Chương 5 :Định mức trong xây dựng
lượt xem 267
download
NGHIÊN CỨU TỔN THẤT THỜI GIAN TRONG XÂY DỰNG
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 5 :Định mức trong xây dựng
- Chương 5: NGHIÊN CỨU TỔN THẤT THỜI GIAN TRONG XÂY DỰNG 5.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, PHÂN LOẠI TỔN THẤT THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 5.1.1. KHÁI NIỆM Nghiên cứu tổn thất thời gian nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra các loại lãng phí thời gian và các biện pháp khắc phục, làm tăng thời gian có ích cho sản xuất và tăng sản phẩm của cải cho xã hội, vì xét cho cùng mọi sự tiết kiệm về nhân tài vật lực cũng là tiết kiệm thời gian lao động. 5.1.2. MỤC ĐÍCH: Nghiên cứu tổn thất thời gian nhằm 2 mục đích: - Phân tích thời gian có ích cho sản xuất và thời gian lãng phí để đề ra các biện pháp khắc phục về thời gian lãng phí. - Phân tích được các thời gian ngừng việc được quy định ( t CK , t ngtc , t ngl ) để phục vụ cho việc thiết kế định mức. 5.1.3. PHÂN LOẠI TỔN THẤTTHỜI GIAN: a. Tùy theo sự phân biêt dễ thấy hay khó thấy: phân làm 2 loại: - Tổn thất thời gian thấy rõ. - Tổn thất thời gian không thấy rõ (ẩn tàng). b. Theo quan điểm về số lượng: phân làm 2 loại: - Tổn thất thời gian tròn ca. - Tổn thất nội ca. c. Trên quan điểm chung để nghiên cứu tổn thất thời gian: phân làm 3 loại: - Tổn thất thời gian tròn ca thấy rõ ( Ttr .ca ; t tr .ca ). - Tổn thất thời gian nội ca ( Tn.ca ; t n.ca ). - Tổn thất thời gian ẩn tàng ( Tat ; t at ). • Tổn thất thời gian tròn ca thấy rõ là số ca nguyên vẹn của công nhân hoặc của máy móc nghỉ việc không có lý do chính đáng, không được quy định. • Tổn thất thời gian nội ca là thời gian nghỉ việc hoặc làm việc không đúng theo quy trình đã quy định trong chế độ một ca làm việc (Tổn thất thời gian nội ca gồm các loại thấy rõ và ẩn tàng). • Tổn thất thời gian ẩn tàng là tiêu phí thời gian cho công việc mà nếu tổ chức đúng thì sẽ không có. Ví dụ: Làm quá chất lượng quy định, sữa chữa lỗi lầm, phá đi làm lại … loại này không thấy rõ vì công nhân vẫn phải làm việc, nhưng hoàn toàn không làm tăng sản phẩm cho xã hội. 5.1.3. CHỌN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị thi công của các công trường hoặc công ty, và chọn theo đặc trưng của từng ngành xây dựng (Dân dụng - Công nghiệp, Thuỷ lợi - Thủy điện, Giao thông .... Và nên chọn những đơn vị có trình độ tổ chức sản xuất trung bình có thể có lãng phí thời gian thấy rõ nhưng là loại phổ biến. Sau khi nghiên cứu thì phải rút ra các chỉ tiêu tổn thất thời gian của đơn vị của ngành đó và có thể đồng thời nghiên cứu 3 loại thời gian tổn thất, nhưng cũng có thể nghiên cứu từng loại một. 5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT THỜI GIAN TRÒN CA THẤY RÕ: 1
- 5.2.1. SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH ĐỂ NGHIÊN CỨU: Ngày theo dương lịch Ngày làm việc theo chế độ Ngày lễ và chủ nhật Ngày có mặt Ngày làm việc thực tế Có ích cho sản xuất Vắng Vắng Giờ có ích cho sản xuất Lãng phí nội ca Lãng Ngừng mặt mặt - Tác nghiệp, phí việc quá được - Chuẩn kết, tròn ca tròn ca quy quy Thấy Ẩn - Ngừng thi công. ẩn tàng định định tàng rõ - Nghỉ giải lao, - Làm việc không thấy trước. ẩn tàng tròn ca thấy rõ 5.2.2. TÀI LIỆU ĐỂ NGHIÊN CỨU: - Dựa vào các bảng chấm công của đơn vị. - Dựa vào các bảng báo cáo thống kê của các đội và các công trường. - Dựa vào các tài liệu kế hoạch từng kỳ của đơn vị, trong đó có kế hoạch về sử dụng ngày công lao động (ngày làm việc, ngày nghỉ phép, ngày họp cần thiết…) - Dựa vào các tài liệu kiểm tra số công nhân định kỳ ở hiện trường. 5.2.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CÁC LOẠI LÃNG PHÍ: a. Lãng phí tròn ca do tổ chức kém: dựa vào các bảng chấm công và tài liệu thống kê, so sánh giữa khối lượng và ngày công hoàn thành theo kế hoạch so với ngày công thực tế b. Lãng phí tròn ca do vi phạm kỹ luật lao động (như nghỉ tự do không ăn lương, nghỉ để đi làm việc riêng): cũng căn cứ vào các bảng chấm công để xác định. c. Lãng phí tròn ca do ốm đau: chỉ tính số ngày ốm vượt so với kế hoạch. Ví dụ: Kế hoạch đề ra: 4 ngày ốm /1 công nhân /1 năm. Và số ngày làm việc thực tế trong 4 100% = 1,4% . năm 286 ngày, thì tỷ lệ ốm là 286 Giả sử trong tháng đơn vị làm việc thực tế là 3200 công, và công ốm là 115 công, vậy tổn 3200 × 1,4 thất tròn ca do ốm là: 115 − = 70 công ốm. 100 d. Lãng phí tròn ca do nghỉ để đi thực hiện nghĩa vụ luyện tập quân sự, hội họp… xác định giống mục (c) chỉ tính số ngày vượt kế hoạch. e. Lãng phí tròn ca do các nguyên nhân khác. Sau khi xác định 5 loại lãng phí trên, tổng hợp và tính toán thời gian lãng phí tròn ca theo công thức: 2
- Ttr .ca t tr .ca = × 100(%) (5-1) A + Ttr .ca Trong đó: Ttr .ca : Tổng số lãng phí tròn ca theo số tuyệt đối tổng hợp từ 5 chỉ tiêu đã tính ở trên. A: Số ngày công làm việc thực tế. 5.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT THỜI GIAN NỘI CA 5.3.1. SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH Thời gian làm việc Không có ích cho sản xuất Có ích cho sản xuất Nghỉ Làm việc Thấy rõ (tổ chức Ẩ tàng Chuẩn Tác giải không thấy kém, ngẫu nhiên, ý (làm công bị, kết nghiệp lao trước thức tự giác kém...) tác thừa) thúc Chú ý: So với sơ đồ thời gian làm việc để định mức thì sơ đồ này khác 1 điểm cơ bản là thời gian làm việc không thấy trước theo quan điểm định mức không được tính vào định mức, còn theo quan điểm nghiên cứu thời gian nó có ích cho sản xuất. 5.3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT THỜI GIAN NỘI CA Dùng phương pháp quan sát chụp ảnh ngày làm việc (ChANLV): Phương pháp này so với phương pháp chụp ảnh quá trình có những điểm khác và giống nhau như sau: a. Giống nhau: Biểu mẫu và cách ghi chép giống nhau, thường dùng phiếu chụp ảnh kết hợp. b. Khác nhau: - Mục đích nghiên cứu: Chụp ảnh quá trình nhằm thiết kế định mức (thu được thời gian tác nghiệp và một số thời gian ngừng việc được quy định. Còn chụp ảnh ngày làm việc nhằm nghiên cứu tổn thất thời gian và rút ra một số thời gian ngừng việc quy định ( TCK , t ngtc … ) để phục vụ cho việc thiết kế định mức. - Việc phân chia phần tử: Chụp ảnh quá trình cần chia nhỏ thời gian tác nghiệp thành các phần tử, nhưng ChANLV thì thời gian tác nghiệp để chung một phần tử, ngoài ra còn có đầy đủ các phần tử thời gian được định mức và không được định mức. - Độ lâu quan sát: Đối với ChAQT thì độ lâu quan sát tùy theo yêu cầu, có thể một vài giờ hay một ca, chỉ cần đủ để thu được sản phẩm phục vụ tính định mức; Còn ChANLV thì độ lâu một lần quan sát nhất thiết phải là một ca. - Chỉnh lý số liệu: Đối với ChAQT thì phải chỉnh lý một cách tỷ mỷ (chỉnh lý sơ bộ, chỉnh lý từng lần và chỉnh lý các lần quan sát). Đối với ChANLV thì việc chỉnh lý đơn giản hơn, chỉ cần chỉnh lý từng lần (từng ngày quan sát) sau đó kiểm tra số lần quan sát, nếu đủ nghiên cứu thì tiến hành chỉnh lý các lần quan sát bằng cách tính toán các chỉ tiêu thời gian theo phương pháp tính bình quân số học. Phương pháp chỉnh lý ChANLV • Sau khi dùng phiếu chụp ảnh quan sát (chụp ảnh kết hợp) tiến hành quan sát trọn ca và từ các phiếu quan sát tiến hành tập hợp cho từng ngày. Biểu chỉnh lý cho từng lần quan sát như bảng 5.1 Bảng 5.1: BIỂU CHỈNH LÝ CHO TỪNG LẦN QUAN SÁT 3
- Cơ quan nghiên cứu Nơi (đơn vị) nghiên cứu Ngày quan sát Lần quan sát ............ ................ .......... ......... Tiêu phí thời gian Các loại thời gian Cộng Tổng cộng Ng - ph % Ng- ph % Theo - Tác nghiệp 3748 78,6 3932 82,4 nhiệm vụ - Chuẩn bị và kết thúc 184 3,8 - - Có ích Làm việc thấy - Theo chuyên môn ngành nghề. 168 3,5 168 3,5 cho sản trước - Không theo nghề. - - - - xuất Ngừng được - Ngừng vì lý do thi công. 296 5,6 - - quy định - Nghỉ giải lao - - - - Cộng - - 4396 91,5 Lãng phí thời gian nội ca ẩn tàng - Do thiếu vật liệu 143 3 - - Do Lãng Lãng - Do thiếu công cụ - - - - tổ phí nội phí - Do thiếu cán bộ hướng dẫn - - 328 6,8 chức ca nội ca - Do thiếu nơI làm việc 33 1 - - kém thấy - Do những nguyên nhân khác 132 2,8 - - rõ Do ngẫu nhiên - - - - Do vi phạm kỷ luật 7,6 1,7 7,6 1,7 Cộng 404 8,5 Tổng cộng 4800 100 Xác định số lần ChANLV: giống như ChAQT, nếu số lần quan sát quá ít thì không đủ để nghiên cứu và ngược lại nếu quá nhiều sẽ bị lãng phí, số lần ChANLV hợp lý xác định theo phương pháp của Ceµuδpamob như sau: 1. Công thức xác định số lần ChANLV ( n ): 4 δ2 +3 n= (5-2) ε 2 Trong đó: ε 2 : Bình phương của các sai số cực đại giữa trị lớn nhất trong các lần quan sát x max so với giá trị trung bình đơn giản ( x ) tính theo (%) và theo thực nghiệm quy định ε ≤ 3 . δ 2 : là bình phương các sai số đặc trưng cho độ phân tán của dãy số. ∑ (X ) 2 −x δ i = 2 (5-3) n −1 X i : là một chỉ tiêu thời gian nào đó nghiên cứu trong từng lần quan sát. x : Giá trị trung bình của từng lần quan sát. 2. Biểu diễn công thức thành hệ thống đồ thị để kiểm nghiệm số lần quan sát: Chia giá trị ε thành các khoảng chênh nhau 0,5 cm, cụ thể cho: ε = 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 Thay các giá trị ε vào công thức, nếu cho δ 2 là 1 trị số thống nhất thì công thức trên trở về ε = 3 ε = 2,5 δ2 dạng bậc nhất: y = ax + b ε 40 =2 Biểu diễn trên hệ trục tọa độ 35 thành những dạng đồ thị sau: 30 ε 4 25 Cho ε = 2 ⇒ n = 2 δ 2 + 3 =1,5 20 2 15 4
- δ2=0 ⇒ ⇒ n= 3 ε 10 δ 2 = 10 ⇒ n = 13 =1 5 0 35 10 15 20 25 30 35 40 3. Sử dụng đồ thị và biểu đồ để kiểm tra số lần chụp ảnh ngày làm việc: Thực hiện theo phương pháp đúng dần bằng cách tiến hành quan sát n số lần chụp ảnh ngày làm việc (thường từ 3 - 4 lần). Khi đã có n lần quan sát và với chỉ tiêu thời gian sẽ có xi và x từ đó tính được δ 2 . Vậy sẽ có được 1 điểm A(n, δ 2 ). Biểu diễn A trên hệ tọa độ với các đường đồ thị, nếu A ở bên trái ε = 3 thì số lần quan sát chưa đủ để nghiên cứu mà phải tiến hành quan sát ( ) bổ sung một vài lần, khi đó sẽ có n và δ 2 với giá trị mới A’ n ' , δ '2 . Lại tiếp tục biểu diễn A trên hệ trục đồ thị cho đến khi điểm A nằm về bên phải ε = 3 thì thôi. Khi A ở bên phải ε = 3, nếu nó nằm gần đường đồ thị nào thì ứng với sai số đã ghi trên đường đồ thị đó. Giả thiết khi nghiên cứu chỉ tiêu thời gian chuẩn bị kết thúc, sau n lần quan sát, điểm A ở bên phải ε = 3 và gần đường ε = 2,5 mà t ck = x = 5% thì ta có sai số: t ck = (5 ± 2,5)% Ví dụ: Đã tiến hành ChANLV 5 lần, kết quả tổn thất t nca sau 5 lần như sau: t nca = xi = 8,5 11,2 14,6 12,7 13 8,5 + 11,2 + 14,6 + 12,7 + 13 x= = 12% 5 8,5 11,2 14,6 12,7 13 Cộng xi -3,5 +2,8 +2,6 +0,7 +1 xi - x (x ) 12,2 6,64 6,76 0,49 1 21,4 2 −x i 21,4 Tính δ = = 5,8 Vậy: A = ( 5; 5,8 ) 5 −1 Biểu diễn lên hệ trục tọa độ A ở bên trái ε = 3, vậy 5 lần quan sát chưa đủ nghiên cứu nên phải quan sát một lần nữa. Giả thiết x 6 = 11,4 8,5 + 11,2 + 14,6 + 12,7 + 13 + 11,4 x= = 11,3 Ta có: 6 Khi đó: 8,5 11,2 14,6 12,7 13 11,4 Cộng xi -3,4 +0,7 +2,7 +0,8 +1,1 -0,5 xi − x (x ) 11,6 0,49 7,29 0,64 1,21 0,25 21 2 −x i 21 δ2 = = 4,2 A’ = ( 6; 4,2 ) 5 Lại biểu diễn A trên trục tọa độ, ta thấy A ở bên phải ε = 3, vậy kết luận tổn thất t nca đã nghiên cứu là 11,9% với sai số 2,5%. Như vậy khi số lần quan sát đã đủ để nghiên cứu thì giá trị x là kết quả của chỉ tiêu nghiên cứu, và đó cũng là bước chỉnh lý sau các lần quan sát theo phương pháp bình quân số học. 5.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT THỜI GIAN ẨN TÀNG 5
- Thời gian ẩn tàng nội ca được nghiên cứu kết hợp ChANLV, còn thời gian ẩn tàng tròn ca phải được tiến hành nghiên cứu riêng. a. Các chỉ tiêu cần để nghiên cứu: - Dựa vào các bản giao khoán khối lượng cho các tổ đội và bảng thanh toán, từ đó phát hiện ngày công sửa chữa hoặc làm thêm. - Dựa vào đơn vị hoặc cá nhân sản xuất tiên tiến để đánh giá chất lượng sản xuất hiện tại của đơn vị xem có sự kéo dài hoặc trì trệ trong quá trình thực hiện hay không. b. Công thức để xác định thời gian lãng phí ẩn tàng: Tat t at = 100% (5-4) A 5.5. TỔNG HỢP CÁC THỜI GIAN TỔN THẤT: Sau khi nghiên cứu 3 chỉ tiêu thời gian tổn thất nói trên, ta phải tổng hợp thời gian tổn thất toàn bộ ( t tth ): 100 − t trca (t nca + t at ) t tth = t trca + (5-5) 100 Ghi chú: Sở dỉ không công trực tiếp 3 chỉ tiêu thời gian tổn thất để tổng hợp vì quá trình tính toán từng chỉ tiêu có mẫu số khác nhau. Khi so sánh muốn có mẫu số chung thì: Ttrca Tnca Tat t tth = + + (5-6) A + Ttrca A + Ttrca A + Ttrca Ngày làm việc kế hoạch Công thức (5-5) chính bằng công thức (5-6) a. Biện pháp khắc phục lãng phí thời gian và tính tổng thời gian khắc phục được cũng giống như trên. Giả thiết khi tìm biện pháp thì ta khắc phục được một phần lãng phí thời gian, gọi: ' t trca : Thời gian tổn thất tròn ca khắc phục được. , t nca : Thời gian tổn thất nội ca khắc phục được. ' t at : Thời gian tổn thất ẩn tàng khắc phục được 100 − Ttrca ' ( ) t tth = t trca + t nca + t at ' ' ' Thì: (5-7) 100 Dù là biện pháp nào cũng khó khắc phục được hoàn toàn tổn thất trên, nên: t tth < t tth . ' b. Tính mức tăng sản lượng khi giảm tổn thất thời gian: Khả năng tăng sản lượng: 100 + t tth ' ∆s = (5-8) 100 − t tth ' Ví dụ: Tại 1 công trường, theo tính toán ngày công làm việc theo chế độ là 306.000 công. Theo tài liệu kế hoạch và các bảng chấm công điều tra được kết quả sau đây: (Đơn vị: ngày công) 6
- Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Vượt (lãng phí tròn ca) - Nghỉ phép năm 10.000 10.000 - Ốm và sinh đẻ 1.000 3.000 2.000 - Hội họp 3.000 5.000 2.000 - Ngẫu nhiên 5.000 4.000 1.000 - Tổ chức kém 1.500 1.500 - Vi phạm kỷ luật 1.000 1.000 - Nghỉ không ăn lương 1.500 1.500 Cộng 17.000 26.000 9.000 Số ngày làm việc thực tế: A = 306.000 - 26.000 = 280.000 Số ngày làm việc theo kế hoạch: 306.000 - 17.000 = 289.000 Ttrca 9.000 t trca = = × 100% = 3,11% A + Ttrca 280.000 + 9.000 Theo số liệu ChANLV, lãng phí thời gian nội ca là: t nca = 15% Dựa vào các bảng thanh toán khối lượng và sự phân tích bất hợp lý trong sản xuất, tìm được thời gian ẩn tàng: t at = 9% . Thời gian tổn thất toàn bộ: 100 − t trca (t nca + t at ) = 3,11 + 100 − 3,11 (15 + 9) = 26,36% t tth = t trca + 100 100 t nca = 280.000 × 0,15 = 42.000 t at = 280.000 × 0,09 = 25.200 - Xác định tổng tổn thất thời gian khắc phục được: nếu người ta tìm cách khắc phục được và giảm 2% lãng phí tròn ca, 8 % lãng phí nội ca, 4% lãng phí ẩn tàng. - Xác định khả năng tăng sản lượng: Ta có: t trca = 2% ; t nca = 8% ; t at = 4% . ' ' ' Tương tự như trên: 100 − t trca ' 100 − 2 ' ( ) (8 + 4) = 13,76% t tth = t trca + t nca − t at = 2 + ' ' ' 100 100 100 × 13,76 Khả năng tăng mức sản lượng: ∆s = = 15,9% . 100 − 13,76 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
đồ án thiết kế hệ thống cung cấp điện cho cao ốc, chương 3
11 p | 423 | 266
-
Bài giảng Cơ học kết cấu: Chương 2 - PGS.TS.Đỗ Kiến Quốc
50 p | 445 | 155
-
tính toán thiết kế nhà cao tầng ( viện y học các bệnh lâm sàn nhiệt đới ), chương 39
6 p | 255 | 114
-
GIÁO TRÌNH ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CƠ BẢN - PHẦN II ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TRONG XÂY DỰNG - CHƯƠNG 9
3 p | 286 | 108
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 5
10 p | 327 | 73
-
thiết kế mạng điện khu vực có 2 nguồn cung cấp và 9 phụ tải, chương 18
6 p | 174 | 60
-
Chương 5 : NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC
38 p | 177 | 52
-
Giáo trình thủy khí-Chương 5
18 p | 177 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn