intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 4: Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt

Chia sẻ: Lương Sỹ Nam | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

821
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi phân tích sai lệch hình dạng theo phương pháp ngang người ta còn xét các hình dạng của phần sai lệch độ tròn là độ ô van và độ phân cạnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 4: Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt

  1. CHuoNG 4
  2. 4.1 . DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ 4.1.1. Sai lệch về hình dạng a.Sai lệch hình dạng bề mặt trụ  Đối với trụ trong trơn thì sai lệch xét theo 2 phương : - Sai lệch prôfin theo phương ngang: bao gồm
  3. + Sai lệch độ tròn là khoảng cách lớn nhất Δ từ các điểm của prôfin thực tới vòng tròn áp Khi phân tích sai lệch hình dạng theo phương ngang người ta còn xét đến các hình dạng phần của sai lệch độ tròn là độ ô van và độ phân cạnh.
  4. + Độ ô van là sai lệch độ tròn mà prôfin thực là hình ô van
  5. + Độ đa cạnh là sai lệch về độ tròn mà prôfin thực là hình nhiều cạnh
  6. + Sai lệch prôfin theo mặt cắt dọc trục :là khoảng cách lớn nhất từ các điểm trên prôfin thực đến phía tương ứng của prôfin áp
  7. + Độ côn là sai lệch của prôfin mặt cắt dọc mà các đường sinh là những đường thẳng nhưng không song song với nhau.
  8. + Độ phình là sai lệch của prôfin mặt cắt dọc mà các đường sinh không thẳng và các đường kính tăng từ mép biên đến giữa mặt cắt
  9. + Độ thắt là sai lệch của prôfin mặt cắt dọc mà các đường sinh không thẳng và các đường kính giảm từ mép biên đến giữa mặt cắt
  10. Khi đánh giá tổng hợp sai lệch hình dạng bề mặt tr ụ tr ơn người ta dùng chỉ tiêu “sai lệch độ trụ” sai lệch độ trụ là khoảng cách lớn nhất Δ từ các điểm của bề mặt thực tới trụ áp trong giới hạn của phần chu ẩn.
  11. b. Sai lệch hình dạng phẳng Đối với bề mặt phẳng thì sai lệch hình dạng bao gồm: Sai lệch về độ phẳng là khoảng cách lớn nhất Δ từ các điểm của bề mặt thực tới mặt phẳng áp trong giới hạn của phần chuẩn Sai lệch về độ phẳng là khoảng cách lớn nhất Δ từ các điểm của prôfin thực tới đường thẳng áp trong giới hạn của phần chuẩn
  12. 4.1.2 Sai lệch vị trí bề mặt Các dạng của sai lệch vị trí giữa các bề mặt là : Sai lệch về độ song song của mặt phẳng là hiệu Δ khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa các mặt phẳng áp trong giới hạn của phần chuẩn
  13. Sai lệch về độ song song các đương tâm là tổng hợp hình học Δ các sai lệch về độ song song các hình chiếu của đường tâm lên hai mặt phẳng vuông góc, một trong hai mặt phẳng này là mặt phẳng chunng của đường tâm. Sai lệch về độ vuông góc các mặt phẳng là sai lệch góc giữa các mặt phẳng so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị dài Δ trên chiều dài phần chuẩn Sai lệch về độ vuông góc của mặt phẳng hoặc đường tâm đối với đường tâm là sai lệch góc giữa mặt phẳng hoặc đường tâm và đường tâm chuẩn so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị dài Δ trên chiều dài của phần chuẩn
  14. Sai lệch về độ đối xứng đối với phần tử chuẩn là khoảng cách lớn nhất Δ giữa mặt phẳng đối xứng của phần tử được khảo sát và mặt phẳng đối xứng của phần tử chuẩn trong giới hạn của phần chuẩn
  15. Sai lệch về độ giao nhau của các đường tâm là khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường tâm giao nhau danh nghĩa Độ đảo hướng kính là hiệu Δ khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm của prôfin thực của bề mặt quay tới đường tâm chuẩn trong mặt cắt vuông góc với đường tâm chuẩn
  16. Độ đảo mặt đầu là hiệu Δ khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm của prôfin thực của mặt đầu tới mặt phẳng vuông góc với đường tâm chuẩn
  17. 4.1.4. Xác định dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt Các ký hiệu dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0