CHỦNG NGỪA ở trẻ em
lượt xem 2
download
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhận định rõ tầm quan trọng của chủng ngừa nên đã khuyến cáo tất cả các nước trên thế giới nên chủng ngừa cho trẻ em. Tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi nước sự chủng ngừa có ít nhiều khác nhau (tình hình bệnh tật và dịch tể khác nhau).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHỦNG NGỪA ở trẻ em
- CHỦNG NGỪA Ths. Bs. Nguyễn Thị Thu Ba Mục tiêu 1. Nêu tên các loại vaccin có mặt trên thị trường 2. Trình bày lịch chủng ngừa của trẻ em Việt Nam và phụ nữ ở tuổi sanh đẻ. 3. Trình bày các chỉ định - chống chỉ định của chủng ngừa. 4. Trình bày các biến chứng, cách phòng và xử trí các biến chứng. Nội dung 1. Tầm quan trọng của chủng ngừa và cơ sở miễn dịch: Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhận định rõ tầm quan trọng của chủng ngừa nên đã khuyến cáo tất cả các nước trên thế giới nên chủng ngừa cho trẻ em. Tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi nước sự chủng ngừa có ít nhiều khác nhau (tình hình bệnh tật và dịch tể khác nhau). Tại Việt Nam chương trình tiêm chủng mở rộng đã được thực hiện, các kế hoạch chủng ngừa do Bộ y tế đề ra, đã đạt được một số thành tích đáng kể. Các thành phố lớn hầu hết trẻ sơ sinh đều được chủng ngừa BCG và trẻ từ 6 tuần - 14 tuần tuổi đã được uống Sabin và tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà; nhưng ở các làng xã xa xôi tỉ lệ chủng ngừa còn thấp. Hiện nay bệnh sởi đã bùng phát ở một số địa phương, do đó công tác chủng ngừa cần được củng cố và tích cực tăng cường.(tiêm sởi mũi 2) Để phòng được một số bệnh do siêu vi trùng và vi trùng gây nên, người ta đã căn cứ vào sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người tạo ra hai loại miễn dịch: thụ động và chủ động. 1.1. Miễn dịch thụ động: Là khi cơ thể nhận được kháng thể có sẳn trong huyết thanh của con người hoặc súc vật đưa vào dưới dạng -globulin (SAD: Serum Anti Diphterique và SAT: Serum Anti Tetanique), có tác dụng ngay và ngắn hạn. 1.2.Miễn dịch chủ động: Được hình thành sau khi tiêm chủng vài tuần, hiệu quả kéo dài, bảo vệ nhiều năm. 2. Các bệnh có thể chủng ngừa: 2.1. Bệnh do vi khuẩn : Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Thương hàn, phó thương hàn, Dịch tả, Dịch hạch, Viêm màng não, Lao, Viêm phổi-viêm màng não do Hib, Viêm màng não do não mô cầu…vv 2.2.Bệnh do vi rút: Đậu mùa, Sởi, Sốt bại liệt, Quai bị, Rubella, Cúm, Dại , Viêm gan siêu vi B,Viêm não nhật bản.. Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác: 6 bệnh nguy hiểm bắt buộc chủng ngừa là: Lao, BH, HG, UV, BL, Sởi. 3.Các loại vaccin có mặt trên thị trường hiện nay: 1. Typhim – Vi (Pháp
