intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa đau bao tử

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

173
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chữa đau bao tử', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa đau bao tử

  1. Chữa đau bao tử
  2. Tỉ lệ chữa khỏi chứng đau bao tử hiện nay rất cao (80% đối với loét tá tràng và 50% với loét bao tử) nếu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều trị và chăm sóc. Đau bao tử là từ thông dụng để chỉ một hội chứng rối loạn bệnh lý c ủa đường tiêu hóa tại đoạn cuối của thực quản nối vào bao tử (dạ dày), bao tử và phần đầu của ruột non (hay tá tràng). Đây là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp ba lần nữ giới. Ở các nước Tây Âu, nguy cơ cho một người có khả năng mắc bệnh này trong đời là 20%. Dù đến nay chưa có phương thức điều trị nào hữu hiệu tuyệt đối đối với chứng bệnh này, song từ phát hiện mới về vai trò chính yếu của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng như thuốc ức chế bơm proton, điều trị bệnh đau bao tử đã có thay đổi ngoạn mục và khả năng thành công trong điều trị bệnh đã được cải thiện rõ rệt. Do có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên chứ không do một nguyên nhân đơn lẻ nào, dù vi khuẩn HP đóng vai trò rất quan trọng trong gây nên bệnh, đau bao tử vẫn được xem là một hội chứng chứ không phải là một bệnh. Ngoài tác nhân nhiễm trùng HP, bất kỳ yếu tố nào có thể gây mất thăng bằng giữa tiêu hủy và bảo vệ của bao tử đều có thể gây đau loét bao tử. Các yếu tố này bao gồm: yếu tố thần kinh, tâm lý, stress, di truyề n, dịch thể, lối sống
  3. (như hút thuốc lá, uống rượu quá độ), quan trọng hơn cả là việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm thuộc dòng steroids hoặc không phải steroids. Đau bao tử thể hiện rất khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Thương tổn của bệnh thể hiện từ nhẹ đến nặng, từ viêm sướt, viêm có loét ở các mức độ và biến chứng nặng là gây thủng, nặng nhất có thể ung thư trên nền bị loét. Vì thế việc điều trị cũng tùy thuộc vào tác nhân chính yếu và mức độ tổn thương bệnh lý trên bệnh nhân đó. Chẩn đoán bệnh đau bao tử hiện chủ yếu nhằm vào hai mục đích: xem có sự hiện diện của vi khuẩn HP trong cơ thể và tại hệ thống tiêu hóa hay không và đánh giá mức độ tổn thương của bệnh. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của chứng đau bao tử là ung thư, do đó nhiều khi có dấu hiệu nghi ngờ cần phải làm sinh thiết, lấy mẫu bệnh phẩm vùng bị viêm loét để xét nghiệm xác định. Điều trị bệnh này hiện nay tập trung vào hai chủ hướng chính: (1) Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn HP và (2) Làm giảm bài tiết chất axit của bao tử cũng như dùng các chất “băng” để bảo vệ niêm mạc nhằm làm giảm đau và giúp vết loét được lành nhanh chóng.
  4. Các kết quả nghiên cứu mới cho thấy đối với loại vi khuẩn HP, sử dụng một loại kháng sinh không có hiệu quả mà phải kết hợp ít nhất hai hay ba loại kháng sinh. Phổ biến nhất để điều trị HP hiện nay là amoxycilin, clarithromycin và metronidazole. Thời gian điều trị kháng sinh trong vòng một tuần. Ngoài ra, cần kết hợp với ngăn chặn bài tiết axit để thúc đẩy nhanh quá trình lành vết loét... Ngoài điều trị các căn nguyên chủ yếu, loại bỏ yếu tố nguy cơ của chứng đau bao tử cũng là một phương thức gia cố hiệu quả trị liệu. Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, tránh các loại gia vị mạnh, thức ăn quá chua. Nếu tuân thủ đúng quy trình chẩn đoán và điều trị, tỉ lệ chữa khỏi của bệnh nhân bị loét tá tràng cao đến 80%. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát trong vòng một năm cũng khá cao, có thể đến 60%. Riêng với bệnh nhân bị loét dạ dày thì 50% không bị tái phát, 50% có nguy cơ tái phát bệnh trong vòng hai năm. Lý do tái phát chủ yếu vẫn là bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị nghiêm ngặt (khiến vi khuẩn HP kháng thuốc) và nhất là không thay đổi được lối sống, tức không bỏ thuốc lá và không giảm uống rượu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2