Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU<br />
CHỨNG MINH HỒN THƠ “THA THIẾT, RẠO RỰC, BĂN KHOĂN”<br />
CỦA XUÂN DIỆU QUA CÁC BÀI THƠ “VỘI VÀNG, ĐÂY MÙA THU TỚI,<br />
THƠ DUYÊN”<br />
Cái “tôi” được khẳng định đã đem đến cho Thơ mới 1930 – 1945 sự đa dạng, phong phú<br />
của các gương mặt thi nhân, như Hoài Thanh từng nhận xét trong Thi nhân Việt Nam: “Chưa bao<br />
giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ mộng như Lưu<br />
Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nào như Huy<br />
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như<br />
Xuân Diệu”. Trong khi mỗi hồn thơ chỉ được nói đến bằng một tính từ, thì nhà phê bình lại đặc<br />
biệt dùng đến ba tính từ đế nhận xét cái “riêng” cùa Xuân Diệu: một hồn thơ tha thiết, rạo rực,<br />
băn khoăn. Vì sao lại có sự ưu ái như vậy? Đơn giản cnỉ vì ông là “nhà thơ mới nhất trong các<br />
nhà thơ mới”. Và điều này ta cố thể dễ dàng tìm thấy qua ba bài thơ tiêu biểu: Vội vàng, Đây<br />
mùa thu tới, Thơ duyên.<br />
Bước vào thế giới thơ ca của Xuân Diệu thật muôn hình vạn trạng. Có biết bao cái hay, cái<br />
đẹp trong cuộc sống này được nhà thơ gửi gắm trong từng bài thơ, từng câu thơ, chữ thơ của một<br />
hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Rõ ràng khi ta đọc thơ, đi sâu vào tìm hiếu thơ của thi sĩ,<br />
ta thấy thấp thoáng có một ngọn lửa khát vọng, ngọn lửa của cuộc sống đang rạo rực khát khao<br />
với đời, với người. Nhưng thông qua tấm lòng yêu đời lại gợn lên một chút băn khoăn buồn thảm<br />
cùa một thi nhân trước thời cuộc.<br />
Nỗi băn khoăn đó làm cho “nhà thơ như bị giam hãm trong một môi trường thiếu năng<br />
lượng, thiếu chất đốt cùa lòng tin, làm sao thơ ông có đủ chất sáng? Nhưng thật đáng quí là trong<br />
nhà thơ vẫn lập lòe “ngọn lửa Đan-cố” trên thảo nguyên mịt mùng của cuộc đời: ngọn lửa của<br />
tình yêu người, yêu non sông đât nước, yêu tiếng mẹ đẻ…”. Và ta biết chắc một điều là: trong thơ<br />
Xuân Diệu “khi vui cũng như khi buồn đều nồng nàn tha thiết . Có lẽ cũng chính vì diều đó mà<br />
nhà thơ đã nhìn cuộc sống với một tình yêu trẻ trung dạt dào bằng một cặp mắt “xanh non” “biếc<br />
rờn.”, đem đến cho đời và cho thơ một quan niệm sống hoàn toàn mới lạ:<br />
“Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn »<br />
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan”<br />
(Thanh niên)<br />
Một sự ham muốn cuồng nhiệt luôn luôn được sống là mình, sống mê say, vồ vập. Cuộc<br />
sống “thiên đường” ấy hiện ra trong bài Vội vàng của nhà thơ như lung linh và đầy sức hấp dẫn.<br />
Ở đó có “ong bướm” với “tuần trâng mật”, có hoa trong “đồng nội xanh rì”, có “cành tơ phơ<br />
phất” rồi “khúc tình si” và cả ánh bình minh rực rỡ… Từng câu, từng chữ, từng dòng nhanh gấp<br />
như muốn liệt kê, muốn nói to lên hết thảy những cái đẹp đẽ trong cuộc sống ấy. Tiếng nói tâm<br />
tình của nhà thơ về bức tranh mùa xuân như một người dẫn chương trình Từng bước chán của tác<br />
giả như kéo ta đến gần, khám phá ra những cái tuyệt diệu nhất của cuột sống:<br />
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật<br />
Này đây hoa của đồng nội xanh rì<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Này đây lá của cành tơ phơ phất<br />
Của yến anh này đây khúc tình si…”<br />
Nếu Thế Lữ còn nuôi giấc mộng lên tiên thì “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy<br />
về hạ giới” (Hoài Thanh). Nhà thơ đã phát hiện ra một thiên đường nơi mặt đất, ngay trong tầm<br />
tay của chúng ta. Con người cứ phải đi tìm kiếm ở tận đâu? Nó ngay trong cuộc sông quanh ta<br />
đây: những hoa thơm trái ngọt và mùa xuân rực rỡ. Vậy còn chờ gì nữa? Háy yêu mến và gắn bó<br />
với thực tại này.<br />
Cuộc sống đẹp và kì diệu như vậy, nên nhà thơ không những đón nhận nó, mà còn muốn<br />
hòa tan nó theo từng hơi thở của mình:<br />
“Ta muốn ôm<br />
Cả sự sống nơi bắt đầu mơn mởn,<br />
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,<br />
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu<br />
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…’’<br />
Có nhà thơ đã nói: “Thơ chỉ tràn ra khi cuộc sống trong tim đã ứ đầy”. Có lẽ tình ‘yêu<br />
cuộc tống cùa nhà thơ Xuân Diệu đã tăng lên dần theo từng từ “muốn”. Rồi “ôm” đến “riết” là đã<br />
ghì chật hơn. Và đã “say” – sự ngây ngất đến bất tỉnh vẫn chưa thỏa lòng mà còn muốn “thầu”<br />
nghĩa là muốn thu hết tất cà để có sự hòa nhập làm một. Để cuối cùng là một tiếng kêu của sự<br />
cuồng nhiệt chưa bao giờ có trong thơ:<br />
“Hời xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!*<br />
Đây đúng là “tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt” có lẽ<br />
chính là “cuộc sống nơi trần thế là thiên đường tuyệt diệu nhất” của thi sĩ Xuân Diệu.<br />
Hồn thơ yêu đời ấy lúc thì hối hả “vội vàng”, khi lại đằm thắm lắng sâu, nhưng bao giờ<br />
cũng thiết tha, rạo rực. Đó là cái thiết tha rạo rực như con sóng bạc đầu trên biển cả trong Vội<br />
vàng, lại có những lượn sóng ngầm cũng không kém phần rạo rực thiêt tha dưới lòng sâu. Đó là<br />
bài Thơ duyên, một sự hòa hợp tuyệt điệu giừa thiên nhiên và thời tiết – lòng người, một bức<br />
tranh thu chứa chan sức sống, rạo rực tình yêu của thi sĩ. Một buổi “chiều mộng” với biết bao âm<br />
thanh sinh động, hình ảnh đẹp đẽ đã tác động đến tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ<br />
khiến thi nhân đã phải thốt lên những tiếng tơ lòng:<br />
“Chiều mộng hòa thơ trên nhành duyên<br />
Cây me ríu rít cặp chim chuyền<br />
Để trời xanh ngọc qua muôn lá<br />
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”.<br />
Thi sĩ đã nhìn vạn vật bằng con mắt và tâm lòng đổng cảm cùa mình. Dưới con mắt ây,<br />
cảnh thiên nhiên sao mà có duyên đến thế, đẹp đến thế. Đọc lên câu thơ thứ nhất ta đã thấy như<br />
có một sự gắn bó vô hình nào đó của chiều thu, của thơ và của “nhánh duyên”. Thiên nhiên cùng<br />
cảnh vật đều mang một sức sống sinh động và tươi vui: cây thì như đang “ríu rít” cùng cặp chim<br />
chuyển, lá thì như tan ra trong sắc màu xanh trong như ngọc của bầu trời, âm thanh du dương<br />
“tiếng huyền” của mùa thu như hòa thành một bản nhạc kì lạ và tấu lên một khúc tương giao gắn<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
bó của thiên nhiên đất trời. Đúng là nhờ có một tâm hồn nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời đã<br />
giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi cùa tự nhiên và thể hiện nó trên những<br />
vần thơ đậm sắc màu lãng mạn. Ta như nghe thây cái thiết tha rạo rực cùa lòng thi nhân đang<br />
dâng đầy ăm ấp trong cảnh “chiều mộng”, trong “tiếng huyền” của mùa thu. Bức tranh thiên<br />
nhiên đà được khúc xạ qua tấm lòng yêu đời cùa thi sĩ. Tấm lòng yêu đời ấy lại càng rạo rực thiết<br />
tha trong mối tình đầu e ấp. Ở đây có sự giao hòa tuyệt đẹp giữa cảnh và tình, giữa thiên nhiên và<br />
lòng người:<br />
“Con đường nho nhỏ giỏ xiêu xiêu<br />
Lá lá cành hoang nắng trở chiều<br />
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn<br />
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”<br />
Và càng đẹp hơn là sự hòa hợp của hai trái tim đang yêu như “một cặp vần” trong “bài thơ<br />
dịu”, càng rạo rực hơn trong làn mây biếc “bay gấp gấp”, càng thiết tha cháy bỏng hơn trong<br />
“chim nghe trời rộng giang thêm cánh”. Làn mây và cánh chim của tình yêu trong thơ Xuân Diệu<br />
thật mới lạ, mãnh liệt và táo bạo – nó là sản phấm của một hồn thơ yêu đời, thiết tha với cuộc<br />
sông. Hồn thơ ây muốn mở rộng, giao hòa với con người và vạn vật giống như “một cây đàn Bá<br />
Nha nhưng không muốn chỉ có một Chung Tử Kì mà khát khao hàng vạn hàng triệu tri kỷ”.<br />
Một hồn thơ yêu đời như thế nhưng sao nhà phê bình lại ghi thêm hai chữ “bân khoăn” với<br />
“thiết tha, rạo rực”? Đây là hai tâm trạng dường như trái nguợc nhau nhưng thực ra lại cổ mối<br />
liên quan nhân quả với nhau: chính vì yêu đời thiết tha nên mới băn khoăn khi chưa được cuộc<br />
đời đền đáp (“Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu”), và băn khoăn lại là biểu hiện rộ nét và<br />
chân thành nhất cùa lòng yêu đời rạo rực. Đó là hai mặt của một hồn thơ thống nhất Xuân Diệu,<br />
và phải chăng, chính thi sĩ đã tự bộc lộ mình trong Thơ duyên:<br />
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp<br />
Con cò trên ruộng cánh phân vân”.<br />
Nhưng vì sao lại có nỗi “băn khoăn” ấy? Vì sao cuộc đời đáng yêu như thế, đầy hương sắc<br />
như thế mà nhà thơ lại buồn? Phải chăng là sống trong xã hội loạn lạc, nước mất nhà tan, những<br />
con người “chưa đủ dũng khí để chổng lại chế độ thực dân” đã mang một nỗi lòng u hoài và<br />
thường tìm đến thiên nhiên tâm sự. Thật là đúng khi Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã<br />
nói: ‘Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên<br />
cuồng với Hàn Mặc Tử, Chê Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đá khép,<br />
tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ”.<br />
Hiện thực cuộc sống của các nhà thơ mới đáng sợ làm sao! Nó ngăn chặn mọi ước mơ tốt<br />
đẹp về cuộc sống của con người. Nó không thể làm cho người ta sống đẹp vì hiện thực của đất<br />
nước là đang trong vòng lầm than nô lệ. Ta hiếu vì sao Xuân Diệu “say đắm” mà vẫn “bơ vơ”.<br />
Lắng nghe bước đi của thời gian chuyển từ hạ sang thu, lòng nhà thơ dâng lên một nỗi buồn tê tái<br />
thê lương – nồi buồn đã vỡ ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ:<br />
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang<br />
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”<br />
Một bức tranh thu tuyệt đẹp với rặng liễu thu buồn. Song có lẽ không phải “Rặng liễu<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
thiên nhiên” buồn mà dường như đó chính là “rặng liễu tâm hồn” của tác giả. Bởi chính tác giả<br />
cũng đã từng có một nỗi niềm: “Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dẫn hồn ta<br />
vào thế giới cô đơn buỗn chán tuyệt vọng:<br />
“Tôi là con nai bị chiều giăng lưới<br />
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối…”<br />
Hai câu thơ mà chứa đựng biết bao tâm trạng của kẻ thiết tha yêu đời nhưng lại như đang<br />
