Chuẩn mực quốc tế về kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
lượt xem 133
download
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn chiếm khoảng 98-98% tổng số các doanh nghiệp và cung cấp 50% khối lượng việc làm trong hầu hết các nền kinh tế. Các DNVVN đóng góp một phần đáng kể cho sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ rất cần phải có các tiêu chuẩn hạch toán và báo cáo tài chính liên quan trực tiếp và tương đối dễ áp dụng. Xuất phát từ nhu cầu đó, ACCA đã và đang hỗ trợ các nguyên tắc......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuẩn mực quốc tế về kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Chuẩn mực quốc tế về kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Con đường phía trước đối với các nước ASEAN Allen Blewit Giám đốc điều hành ACCA Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn chiếm khoảng 98-98% tổng số các doanh nghiệp và cung cấp 50% khối lượng việc làm trong hầu hết các nền kinh tế. Các DNVVN đóng góp một phần đáng kể cho sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ rất cần phải có các tiêu chuẩn hạch toán và báo cáo tài chính liên quan trực tiếp và tương đối dễ áp dụng. Xuất phát từ nhu cầu đó, ACCA đã và đang hỗ trợ các nguyên tắc làm nền cho Dự án các DNVVN của Uỷ ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế, nhằm đưa ra một bộ chuẩn mực kế toán nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng những báo cáo này. Theo quan điểm của những nhà ban hành chuẩn mực cũng như những nhà chuyên môn trong ngành kế toán, rõ ràng bộ Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc té quá nặng và không phải lúc nào cũng thích hợp đối với các DNVVN. Tuy nhiên, điều quan trọng là Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế áp dụng cho các DNVVN đã tính đến nhu cầu của người sử dụng nhưng báo cáo tài chính do các DNVVN đưa ra. Vì vậy, ACCA vận động Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế thúc đẩy việc nghiên cứu dựa trên các phạm vi quyền lực pháp lý khác nhau trên toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia khác nhau, ngân hàng sẽ có sự kiểm tra các yếu tố khác nhau trong báo cáo tài chính. Một điểm khác biệt cần lưu ý khi soạn thảo chuẩn mực BCTC đó là sự khác nhau về lĩnh vực hoạt động. Trong khi khoảng 99% các doanh nghiệp nhỏ của Châu Âu là thuộc khu vực dịch vụ, dựa trên nền tảng kiến thức và có xu hướng ít tài sản hữu hình - phần lớn các doanh nghiệp nhỏ ở Đông Nam Á là thuộc lĩnh vực sản xuất và những công ty này chủ yếu thể hiện tài sản hữu hình trên bản quyết toán. Phương thức tiếp cận cũng như nhu cầu của những người sử dụng báo cáo tài chính rất khác nhau trong việc đánh giá các doanh nghiệp thuộc hai khu vực này. Ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế dự định đưa ra các chuẩn mực cho các DNVVN dựa trên cơ sở định nghĩa là các DNVVN có khoảng 50 nhân viên và các doanh thu hàng năm khoảng 10 triệu EURO. Tiêu chí mang tính chất định lượng này quá lớn để có thể nắm bắt được nhu cầu của phần lớn các DNVVN - đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, phần lớn các DNVVN chỉ có mười nhân viên hay ít hơn, không có một bộ phận nội bộ nào theo dõi việc tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và sẽ tìm cách tận dụng thời gian cho việc kinh doanh chứ không phải giải quyết các vấn đề quan liêu hay tuân thủ. Trên thực tế, nhiệm vụ của Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế vốn là đưa ra các chuẩn mực cho các nhà đầu tư và cổ đông của một số công ty nhất định nên luôn có một sự thiên lệch có lợi cho thị trường tư bản … Điều này dẫn chúng ta quay trở lại việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế những năm 1990 và sự tăng tốc của xu hướng này vào năm 2000 do sự tán thành một phần của IOSCO (Tổ chức những nhà điều phối chứng khoán) đối với các Chuẩn mực kế toán quốc tế cho các niêm yết xuyên biên giới và quan trọng nhất là sau đó có sự tán thành của EU như là một yếu tố cơ bản trong chiến lược báo cáo tài chính. Sự công khai rộng rãi và các phương thực phức tạp là một đặc trưng nổi trội của các chuẩn mực được ban hành trong thời gian gần đây. Định hướng thị trường tư bản của Ban chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã dẫn đến các chuẩn mực phức tạp hiện nay và Bộ Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế dày tới hơn 2.500 trang, là rào cản lớn đối với việc áp dụng rộng rãi chuẩn mực vào thực tiễn, chứ không chỉ từ phía các DNVVN. Không chỉ có nguy cơ các doanh nghiệp nhỏ không áp dụng chuẩn mực do quá phức tạp, dài dòng mà còn nhiều khó khăn liên quan tới vần đề chuyển ngữ các chuẩn mực này. Trong trường
- hợp này, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cần cố găng đưa ra các chuẩn mực báo cáo tài chính cho các DNVVN trên cơ sở phần lớn các chuẩn mực đã được ban hành. Điều quan trọng hơn là phải đảm bảo tất cả nhu cầu của người sử dụng các báo cáo tài chính của DNVVN được đề cập đến hơn là một DNVVN phải quay lại sử dụng bộ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà chắc chắn rất nặng nền và không thích hợp. Để điều chỉnh từng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho phù hợp với các DNVVN và soản thảo các chuẩn mực cho bộ Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế mới, Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cần thành lập một ban thường trực riêng và dành riêng cho việc soạn thảo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các DNVVN. Các chuẩn mực mới đó cần dựa trên cơ sở quốc gia chứ không phải toàn cầu. Vần còn những diễn biến mới, có thể coi là cuộc cách mạng, trong thời gian tới trong việc soạn thảo các chuẩn mực báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và rất nhiều các đối tượng liên quan đang theo dõi với sự quan tâm ngày càng cao. Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) này đã đồng ý xem xét vần đề về việc dự án DNVVN của Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế không thực sự đáp ứng mọi yêu cầu của nhưng DN thật sự nhỏ và nhưng đối tượng của họ, theo kết luận tài Đại hội tham vấn DNVVN do IFAC tổ chức tại Prague đầu năm 2005. IFAC đã thành lập một ban Tình huống (task force) riêng để theo dõi vấn đề này và người điều hành là Giáo sư Robin Jarvins, Trưởng ban DNVVN của ACCA. Với sự tham gia vào dự án của Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế, ACCA đã, đang và sẽ luôn ủng hộ sự phát triển của Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Hy vọng, mỗi động thái của Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và của Ban tình huống IFAC (nếu cần) sẽ mang lại một dấu ấn mà mỗi quốc gia có thể sử dụng làm nền tảng cho lĩnh vực kế toán các DNVVN, phù hợp với mục tiêu sử dụng, dễ áp dụng và tương đối đơn gian và quan trọng nhất, sẽ dẫn đến việc ban hành chuẩn mực được quốc tế công nhận. Trong lúc quá trình này vẫn còn đang diễn ra khá chật vật, việc giúp các DNVVN đưa ra được những thông tin hữu ích cho các đối tượng của mình trong khuôn khổ có giá trị toàn cầu vẫn là mục tiêu mà chúng ta cố gắng vươn tới. Admin (Theo Tạp chí Kế toán)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế
3 p | 982 | 377
-
Kế toán Nhà nước Việt Nam: Sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế
5 p | 475 | 168
-
So sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế
12 p | 364 | 127
-
Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính
7 p | 359 | 106
-
Chuẩn mực kế toán quốc tế và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam
6 p | 484 | 94
-
Kế toán Nhà nước Việt Nam: Điểm tương đồng và sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công
13 p | 177 | 18
-
Chuẩn mực quốc tế cho BCTC ngành bảo hiểm
5 p | 104 | 16
-
Kế toán Nhà nước Việt Nam và sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán
3 p | 114 | 14
-
NOVO MERCADO
34 p | 73 | 8
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về tài sản
52 p | 37 | 8
-
Bài giảng Chương 4: Các chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính
15 p | 55 | 6
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 5: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về chi phí, doanh thu
27 p | 29 | 6
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 6: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về nguồn vốn và các trường hợp đặc biệt
34 p | 22 | 6
-
Bài giảng Chương 3: Chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí, doanh thu, nợ phải trả và chuẩn mực khác
15 p | 51 | 4
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về tài sản (Năm 2022)
51 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 5: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về chi phí, doanh thu (Năm 2022)
27 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 6: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về nguồn vốn và các trường hợp đặc biệt (Năm 2022)
34 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn