intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 2 Phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - CĐ Tài chính Ngân Hàng Qui Nhơn

Chia sẻ: Fffff Dzdsfsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

182
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tài chính ngân hàng qui nhơn', tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 2 Phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - CĐ Tài chính Ngân Hàng Qui Nhơn

  1. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1
  2. Mục tiêu: Chương này sẽ tập trung: Nghiên cứu nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp dưới góc độ các sản phẩm tín dụng và kỹ thuật cấp tín dụng cũng như cách vận dụng các sản phẩm và kỹ thuật đó sao cho thích ứng với từng loại nhu cầu vay vốn, khả năng tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Trang bị những kiến thức cơ bản để phân tích đề nghị vay ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm việc đánh giá mức độ rủi ro, xác định mức cho vay và xử lý thu nợ, đây là cơ sở để vận dụng các hình thức đảm bảo tín 2
  3. dụng và định giá các khoản tiền vay khi quyết định cho vay. Nội dung: 2.1. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 2.1.1. Nhu cầu vay ngắn hạn của doanh nghiệp Nhu cầu tài trợ ngắn hạn xuất phát từ độ lệch của lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp, từ dòng tiền vào và ra thường không ăn khớp với nhau về mặt thời gian và quy mô. Đây là một hiện tượng tất yếu do chu kỳ hoạt động và ngân quỹ của doanh nghiệp quyết định. Vì vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu 3
  4. là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của các doanh nghiệp trong đó chủ yếu là vốn cho hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay ngắn hạn vì các lý do khác nữa như cho vay tạm thời để chờ giải ngân các khoản tín dụng dài hạn hoặc phát hành trái phiếu, cho vay để xử lý các tình huống đặc biệt như để thay thế các khoản nợ khác, bổ sung vốn do thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm,.., 2.1.2. Các loại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng 2.1.2.1. Cho vay mua hàng dự trữ 4
  5. Cho vay mua hàng dự trữ là loại cho vay để tài trợ hàng tồn kho như nguyên liệu, bán thành phẩm, hàng hóa. Đây là loại hình cho vay ngắn hạn chủ yếu của các ngân hàng. Đặc điểm của loại hình cho vay này: - Ngân hàng xem xét cho vay từng lần theo từng đối tượng cụ thể. - Kỳ hạn nợ của loại cho vay này cụ thể, bắt đầu từ lúc bỏ tiền để mua hàng tồn kho và chấm dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ và thu được tiền. Phương thức cho vay đối với dự trữ hàng tồn kho được áp dụng là phương thức cho vay ứng trước, thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp. 5
  6. 2.1.2.2. Cho vay vốn lưu động Cho vay vốn lưu động là loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu dự trữ hàng tồn kho và có đặc điểm gần giống với cho vay mua hàng dự trữ, tuy nhiên loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp. Đặc điểm của loại hình cho vay này: - Đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt. Hạn mức tín dụng là cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân. - Không có kỳ hạn cụ thể gắn với từng lần giải ngân mà chỉ có thời hạn cho vay cuối cùng và các điều kiện sử dụng vốn vay. 6
  7. - Chi phí của món vay bao gồm chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi như phí cam kết sử dụng hạn mức. - Thời hạn cho vay tuỳ theo đặc điểm về chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của từng loại khách hàng, có thể vài ngày đến 1 năm. 2.1.2.3. Cho vay dựa trên tài sản lưu động Cho vay dựa trên tài sản lưu động là loại cho vay dựa trên cơ sở số dư của các khoản phải thu, hàng tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa. Tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay này là chính các tài sản được tài trợ. Đối với các khoản phải thu, hoạt động cho vay này được thực hiện thông qua nghiệp vụ chiết khấu hoặc nghiệp vụ mua nợ. 7
  8. 2.1.2.4. Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sau khi nhận được các công trình xây dựng, cần phải ứng vốn mua nguyên liệu, thuê thiết bị, thuê nhân công,..., để thực hiện thi công và khi công trình, hạn mục công trình hoàn thành thì mới được chủ đầu tư thanh toán theo thoả thuận ở hợp đồng nhận thầu. Vì vậy, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá thi công các công trình xây dựng. Đặc điểm của loại cho vay này: - Việc xem xét cho vay chủ yếu dựa vào từng hợp đồng nhận thầu. 8
  9. - Đối tượng cho vay là tiền thuê công nhân, thiết bị, mua vật tư, nguyên liệu để thực hiện thi công theo hợp đồng nhận thầu. - Kỳ hạn nợ được xác định dựa vào kế hoạch thi công theo hợp đồng nhận thầu. - Nguồn thu nợ là tiền thanh toán của chủ đầu tư. - Hợp đồng nhận thầu là cơ sở đảm bảo cho khoản tiền vay. Loại cho vay này khá chắc chắn nhưng vẫn thường xảy ra một số rủi ro là ý thức và khả năng thanh toán của chủ đầu tư và khả năng thực hiện hợp đồng của nhà thầu. 2.1.2.5. Cho vay kinh doanh chứng khoán 9
  10. Cho vay kinh doanh chứng khoán là loại cho vay đối với các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Thời hạn cho vay từ khi mua chứng khoán mới đến khi bán chứng khoán đó cho khách hàng. Loại cho vay này có thời hạn rất ngắn và được đảm bảo bằng chính các chứng khoán mua vào. 2.1.2.6. Cho vay kinh doanh bán lẻ Cho vay kinh doanh bán lẻ là loại cho vay đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng để họ thanh toán tiền mua hàng cho nhà sản xuất, cơ sở để cho vay dựa vào hàng tồn kho. Sau khi tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền vay cho ngân hàng. 10
  11. Tài sản tồn kho là tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ thông qua việc mua lại các hợp đồng bán hàng trả góp của doanh nghiệp bán lẻ đối với người tiêu dùng khi các hợp đồng này thoả mãn các tiêu chuẩn tín dụng với một mức lãi suất thay đổi tuỳ theo chất lượng tài sản bảo đảm, thời hạn và uy tín của người mua. 2.1.2.7. Cho vay đối với các định chế tài chính khác Cho vay đối với các định chế tài chính khác: bao gồm cho vay trên Thị trường liên ngân hàng và cho vay các định chế tài chính phi ngân hàng. Đối với 11
  12. cho vay liên ngân hàng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và tạo nguồn cho vay cho các ngân hàng khác, thời hạn cho vay thường khá ngắn. 2.1.3. Các phương thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp 2.1.3.1. Phương thức cho vay ứng trước Phương thức cho vay ứng trước: là phương thức cho vay trực tiếp đến người đi vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn. Có 2 phương thức cho vay như sau: (1) Phương thức cho vay ứng trước từng lần Phương thức được áp dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể như mua hàng, 12
  13. mua nguyên nhiên vật liệu dự trữ, hay khoản phải thu. Cơ sở để xem xét cho vay dựa trên hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, thư tín dụng, các hoá đơn bán hàng, bảng kê bán thành phẩm, thành phẩm. Thường áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay không thường xuyên. Mức cho vay của ngân hàng có thể đến 100% nhu cầu vốn tuỳ theo từng đối tượng vay. Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Phần vốn chủ sở hữu tham gia - Vốn khác Thời hạn cho vay được xác định cho mỗi lần vay cụ thể dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ, chu kỳ ngân quỹ và mức độ rủi ro. Nếu dựa theo chu kỳ ngân quỹ 13
  14. thì thời hạn cho vay chính là chu kỳ ngân quỹ (cho vay đầu kỳ và thu nợ vào cuối kỳ ngân quỹ), cách xác định này thường áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hoá và thu nợ khi khách hàng thu được tiền hàng. Thời hạn cho vay cũng có thể bắt đầu giữa chu kỳ ngân quỹ cho đến cuối kỳ ngân quỹ (áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để dự trữ thành phẩm hoặc các khoản phải thu). Ngoài ra ngân hàng cũng dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ để xác định thời hạn cho vay, tức thời gian cho vay dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ ra và thời gian thu nợ dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ vào. Trong trường hợp này, thời 14
  15. gian cho vay có thể sớm hơn chu kỳ ngân quỹ . Về phía ngân hàng, việc xác định thời hạn cho vay dựa theo dự báo lưu chuyển tiền tệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kiểm soát và quản lý việc sử dụng tiền vay và thu nợ. Nợ gốc thường được trả 1 lần vào cuối thời hạn vay và tiền lãi được tính theo phương pháp lãi đơn, ngoài ra, nếu dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ thì có thể có nhiều kỳ hạn trả nợ. (2) Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng Phương thức cho vay này đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết. 15
  16. Đối tượng cho vay là đối tượng tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, tức chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dài hạn và các khoản nợ phi ngân hàng. Điều kiện khách hàng vay theo phương thức này là khách hàng phải có tín nhiệm cao đối với ngân hàng, nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. Xác định hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là số tiền cho vay ( dư nợ ) tối đa của ngân hàng đối với khách hàng trong một thời hạn nhất định. Dựa vào các báo cáo tài chính (bảng cân đối tài sản, lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh 16
  17. doanh) và phương án tài chính về tài sản và nguồn vốn (được thiết lập ở thời điểm có nhu cầu cần vốn cao nhất trong kỳ kế hoạch) mà khách hàng cung cấp, ngân hàng cần phải xác định tính hợp lý của tài sản lưu động và nguồn vốn để xác định hạn mức tín dụng. Khi xác định hạn mức, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cần phải khai thác hết các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về tài sản lưu động, phần còn lại ngân hàng sẽ tài trợ. Hạn mức tín dụng được xác định theo công thức sau: Hạn mức tín dụng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn phi ngân hàng - Phần vốn chủ sở hữu tham gia. 17
  18. Ví dụ về cách xác định hạn mức: công ty X có nhu cầu vốn cao nhất vào tháng 12 nên lập phương án nguồn và sử dụng nguồn vào tháng có nhu cầu vốn cao nhất là tháng 12, doanh thu năm (N+1) dự kiến là 28000 triệu, giá vốn hàng bán bằng 75% doanh thu, hệ số vòng quay hàng tồn kho năm N là 5,8, vòng quay khoản phải thu là 18. Phương án nguồn và sử dụng nguồn năm (N+1) ĐVT: triệu đồng 31/12/N-1 31/12/N Từ 31/12/N đến 31/12/N+1 31/12/N+1 Nguồn Sử dụng TàI SảN A. Tài sản lưu động 5050 5700 7700 18
  19. 1. Tiền mặt 250 280 0 70 350 2. Các khoản phải thu 1150 1500 0 900 2400 3. Hàng tồn kho 3000 3200 0 800 4000 4. Tài sản lưu động khác 650 720 0 230 950 B. Tài sản cố định ròng 2150 2300 100 1100 3300 TổNG TàI SảN 7200 8000 11000 NGUồN VốN A. Nợ phải trả 4300 4920 7900 1. Nợ ngắn hạn 3100 3920 2180 0 6100 - Vay ngắn hạn 2220 2820 1880 4700 - Phải trả người bán 600 750 230 0 980 - Nợ khác 280 350 70 0 420 2. Nợ dài hạn 1200 1000 1000 200 1800 B. Nguồn vốn chủ 2900 3080 3100 1. Nguồn vốn quỹ 2800 2800 0 0 2800 2. Lãi chưa chia 100 280 20 0 300 TổNG NGUồN VốN 7200 8000 11000 Hạn mức tín dụng xác định 19
  20. 1. Tổng tài sản lưu động: = 7.700 2. Vốn lưu động tham gia tối thiểu của doanh nghiệp: 30%x7.700 = 2.310 3. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = 1.400 4. Hạn mức cho vay của ngân hàng 7.700 - 2.310 - 1.400 = 3990 Như vậy, so với đề nghị vay của khách hàng, mức cho vay tối đa ngân hàng xác định thấp hơn là (4700 – 3990) là 710, ngân hàng đề nghị khách hàng cần phải tìm nguồn để bổ sung. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2