- 2. Meningo AC (Pháp): 3. Act – HIB (Pháp) 4. Vaccine Viêm não Nhật Bản (VNNB) (VN): 5. M.M.R (Measles, Mumps, Rubella) (Mỹ) 6. VARILRIX (Bỉ): vaccine ngừa bệnh Thủy đậu (Trái rạ) 7. HBVAX II (Mỹ): vaccine ngừa bệnh viêm gan siêu vi B (VGSVB) 8. Tetavax (Pháp): vaccine ngừa bệnh uốn ván 9. VAT (Úc) (Absorbed Tetanus Vaccine): vaccine ngừa uốn ván 10. SAT (Pháp) (Serum AntiTetanus): Huyết thanh kháng uốn ván 11. VAR (Vaccine Dai Fluenzalida Đông khô) (VN): vaccine ngừa bệnh dại chiết xuất từ não chuột 12. SAR (Pháp) (Serum AntiRabie) 13. Verorab (pháp): vaccine Dại Verorab (từ tế bào thận Khỉ) 14. Vaccine Tả: 15.DPT 16.SỞI 17.SỞI-Rubella (MR) 18.OPV 19.BCG 20.DPT-VGB 21.DPT-VGB-Hib 22.Vac xin TỤ CẦU 23.Vac xin SỐT VÀNG 24.DPT-VGB-Hib-BL(Infanrix hexa) 25.Rotarix: Liều 1 từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi ; liều 2 cũng là liều sau cùng uống vào tuần thứ 24(muộn nhất), khoảngcách giữa 2 liều ít nhất là 4 tuần. 4. Lịch chủng ngừa: 4.1 Lịch chủng ngừa theo WHO: Lần Tuổi / OMS Vaccin 1 Ngay sau sanh BCG, & OPV0 2 6 tuần DPT1 & OPV1 3 10 tuần DPT2 & OPV2 4 14 tuần DPT3 & OPV3 5 9 tháng Sởi 2
- Nhắc lại +18 tháng OpV + 30 tháng DPT& OPV 4.2. Lịch chủng ngừa cho trẻ em Việt Nam: Lần Tuổi / Việt Nam Vaccin 1 Sau khi sanh càng sớm càng tốt BCG& VGB1 2 2 tháng DPT1 - OPV1-& VGB2 3 3 tháng DPT2 & OPV2 4 4 tháng DPT3 & OPV3& VGB3 5 9 tháng Sởi Nhắc lại 18 tháng( 12-23 tháng) OpV 30 tháng(24-36 tháng) DPT& OPV - Ở các thành phố lớn trong cả nước đã đưa Viêm gan siêu vi B vào lịch tiêm chủng mở rộng: + Mũi 1: sơ sinh. + Mũi 2: cách mũi 1; 1 tháng; có thể trể 1 tháng. + Mũi 3: cách mũi 2; 1 tháng; có thể trể so với ngày hẹn 3 tháng. + Mũi 4: cách mũi 1; 1năm; có thể trể so với ngày hẹn 2 năm. + Mũi 5: cách mũi 4; 5 năm + Mũi 6: cách mũi 5; 10 năm 4.3. Lịch chủng ngừa cho trẻ em Việt Nam hi ện nay: (17 tháng 3 năm 2010) Lần Tuổi / Việt Nam Vaccin 1 Sơ sinh BCG& VGB 2 2 tháng OPV1 & DPT- VGB-Hib1 3 3 tháng OPV2 & DPT- VGB-Hib2 4 4 tháng OPV3 & DPT- VGB-Hib3 5 9 tháng Sởi 1 6 18 tháng Sởi 2 & DPT4 3
- 4.4. Lịch tiêm chủng cho phụ nữ Việt Nam tuổi sinh đẻ: Mũi thứ Thời điểm tiêm UV1 Ngay sau khi có thai càng sớm càng tốt UV2 ít nhất 1 tháng sau UV 1 ( trước sanh 15 ngày) UV3 ít nhất 6 tháng sau UV2 hoặc khi có thai UV4 ít nhất 1 năm sau UV3 hoặc khi có thai lại UV5 ít nhất 1 năm sau sau UV4 hoặc khi có thai lại - Ngoài ra ở VN hiện nay còn có loại Vaccin phòng dại, Viêm não Nhật Bản, Thương hàn, Haemophilus Influenza, Não mô cầu…vv - Ở một số nước chủng quai bị cho trẻ em nam và Rubella cho trẻ em nữ 7 - 12 tuổi. - Chủng thương hàn, dịch tả, dịch hạch cho trẻ em lớn hơn 2 tuổi và người lớn khi vào vùng có dịch. - Kiểm tra IDR hằng năm ( chú ý trẻ có tiếp xúc với nguồn lây) + Nếu phản ứng(-): chủng lại BCG. + Nếu phản ứng(+) vừa: đường kính < 10 mm: tốt. + Nếu phản ứng(+) mạnh: đường kính >10 mm: cần làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán xác định lao và điều trị bệnh kịp thời. 5. Chống chỉ định: - Nói chung chỉ định chủng ngừa là rộng rãi; các trường hợp Suy dinh dưỡng, sơ sinh thiếu tháng, trẻ nhẹ cân..vv. ngày xưa không chủng ngừa nhưng ngày nay cần được chủng vì các trẻ này cần ưu tiên được bảo vệ. - Thuốc chủng ho gà dễ gây sốt cao co giật, nên cho kèm an thần và hạ nhiệt. - Trẻ có cơ địa dị ứng nên bắt đầu chủng bằng liều thấp và thăm dò ,rồi mới chủng nguyên liều. - Trẻ bị dị tật bẩm sinh: nên tránh lúc trẻ bị các bệnh nặng khác kèm theo như: viêm phổi nặng, nhiễm trùng nặng. - Các bệnh mãn tính ở tim, phổi thận: nếu không ở tình trạng quá nặng thì nên chủng ngừa. - Bệnh AIDS: . chủng ngừa khi chưa có suy giảm miễn dịch ( HIV(+).) . không chủng ngừa BCG khi có suy giảm miễn dịch.(AIDS) 5.1. Chống chỉ định lâu dài: Đang mắc ung thư, đang có bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. 5.2. Chống chỉ định tạm thời : Đang có bệnh cấp tính như viêm phổi, tiêu chảy, đang dùng Corticoides liều cao và kéo dài > 1 tuần. 6. Các tai biến và Xử trí : 4
- 6.1. Tai biế n do dịch vụ y tế : - Abces chổ tiêm (vô khuẩn kém). - Viêm hạch do tiêm BCG qua liều. - Abces lạnh chổ tiêm do chất bảo quản của vaccin tụ lại nơi tiêm (không lắc kĩ chai thuốc trước khi tiêm DPT) 6.2. Tai biến do vaccin: - Liệt do uống OPV( hiếm gặp ở Mỹ: 1/ 2 triệu) - Sốt - co giật do yếu tố ho gà DPT (1/ 300 mũi). 6.3. Tai biến khác: sốc phản vệ (nhanh hoặc chậm) hiếm xảy ra. 6.4. Xử trí các tai biến: -Đảm bảo vô khuẩn: khử trùng kỹ y dụng cụ và vùng da nơi tiêm tránh abces và nhiễm trùng. - Bảo quản vaccin đúng kĩ thuật: đối với DPT nhiệt độ tốt nhất là 2C- 8C,( đảm bảo dây chuyền lạnh )các chất tẩy uế, khử khuẩn, thuốc tẩy cồn và xà phòng điều có thể hủy hoại vaccin. -Chọn các loại vaccin được sản xuất tốt: kiểm tra nhãn dán trên ống hoặc lọ đựng vaccin về thời gian sử dụng và tên loại, lắc kiểm tra đóng băng, chỉ dùng vaccin trong buổi, hết buổi tiêm hủy bỏ chổ còn lại. -Chú ý an toàn trong tiêm chủng: - Khám sức khỏe nếu cần, làm xét nghiệm để tìm các bệnh có chống chỉ định chủng ngừa. -Tiêm sâu các vaccin có chứa Aluminium hydroxyde, dầu khóan chất . -Vaccin sống không tiêm 2 thứ cùng một lúc, cách nhau xa hơn 1 tháng trừ trường hợp sởi và quai bị. - Trẻ có cơ địa dị ứng nên tiêm thử với liều nhỏ theo phương pháp BESREDKA, Vài giờ sau tiêm 0,1 ml vaccin pha loãng 1/10, rồi sau đó mới chủng như qui định, khi tái chủng phải hỏi kĩ xem lần trước có bị phản ứng gì không. - Khi tiêm DPT-sởi, Viêm gan siêu vi B... trẻ bị sốt cho uống Paracetamol (15-20 mg/kg/ lần). - Khi có Abces lạnh do tiêm DPT: chườm ấm và tránh va chạm vào. - Abces chổ tiêm do vệ sinh kém: rạch Abces và chăm sóc như một vết thương bình thường nếu cần phải chủng ngừa lại. - Abces lạnh do tiêm BCG quá liều: không xử trí gì . - Sốc phản vệ cần xử trí cấp cứu (có bài riêng) TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bài giảng Nhi Khoa, Bộ môn Nhi, Đại Học Y Hà Nội 2002 2. Bài giảng Nhi Khoa, Bộ môn Nhi, Đại Học Y TP HCM 2004 3. Tài liệu huấn luyện chương trình tiêm chủng mở rộng cho tuyến Xã Phường - Chương trình tiêm chủng mở rộng - Bộ Y Tế, 1997. 5
