intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa thiếu máu bằng y học cổ truyền

Chia sẻ: Nguyễn Thu Sáu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo y học cổ truyền, tình trạng thiếu máu còn gọi là chứng hư lao. Nguyên nhân là do hai tạng tâm và tỳ suy yếu…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa thiếu máu bằng y học cổ truyền

  1. Chữa thiếu máu bằng y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, tình trạng thiếu máu còn gọi là chứng hư lao. Nguyên nhân là do hai tạng tâm và tỳ suy yếu… Ảnh minh họa.
  2. Những biểu hiện Tình trạng hư lao xảy ra khi mà số lượng hồng cầu trong máu giảm dưới mức 4 triệu hồng cầu trong 1 mm3 máu, trường hợp nặng chỉ còn hơn 1 triệu hồng cầu trong 1 mm3 máu. Chất lượng hồng cầu bị thay đổi: hồng cầu to ra, bé đi, thay đổi hình dạng, màu sắc sẫm lại hoặc nhạt đi… Về nguyên nhân, theo y học cổ truyền, đó là do hai tạng tâm và tỳ suy yếu.
  3. Triệu chứng biểu hiện gồm: da và niêm mạc trắng bệch, hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, ù tai, hay đánh trống ngực, làm việc mau mệt, có thể bị ngất. Với phụ nữ thì thường kinh nguyệt không đều, ít hoặc không có kinh… Những phương thuốc chữa Phép chữa là phải “bổ huyết, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm”. Một số bài thuốc thường dùng gồm: “Sâm kỳ tiên bổ thang”, gồm: nhân sâm 6g, hoàng kỳ 24g, bổ cốt chỉ 15g, tiên hạc thảo 24g. Công dụng của bài này là ích khí, bổ thận, lương huyết, chỉ huyết, dùng cho những trường hợp bị thiếu máu mãn tính. Hay dùng bài “Lương huyết giải độc thang”, gồm: linh dương giác 1g (uống chung với thuốc sắc), đơn bì, bản lam căn (cùng 10g), sinh địa, tây thảo (cùng 24g), hoàng cầm 6g, thương nhĩ tử 12g, tân di 9g, tam thất, hổ phách (đều 2g) (uống chung với nước thuốc). Bài này có công dụng tư âm, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, dùng cho trường hợp thiếu máu cấp. Hoặc dùng bài “kiện tỳ ôn thận thang gia giảm”, gồm các vị thuốc: đảng sâm 16g, bạch truật 12g, cam thảo, trần bì, thục địa, nhục quế, bổ cốt chỉ, lộc giác phiến, hoàng kỳ, đương quy, a giao, ba kích, đem sắc uống chung với hồng sâm 3g, lộc nhung 2g. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, ôn thận, ích khí, sinh huyết. Bài “Ích huyết thang”, gồm các vị: nhân sâm 6g (hoặc đảng sâm 30g), bạch truật, quy bản giao, a giao, trần bì, mộc hương, đương quy, bạch thược, cam thảo (cùng 9g), nhục quế 3g, long nhãn nhục 12g, đại táo 10g. Bài này có tác dụng ôn bổ khí huyết, kiện tỳ ích thận, dùng chữa thiếu máu.
  4. Bài “Bát trân thang hợp tam giao thang”, gồm: tây đảng sâm, thục địa, tiên hạc thảo, kê huyết đằng (cùng 30g), bạch truật (sao), đương quy, lộc giác giao, a giao, quy bản giao (cùng 15g), hoàng kỳ (chích) 60g, chích cam thảo, mộc hương (đều 6g), phụ phiến 10g, tam thất 5g. Tác dụng bổ khí dưỡng huyết, phù dương ích âm, trị khí huyết suy yếu, âm dương đều hư, thiếu máu. Hoặc dùng bài “Ích thận song bổ thang”, gồm: hoàng kỳ 20g, thái tử sâm, đương quy, thục địa, câu kỷ tử, ba kích, tiên linh tỳ (cùng 15g), bạch thược 20g, bạch truật, liên kiều, sơn thù nhục (cùng 10g), ngũ vị tử, nhục quế, hắc phụ tử (đều 6g), và 3g a giao. Công dụng của bài này là tư thận, tráng dương, ích huyết song bổ. Trị thiếu máu. Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước đầu cho vào 4 chén nước, nấu còn 1 chén; nước hai cho 3 chén nước sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2