phải tự giam mình trong cô đơn sầu thẳm. Đến nỗi trước cánh mùa thu ào đến, nhà thơ đã phái<br />
thốt lên những tiếng reo mừng khe khẽ: “Đây mùa thu đi, mùa thu tới” nhưng rồi cảm giác vui<br />
mừng lại bị xóa nhòa đi, nhường chỗ cho cảm giác buốt lạnh cô đơn. Thu đến chỉ thấy có gió rét<br />
luồn lách qua từng ngọn cỏ nhành cầy, chỉ thấy cánh vật mang một nỗi buồn tâm trạng trước thời<br />
cuộc, nó lan tỏa ra không gian và đọng lại trong ký ức của bầu trời và lòng nguời:<br />
“Mây vẫn từng không chim bay đi<br />
Khi trời u uất hận chia li<br />
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói<br />
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”<br />
Cả một không gian bao la lúc này đã thấm đượm nỗi buồn của lòng người và hiến hiện lên<br />
khuân mặt của các cố thiếu nữ. Đúng là tâm trạng trước cảnh “nước mất nhà tan” cùa những lớp<br />
người chưa xác định được hướng đi cho mình và dường như cũng không thể giải thích nổi. Nó<br />
chỉ phảng phất trên cảnh vật, hiện hình lên gương mặt những người thiếu nữ và đọng lại trên sắc<br />
thu tê tái, thấm sâu nỗi niềm băn khoăn của thi sĩ.<br />
Như chúng ta đã biết, Xuân Diệu khát khao ước mơ nhiều. Nhưng khát khao sống bình<br />
thường hạnh phúc mà cũng chẳng được. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ đã đưa mình đến với những thế<br />
giới đầy xuân sắc và tình tứ, cỏ tạo ra những mộng mơ để tự huyễn hoặc mình? Nhà thơ cũng đã<br />
một lần ao ước:<br />
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối<br />
Còn hơn buồn le lói xuốt trăm năm ‘<br />
” (Giục giả)<br />
Nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với đời. nhưng thực tế cuộc sông xã hội lại không được<br />
như ý nguyện, nhà thơ muốn tìm đến nhừng tâm hồn đồng điệu cũng không được, muốn san sẻ<br />
ước muốn với người khác cũng không xong. Trách chi nhà thơ chẳng buồn, chẳng cô đơn lẻ loi<br />
như cánh chim chiều thu đang phân vân đôi cánh trong bài Thơ duyên:<br />
“Con cò trên ruộng cánh phân vân*<br />
Phân vân không biết bay đi hay đậu, bay cao hay thấp, tâm trạng của nhà thơ cũng vậy,<br />
cũng bối rối, “băn khoăn” trước ngã ba của cuộc đời. Điều này đã làm cho ta hiểu thêm về nỗi<br />
đau của một trái tim say đắm, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng. Đó là cảm giác cô<br />
đơn giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo của cuộc đời.<br />
Ta hiểu vì sao trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu mùa xuân và bình mình đi liền với<br />
những chiều thu tàn và những đêm tráng lạnh. Sự nồng nàn đi với cảm giác bơ vơ. Cái hạt nhân<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
cơ bản để tạo ra cái đẹp trong hồn thơ ‘Xuân Diệu chính là nỗi “yêu đời” và “đau đời”. Phải<br />
chăng vì thế nên thơ ông đã tồn tại qua bao lớp bụi của thời gian?<br />
Nhà phê bình Hoài Thanh quả đã rất tinh tế khi nhận xét hồn thơ Xuân Diệu bằng sáu chữ:<br />
“tha thiết, rạo rực, bản khoăn“. Sáu chừ nói lên hai mặt đồng thời cũng là hai vẻ đẹp của hồn thơ<br />
lãng mạn ấy. Hai vẻ đẹp này tường như” tách rời nhau nhưng lại kết hợp biện chứng thống nhất<br />
với nhau, bổ sung cho nhau để làm nên vê đẹp riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Hồn thơ ấy đã hơn<br />
nửa thế kỉ trôi qua vẫn có biết bao lớp người đang say và ngẩn ngơ!<br />
<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />