intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 4: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ (SQC: Statistical Quality Control) (Phần 3)

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

277
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2.4. Biểu đồ quan hệ. 2.4.1. Khái niệm: Biểu đồ quan hệ là một công cụ để ghép các thông tin thành nhóm, dựa trên các mối quan hệ tự nhiên đang tồn tại giữa chúng. Quá trình này được thiết kế để khuyến khích sáng tạo và tham gia đầy đủ của các thành viên trong nhóm. Quá trình này làm việc tốt nhất trong những nhóm được giới hạn về thành phần (tối đa thành viên) trong đó các thành viên đã quen làm việc với nhau. Công cụ này thường được dùng để ghép các ý kiến nảy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 4: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ (SQC: Statistical Quality Control) (Phần 3)

  1. CHƯƠNG 4: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ (SQC: Statistical Quality Control) (Phần 3) 2.4. Biểu đồ quan hệ. 2.4.1. Khái niệm: Biểu đồ quan hệ là một công cụ để ghép các thông tin thành nhóm, dựa trên các mối quan hệ tự nhiên đang tồn tại giữa chúng. Quá trình này được thiết kế để khuyến khích sáng tạo và tham gia đầy đủ của các thành viên trong nhóm. Quá trình này làm việc tốt nhất trong những nhóm được giới hạn về thành phần (tối đa thành viên) trong đó các thành viên đã quen làm việc với nhau. Công cụ này thường được dùng để ghép các ý kiến nảy sinh do sự tấn công não. 2.4.2. Tác dụng: Biểu đồ quan hệ được dùng để ghép nhóm một số lượng lớn các ý kiến, quan điểm hoặc vấn đề có liên quan về một đề tài cụ thể. 2.4.3. Cách sử dụng:
  2. - Bước 1 : Nêu chủ đề được nghiên cứu theo nghĩa rộng (các chi tiết có thể làm cho người ta định kiến về các câu trả lời). - Bước 2: Ghi lại càng nhiều càng tốt các ý kiến, quan điểm cá nhân, hoặc các vấn đề có liên quan trên các phiếu (mỗi ý kiến một phiếu) . - - Bước 3 : Trộn lẫn các phiếu này và trải ngẫu nhiên chúng trên một bàn rộng. - - Bước 4: Ghép nhóm các phiếu có liên quan với nhau: - + Phân loại các phiếu dường như có liên quan thành nhóm. - + Giới hạn số lượng nhóm tới 10 nhưng không bắt buộc đưa các phiếu đơn lẻ vào nhóm. - + Tìm hoặc tạo ra một phiếu tiêu biểu, phiếu này thâu tóm ý nghĩa của mỗi nhóm.
  3. - + Đặt phiếu tiêu biểu này lên trên cùng. - - Bước 5 : chuyển các thông tin từ các phiếu lên giấy được ghép theo nhóm. - 2.4.4. Ví dụ: - Ghép nhóm các yêu cầu đối với máy trả lời điện thoại. - - Bước 1: Chủ đề nghiên cứu: tìm hiểu các yêu cầu đối với máy trả lời điện thoại. - - Bước 2: Ghi lại các yêu cầu. - - Bước 3: Trải ngẫu nhiên các phiếu yêu cầu lên bàn. - - Bước 4 & bước 5 : Ghép nhóm Tin có độ dài khác nhau Ghi giờ và Tin ngày Không đếm “gác máy” Chỉ rõ số đến lượng các tin
  4. Mã bảo mật Dây cắm tai nghe Tính bí mật Chỉ dẫn rõ ràng Phiếu tra cứu Chỉ nhanh dẫn Kiểm soát được đánh dấu rõ ràng Kiểm Dễ sử dụng Có thể thao tác điện thoại ở soát xa Dễ xóa Xóa tin “đã chọn” Xóa Hình 4.5. Ghép nhóm. 2.5. Biểu đồ cây. 2.5.1. Khái niệm: Biểu đồ cây chia cắt một cách có hệ thống một chủ đề thành các yếu tố tạo thành của nó. Các ý kiến phát sinh từ tấn công não được vẽ thành đồ thị hoặc được tụ hợp lại thành biểu đồ quan hệ có thể được biến đổi thành biểu đồ cây để chỉ các mắt xích liên tiếp và logic. Công cụ này có thể được sử dụng trong việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. 2.5.2. Tác dụng:
  5. Biểu đồ cây được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa chủ đề và các yếu tố tạo thành của nó. 2.5.3. Cách sử dụng: - Bước 1 : Công bố rõ ràng và đơn giản đề tài sẽ nghiên cứu (chủ đề). - Bước 2 : Xác định các yếu tố chính của đề tài (bằng tấn công não hoặc sử dụng biểu đồ quan hệ). - - Bước 3 : Thiết lập biểu đồ bằng việc đặt chủ đề để trong một ô ở bên trái. Phân nhánh yếu tố chính ở bên phải. - - Bước 4 :Đối với mỗi yếu tố chính xác định yếu tố tạo thành và yếu tố con. - - Bước 5: Phân nhánh về bên phải các yếu tố chính và các yếu tố con tạo cho mỗi yếu tố chính. - - Bước 6 : Xem xét lại biểu đồ để đảm bảo không có lỗ hổng nào trong tiến trình hoặc logic. - 2.5.4. Ví dụ:
  6. - Biểu đồ cây cho máy trả lời diện thoại (xem sơ đồ trang sau) - 2.6. Biểu đồ nhân quả. - 2.6.1. Khái niệm: - Biểu đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả cho (ví dụ sự biến động của một đặc trưng chất lượng) với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá. Vì vậy công cụ nầy còn được gọi là biểu đồ xương cá. - Đây là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2