intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa khô da - Thuốc gì?

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình trạng khô và nứt nẻ bàn tay, bàn chân là một biểu hiện rất thường gặp. Đối tượng hay bị là những người mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc các thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa khô da - Thuốc gì?

  1. Chữa khô da - Thuốc gì? Tình trạng khô và nứt nẻ bàn tay, bàn chân là một biểu hiện rất thường gặp. Đối tượng hay bị là những người mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc các thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước... Da bàn tay, bàn chân luôn bị khô, thô ráp. Đa số khô da bong vảy vào mùa đông khi thời tiết trở nên hanh khô, về mùa hè thì da trở lại bình thường.
  2. Trong các trường hợp nặng có thể bị khô da quanh năm, kể cả vào mùa hè. Lúc đầu là các điểm khô da và bong vảy nhỏ sau phát triển rộng dần và liên kết với nhau tạo thành từng mảng lớn hoặc toàn bộ lòng bàn tay, bàn chân bị bong vảy và đỏ lên. Nền da ở dưới có thể ẩm ướt, có các mụn nước do viêm kèm theo hoặc nền da đỏ khô. Nền da dưới lớp vảy bề mặt đỏ hồng, nhăn nheo. Nếu bệnh nhân không chăm sóc da đúng cách hoặc bong da nhiều thì có thể xuất hiện các vết nứt nẻ da. Nếu nứt sâu thì có thể gây chảy máu. Thường thì bệnh nhân không ngứa nhưng nếu có viêm da nhiều thì bệnh nhân sẽ
  3. bị ngứa. Kèm theo bệnh nhân có thể bị các đám tổn thương viêm da ở các vùng da khác trên cơ thể. Chăm sóc da: về ăn uống không cần kiêng nhưng phải kiêng một số động tác sau: bóc vảy, gãi, chà xát, ngâm nước, xà phòng. Hạn chế rửa tay, ngày chỉ nên rửa chân 1 lần khi tắm và lưu ý luôn giữ chân tay khô ráo. Có thể chỉ cần rửa tay chân bằng nước máy sạch và cũng có thể dùng xà phòng rửa tay, chân làm ẩm da, dịu da như oilatum, physiogel... Điều trị tại chỗ: có thể bôi các chế phẩm làm mềm da, ẩm da, dịu da ngày vài lần như cream vitamin E, skincare-U, lacticare... Có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: lorinden A,
  4. flucinar, gentrisone, fobancort... ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Không tự ý bôi các chế phẩm này dài ngày quá hoặc không theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây teo da. Nếu có mụn nước nhiều, ngứa nhiều kèm theo nền da viêm thì phải dùng một đợt thuốc kháng sinh và một trong các thuốc kháng histamin như: phenergan hoặc loratadin, có thể uống một đợt vitamin E hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nên uống nhiều nước, ăn thêm hoa quả, rau xanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2