Chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151
lượt xem 73
download
Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này Chương này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị vì người nghèo. Học viên có kỹ năng phân tích để xác định các họat động nâng cấp chuỗi giá trị, góp phần vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương theo định hướng thị trường. Chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Tài liệu tập huấn dành cho học viên về Chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151 Mục tiêu lớp tập huấn là nhằm giúp học viên có (1) kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị, đặc biệt về liên kết ngang và liên kết dọc. Ngoài ra, học viên biết sử dụng phân tích nhanh chuỗi giá trị nhằm hỗ trợ việc lập kế 1
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn hoạch phát triển kinh tế địa phương. (2) kiến thức cơ bản về thị trường, đặc biệt là xác định nhu và yêu cầu của thị trường (3) kiến thức về việc triển khai nghị định 151/2007/NĐ-CP. 2
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 Mục lục Những kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị................................................................................... 5 Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này......................................................................................5 Chuỗi giá trị là gì?...........................................................................................................................................5 1.1Sơ đồ chuỗi giá trị là gì?........................................................................................................................5 1.2Hướng dẫn cách lập sơ đồ chuỗi giá trị................................................................................................6 Tại sao sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị?..........................................................................................7 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị....................................................................................................................7 1.3Giá trị gia tăng là gì?..............................................................................................................................7 1.4Làm thế nào để tăng tỷ lệ lợi nhuận?....................................................................................................7 Chuỗi giá trị vì người nghèo là gì?..................................................................................................................8 1.5Lựa chọn chuỗi giá trị vì người nghèo như thế nào?.............................................................................8 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị...............................................................................................................8 1.6Tại sao phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị?......................................................................................8 1.7Nâng cấp chuỗi giá trị là gì?..................................................................................................................8 1.8Hướng dẫn phân tích nhanh chuỗi giá trị vì người nghèo.....................................................................8 Tầm quan trọng của liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị..........................................................9 1.9Liên kết ngang là gì?..............................................................................................................................9 1.9.1Tại sao cần liên kết ngang?............................................................................................................9 1.9.2Làm gì để thúc đẩy liên kết ngang?..............................................................................................10 1.9.3Vai trò của đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc liên kết ngang là gì?..........................10 1.10Liên kết dọc là gì?..............................................................................................................................10 1.10.1Tại sao cần liên kết dọc?............................................................................................................10 1.11Có nhiều hình thức liên kết dọc.........................................................................................................10 1.11.1Khung pháp lý nhằm thúc đẩy liên kết dọc: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg.................................11 1.11.2Làm gì để thúc đẩy liên kết dọc?................................................................................................11 1.11.3Vai trò của đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc liên kết dọc là gì?............................11 Kiến thức cơ bản về tiếp cận thị trường................................................................................. 11 1Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này..................................................................................11 2Thị trường là gì? .........................................................................................................................................11 2.1Phân đoạn (hoặc phân khúc) thị trường là gì?....................................................................................12 2.1.1Tại sao cần phân đoạn thị trường?...............................................................................................12 2.2Khái niệm về cung và cầu....................................................................................................................12 2.3Nguyên lý cung – cầu ..........................................................................................................................13 2.4Giá cả là gì? ........................................................................................................................................13 2.5Biến đổi giá trên thị trường..................................................................................................................13 3Các đặc điểm chính của thị trường nông sản............................................................................................14 3.1Giá hàng hóa thay đổi nhanh chóng ...................................................................................................14 3
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 3.2Tính mùa vụ ........................................................................................................................................14 3.3Dao động giá giữa các năm.................................................................................................................15 3.4Rủi ro đối với người nông dân.............................................................................................................15 3.5Chí phí giao dịch và marketing cao......................................................................................................15 3.6Thiếu thông tin về người tiêu dùng .....................................................................................................15 3.7Cạnh tranh cao.....................................................................................................................................15 3.8Cung và sự thay đổi giá cả..................................................................................................................16 3.9Giá thực suy giảm trong dài hạn..........................................................................................................16 4Thu thập thông tin thị trường .....................................................................................................................16 4.1Thông tin thị trường là gì? ...................................................................................................................16 4.2Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng?.........................................................................................16 4.3Loại thông tin thị trường nào cần thu thập?.........................................................................................16 4.4Thu thập thông tin từ đâu và hoặc từ ai?.............................................................................................16 4.5Hướng dẫn cách thu thập và xử lý thông tin........................................................................................16 4.5.1Bảng tổng hợp các loại thông tin thị trường cần thiết liên quan đến thị trường nông sản...........17 Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của THT............................................... 19 1Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này..................................................................................19 4.6Tổ và kinh tế hộ khác nhau cái gì?......................................................................................................19 1.1Hợp đồng hợp tác................................................................................................................................20 1.1.1Các căn cứ pháp lý để lập nên hợp đồng hợp tác........................................................................20 1.1.2Các nội dung chính của Hợp đồng Hợp tác..................................................................................20 1.2Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tổ hợp tác.........................................................................................20 Mối liên kết của 3 nội dung: Chuỗi giá trị – Tiếp cận thị trường – nghị định 151 ...............20 4
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 Những kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này Chương này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi giá tr ị vì ng ười nghèo. Học viên có kỹ năng phân tích để xác định các họat động nâng cấp chuỗi giá trị, góp phần vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương theo định hướng thị trường. Chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Vậy, trong chuỗi giá trị có các “khâu” trong chuỗi. Các khâu chúng ta có thể mô tả cụ thể bằng các “ hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các chức năng chuỗi giá trị chúng ta có “ tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các chức năng trong chuỗi, ví dụ như nhà cung c ấp đ ầu vào cho s ản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa, v.v. Bên c ạnh các tác nhân chu ỗi giá tr ị chúng ta còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị. 1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị là gì? Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá tr ị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới đây: Cung cấp Sản xuất Thu gom Sơ chế Thương mại Tiêu dùng đầu vào • Giống • Làm đất • Thu gom • Làm sạch • Bán sỉ Hoạt động • Phân bón • Gieo rau • Vận chuyển • Đóng gói • Bán lẻ • Thuốc • Chăm sóc BVTV • Thu hoạch • Lao động Trong nghèo nước Các nhà cung Nông dân, Tổ Người thu Nhà sơ chế Người bán sỉ, Tác nhân cấp đầu tư HT, HTX gom người bán lẻ Xuất đầu vào khẩu Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan,… Ghi chú: • Các giai đoạn sản xuất/khâu: • Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: • Người tiêu dùng cuối cùng: 5
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị: 1.2 Hướng dẫn cách lập sơ đồ chuỗi giá trị Sơ đồ chuỗi giá trị luôn luôn thể hiện hiện trạng của chuỗi. Để lập sơ đ ồ chuỗi giá tr ị c ần ph ải thu th ập thông tin về hiện trạng của chuỗi giá trị. Hãy xem hướng dẫn sau đây. Bước 1 Đừng bắt đầu vẽ sơ đồ từ khâu “cung cấp đầu vào”! Hãy xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi giá trị! Học viên trả lời các câu hỏi định hướng sau đây để xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị. Câu hỏi định hướng • Người tiêu dùng là ai? Họ ở đâu? Độ tuổi nào? Giàu hay nghèo? V.v • Họ muốn mua sản phẩm gì? • Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải như thế nào? • Người tiêu dùng mua nhiều hay ít? Nhiều là bao nhiêu? • Họ mua vào thời điểm nào? • Họ mua ở đâu? • Họ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua sản phẩm? Bước 2 Xác định các khâu trong chuỗi giá trị. Sau khi xác định được người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị, hãy đi từng khâu kế trước người tiêu dùng và sau đó khâu kế tiếp v.v. Tùy vào chuỗi giá trị sơ đồ có thể chênh lệch trong cách khâu. Câu hỏi định hướng • Để người tiêu dùng có thể mua sản phẩm thì trước đó phải làm/có cái gì? • Để người bán lẻ có sản phẩm để bán thì trước đó phải làm/có cái gì? • Để người chế biến có sản phẩm để chế biến thì trước đó phải làm/có cái gì? • Để người thu gom có sản phẩm để thu gom thì trước đó phải làm/có cái gì? • Để người sản xuất tạo ra sản phẩm họ cần làm/có cái gì? • V.v Bước 3 Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi. Câu hỏi định hướng • Khâu “Cung cấp đầu vào” bao gồm các hoạt động gì? • Khâu “Sản xuất” bao gồm các hoạt động gì? • Khâu “Thu gom” bao gồm các hoạt động gì? • Khâu “Chế biến” bao gồm các hoạt động gì? • Khâu “Thương mại” bao gồm các hoạt động gì? • v.v Bước 4 Xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị Câu hỏi định hướng Hiện nay, ai thực hiện ... • Khâu “Cung cấp đầu vào”? • Khâu “Sản xuất”? • Khâu “Thu gom”? • Khâu “Chế biến”? • Khâu “Thương mại”? 6
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • v.v Bước 5 Xác định các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị Câu hỏi định hướng Hiện nay, ai hỗ trợ các tác nhân thực hiện các khâu trong chuỗi? Bước 6 Kết luận từ sơ đồ chuỗi giá trị Câu hỏi định hướng • Sơ đồ thể hiện những khâu nào? • Liên kết của các khâu có được tổ chức chặt chẽ không? • Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ hay tập thể? • Các nhà hỗ trợ có hỗ trợ đúng lúc và đúng nơi không? • V.v. Tại sao sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị? Công cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm khi chúng ta sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị trường! Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi. Nói cách khác trước khi sản xuất nông dân cần phải xác định rõ ràng sản xuất đ ể bán cho ai?! Nguyên t ắc của thị trường là tiêu dùng quyết định SX – Sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường! Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị 1.3 Giá trị gia tăng là gì? Giá trị gia tăng là mức đo độ thịnh vượng được tạo ra trong Tổng giá trị từ chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Trà Vinh 140,000 con bò X 4,300,000 VNĐ = 6,020,000,000,000 VNĐ chuỗi giá trị. Để tính được giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị, chúng ta tính như sau: [Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá Ngườ i nuôi Ngườ i vận Ngườ i trị hàng hóa trung gian] (ví dụ chi phí đầu vào: mua nguyên vật bò/trang trại chuyển bò Lò mổ bò Siêu thị tiêu dùng liệu, dịch vụ v.v.). 300,000 đ 300,000 đ Giá trị gia tăng được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong Giá tiêu thụ 500,000 đ 300,000 đ chuỗi giá trị. 2,500,000 đ 3,100,000 đ 3,700,000 đ 4,300,000 đ 2,000,000 đ 300,000 đ Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người Giá trị gia tăng Sản phẩm trung gian 300,000 đ 300,000 đ tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu Đầu vào khác Lưu ý: ví dụ cho 1 con bò. Các con số chỉ là số tượ ng trưng! dùng không tạo ra giá trị gia tăng! 1.4 Làm thế nào để tăng tỷ lệ lợi nhuận? Có 3 cách để tăng tỷ lệ lợi nhuận: (a) tạo ra sản phẩm mới mà người tiêu dùng yêu thích và/ho ặc c ần (b) cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm hiện có (c) vừa tạo sản phẩm mới vừa cải tiến quy trình sản xuất. Cải tiến quy trình sản xuất cụ thể có 6 phương án: 1. Tăng năng suất tăng sản lượng tăng giá trị gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 2. Nâng cao hiệu quả giảm chi phí tăng giá trị gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cao hơn sản xuất đầu vào 3. Cải tiến chất lượng tăng giá bán tăng giá trị gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 4. Cải tiến marketing tẳng sản lượng tăng giá trị gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cao hơn + tăng giá bán 5. Đảm nhận các chức phân phối lại giá trị tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 7
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 năng khác trong gia tăng chuỗi (vận chuyển, sơ chế/chế biến) 6. Thành lập tổ/nhóm tăng lợi thế khi phân phối lại giá trị tỷ lệ lợi nhuận cao hơn (nghị định 151) thương lượng gia tăng Phương án số 1 chỉ hiệu quả nếu người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều hơn! Ngoài ra, phương án này cũng là phương án truyền thống NHƯNG chưa chắc là phương án hiệu quả nhất. Nói chung, tỷ lệ lợi nhuận chỉ tăng khi người mua có nhu cầu mua sản phẩm. Họ mua nhi ều h ơn ho ặc v ới giá cao hơn. Chuỗi giá trị vì người nghèo là gì? Chuỗi giá trị vì người nghèo là những chuỗi có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao và mang l ại nhi ều c ơ h ội tăng thu nhập cho người nghèo. 1.5 Lựa chọn chuỗi giá trị vì người nghèo như thế nào? Không phải chuỗi giá trị nào cũng phù hợp với nghèo, do đó nên lựa chọn chuỗi giá tr ị phù h ợp v ới ng ười nghèo. Chuỗi giá trị phù hợp với người nghèo là những chuỗi giá trị tạo ra nhiều cơ hội cho người nghèo có thể tham gia: • Chi phí khởi sự thấp • Sản xuất qui mô nhỏ • Hoàn vốn nhanh • Rủi ro thất bại thấp • Kỹ năng đơn giản • Trong SX sử dụng nguyên vật liệu, lao động, dịch vụ sẵn có tại địa phương • Có thể triển khai được tại địa phương • Có cơ hội cho phụ nữ tham gia Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 1.6 Tại sao phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị? Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các gi ải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững. Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị luôn có hai nội dung. Thứ nhất, liên quan t ới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong tương lai. 1.7 Nâng cấp chuỗi giá trị là gì? Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nh ằm đ ảm b ảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường và phát triển chuỗi một cách bền vững. Để nâng cấp chuỗi thành công, các tác nhân trong chuỗi đóng vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ nâng cấp và các nhà hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ các tác nhân trong quá trình nâng cấp. 1.8 Hướng dẫn phân tích nhanh chuỗi giá trị vì người nghèo Để xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị, hãy lần lượt điền thông tin vào bảng sau: Khâu trong Hiện trạng Giải pháp Cơ hội Thời 8
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 chuỗi Thuận lợi Khó khăn Làm gì? Làm Ai làm? cho: gian? (Liệt kê các (được) (chưa được) như thế nào? (1)người hoạt động của bao gồm kinh nghèo từng khâu) phí (2) phụ nữ (làm gì?) Đầu vào (1) (2) Sản xuất (1) (2) Thu gom (1) (2) Sơ chế (1) (2) Thương mại (1) (2) Thông điệp chính: Các kết quả phân tích nhanh chuỗi giá trị có thể cho thấy hiện trạng chuỗi giá trị của xã, đặc biệt là cái đã “được” và cái “chưa được” cần được cải tiến. Kết quả này có thể sử d ụng làm thông tin thị trường đầu vào để lập kế hoạch phát triển kinh tế địa phương và có thể chỉ ra được phương án đ ầu tư của xã trong tương lai. Tầm quan trọng của liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị Để nâng cấp chuỗi giá trị thành công thì liên kết ngang và liên kết dọc phải được cũng cố và phát triển. 1.9 Liên kết ngang là gì? Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Vd: liên kết nh ững ng ười nghèo s ản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm. 1.9.1 Tại sao cần liên kết ngang? Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cá nhân cao hơn t ừ những c ải thi ện trong ti ếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. Tóm lại, liên kết ngang mạng lại các lợi thế như sau: • Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ. • Tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng. • Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn. • Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững. Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành l ập các Tổ Hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ là một vấn đề cấp bách, sẽ được nghiên cứu trong phần kế tiếp. 9
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 1.9.2 Làm gì để thúc đẩy liên kết ngang? Nên nhớ một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: thành lập tổ hợp tác phải bắt đầu từ nhu cầu của các người dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Như thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững. Tương tự như các hình thức thúc đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang cũng nhằm để các hộ có cùng nhu cầu, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau: • Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh và hỏi kinh nghi ệm v ề kinh tế tập thể. • Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người dân chỉ ra rõ ràng các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ • Tổ chức các cuộc đối thoại với những người hiện đang sản xuất, kinh doanh • V.v. 1.9.3 Vai trò của đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc liên kết ngang là gì? Cụ thể đề nghị các ngành và các đoàn thể tại địa phương quan tâm đến những hoạt động như sau: 1. Thành lập Ban vận động xây dựng tổ hợp tác. Thành viên ban vận động là một phó chủ tịch làm trưởng Ban và các thành viên gồm CB chuyên trách địa chính – nông nghiệp, kinh tế, Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các Ban nhân dân ấp. Ban này cho nhiệm vụ: • Tuyên truyền về các lợi ích khi tham gia vào tổ hợp tác, nghị định 151 • Quan sát tình hình sản xuất kinh doanh của địa phương và xác định đối tượng có nhu cầu tham gia tổ. Thu thập thông tin về nhu cầu của họ và tìm thêm một số hộ có nhu cầu tương tự. • Tư vấn những người có nhu cầu muốn thành lập tổ hợp tác về thủ tục hình thành tổ hợp tác 2. Áp dụng Điều 111 đến 120 Bộ Luật Dân sự 2005 thành lập tổ hợp tác và bao g ồm các bước nh ư sau: • Bước 1: Để thành lập tổ, phải có tối thiểu 03 người, khác hộ khẩu. Tổ viên là cá nhân t ừ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầu đủ. • Bước 2: Xây dựng hợp đồng hợp tác. Hợp đồng sau khi xây dựng xong, tổ trưởng t ổ hợp tác mang đến UBND xã, phường, thị trấn chứng thực hợp đồng. Sau khi hợp đồng được chứng thực, Ban điều hành tổ tiến hành điều hành tổ theo nội dung hợp đồng đã thống nhất. 1.10 Liên kết dọc là gì? Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Vd: nhóm cộng đồng liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm). 1.10.1 Tại sao cần liên kết dọc? • Giảm chi phí chuỗi. • Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi. • Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước. • Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. • Niềm tin phát triển chuỗi rất cao. Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg là một tài liệu quan tr ọng, t ạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. 1.11 Có nhiều hình thức liên kết dọc • Sản xuất theo hợp đồng: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa ch ủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian. 10
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • Bao tiêu sản phẩm: theo QĐ 80/2002/QĐ - TTg • Hội nhập dọc 1.11.1 Khung pháp lý nhằm thúc đẩy liên kết dọc: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg Quyết định 80/2002/QĐ-TTg là một tài liệu quan trọng, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nh ấn mạnh vai trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá nhằm g ắn s ản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Lưu ý: Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ủy ban nhân dân xã xác nhận hoặc phòng công chứng huyện chứng thực. 1.11.2 Làm gì để thúc đẩy liên kết dọc? Có nhiều hình thức để thúc đẩy liên kết dọc, ví dụ như • Khuyến khích các tác nhân chuỗi tham gia vào các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi. • Tổ chức các cuộc họp và/hoặc hội thảo giữa người bán và người mua, đi thăm các nhà mua và/hoặc bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh • Xây dựng “trang vàng”, sàn điện tử, góc thông tin v.v. tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng. Mọi hình thúc thúc đẩy đều nhằm đến việc làm thế nào để các tác nhân có thể “gặp” nhau! 1.11.3 Vai trò của đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc liên kết dọc là gì? Các ngành và các đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm như sau: • Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về phương thức sản xuất theo hợp đồng, tăng cường giáo dục về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho doanh nghiệp và nông dân đ ể nhân dân đồng tình hưởng ứng phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị trường. • Giúp đỡ cần thiết và tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. • Phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và người sản xuất trong quá trình th ực thi phương thức này. • Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò, v ị trí c ủa ngành mình h ỗ tr ợ các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản. Kiến thức cơ bản về tiếp cận thị trường 1 Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này Chương này nhằm trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản về: thị trường, các khái niệm về cung, cầu, giá và mối quan hệ giữa 3 yếu tố này, đặc điểm của thị trường nông sản; có kỹ năng thu th ập và s ử dụng thông tin thị trường để lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và kế hoạch sản xuất kinh doanh. 2 Thị trường là gì? Thị trường là nơi người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, thị trường là một cái chợ có địa điểm nhất định để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Chợ có thể xuất hiện ở các ấp, xã, dọc các con đường, trong các thị trấn và các thành phố. Có nhiều loại chợ: đ ầu mối, bán buôn, bán lẻ v.v. Thị trường cũng có thể được xác định bởi nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo đ ịnh nghĩa này, th ị trường là một nhóm người có nhu cầu và họ sẵn sàng trả tiền để thoả mãn nhu cầu đó. 11
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 2.1 Phân đoạn (hoặc phân khúc) thị trường là gì? Là một nhóm người có nhu cầu và sở thích tương tự nhau. Con người có các nhu cầu và sở thích không giống nhau. Vì vậy, cần phân chia thị trường thành các nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có các s ở thích và nhu cầu tương tự nhau. Thị trường có thể được phân đoạn theo lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, vị trí địa lý, thu nhập, v.v… Mỗi nhóm như vậy là một phân đoạn thị trường. 2.1.1 Tại sao cần phân đoạn thị trường? Tất cả những ai sản xuất và kinh doanh phải phân đoạn thị trường đ ể hoạt đ ộng của mình mang l ại l ợi nhuận. Hãy nhớ một chân lý rất đơn giản: Không có một sản phẩm nào có thể thỏa mãn tất cả mọi người trong một thị trường. Không phải mọi người đều thích một kiểu xe máy, xe hơi hay quán ăn như nhau… 2.2 Khái niệm về cung và cầu Cung và cầu là từ được sử dụng nhiều nhất trong kinh tế học. Cung và cầu là động cơ của kinh tế. Cung và cầu là yếu tố quyết định số lượng sản xuất và giá cả của một sản phẩm. Nếu chúng ta nắm được các kiến thức cơ bản về cung và cầu, chúng ta có thể hiểu được các hành vi của người mua và người bán và nữa chúng ta có thể hiểu được sự thay đổi của giá cả. Cầu là gì? Nói đơn giản, cầu là nhu cầu đối với Giá lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người mua sẵn cả lòng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau. Khi cầu tăng thì Cầu thay đổi thường xuyên. Dưới đây là một số đường cầu sẽ di chuyển sang bên phải nguyên nhân phổ biến gây ra sự thay đổi của cầu: • Giá cả. Nếu giá tăng, cầu sẽ có xu hướng giảm và nếu giá giảm, cầu sẽ có xu hướng tăng. Nói cách khác, nếu giá tăng thì người tiêu dùng sẽ mua ít hơn hoặc họ mua các loại sản phẩm khác. Nếu giá giảm người tiêu Khi cầu giảm thì dùng sẽ mua nhiều hơn. đường cầu sẽ di Đường cầu • Thu nhập của người tiêu dùng. Khi thu chuyển sang bên trái nhập thực của người tiêu dùng tăng, sức mua của họ và cầu sẽ tăng. Khi thu nhập Lượng cầu giảm, điều ngược lại sẽ xảy ra. • Sở thích của người tiêu dùng. Cầu là biểu hiện cho sở thích của người tiêu dùng. Sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi cùng với thay đổi về thu nhập, trình độ học vấn, cách tiếp cận với phong cách sống hiện đại và quảng cáo. • Các sản phẩm cạnh tranh hoặc thay thế. Cầu của một sản phẩm sẽ giảm khi các sản phẩm thay thế trở nên sẵn có và/hoặc rẻ hơn. Cầu sẽ tăng lên khi các sản phẩm thay thế đó khan hiếm và/hoặc đắt hơn. • Chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thường nhạy cảm với chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Những cải tiến về chất lượng có thể khiến cầu tăng trong khi chất lượng giảm sẽ có hi ệu ứng ngược lại. Cung là gì? Cung là lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn lòng và có khả năng cung ứng ở các mức giá khác nhau. Cung của mặt hàng nông sản có xu hướng dễ thay đổi hơn vì quá trình sản xuất bị các điều kiện tự nhiên chi phối. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng tới nguồn cung của các sản phẩm nông nghiệp: 12
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • Thời tiết. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho Giá thu hoạch tốt vì vậy ảnh hưởng tích cực cả đến cung trong khi hạn hán và lũ lụt có Khi cung giảm thì hiệu ứng ngược lại. Sâu bệnh cũng có tác đường cung sẽ di động tiêu cực đối với năng suất và nguồn chuyển sang bên trái cung. • Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của một mặt hàng cụ thể tăng khiến nông dân chuyển sang các mặt hàng khác có lãi cao Khi cung tăng thì hơn. Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu đường cung sẽ di ứng ngược lại. chuyển sang bên phải Đường cung • Giá bán. Nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và giảm nguồn cung khi giá hạ. Đối với các sản phẩm có thể dự trữ được như ngũ cốc, họ có thể Lượng cung tăng nguồn cung ngay lập tức bằng cách giảm tiêu thụ trong gia đình và xuất hàng khỏi kho dự trữ. • Hạ tầng vận chuyển. Cải tiến hạ tầng vận chuyển có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực cụ thể và cho phép sản xuất các sản phẩm nông nghiệp mới để bán ở thị trường thành thị. Hãy nhớ: Giá tăng khi nhu cầu tăng, vì do lượng cung giảm hoặc khan hiếm Giá giảm khi nhu cầu giảm, vì do lượng cung tăng hoặc dư thừa Xác định được xu thế cung và cầu: • Nông dân sẽ xác định được xu thế giá • Nông dân sẽ quyết định được sản xuất cái gì, sản xuất vào thời điểm nào, số lượng c ần s ản xuất là bao nhiêu và khi nào bán ra thị trường. Giá 2.3 Nguyên lý cung – cầu cả Điểm giao dịch giữa đường cung và đường cầu xác định điểm cân bằng thị trường. Ở trạng thái cân Dư lượng cung bằng không có dư lượng cung và không dư lượng A cầu. Hành vi của người mua và người bán điều khiển sự cân bằng của thị trường. (A) Nếu giá thị Điểm cân bằng thị trường trường cao hơn mức giá cân bằng, cung sẽ dư thừa Mức giá cân bằng và khiến cho giá thị trường giảm. (B) Nếu giá thị B trường dưới mức giá cân bằng, cầu sẽ dư thừa và khiến cho giá thị trường tăng. Sự biến đổi giá cả thị Dư lượng cầu trường giúp nhằm cân bằng giữa cung và cầu. Một Đường cầu Đường cung mặt, mức giá cân bằng xác định lượng cung của các nhà cung cấp. Mặt khác, mức giá cân bằng xác định Lượng hàng cân bằng lượng cầu của người có nhu cầu. Số lượng 2.4 Giá cả là gì? Giá cả là số tiền phải trả cho hàng hoá , dịch vụ hoặc một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu s ố l ượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó. 2.5 Biến đổi giá trên thị trường Giá chủ yếu do cung và cầu quyết định. Giá có thể dao động đáng kể, thậm chí trong một ngày. Nếu có một lượng hàng lớn đột ngột cung ứng cho thị trường (trường hợp điển hình trong vụ thu ho ạch), giá s ẽ 13
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 giảm. Khi thiếu lượng cung trên thị trường (như khi mất mùa) giá sẽ tăng. Vào d ịp l ễ Tết, nhu c ầu th ực phẩm tăng khiến giá của nhiều sản phẩm nông nghiệp cũng tăng. Biết diễn biến cung và c ầu là r ất c ần thiết để nắm bắt sự dao động giá ngắn hạn, theo mùa vụ và xu thế giá dài hạn. Hiểu bi ết về cung và c ầu thậm chí còn có thể cho phép nông dân dự đoán sự thay đổi giá trong tương lai. Sau đây là bảng tóm tắt MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN giữa giá, cầu và cung. Chú thích: ↗ : tăng; ↘ : giảm → : không thay đổi Nếu: thì: Cầu ↗ ↘ Giá ↘ ↗ ↗ ↗ Chất lượng sản phẩm ↘ ↘ ↗ ↗ Thu nhập của khách hàng ↘ ↘ ↗ ↘ Số lượng người buôn bán ↘ ↗ có các dòng sản phẩm mới mang tính sáng tạo ↗ Những dịp lễ , tết ↗ hoặc ↘ Nếu: thì: giá ↗ ↗ Cầu ↘ ↘ ↗ ↘ Cung ↘ ↗ Nếu: thì: Cung vào mùa tới ↗ ↗ Giá ↘ ↘ Lưu ý! Đây là xu hướng chung – không đảm bảo! Những mối quan hệ giữa giá, cầu và cung thường đúng – nhưng đôi khi có những trường hợp ngoại lệ. Không ai có thể dự đoán một cách chính xác – k ể c ả các chuyên gia cũng không thể! 3 Các đặc điểm chính của thị trường nông sản 3.1 Giá hàng hóa thay đổi nhanh chóng Giá hàng hóa nông sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Giá biến động là do sự Nông dân nên làm gì? điều phối kém của cung cầu. Những mặt hàng dễ thối hỏng Nắm bắt các thông tin và như rau, quả tươi, sắn và cá tươi v.v. không thể bảo quản lâu ứng phó với những biến động về giá mà phải bán ngay nên giá của những mặt hàng đó có xu hướng giảm nhiều vào cuối thời điểm buôn bán hoặc khi có một lượng hàng lớn đột ngột xâm nhập vào thị trường làm cung vượt quá cầu. Số lượng 3.2 Tính mùa vụ Giá Nguồn cung nông sản thường tập trung vào vụ thu hoạch và một hoặc hai tháng tiếp theo. Giá Giá nông sản trong mùa thu hoạch thường rất thấp nhưng sau đó lại tăng lên cho đến tận vụ thu Cung Nông dân nên làm gì? 14 Xác định và tận dụng việc sản xuất trái mùa Thời gian và các cơ hội tiếp cận thị trường Đầu vụ thu hoạch Giữa mùa vụ Cuối vụ thu hoạch
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 hoạch sau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính mùa vụ của nguồn cung rất khác nhau gi ữa các s ản ph ẩm nông nghiệp. 3.3 Dao động giá giữa các năm Giá nông sản có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên (như thời tiết, sâu hại và dịch bệnh) là một nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của Nông dân nên làm gì? nó tới lượng cung. Ví dụ, thiên tai, sâu hại hay dịch bệnh có thể Dự đoán xu thế cung cầu làm sản lượng nông nghiệp giảm mạnh khiến cho giá tăng lên. Ngược lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể tác động tích cực tới Tránh việc phản ứng quá mức đối sản lượng dẫn đến thị trường tràn ngập nông sản. với mức giá cao hay thấp 3.4 Rủi ro đối với người nông dân Cụ thể có 2 rủi ro lớn: (1) Giá dễ biến động dẫn đến rủi ro. Người sản xuất có thể gặp trường hợp là tại thời điểm thu Nông dân nên làm gì? hoạch giá thị trường không đủ bù đắp chi phí sản xuất trong Đối với rủi ro (1) Tiếp cận thông tin thị khi đó các thương nhân thì không thể bán hàng để tạo lợi trường tốt để hạn chế (2) phát triển hoặc nhuận. (2) sản phẩm có thể bị từ chối hoặc bán giảm giá do cải thiện các mối quan hệ với người mua. chất lượng thấp do bị hỏng, dập nát. Nông sản có thể bị ảnh hưởng của sâu bệnh hay bị dập nát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho khiến nông dân và thương nhân bị thua lỗ đáng kể. 3.5 Chí phí giao dịch và marketing cao Thông thường các sản phẩm của nông dân ít được bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Giá bán cho người tiêu Nông dân nên làm gì? Cân nhắc các phương dùng cuối cùng thường cao hơn rất nhiều so với giá án sau: người sản xuất bán ra. Lý do của sự chênh lệch đáng kể 1. Nên làm sạch và phân loại sản phẩm của giữa giá bán ra của người sản xuất và giá mua vào của mình không? người tiêu dùng là như sau: (1) Chi phí thu gom (2) chí 2. Nên lưu kho dự trữ sản phẩm không? phí chế biến bao gồm làm sạch, sấy khô, phân loại, đóng gói và quảng cáo sao cho người tiêu dùng có thể 3. Nên bán sản phẩm tại thị trấn hay thị xã chấp nhận được. Đôi khi, lại cần phải đầu tư thêm chi thay vì bán tại nhà không? phí để tinh chế sản phẩm. Hao hụt do sản phẩm bị thối, 4. Hãy đưa ra các phương án khác để tăng lợi hỏng là phổ biến. (3) chi phí bảo quản, cất trữ (4) chi phí lao động và lợi nhuận phải trả cho tất cả những hoạt động diễn ra trong khâu trung gian này. 3.6 Thiếu thông tin về người tiêu dùng Việc thiếu thông tin về người tiêu dùng sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và thương lượng giá. Nông dân nên làm gì? Nông dân thường ít khả năng tiếp cận thông tin thị trường nên Tiếp cận và phân tích thông tin thị không nhận ra được cơ hội thị trường. Để tiếp cận các cơ hội trường của thị trường, đáp ứng được yêu cầu của người mua, và thương lượng được mức giá hợp lý, thì nông dân cần có kiến thức và hiểu biết về thị trường. Trong khi đó thì người tiêu dùng thường trở nên khó tính hơn và quan tâm nhiều hơn tới sở thích của mình. 3.7 Cạnh tranh cao Các mặt hàng nông sản có đặc điểm nổi bật là mức độ cạnh tranh cao, kể cả trong và ngoài n ước và di ễn ra ở các cấp độ khác nhau. Nông dân phải có khả năng sáng tạo và đáp ứng các yêu cầu chất l ượng nghiêm ngặt của thị trường trong nước và xuất khẩu nếu họ muốn nâng cao sức cạnh tranh trên những thị trường này. Nông dân nên làm gì? Vậy, nông dân cần phải sản xuất ra các sản phẩm mà thị Tập trung vào các sản phẩm có nhu cầu trường cần với chi phí tương đối thấp. Họ nên tập trung vào cao và áp dụng các phương pháp sản các mặt hàng mà họ có khả năng sản xuất và cung ứng những xuất và chiến lược marketing phù hợp sản phẩm có chất lượng cao được đóng gói và vận chuyển theo yêu cầu của người mua. 15
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 3.8 Cung và sự thay đổi giá cả Khi giá cả hàng nông sản thay đổi trên thị trường thì nông dân cần nhiều thời gian đ ể đi ều chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi đó. Thậm chí, điều này có thể mang lại nhiều khó khăn cho nông dân. Ví dụ, sau khi đã gieo trồng một loại cây nào đó, nông dân không thể giảm di ện tích gieo tr ồng nếu như giá của sản phẩm đó giảm xuống. Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là cắt giảm vật tư đầu vào. Hoặc khi thấy giá tăng lên thì nông dân vẫn phải đợi cho tới đúng thời điểm gieo trồng và phải chờ cho tới khi cây trồng đó cho thu Nông dân nên làm gì? hoạch. Ngoài ra còn một số hạn chế khác về đất đai, lao phát triển nguồn cung với chi phí thấp và s ố động để mở rộng sản xuất và khả năng tiếp cận kỹ thuật lượng lớn để có thể cạnh tranh với các sản để người sản xuất nâng cao sản lượng như giống mới, hệ phẩm khác trên thị trường. thống thủy lợi và thuốc bảo vệ thực vật. 3.9 Giá thực suy giảm trong dài hạn Kết quả phân tích về xu hướng thị trường dài hạn cho thấy Nông dân nên làm gì? giá thực và giá trị của các mặt hàng nông sản liên tục sụt Giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản giảm so với giá thực và giá trị của hàng hóa và dịch vụ phẩm và đa dạng hóa công nghiệp. Để đối phó với sự sụt giảm về giá của hàng nông sản, nông dân phải áp dụng nhiều chiến lược tổng hợp, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa hướng tới các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn. 4 Thu thập thông tin thị trường Để biết được thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phải tiến hành hai công việc (1) thu thập thông tin (2) x ử lý thông tin. 4.1 Thông tin thị trường là gì? Là thông tin về cầu và cung của nông sản, vật tư đầu vào và các dịch vụ có liên quan. 4.2 Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng? Thông tin thị trường có thể giúp nông dân chọn lựa hoạt động nào là phù hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm. 4.3 Loại thông tin thị trường nào cần thu thập? Thu thập thông tin nên có sự chọn lọc trước , vì thế cần phải xác định rõ ràng là những thông tin gì cần thu thập, vì thu thập thông tin thị trường cần nhiều thời gian và có thể nhiều tốn kém. Tránh việc thu thập thông tin quá nhiều cùng một lúc, sẽ không xử lý nổi. Sau đây là một số ví dụ thông tin cần thi ết: Vật tư đầu vào nhu cầu, người mua, giá cả, cạnh tranh, các chi phí marketing 4.4 Thu thập thông tin từ đâu và hoặc từ ai? Khi đã xác định cần thu thập thông tin gì thì bước tiếp theo cần biết là nên thu thập thông tin ở đâu để giảm thiểu chi phí về thời gian và tiền bạc. Lý tưởng nhất là dựa vào nhiều nguồn thông tin thị trường khác nhau. Một nguồn thông tin không thể cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết về thị trường. Dưới đây là sơ đồ một số nguồn thông tin: Nông dân khác, chủ cơ sở chế biến nông nghiệp, Cán bộ khuyến nông, Đài phát thanh & truyền hình, Báo chí, báo cáo, hội thảo ... 4.5 Hướng dẫn cách thu thập và xử lý thông tin Bước 1 Hãy xác định loại thông tin cần được thu thập! Hãy xem bảng [Bảng tổng hợp các loại thông tin thị trường cần thiết liên quan đến thị trường nông sản], cột B Câu hỏi định hướng Tôi cần những thông tin gì? Bước 2 Xác định nguồn cung cấp thông tin thị trường. Tham khảo bảng [Thu thập thông tin từ đâu và hoặc từ ai?] Câu hỏi định hướng • Ai có thể cung cấp thông tin cần thiết? 16
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • Có thể thu thập thông tin từ nơi nào nữa không? • Tôi cần kiểm tra độ tin cậy của thông tin không? Bước 3 Phân công người thu thập thông tin và lên kế hoạch thu thập thông tin Câu hỏi định hướng • Ai thu thập thông tin và thu thập thông tin gì? • Cần bao nhiêu người để thu thập thông tin? • Khi nào thu thập thông tin xong? • Ghi chép thông tin thu thập thật chu đáo vào bảng bên dưới, cột C [Bảng tổng hợp các loại thông tin thị trường cần thiết liên quan đến thị trường nông sản] Bước 4 Đưa ra kết luận từ các thông tin thu thập được. Viết câu trả lời vào cột D 4.5.1 Bảng tổng hợp các loại thông tin thị trường cần thiết liên quan đến th ị tr ường nông sản Lưu ý: KHÔNG sử dụng toàn bộ bảng này một lúc mà chỉ chọn các nội dung cần thiết B C D Cần quan tâm cụ thể đến vấn đề Các thông tin thu thập Kết luận từ thông tin đó là gì? gì? được là gì? Sản xuất cái gì và bao nhiêu? • Xu thế giá của các mặt hàng nông sản có thể canh tác được trên ruộng của tôi? • Lợi nhuận tiềm năng đối với mỗi sản phẩm như thế nào? • Có nhiều người mua quan tâm đến sản phẩm của tôi hay không? • Liệu tôi có thể cạnh tranh được với những người nông dân ở khu vực sản xuất khác? Canh tác trái vụ không? • Sự khác nhau về giá giữa các vụ? • Liệu giá của sản phẩm trái vụ có đủ cao để bù đắp các chi phí sản xuất và những đầu tư khác cho canh tác trái vụ không? • Liệu tôi có thể mua hạt giống phù hợp không? • Nguồn bán giống ở đâu, giá là bao nhiêu? Trồng những giống cây nào? • Giá bán của những sản phẩm khác nhau là bao nhiêu? • Đối với mỗi loại giống, giá hạt giống/cây giống là bao nhiêu? • Xu hướng cầu cho từng loại sản phẩm khác nhau? • Yêu cầu của người mua là gì? • Liệu tôi sẽ đối mặt với những thách thức nào từ những người nông dân khác hay từ các sản phẩm khác? Mua vật tư ở đâu? 17
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • Ai là người cung cấp vật tư tại khu vực của tôi và các vùng lân cận? • Chất lượng vật tư được bán ra? • Ai là người bán với giá thấp nhất và có những điều kiện thanh toán tốt nhất? • Người cung ứng vật tư có cho trả chậm không? Điều kiện đi kèm là gì? Áp dụng hình thức sau thu hoạch nào? • Những yêu cầu về chất lượng của người mua? • Họ có yêu cầu sản phẩm được làm sạch và sấy khô không? • Họ có muốn sản phẩm được phân loại không? • Họ yêu cầu hình thức đóng gói như thế nào? • Liệu người mua có sẵn sàng trả cao hơn không nếu tôi cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của họ? • Liệu tôi có nên lưu kho sản phẩm để bán ra với giá cao hơn trong tương lai không? • Liệu sự chênh lệch về giá có đủ để bù đắp các chi phí và rủi ro của việc lưu kho không? • Tôi nên lưu kho sản phẩm trong bao lâu? Bán sản phẩm ở đâu? • Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và giá bán tại trang trại và tại các thị trường hay các địa điểm khác nhau như thế nào? • Chi phí vận chuyển và các chi phí khác phát sinh khi bán tại trang trại và tại các địa điểm khác như thế nào? • Rủi ro đối với mỗi lựa chọn như thế nào? Bán sản phẩm cho ai? • Ai là khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm của tôi? • Tôi sẽ liên hệ với họ bằng cách nào? • Các yêu cầu về sản phẩm của họ? Liệu tôi có thể đáp ứng các yêu cầu của họ hay không? • Giá mua vào và các điều kiện thanh toán? • Các chi phí khác đi kèm khi cung cấp hàng? Bán hàng riêng lẻ hay theo nhóm? • Liệu người mua có sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao của tôi? Cao hơn bao nhiêu? 18
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 • Liệu người mua ở vùng xa có trả giá cao hơn mức mà người tiêu dùng ở địa phương tôi đang trả? • Và tôi phải trả những chi phí gì để có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm và cung ứng sản phẩm đó? Thương lượng như thế nào với người mua? • Liệu giá mà người mua trả cho tôi có phù hợp với giá thị trường đối với loại sản phẩm có cùng chất lượng hay không? • Liệu tôi và những nông dân khác có thể thương lượng với người mua ngay tại địa phương hoặc khu vực lân cận hay không? Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và ho ạt đ ộng của THT 1 Mục đích, yêu cầu của việc học tập chuyên đề này Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007, đây là Nghị định đầu tiên của Chính phủ quy đ ịnh về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, góp phần khẳng định vị trí quan trọng và cần thiết của t ổ hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, của t ừ 03 cá nhân trở lên (khác hộ khẩu), cùng đóng góp tài sản, công sức đ ể th ực hi ện nh ững công vi ệc nh ất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Lưu ý: xem Nghị định 151/2007/NĐ-CP để có thêm thông tin đầy đủ. 4.6 Tổ và kinh tế hộ khác nhau cái gì? Là sự liên kết của những người có cùng khó khăn, cùng nhu cầu sản xuất… lại với nhau đ ể cùng đ ạt mục tiêu chung. So sánh giữa tổ hợp tác và kinh tế hộ: Kinh tế hộ Tổ hợp tác • Sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Hợp tác để tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ • Giá nguồn cung cấp đầu vào cao, đầu ra thấp. Sản xuất quy mô lớn, sản phẩm đồng nhất. • Khó tiếp cận các kênh tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn Tăng khả năng cạnh tranh • Số lượng sản phẩm ít, chất lượng không đồng Tăng vốn cho sản suất nhất. Có khả năng mặc cả với người bán và người • Chưa có cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng mua kinh tế quy mô lớn. Giảm giá thành trong sản xuất • An toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm. Có thể ký kết các hợp đồng kinh tế với quy • Không có đủ tư cách pháp nhân trong ký kết hợp mô lớn và có tư cách pháp nhân đồng kinh doanh (trường hợp nông dân nhỏ lẻ) Hạn chế rủi ro trong sản xuất 19
- IMPP – Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo PARA – Dự án Giảm nghèo tại các vùng nông thôn Trà Vinh Ngày in: 5/15/2013 1.1 Hợp đồng hợp tác 1.1.1 Các căn cứ pháp lý để lập nên hợp đồng hợp tác • Căn cứ nhu cầu hợp tác của nông dân • Căn cứ nhu cầu hợp tác của nông dân • Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2005 • Căn cứ nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về t ổ chức và ho ạt động của tổ hợp tác Hợp đồng hợp tác còn có những tên gọi khác như Nội quy, quy ước, Điều lệ, Quy chế hoạt đ ộng song dù với tên gọi gì, hợp đồng hợp tác phải phản ánh được đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và hợp tác giữa thành viên trong tổ, tạo cơ sở cho công tác quản lý, điều hành hoạt động của tổ hợp tác ( nội dung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 151/2007/NĐ-CP). Rất nhiều sự nhầm lẫn hoặc bất đồng nảy sinh giữa các thành viên trong nhóm chính là do họ không biết hoặc không nắm rõ các th ủ t ục c ủa t ổ hợp tác- thậm chí trong nhiều trường hợp, có cách hiểu khác nhau về hình thức hoạt động của nhóm. 1.1.2 Các nội dung chính của Hợp đồng Hợp tác Nội dung điều lệ hoạt động nhóm phụ thuộc rất nhiều vào mục đích hoặc sản phẩm của t ổ h ợp tác và ngoài ra còn phụ thuộc vào loại hình hoạt động mà tổ hợp tác thực hiện. Tuy vậy, bất kể như thế nào và dù hình thức, thiết kế hay trang trí có thể theo kiểu khác nhau, mỗi hợp đồng hợp tác không thể thiếu các nội dung sau đây: o Những thông tin chung o Mục tiêu, mục đích của tổ hợp tác o Các quy định về tổ chức và hoạt động o Các quy định về tổ viên o Các quy định về quản lý tài chính 1.2 Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tổ hợp tác Có 4 loại văn bản mà nhóm cần phải thảo luận và ghi chép kỹ càng trước khi trình cho UBND xã xác nh ận tổ hợp tác: (1) đơn xin chứng thực hợp đồng hợp tác (2) Hợp đồng hợp tác (3) biên b ản h ọp t ổ đ ể th ống nhất nội dung hoạt động của tổ (4) danh sách ban quản lý tổ và danh sách tổ viên. [xem tài liệu đính kèm] !! Lưu ý: Hãy xem thêm thông tư 04/2008/TT-BKH để được hướng dẫn cụ thể về nội dung xây dựng hợp đồng hợp tác. Mối liên kết của 3 nội dung: Chuỗi giá trị – Ti ếp c ận thị trường – nghị định 151 Chuỗi giá trị giúp học viên hiểu được môi liên kết từ khâu đầu vào đến khâu tiêu dùng của một sản ph ẩm. Mọi sản phẩm ra đời phải có người mua. Để xác định được người mua cần phải có kiến thức cơ bản về thị trường và một số quy luật của thị trường (nghiên cứu thị trường). Nghị định 151 nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân nông thôn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuỗi giá trị (Value chain) - PGS.TS. Nguyễn Thị Thảo
42 p | 25 | 7
-
Hiệp định RCEP và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam
2 p | 87 | 5
-
Báo cáo Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại
160 p | 34 | 5
-
Xu hướng vận động của thị trường toàn cầu và định hướng nâng cấp ngành may Việt Nam
12 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn