intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa Hàm Long

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

178
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa Hàm Long hiện tọa lạc trong khu vực số nhà 18 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vùng đất này xưa kia thuộc thôn Hàm Châu, tổng Hậu Nghiêm, sau đổi là thôn Hàm Khánh, tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Thoạt tiên, ở thôn Hàm Khánh có ngôi đền thờ thần Ngô Long. Theo truyền thuyết thì thần Ngô Long là vị phụ đạo chính quốc thời Hùng Duệ Vương, có công dẹp giặc Hồ Lư ở Châu Hoan. Ngô Long từng sống ở quán Long Đầu. Sau khi ông mất, dân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa Hàm Long

  1. Chùa Hàm Long
  2. Chùa Hàm Long hiện tọa lạc trong khu vực số nhà 18 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vùng đất này xưa kia thuộc thôn Hàm Châu, tổng Hậu Nghiêm, sau đổi là thôn Hàm Khánh, tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Thoạt tiên, ở thôn Hàm Khánh có ngôi đền thờ thần Ngô Long. Theo truyền thuyết thì thần Ngô Long là vị phụ đạo chính quốc thời Hùng Duệ Vương, có công dẹp giặc Hồ Lư ở Châu Hoan. Ngô Long từng sống ở quán Long Đầu. Sau khi ông mất, dân chúng sửa quán Long Đầu khang trang, làm thành đền Hội Khánh để thờ phụng. Đến thời Lý, vua Thái Tổ rất coi trọng đạo Phật, khi dời đô về Thăng Long, đã chú ý đến ngôi đền thờ vị Long thần ở thôn Hàm Khánh, là đền Hội Khánh. Vua Lý Thái Tổ đã chính thức phong cho Ngô Long danh hiệu Long thần, và theo thế đất đền Hội Khánh tựa như rồng ngậm ngọc (Hàm Châu Long), nên cho đổi đền thành chùa Hàm Long. Chùa Hàm Long thờ Phật, đồng thời
  3. cũng thờ thần Ngô Long, vị thần bảo vệ chùa. Từ đó trở đi, chùa Hàm Long được mở rộng quy mô thành đồ sộ, kiến trúc đẹp đẽ, nổi tiếng cả kinh thành về sự linh ứng của Phúc thần Ngô Long. Đến thế kỷ XVII, có vua Lê và chúa Trịnh đều cúng tiền của, ruộng đất để tu sửa, mở mang chùa Hàm Long, muốn mượn cảnh chùa này hướng dân chúng vào việc thiện, cầu phúc cho quốc gia, khiến đổi mới đời sống muôn dân. Cuối thế kỷ XVII, chùa bị hư hỏng nhiều, nhân thế, bọn hào phú cậy quyền, ỷ thế lấn chiếm đất đai của nhà chùa. May khi đó có bà Thái phi Trương Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cương, đã cùng một số người trong dòng tộc chúa Trịnh xuất tiền của sửa lại ngôi chùa. Sau mười hai năm trời, công việc trùng tu chùa Hàm Long mới hoàn thành, chùa càng được mở rộng về quy mô và tăng thêm vẻ tráng lệ. Và, chùa Hàm Long đã trở thành “một danh thắng trong ba mươi sáu cõi thiền”. Sự kiện trùng tu lớn chùa Hàm Long đầu thế kỷ XVIII được ghi trong
  4. Văn bia chùa Hàm Long do tiến sĩ Đặng Đình Tướng soạn năm 1714, hiện còn được lưu giữ tại chùa. Cho đến cuối thế kỷ thứ XIX, Hàm Long tự vẫn là ngôi chùa lớn hàng đầu phía nam kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Khi người Pháp xâm chiếm Hà Nội, họ cho dựng một nhà thờ công giáo đối diện chùa Hàm Long, là nhà thờ Hàm Long. Dù vậy, chùa Hàm Long vẫn giữ được vẻ bề thế uy nghiêm của một ngôi chùa Việt, luôn đông người chiêm bái. Đến năm 1947, toàn quốc kháng chiến, do bom đạn của quân đội thực dân cùng bọn Việt gian, chùa Hàm Long bị tàn phá nặng nề. Chùa chính và nhiều kiến trúc bị huỷ hoại chỉ còn lại hai tấm bia đá dựng năm 1714, hai giếng ngọc và hai ngôi tháp Tổ. Mấy năm sau, ngay trong hoàn cảnh kháng chiến, có các vị cao tăng đã đứng ra hưng công khuyến giáo các tín đồ, Phật tử góp công góp của xây được hai dãy nhà hai tầng vừa để thờ Phật, vừa giảng pháp cho tăng ni Phật tử... Tuy kiến trúc của chùa Hàm Long không đồng bộ theo kiến trúc cổ của
  5. chùa, nhưng nhiều năm, chùa là ngôi chùa duy nhất của Hà Nội vừa là nơi thờ cúng vừa là trường học Phật pháp. Hai tấm bia đá dựng năm 1714 mà một là do tiến sĩ Đặng Đình Tướng soạn văn bia như chúng tôi đã nói ở trên và một là do tiến sĩ Nguyễn Quý Đức soạn, đều là những di vật cổ vô giá. Viện Viễn đông Bác cổ đã xếp hạng hai tấm bia đá đó, bởi qua hai tấm bia có thể thấy được lịch sử tồn tại của chùa Hàm Long, phần nào thấy được quá trình hình thành Thăng Long... Ngoài ra, Tam bảo của chùa Hàm Long cũng còn khá đầy đủ các bộ tượng, và được xếp đặt tuân theo quy ước truyền thống. Hầu hết các pho tượng có được vẻ đẹp của nghệ thuật tượng thờ đời Nguyễn. Có thể thấy rõ, về mặt lịch sử, chùa Hàm Long là một di tích cổ và nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Niên đại xuất hiện của chùa này chỉ đứng sau chùa Khai Quốc xây dựng từ thời Lý Nam Đế (sau là chùa Trấn Quốc). Nhiều thế kỷ, chùa Hàm Long gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần
  6. và vẻ đẹp văn hoá của Thăng Long. Chùa vừa thờ Thần vừa thờ Phật, đó là nét đặc trưng của phật giáo Việt Nam. Sự hiện diện của Phúc thần Ngô Long, một vị thần của tín ngưỡng bản địa, làm tăng thêm nội dung giá trị của chùa Hàm Long. Và có thể nói đó là một vốn quý trong các di sản văn hóa của Thủ đô, cần được quan tâm giữ gìn xứng đáng. Sau gần ngàn năm tồn tại, chùa Hàm Long hiện không còn bảo lưu được vẻ đẹp nguy nga, cổ kính như “danh thắng trong ba mươi sáu cõi thiền”, nhưng đừng quên, nơi đây luôn ẩn chứa những giá trị đặc biệt của lịch sử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2