- 4.Thực hành tiêm chủng của tổ chức PATH (Chương trình ứng dụng kỹ thuật thích hợp trong y tế) -Hà Nội năm 2006. 5.Bảo quản và quản lý vắc xin -dự án tiêm chủng của UNICEF-Hà Nội 2004. .Các Loại vaccin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng:( phần tham khảo) Vaccin BCG DPT Sabin Sởi VAT hay TT VGB Bản - Vi khuẩn lao - Từ độc tố vi Vi rút bại Vi rút sởi Từ độc tố vi Kháng chất sống giảm khuẩn bạch liệt sống sống giảm độc khuẩn uống nguyên bề động lực dưới hầu, độc tố vi giảm độc lực dưới dạng ván đã được mặt của VR dạng đông khuẩn uốn lực. Gồm 3 đông khô giảm độc lực được sản xuất khô ván được type I, II,III từ tế bào nấm giảm độc lực men và vi khuẩn ho gà chết Bảo - Không để - Bảo quản ở - Bảo quản ở - Bảo quản ở - Bảo quản ở - 20C - 80 C quản vaccin dưới 0C- 8C 2C-8C 2C-8C 2-8C không để tự ánh nắng mặt do, tránh ánh - Không làm - Không làm trời. sáng đông băng đông băng Giữ vaccin ở vaccin vaccin nhiệt độ 0C- 8C(dungmôi) Liều 0.1 ml 0.5 ml 2 giọt 0.5 ml 0.5 ml 2.5 mcg = lượng 1/4lọ (1/4ml) Đường Tiêm trong da Tiêm bắp sâu Uống Tiêm dưới da Tiêm bắp Tiêm bắp dùng Dụng Bơm 1ml/kim Bơm 5ml/kim ống nhỏ giọt Bơm 5ml/kim Bơm 5ml/kim Bơm 5ml/kim cụ 26G 24G vô trùng 24G 24G 24G Lịch Trong tháng 2 tháng DP T1 2 tháng sabin1 Từ 9-12 tháng Tiêm khi có Trong tháng tiêm đầu nếu 3 tháng DPT2 3 tháng sabin2 tuổi. thai hoặc mũi 1; 2 tháng không có sẹo trong độ tuổi mũi 2; 4 tháng phải tiêm lại 4 tháng DPT3 4 tháng sabin3 15-35(vùng mũi 3; nguy cơ 12tháng mũi UVSS cao) 4; 5 tuổi mũi 5; 15 tuổi mũi 6. Phản Viêm, áp xe Sốt, đau tại Thông thường Sốt và nổi ban Đau, sưng đỏ Sốt đỏ đau tại ứng tại chổ, đôi chổ tiêm, các thì không có sẽ tự hết trong tại chổ tiêm chổ tiêm phụ khi có hạch, hiện tượng phản ứng phụ. 1 vài ngày chỉ cần băng này tự hết khô không không cần cần điều trị điều trị 6
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng ngừa dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh
5 p | 160 | 33
-
Bài giảng Táo bón ở trẻ em
8 p | 235 | 33
-
Phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em
5 p | 173 | 26
-
Ngộ độc thủy ngân ở trẻ em – Kỳ 1
5 p | 185 | 25
-
Bài giảng Chủng ngừa
9 p | 108 | 10
-
Chủng ngừa cho trẻ em
5 p | 148 | 9
-
Béo phì ở trẻ em: Một vấn đề lớn Ðổ tội cho di truyền, cho thiếu giáo
4 p | 139 | 8
-
Những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa nóng
5 p | 120 | 8
-
Những lưu ý khi chủng ngừa cho trẻ
8 p | 84 | 8
-
Vaccin phối hợp giảm bớt nỗi lo khi chủng ngừa cho trẻ
5 p | 89 | 8
-
Tăng huyết áp ở trẻ em
3 p | 106 | 7
-
Dị ứng thực phẩm ở trẻ em
4 p | 92 | 6
-
Phòng ngừa cận thị ở trẻ em
5 p | 108 | 6
-
Phòng ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
6 p | 76 | 5
-
Đợt bộc phát bệnh Hib gây tử vong cho những trẻ em chưa được chủng
4 p | 98 | 4
-
Bệnh Cúm trẻ em: Phòng bệnh khi trời trở lạnh
3 p | 92 | 4
-
Nguyên nhân gây ngứa ở trẻ em và cách đối phó
5 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn