‘ viết: “Chứng nhĩ phát do kinh Tam tiêu gây nên, lúc đầu giống như hột tiêu, dần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHỮA BỆNH VỀ TAI - NHĨ PHÁT

  1. NHĨ PHÁT Xuất xứ: Sách ‘Ngoạ i Khoa Khả i Huyền’, Q. 4. Nguyên nhân: Do phong và nhiệt ở kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu gây nên. Triệu chứng: Bệnh phát ở sau tai, lúc đầu giống như hột tiêu, sưng to lên, vỡ nát như tổ ong, sưng đau, mầu đỏ hoặc sưng lan đến dái tai. Nếu nhọt vỡ ra, có thể lan vào tai, bệnh sẽ nặng, khó khỏ i. Mục ‘Ngoạ i Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám ‘ viết: “Chứng nhĩ phát do kinh Tam tiêu gây nên, lúc đầu giố ng như hột tiêu, dần dần vỡ nát ra như tổ ong, sưng đỏ, đau sau vành tai”. (Các triệu chứng này giống như trường h ợp Viêm Xương Chũm của YHHĐ).
  2. Điều trị: Tả hỏa, giải độc. Dùng bài: Ngũ Vị Tiêu Độc Tán (29) gia giảm. Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) gia giảm. (Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giả i độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc). NHĨ PHÒNG PHONG Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở kinh Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên. Triệu chứng: Trong tai sưng đau, ngoài tai đỏ, đầu đau, khó há miệng ra, trong tai chảy mủ, máu, tiểu ít, nước tiểu đỏ.
  3. Điều trị: Thanh nhiêït, giải độc, tiêu th ủng, chỉ thống. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm. Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) gia giảm (Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giả i độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc). NHĨ SANG Tai bị lở loét. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậ u Luận, Q. 29) ghi: “Kinh túc Thiếu âm Thận thông khí lên tai. Nếu khí hư, phong nhiệt thừa cơ nhập vào tai, khí huyết tương tranh với nhau làm cho tai sinh ra lở loét”.
  4. Hoặc do kinh Can, Đởm và Tam tiêu có thấp nhiệt bốc lên gây ra. Sách ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương, Q. 89’ ghi: “Tai lở loét, lúc phát lúc khỏi, có mủ chảy ra, do phong thấp tấn công vào khí huyết gây ra”. Chứng: Tai bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên lở loét, sưng đỏ, đau hoặc vỡ chảy mủ, cơ thể phát nóng lạnh. Điều trị: Tả hỏa, giải độc, tiêu thủ ng, chỉ thống. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29) gia giảm. NHĨ THỦNG Xuất xứ: Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’. Là trạng thái vùng tai sưng đau.
  5. Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở Can Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên bệnh. Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giả m. NHĨ TRĨ Xuất xứ: Sách ‘Sang Y Kinh Nghiệm Toàn Thư, Q. 3). Nguyên nhân: Do Can Thận và Vị có thấp và hỏa kế t tụ gây nên. Chứng: Trong lỗ tai nổi lên như vú chuột, mầu đỏ, hơi đau, không ra mủ, sưng to làm cho tai nghe không được. Tương đương chứng Polyp tai. Điều trị: Tả hỏa, trừ thấp. Dùng bài Chi Tử Thanh Can Thang (04) gia giả m.
  6. Ngoại khoa: Dùng Não Sa Tán (25), trộn vớ i dầu (mè, dừa, bôi vào. NHĨ TẤM Xuất xứ: Từ đời nhà Minh. Tần Cảnh Minh, trong sách ‘Ấu Khoa Kim Châm, Q. Thượng’ viết: “Ch ứng Nhĩ tấm, do hàn nhiệt gây nên, thường sưng đau”. Theo Trung Y Đại Từ Điển, đây là dạng tai sưng. Trẻ nhỏ thì nhọt mọc trong lỗ tai. Nguyên nhân: Thường do bên trong có phong nhiệt hợp với nước ở trong tai gây nên. Điều trị: Thanh tiết Can nhiệt. Dùng bài Chi Tử Thanh Can Thang (04).
  7. NHĨ VỌNG VĂN Trong tai nghe thấ y những tiếng khác lạ. Thiên ‘Điên Cưồng’ (Linh Khu 22) ghi: “Chứng cuồng làm cho người ta nhìn thấy bậy bạ (mục vọng kiến), nghe bậy bạ (nhĩ vọng văn)”. Nguyên nhân: Đa số do Can hỏa vọng động đờm che lấp tâm khiếu gây nên. Điều trị: Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm. NHĨ ĐINH Xuất xứ: Sách ‘Dương Y Kinh Nghiệ m Toàn Thư’. Là một dạng nhọt mọc ở phía ngoài tai. Nguyên nhân: Thường do hỏa độc ở Can Đởm bốc lên.
  8. Điều trị: Tả hỏa, giải độc, lương huyết, chỉ thống. Dùng bài: Hoàng Liên Giải Độc Thang (16). Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) (Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, ch ỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bố i mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc). (Xem thêm Nhọt Ống Tai Ngoài) NHĨ ĐỈ NH Xuất xứ: Sách ‘Ngoạ i Khoa Chính Tông’. Trong lỗ tai có nhọt.
  9. Chứng: Trong lỗ tai có nhọt sưng lên, giống như hột táo, đầu nhỏ mà phình to, vỡ ra, chảy mủ ra ngoài. Sách ‘Ngoạ i Khoa Chính Tông, Q. 4’ ghi: “Chứng Nhĩ đỉnh kết vào trong lỗ tai, khí mạch không thông, đau liên tục”. Nguyên nhân: Do hỏa của kinh Can, Thận và Vị tụ lại gây nên. Điều trị: Dùng bài Chi Tử Thanh Can Thang (04) gia giảm. Ngoại khoa: Dùng Não Sa Tán (25) thổi vào trong tai
  10. NHỌT TAI ĐAU LOÉT Tai bị phong hàn gây đau nhức không chịu nổi, mầu da ở tai thay đổi. Nặng hơn thì b ị lở loét. Đông y gọi là Nhĩ Xác Đông Sang. Thường do cơ thể suy yếu, dương khí bất túc, không chống được với phong hàn bên ngoài gây nên. Chứng: Lúc đầu vành tai bị lạnh, mất cảm giác, sau đó là ngứa, sưng lên, vành tai có cả m giác hâm hấp nóng, đau, có khi đau không chịu nổ i. Lưỡi mầu xanh tím, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Khẩn. Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc. Thường dùng bài Tứ Nghịch Thang gia giảm: (Đây là bài Quế Chi Thang bỏ Sinh khương, thêm Tế tân, Đương quy, Mộc thông. Dùng Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyế t, hoạt huyết; Tế
  11. tân, Quế chi, Mộc thông để ôn kinh, tán hàn, thông lạc; Đại táo ích khí; Cam thảo điều hòa các vị thuốc)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2