intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng từ kế toán là gì? Quy định pháp luật về chứng từ kế toán

Chia sẻ: Lan Wang Ji | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng từ kế toán là một tài liệu kế toán rất quan trọng. Pháp luật đã có các quy định cụ thể về chứng từ cũng như quá trình lập, ký, sử dụng chứng từ. Trong bài viết sau đây, sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc: Chứng từ kế toán là gì? Quy định pháp luật về chứng từ kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng từ kế toán là gì? Quy định pháp luật về chứng từ kế toán

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN LÀ GÌ? QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ <br /> CHỨNG TỪ KẾ TOÁN<br /> <br /> Chứng từ kế toán là một tài liệu kế toán rất quan trọng. Pháp luật đã có các quy định cụ thể <br /> về  chứng từ  cũng như  quá trình lập, ký, sử  dụng chứng từ. Trong bài viết này, sẽ  giúp độc <br /> giả giải đáp thắc mắc: Chứng từ kế toán là gì? Quy định pháp luật về chứng từ kế toán.<br /> Khái niệm chứng từ kế toán<br /> Theo Luật   Kế   toán  2015, Chứng  từ   kế   toán là   những   giấy  tờ   và   vật  mang   tin  phản   ánh <br /> nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ <br /> kế toán là một loại tài liệu kế toán.<br /> Một số loại chứng từ kế toán thông dụng có thể kể đến: Bảng chấm công; Phiếu nhập, xuất <br /> kho; Phiếu thu, phiếu chi; Biên lai thu tiền; Giấy đề  nghị  thanh toán; Biên bản giao nhận tài <br /> sản cố định; Biên bản đánh giá lại tài sản cố định; Hóa đơn GTGT; Hóa đơn bán hàng…<br /> Phân loại chứng từ kế toán<br /> Có nhiều cách để phân loại chứng từ kế toán như sau:<br /> Căn cứ theo công dụng của chứng từ<br /> – Chứng từ  mệnh lệnh: Là loại chứng từ  dùng để  truyền đạt những mệnh lệnh hay chỉ  thị <br /> của người lãnh đạo cho các bộ phận cấp dưới thi hành.<br /> – Chứng từ chấp hành: Là những chứng từ chứng minh cho một  nghiệp vụ kinh tế nào đó đã <br /> thực sự hoàn thành.<br /> – Chứng từ  thủ  tục: Là những chứng từ  tổng hợp, phân loại các nghiệp vụ  kinh tế  có liên <br /> quan theo những đối tượng cụ thể nhất định của kế  toán, để  thuận lợi trong việc ghi sổ  và  <br /> đối chiếu các loại tài liệu. <br /> – Chứng từ liên hợp:  Là loại chứng từ mang đặc điểm của 2 hoặc 3 loại chứng từ nói trên.<br /> Căn cứ theo trình tự lập chứng từ<br /> – Chứng từ  ban đầu (chứng từ  gốc):  Là những chứng từ được lập trực tiếp khi nghiệp vụ <br /> kinh tế phát sinh hay vừa hoàn thành.<br /> – Chứng từ tổng hợp: Là loại chứng từ dùng để tổng hợp số liệu của các nghiệp vụ kinh tế <br /> cùng loại nhằm giảm nhẹ công tác kế toán và đơn giản trong việc ghi sổ.<br /> Căn cứ theo phương thức lập chứng từ<br /> – Chứng từ một lần: Là loại chứng từ mà việc ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ tiến <br /> hành một lần, sau đó được chuyển vào ghi sổ kế toán.<br /> – Chứng từ nhiều lần: Là loại chứng từ ghi một loại nghiệp vụ kinh tế tiếp diễn nhiều lần. <br /> Sau mỗi lần ghi các con số  được cộng dồn tới một giới hạn đã được xác định trước được  <br /> chuyển vào ghi vào sổ kế toán.<br /> Căn cứ theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ<br /> Theo cách phân loại này, đối với mỗi nội dung nghiệp vụ phát sinh (chỉ tiêu) sẽ ứng với một  <br /> loại chứng từ liên quan:<br /> – Chỉ tiêu lao động và tiền lương<br /> – Chỉ tiêu hàng tồn kho<br /> – Chỉ tiêu bán hàng<br /> – Chỉ tiêu tiền tệ<br /> – Chỉ tiêu tài sản cố định<br /> Căn cứ theo dạng thể hiện của chứng từ<br /> – Chứng từ  bình thường: Là chứng từ  được thể  hiện dưới dạng giấy tờ  để  chứng minh <br /> nghiệp vụ  kinh tế  phát sinh và đã thực sự hoàn thành mà không phải thể  hiện qua dạng dữ <br /> liệu điện tử<br /> – Chứng từ điện tử: Là chứng từ được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá mà <br /> không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như: bảng <br /> từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán…<br /> Quy định pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán<br /> Luật Kế toán 2015 có các quy định liên quan đến chứng từ kế toán như sau:<br /> Quy định về nội dung chứng từ kế toán<br /> Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung:<br /> – Tên và số hiệu của chứng từ kế toán<br /> – Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán<br /> – Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán<br /> – Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán<br /> – Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh<br /> – Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của  <br /> chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ<br /> – Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế <br /> toán<br /> Quy định về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán <br /> – Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải <br /> lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ.<br /> – Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định  <br /> trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị  kế  toán được tự  lập  <br /> chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định.<br /> – Nội dung nghiệp vụ trên chứng từ kế toán không được viết tắt, tẩy xóa, sửa chữa; khi viết <br /> phải dùng bút mực, số  và chữ  viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ  trống phải gạch  <br /> chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai  <br /> chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.<br /> – Chứng từ  kế  toán phải được lập đủ  số  liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên  <br /> chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ thì nội dung các liên phải giống nhau.<br /> – Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách  <br /> nhiệm về nội dung trên đó.<br /> – Chứng từ  kế toán được lập dưới dạng điện tử  phải tuân theo quy định về  chứng từ  điện <br /> tử; được in ra giấy và lưu trữ theo quy định.  Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu  <br /> trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải  <br /> bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.<br /> Quy định về việc ký chứng từ kế toán<br /> – Chứng từ  kế  toán phải có đủ  chữ  ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ  ký trên <br /> chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán <br /> bằng mực màu đỏ  hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ  kế  toán của một  <br /> người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ  kế toán của người khiếm thị  được thực hiện <br /> theo quy định của Chính phủ.<br /> – Chữ  ký trên chứng từ  kế  toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được  ủy quyền  <br /> ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ  nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm <br /> của người ký.<br /> – Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc <br /> người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền  <br /> phải ký theo từng liên<br /> – Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị  như  chữ <br /> ký trên chứng từ bằng giấy<br /> Quy định về việc quản lý và sử dụng kế toán<br /> – Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán<br /> – Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự  thời gian và bảo  <br /> quản an toàn theo quy định của pháp luật<br /> – Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền tạm giữ, tịch thu, niêm phong chứng từ kế <br /> toán. Trường hợp tạm giữ  hoặc tịch thu chứng từ  kế  toán thì cơ  quan nhà nước có thẩm <br /> quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và <br /> giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại  <br /> chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu<br /> – Cơ  quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ  kế  toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số <br /> lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.<br /> Cá nhân, tổ chức nào vi phạm các quy định về chứng từ kế toán thì tùy từng hành vi, mức độ,  <br /> hậu quả  mà có thể  bị xử  phạt hành chính do hành vi vi phạm quy định về  chứng từ  kế <br /> toán hoặc bị xử lý hình sự.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2