Chương 3 - Tổ chức sửa chữa và lên đà tàu
lượt xem 80
download
Là phục hồi các đặc tính kỹ thuật khai thác và duy trì trạng thái kỹ thuật tốt tốt cho đến lần sửa chữa tiếp theo Được tiến hành định kỳ. Thời gian giữa các lần sửa chữa phụ thuộc vào loại tàu và công dụng của tàu. VD: tàu khách, tàu chở hàng và khách, tàu chở chất lỏng … sửa chữa lớn lần đầu tiên được tiến hành sau 6 năm, các lần sửa chữa lớn tiếp theo cứ 4 năm /lần. Các tàu chở quặng, hàng khô (khoáng vật, gỗ…) sửa chữa lớn lần đầu sau 6 năm, và tiếp theo cứ 5 năm một lần. Thực hiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 3 - Tổ chức sửa chữa và lên đà tàu
- CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC SỬA CHỮA VÀ LÊN ĐÀ TÀU
- BÀI 3.1. PHÂN LOẠI SỬA CHỮA • Sửa chữa là khôi phục đến mức cần thiết một phần hay toàn bộ những phẩm chất khai thác kỹ thuật của các thiết bị kỹ thuật nói riêng và con tàu nói chung đã bị hao mòn đi trong quá trình sử dụng. • Có các dạng sửa chữa sau: - Sửa chữa dự phòng định kỳ - Sửa chữa không theo dự phòng định kỳ - Sửa chữa thường kỳ - Lên đà
- 1. Sửa chữa dự phòng định kỳ 1.1 Sửa chữa lớn Là phục hồi các đặc tính kỹ thuật khai thác và duy trì trạng thái kỹ thuật tốt tốt cho đến lần sửa chữa tiếp theo Được tiến hành định kỳ. Thời gian giữa các lần sửa chữa phụ thuộc vào loại tàu và công dụng của tàu. VD: tàu khách, tàu chở hàng và khách, tàu chở chất lỏng … sửa chữa lớn lần đầu tiên được tiến hành sau 6 năm, các lần sửa chữa lớn tiếp theo cứ 4 năm /lần. Các tàu chở quặng, hàng khô (khoáng vật, gỗ…) sửa chữa lớn lần đầu sau 6 năm, và tiếp theo cứ 5 năm một lần. Thực hiện trong các xưởng, nhà máy sửa chữa tàu.
- 1.2 Sửa chữa nhỏ Được tiến hành hàng năm. Mục đích nhằm bảo đảm trạng thái kỹ thuật cuả con tàu tốt trong thời gian khai thác. Có thể tiến hành trong các nhà máy sửa chữa tàu hoặc ngay trong quá trình khai thác con tàu mà không cần ngừng hoạt động của tàu.
- 2. Sửa chữa không theo dự phòng định kỳ 2.1Sửa chữa phục hồi Được tiến hành cho cho những con tàu do hư hỏng nặng (Bị nổ, sự cố lớn) và bị mài mòn nhiều. Chỉ áp dụng cho những tàu có kết cấu đặc biệt và có giá trị lớn và do Cục hàng hải quyết định. Sau khi sửa chữa phục hồi và đưa vào khai thác, con tàu sẽ được phép vào hệ thống sửa chữa dự phòng định kỳ và tiếp tục sửa chữa theo hệ thống này. 2.2 Sửa chữa duy trì Áp dụng khi cả tàu hoặc những bộ phận riêng biệt của nó bị hao mòn nhiều, chúng đòi hỏi những chi phí lớn để sửa chữa. Lúc đó, người ta chỉ tiến hành một khối lượng công việc sửa chữa nhỏ rồi hạn chế điều kiện khai thác, như vậy tàu được khai thác một cách kinh tế (có lợi) đến giới hạn hao mòn.
- 2.3 Sửa chữa cấp cứu • Áp dụng cho những tàu sắp bị hư hỏng hoặc bị sự cố nếu không có sửa chữa thì con tàu không thể khai thác được nữa. • Có thể tiến hành với điều kiện ngừng hoặc không ngừng khai thác con tàu, phụ thuộc vào tính chất hư hỏng và khối lượng công việc phục hồi. Thời gian sửa chữa được xác định bởi tính chất của công việc cần thiết để khắc phục hư hỏng.
- 3. Sửa chữa thường kỳ • Sửa chữa theo kế hoạch nhưng không thuộc hệ thống sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, nó định trước việc đưa tàu ra khỏi khai thác một thời gian ngắn và có thể lên đà nếu cần. • Nhằm mục đích giữ gìn trạng thái kỹ thuật bình thường của các thiết bị kỹ thuật và bao gồm những công việc được hoàn thành theo chu kỳ để khôi phục hoặc thay thế các chi tiết hoặc nhóm chi tiết hao mòn nhanh. • Cho phép thay thế những phần tử riêng biệt nếu như việc này không kéo theo một khối lượng công việc lớn và không làm thay đổi kích thước của các chi tiết và nhóm chi tiết lắp ghép với nó.
- Các công việc tiêu biểu : • Tháo lắp vệ sinh các phương tiện kỹ thuật, các chi tiết, các nhóm chi tiết, kiểm tra, điều chỉnh các khe hở cần thiết trong các mối ghép, khác phục những hư hỏng nhỏ. • Làm sạch, sơn vỏ, khắc phục chỗ không kín, những hư hỏng nhỏ của vỏ và những biến dạng nhỏ của các phần tử vỏ tàu, hàn những chỗ bị ăn mòn nhỏ và những việc không yêu cầu cần phải thay khung, xương của thân tàu. • Làm sạch, sơn và khắc phục những hư hỏng nhỏ ở các buồng, phòng. • Tháo lắp, khắc phục rò rỉ các hệ thống và các phụ tùng đường ống.
- 4. Lên đà • Mục đích : được tiến hành để bảo vệ cho vỏ tàu khỏi rỉ và hà bám, khôi phục phẩm chất hành hải của tàu. • Các công việc : làm sạch và sơn phần ngấm phía dưới nước của vỏ tàu, sửa chữa đáy tàu, các thiết bị ngoài mạn tàu, các chân vịt, các thiết bị bạc trục và bánh lái, thử nghiêng các khoang giữa các đáy tàu cũng như thử nghiệm việc sửa chữa thường kỳ phức tạp của vỏ tàu và các hệ thống đo sâu bằng tín hiệu dội và vận tốc kế. • Chu kỳ lên đà do Đăng kiểm quy định. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện khai thác cụ thể (công dụng tàu, tốc độ hành trình, vùng hoạt động) và lợi ích kinh tế mà chủ tàu có thể xin thay đổi chu kỳ.
- BÀI 3.2. LẬP KẾ HOẠCH SỬA CHỮA Kế hoạch sửa chữa tàu dựa trên cơ sở của việc xem xét hệ thống sửa chữa dự phòng định kỳ và chu kỳ lên đà của con tàu. Kế hoạch bao gồm : • Kế hoạch sửa chữa dài, hiện đại hoá và kế hoạch trang bị lại các tàu. • Kế hoạch sửa chữa thường kỳ, năm, quý và hàng tháng. Khi lập kế hoạch người ta tính khối lượng công việc sửa chữa tích luỹ phụ tùng thay thế, dự trữ, đồng thời tính chi phí về phương tiện, thời gian để hoàn thành các công việc trên.
- BÀI 3.3. QUAN HỆ CHỦ TÀU – ĐĂNG KIỂM VÀ ĐƠN VỊ SỬA CHỮA • Quan hệ tương hỗ giữa chủ tàu và nhà máy được xác định bằng các thể lệ sửa chữa tàu ở nhà máy và các hợp đồng. • Hợp đồng riêng xác định giá sửa chữa và thời gian hoàn thành nó. • Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về an toàn tàu • Nhà máy chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng các công việc do họ đảm nhiệm đồng thời về chất lượng các nguyên vật liệu mà họ đã dùng trong sửa chữa. • Thời gian bảo hành 12 tháng kể từ ngày bàn giao tàu sau sửa chữa. Tuy nhiên nhà máy không chịu trách nhiệm về những hư hỏng do không tôn trọng quy trình khai thác gây ra.
- 1. Đăng kiểm Đăng kiểm Việt Nam (VIRES) là cơ quan nhà nước giám sát việc thực hiện trên các tàu chạy tuyến quốc tế các yêu cầu của các công ước quốc tế về vận tải hàng hoá trên biển. • Giám sát kỹ thuật các tàu khách, hàng – khách, tàu dầu, tàu kéo, các tàu tự hành khác. • Giám sát kỹ thuật các hệ thống lạnh tàu theo quan điểm an toàn tàu, theo đề nghị đặc biệt của chủ tàu. Đăng kiểm tiến hành phân cấp hệ thống lạnh tàu và các container lạnh di động dùng để chở hàng đông lạnh trên tàu. • Giám sát kỹ thuật các thiết bị nâng hạ hàng có sức nâng 1T và lớn hơn.
- • Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám sát, ĐK cấp các giấy chứng nhận và các giấy tờ phụ khác nếu cần (biên bản kiểm tra, bào cáo, nhật ký…). • Các tài liệu của tàu do ĐK cấp cần phải được để trên tàu. • Các tài liệu của ĐK công nhận việc hoàn thành các đòi hỏi của quy phạm phân cấp và đóng mới tàu biển và các quy tắc cải hoán thiết bị tàu sẽ mất hiệu lực trong những trường hợp sau: - Hết hạn tác dụng - Nếu tàu, trang thiết bị không được trình để kiểm tra định kỳ đúng thời hạn định trước (kể cả thời gian được kéo dài); - Sau khi tàu bị mắc cạn hoặc sau tai nạn nếu ở cảng đầu tiên mà tàu ghé vào nó không được trình để kiểm tra.
- - Sau khi thay đổi kết cấu vỏ, thượng tầng, trang thiết bị mà không có sự thống nhất ý kiến trước với ĐK. - Khi vi phạm các điều kiện hành hải đã được chỉ rõ trong các tài liệu trên tàu. - Khi không hoàn thành các yêu cầu hoặc các chỉ định của ĐK. ĐK thực hiện việc giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu bằng cách kiểm tra tàu, vỏ tàu, trang thiết bị và hệ thống lạnh. Việc khám nghiệm tàu đang khai thác có thể phân loại như sau: - Kiểm tra lần đầu : áp dụng cho tàu được đóng không dưới sự giám sát của VIRES nay chuyển sang VIRES.
- - Kiểm tra định kỳ : được tiến hành vào thời gian định trước, kiểm tra xem xét tỉ mỉ, đo đạc, thí nghiệm. Khối lượng kiểm tra được quy định trong quy phạm ĐK. Thời hạn kiểm tra được quy đinh là 5 năm. Tuy nhiên theo yêu cầu của chủ tàu, ĐK có thể gia hạn nhưng không quá 3 tháng. Theo yêu cầu của chủ tàu, có thể áp dụng hệ thống kiểm tra phân cấp liên tục để tiến hành kiểm tra định kỳ. Việc kiểm tra các phương tiện kỹ thuật tàu, ĐK có thể uỷ thác cho cá kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm của cơ quan chủ tàu.
- • Kiểm tra hàng năm : Giữa kiểm tra định kỳ được tiến hành năm. Nếu trong thời hạn kể trên không thể đưa tàu vào kiểm tra hàng năm được thì có thể xin hoãn, nhưng không được quá 3 tháng. • Kiểm tra trên đốc : được tiến hành ở kiểm tra lần đầu và các lần kiểm tra định kỳ tàu; thời hạn kiểm tra giữa chúng cố gắng cho trùng với kiểm tra hàng năm. Kiểm tra định kỳ trên đà cho chủ tàu bố trí nhưng thời gian giữa các kỳ kiểm tra không được vượt quá quy định như sau : • Một năm cho tàu khách, tàu phá băng, các tàu hành trình có hệ thống từ vùng phá băng sang vùng nhiệt đới, đồng thời thời hạn này cũng nên áp dụng cho các tàu có tốc độ 18 hải lý trở lên. • Hai năm cho các tàu còn lại.
- • Tuy nhiên ĐK có thể thể hoãn kiểm tra trên đốc theo yêu cầu của chủ tàu khi có lý do đặc biệt, nhưng không quá 6 tháng. • ĐK có thể rút ngắn tời hạn giữa các ký kiểm tra phần vỏ dưới nước của tàu, trục chân vịt, chân vịt, thiết bị lái và đồng thời thời hạn giữa các kỳ kiểm tra, đo đạc thí nghiệm các trang thiết bị, cơ cấu riêng biệt khi điều này là cần thiết cho việc đi biển hoặc khi trạng thái kỹ thuật của các trang thiết bị này kém. Người ta cố gắng để cho các kỳ kiểm tra định kỳ trùng với sửa chữa theo kế hoạch. • Kiểm tra ngoài định kỳ : được tiến hành trong trường hợp cải hoán hoặc sửa chữa mà không trùng với kiểm tra định kỳ, trong trường hợp sự cố, khôi phục lại cấp tàu theo yêu cầu của chủ tàu, khi các tài liệu phân cấp đã hết hiệu lực. • Kiểm tra ngoài định kỳ có thể theo đề nghị của ĐK, chủ tàu hoặc cơ quan bảo hiểm
- • Khối lượng kiểm tra ngoài định kỳ do ĐK quy định căn cứ vào mục đích kiểm tra. Nếu khối lượng kiểm tra tương ứng với kiểm tra định kỳ hàng năm hay kiểm tra trên đốc thì có thể được tính vào một phần hay toàn bộ các loại kiểm tra kể trên. - Kiểm tra đặc biệt : được tiến hành trong giám định kỹ thuật khi giao và trả tàu (trước và sau khi thuê định hạn), cho phép thay đổi vùng hoạt động… • Khối lượng và trình tự kiểm tra do ĐK quy định căn cứ vào mục đích kiểm tra. • ĐK giám sát sửa chữa tàu và những cải hoán lớn tiến hành ở nhà máy theo kế hoạch. Việc giám sát này ĐK tiến hành theo hợp đồng giữa họ với nhà máy sửa chữa tàu.
- • Khi đưa tàu vào sửa chữa lớn, cải hoán, chủ tàu phải trình để ĐK phê duyệt các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi lớn vỏ tàu, các thiết bị cơ khí, thiết bị lạnh và các trang thiết bị khác của tàu. • Trước khi bắt đầu công việc sửa chữa tàu cần trình để thống nhất hạng mục sửa chữa với ĐK. • Sau khi kết thúc khảo sát, người ta trình ĐK để duyệt kết quả khảo sát và xác định chính xác khối lượng sửa chữa. Dựa vào kết quả theo dõi, ĐK xem xét và duyệt quy trình công nghệ đối vời những công việc quan trọng.
- BÀI 3.4. TỔ CHỨC SỬA CHỮA VÀ LÊN ĐÀ TÀU • Sau khi có kế hoạch năm và quý về sửa chữa tàu, nhà máy cử các chủ nhiệm công trình. Họ là những đại diện toàn quyền của nhà máy trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến sửa chữa tàu. • Khi đưa tàu vào sửa chữa đại diện nhà máy và chủ tàu lập biên bản. Ngày ký biên bản được coi là ngày khởi đầu sửa chữa. • Sau khi nhận tàu, nhà máy bắt đầu khải sát để xác định chính xác khối lượng sửa chữa lần cuối cùng theo danh mục sửa chữa đồng thời để xác định chính xác công nghệ sửa chữa. • Thường nhà máy tiến hành khảo sát trong giai đoạn đầu tiên chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian sửa chữa (nếu là lên đà thì trong khoảng 2 ngày đêm từ lúc tàu vào đốc).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sơ đồ khối điện thoại di động chương 2
21 p | 1292 | 517
-
Kỹ thuật sửa chữa Điện thoại di động - SƠ ĐỒ KHỐI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
16 p | 822 | 278
-
Sửa chữa điện thoại di động - Chương 2
21 p | 450 | 170
-
Điều khiển lưu lượng và tắc nghẽn trong mạng ATM, chương 3
13 p | 167 | 62
-
Giáo trình kỹ thuật xung - Chương 2
11 p | 142 | 24
-
Khuếch đại Điện tử , chương 4.3
18 p | 95 | 23
-
ứng dụng phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy, chương 13
9 p | 128 | 22
-
Chương 1 - Giới thiệu chung các model
4 p | 97 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn