intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương I: Tăng trưởng và phát triển kinh tế (tiếp)

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

79
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển kinh tế là gì? Sự khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế? Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung cơ bản gì? Tài liệu sau đây sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi trên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương I: Tăng trưởng và phát triển kinh tế (tiếp)

  1. Chương I: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( TIẾP) I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II. PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở buổi học trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong  một thời kỳ ( thường là 1 năm) nhất định so với kỳ gốc ( năm gốc). Nghĩa là, sự gia tăng thêm giá trị sản lượng của nền kinh tế trong một thời   kỳ được gọi là có tăng trưởng kinh tế. Kết quả đầu ra của nền kinh tế hay giá trị  sản lượng của nền kinh tế tăng thêm mang lại rất nhiều lợi ích cho một quốc gia  như  đó là cơ  sở  để  cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, là  tiền đề phát triển các mặt khác của xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... Tuy nhiên,  tăng trưởng kinh tế  có tính hai mặt, nó đem lại nhiều lợi ích  nhưng cũng có mặt trái. Mặt trái của tăng trưởng kinh tế là nguy cơ gây ô nhiễm  môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, nảy sinh các vấn đề xã hội như phân hóa   giàu nghèo, bất công bằng xã hội, tệ nạn xã hội...còn được gọi là chi phí xã hội   gánh chịu do tăng trưởng cao. Cho nên, tăng trưởng kinh tế càng cao thì mặt trái càng lớn và phụ  thuộc  vào sự   điều hành của Nhà nước. Thực tế  cho thấy, có  những quốc gia tăng   trưởng kinh tế  rất cao như Trung Quốc nhưng mặt trái của tăng trưởng kinh tế  để  lại rất lớn. Ngược lại, các quốc gia Đông Á như  Hàn Quốc, Singapore, Đài   Loan, Hông Kông...là những quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng chi   phí bỏ cho quá trình tăng trưởng kinh tế ít hơn hay mặt trái tăng trưởng được hạn  chế và “Bốn con rồng châu Á” đã vươn lên trở thành những nước phát triển kinh  tế.
  2. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia   trên thế  giới, nhưng thế  giới không chỉ  hướng tới tăng trưởng kinh tế  mà còn   hướng tới mục tiêu lớn lao hơn rất nhiều, đó là phát triển kinh tế. W.Arthur Lewis từng phát biểu: “ Thật khó để đặt sự giàu sang và mức độ  hạnh phúc vào một mối tương quan. Chúng ta không thể  nói chắc chắn sự  giàu  sang có thể  sẽ  làm cho con người ta hạnh phúc hơn và ngược lại”. Những băn   khoăn của Lewis đã khái quát hóa phần nào tính chất phức tạp của phạm trù “  phát triển” Vậy, phát triển kinh tế là gì? Sự  khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển   kinh tế? Phát triển kinh tế  bao gồm những nội dung cơ bản gì? Chúng ta cùng   nhau tìm hiểu trong tiết học này. II.1. Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu khái niệm phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là gì? II.1.1. Khái niệm  Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của   nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện  cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển kinh tế đề cập đến sự thay đổi theo hướng tiến bộ về  mọi mặt của nền kinh tế, không chỉ thay đổi về mặt lượng mà cả  về  mặt chất,   không chỉ hoàn thiện về kinh tế mà còn cả về xã hội của mỗi quốc gia. Thuật ngữ  ‘‘ tăng trưởng kinh tế ’’ và ‘‘phát triển kinh tế đôi lúc dùng lẫn  lộn với nhau, còn nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên chúng khác biệt nhau về  bản   chất. Phát triển kinh tế  có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với tăng trưởng kinh  tế. Nếu như, tăng trưởng kinh tế chỉ là sự  ra tăng về  lượng kết quả đầu ra của  nền kinh tế, tức là sự thay đổi theo hướng tiến bộ nhưng chỉ về mặt lượng; thì  
  3. phát triển kinh tế là sự thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế,   không chỉ về lượng mà còn cả về chất, không chỉ hoàn thiện về  kinh tế mà còn  hoàn thiện cả về xã hội của mỗi quốc gia.  2.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế Phát triển kinh tế bao gồm 3 nội dung cơ bản hay mỗi quốc gia được coi là   có phát triển kinh tế khi đảm bảo 3 nội dung sau : ­ Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn ­ Thứ hai, cơ cấu kinh tế ­ xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ.  ­ Thứ ba, chất lượng cuộc sống của mọi người dân được cái thiện và nâng  cao. Nói cách khác, một quốc gia khi đạt được cả 3 yêu cầu này thì quốc gia đó được  coi là có phát triển kinh tế. Bản chất các nội dung trên là gì? Chúng ta đi vào tìm hiểu từng nội dung cụ thể. Nội dung thứ nhất, tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn.   Khi so sánh giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế, chúng ta thấy tăng  trưởng kinh tế  chỉ  là một nội dung của phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế  không chỉ đòi hỏi tăng trưởng kinh tế một cách đơn thuần mà đòi hỏi tăng trưởng  kinh tế phải ổn định và dài hạn. Vậy, tại sao phải tăng trưởng kinh tế ổn định và   dài hạn? Phát triển kinh tế là sự  thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền   kinh tế, là quá trình hoàn thiện cả  về  kinh tế  và xã hội của mỗi quốc gia, thì   trước hết phải có tăng trưởng kinh tế. Quốc gia có tăng trưởng kinh tế thì GDP  tăng, GNP tăng, tài sản quốc gia gia tăng, ngân sách quốc gia gia tăng, thu nhập   của người dân gia tăng , Nhà nước gia tăng nguồn thu, tiềm lực tài chính mạnh 
  4. hơn thì ngoài tăng đầu tư  vào lĩnh vực kinh tế, có thể  đầu tư  vào các lĩnh vực  khác như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... Cho nên, thông qua tăng trưởng kinh   tế, quốc gia không chỉ đạt được tiến bộ về mặt kinh tế mà đạt được sự tiến bộ  về  mặt xã hội. Do vậy, tăng trưởng kinh tế  là điều kiện cần để  có phát triển   kinh tế. Không có tăng trưởng kinh tế  thì không bao giờ  có phát triển kinh tế,  cũng như  nếu không có vốn thì không thể mở  rộng sản xuất, không thể  đầu tư  cho phát triển giáo dục, y tế...  Tăng trưởng  kinh tế  ổn định và dài hạn sẽ có tích lũy ổn định để đầu tư.   Nhưng đầu tư  có độ  trễ, tức là đầu tư  hôm nay sẽ  không thể  cho kết quả, sản   phẩm ngay. Giả  sử, chúng ta đầu tư  sản xuất, năm nay đầu tư  giải phóng mặt   bằng và xây dựng nhà xưởng; sang năm mới nhập máy móc thiết bị về, đào tạo   lao động, tổ chức sản xuất; đến sang năm nữa mới có kết quả sản xuất và thậm  chí đến 3or 4 năm mới thu hồi được vốn nếu tình hình tiêu thụ  sản phẩm khó   khăn. Nếu năm nay có tăng trưởng sẽ  có tiền đầu tư  xây dựng nhà xưởng, sang  năm không có tăng trưởng nên không có tiền đầu tư nhà xưởng bị mốc, sang năm  nữa có tăng trưởng thì máy móc thiết bị nhập về bị lạc hậu hay tụt hậu về công   nghệ dẫn đến lợi nhuận không cao.  Như  vậy, tăng trưởng kinh tế không ổn định và không trong thời gian dài;   tức là năm nay có tăng trưởng, năm sau không có tăng trưởng thì thu nhập của  người dân giảm, ngân sách quốc gia giảm, tiềm lực tài chính kém đi thì sự đầu tư  có thể dở dang và kết quả sản lượng kinh tế không tăng lên và nền kinh tế tăng   trưởng không bền vững.   Cho nên, để  đạt được sự  thay đổi theo hướng tiến bộ  về  mọi mặt cho   nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế phải liên tục, ổn định trong dài hạn sẽ tạo sự  tích lũy ổn dịnh đủ về mặt lượng để tạo ra sự biến đổi tích cực về mặt chất.
  5. Nội dung thứ 2, cơ cấu kinh tế ­ xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ  cấu thành phần kinh tế. Nhưng  ở   đây, chủ  yếu chúng ta đề  cập đến cơ  cấu  ngành kinh tế, tức là đề  cập đến các ngành trong nền kinh tế  và tỷ  trọng các  ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế đề  cập đến 3 ngành chính ( NN,  CN, DV) và mỗi ngành đó chiếm bao nhiêu % GDP . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch như thế nào thì được gọi là chuyển dịch theo   hướng  tiến   bộ?   Đối   với   các   nước   đang   phát   triển   như   Việt   Nam   đang  theo   hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần,   tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Cơ  cấu kinh tế như vậy, được   coi là chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tại sao giảm tỷ trọng NN, tăng tỷ  trọng CN và DV là chuyển dịch cơ  cấu theo   hướng tiến bộ?  Nếu nền kinh tế có tỷ trọng NN lớn, mà NN phụ thuộc vào tự nhiên, tức   là nền kinh tế  phụ  thuộc vào tự  nhiên  ảnh hưởng đến năng suất lao động nên   tính chủ động của nền kinh tế không cao, khả năng ứng dụng KHCN ngành NN  thấp. Bởi vì, tự  nhiên không thuận lợi thì năng suất lao động thấp, ngành NN   giảm sản lượng, mà nền kinh tế  phụ  thuộc NN nên nền kinh tế  tăng trưởng   chậm.  Trong khi, nếu tăng tỷ  trọng ngành CN và DV, tức là nền kinh tế  phụ  thuộc nhiều hơn vào ngành CN& DV, mà ngành CN và DV phụ  thuộc vào công   nghệ  và trình độ  lao động nên tính chủ  động của nền kinh tế  sẽ cao hơn; năng   suất lao động cao hơn,  giá trị gia tăng lớn hơn so với ngành NN. Do đó, tỷ trọng 
  6. ngành CN& DV lớn thì tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn,  ổn định hơn và tiến bộ  hơn.  Cơ  cấu ngành kinh tế  chuyển dịch kéo theo cơ  cấu lao động theo ngành  chuyển dịch, tức là thay đổi theo hướng tỷ trọng lao động trong ngành NN giảm   dần, tỷ trọng lao động trong ngành CN &DV tăng lên ( lao động trong ngành CN  &DV đòi hỏi phải có trình độ  nhất định, phải qua đào tạo chứ  không phải cha  truyền con nối như trong ngành NN). Cơ  cấu xã hội chuyển dịch: cơ  cấu dân cư  theo vùng chuyển dịch theo  hướng tăng dần tỷ trọng khu vực thành thị, giảm dần dân cư khu vực nông thôn. Cơ  cấu kinh tế xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ là tiêu thức phản   ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia. Nó còn bao hàm việc mở rộng  chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, gia tăng hiệu   quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo cơ sở cho việc đạt được tiến bộ  xã hội một cách sâu rộng. Đó cũng là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền  kinh tế. Năng lực nội sinh là năng lực bên trong của mỗi quốc gia, được phản   ánh qua các chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư trong nước. Tỷ lệ  đầu tư  trong nước cao thì tính chủ  động của nền kinh tế  càng cao. Nếu tăng  trưởng kinh tế của quốc gia rất cao nhưng lại phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài,   thì tỷ lệ  đầu tư  tăng thêm nhà đầu tư  nước ngoài trích ra chuyển về  nước. Giả  sử , doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với nước ngoài, với tỷ lệ góp vốn  là 70%  nước ngoài và 30% Việt Nam. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất thu được lợi  nhuận thì các nhà đầu tư  nước ngoài sở  hữu 70% lợi nhuận trích chuyển về  nước, còn lại 30% lợi nhuận Việt Nam sỏ hữu là rất ít. Hơn nữa, nếu họ  thấy   lợi ích thu được từ đầu tư vào Việt Nam thấp thì họ  có thể rút vốn đầu tư  sang  các nước thu được lợi ích cao hơn, cho nên nền kinh tế rất phụ thuộc vào đầu tư 
  7. của nước ngoài. Do đó, sự  thay đổi nền kinh tế  phải dựa trên sự  thay đổi theo  hướng tích cực gia tăng các yếu tố nội sinh trong nền kinh tế, đó là trình độ khoa   học công nghệ được cải thiện trong các lĩnh vực sản xuất, khả năng sáng tạo ra   công nghệ mới, chất lượng nguồn lao động của đất nước được nâng cao... Nội dung thứ  3, chất lượng cuộc sống của mọi người dân được cái thiện và   nâng cao. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế  là cải thiện và nâng cao chất   lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, cụ thể là tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ  nghèo đói giảm, bất bình đẳng giảm, thu nhập người dân được đảm bảo, môi   trường sống trong sạch và lành mạnh; dân cư  được tiếp cận các dịch vụ  y tế,   giáo   dục,   nước   sạch,   thông   tin…Mọi   nỗ   lực   của   Nhà   nước   nhằm   làm   tăng  trưởng kinh tế  để  nâng cao thu nhập bình quân đầu người, chuyển dịch cơ  cấu  kinh tế theo hướng tiến bộ nhằm gia tăng năng lực nội sinh cũng nhằm đạt được  đích là chất lượng cuộc sống của đại bộ  phận dân cư  được cải thiện sâu rộng   mọi khía cạnh. Những quốc gia tạo ra tăng trưởng kinh tế  mà chỉ  làm giàu cho  một nhóm người, còn đại bộ  bận dân cư  không được hưởng lợi hoặc  được  hưởng nhưng với tỷ lệ rất ít từ  kết quả  tăng trưởng, dẫn đến chất lượng cuộc   sống của đại bộ phận dân cư không được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói và tỷ lệ thất   nghiệp vẫn còn cao, tệ  nạn xã hội gia tăng, bất bình đẳng và sự  phân hóa giàu   nghèo gia tăng thì nền kinh tế đó không gọi là có phát triển kinh tế. Để  hiểu rõ hơn về  các nội dung của phát triển kinh tế, chúng ta cùng tìm   hiểu ví dụ sau:
  8. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, có 2 nhóm nước trên thế giới thay đổi   rất lớn về  kinh tế và nhanh chóng trở thành các quốc gia giàu có trong thời gian   ngắn ( vào những năm 90 của TK XX ). Một là nhóm các nước Đông Á, tiêu biểu  là Hàn Quốc và nhóm nước thứ 2 là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC.   Có gì khác biệt trong sự thay đổi kinh tế giữa Hàn quốc và các nước OPEC, trong   những năm 80 của thế kỷ XX? Trả lời: Ví dụ trên đưa ra để thấy được sự khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển  kinh tế. Các nước OPEC có tăng trưởng kinh tế  cao, thu nhập bình quân đầu   người rất cao như  năm 2010, Qatar trở  thành đất nước giàu nhất thế  giới với   GDP bình quân đầu người hơn 90.000 USD/ năm. Tuy nhiên, các nước OPEC chỉ  được mệnh danh là những nước giàu có, nhưng vẫn chưa đứng trong hàng ngũ  các nước phát triển, tức là họ  chỉ có tăng trưởng kinh tế mà không có phát triển   kinh tế. Còn Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, hiện nay đã đứng trong hàng   ngũ những nước phát triển tức là có phát triển kinh tế. Chúng ta đi xem xét các nội dung của phát triển kinh tế đối với từng quốc  gia: ­ Trước hết là các nước OPEC, có tăng trưởng kinh tế rất cao trong dài hạn.  Khi cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ  1 trên thế  giới xảy ra, dẫn đến giá  dầu mỏ tăng cao vào những năm 70, đem lại rất nhiều lợi ích cho các nước thành   viên. Các nước này xuất khẩu dầu mỏ  và kiếm được rất nhiều tiền nên nhanh  chóng trở  thành các nước giàu nhờ  khai thác dầu mỏ. Vì vậy, các nước OPEC   tăng trưởng kinh tế  rất cao trong một thời gian dài ( còn tài nguyên là còn tăng   trưởng).
  9. Thứ  hai, xem xét về  cơ  cấu kinh tế. CCKT của các nước OPEC không  được gọi là chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ  trọng ngành công nghiệp lớn  nhưng chủ  yếu là công nghiệp khai thác dầu mỏ  và hóa dầu. Công nghiệp khai  thác là công nghiệp nhưng phụ thuộc vào tài nguyên, mà tài nguyên có giới hạn  nên khi trữ lượng dầu mỏ cạn kiệt không thể khai thác được nữa và phải chuyền  dịch cơ  cấu kinh tế  sang các lĩnh vực khác. Xem xét ngành CN trên thế  giới thì   ngành CN chế  tạo mới thể  hiện trình độ  phát triển kinh tế  cao, còn ngành CN  khai thác phát triển thể  hiện trình độ  phát triển kinh tế  thấp. Vậy, Các nước   OPEC chủ yếu nặng về CN khai thác dầu mỏ và hóa dầu, khoa học và công nghệ  hiện đại nhưng chỉ  trong lĩnh vực khai thác và hóa dầu, còn các lĩnh vực khác  kém phát triển. Nếu các nước OPEC không CDCCKT sang các lĩnh vực khác thì   khi trữ lượng dầu mỏ cạn kiệt sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ  ba, về  mặt xã hội. Các nước OPEC giàu nhưng không có sự  tiến bộ  về xã hội. Tăng trưởng kinh tế  ở các nước OPEC rất cao nhưng hệ số về chênh  lệch thu nhập, chênh lệch giàu nghèo lớn, bất bình đẳng thuộc hạng cao nhất  trên thế giới. Có nghĩa là nguồn lợi từ dầu mỏ hay kết quả từ tăng trưởng kinh tế  được phân phối không công bằng, phần lớn nguồn lợi từ tăng trưởng kinh tế chủ  yếu tập trung trong tay các chính trị  gia, các ông chủ  dầu mỏ. Còn đại bộ  phận   người dân được hưởng thu nhập tăng thêm nhưng với tỷ  lệ  rất nhỏ; nên chênh  lệch thu nhập, chênh lệch giàu nghèo rất lớn so với trên thế giới. Các nước OPEC theo đạo Hồi, đàn ông để  râu, phụ  nữ  mặc quần áo che  kín từ  đầu xuống chân và đeo khăn che mặt. Theo luật đạo Hồi, một người đàn  ông được lấy tối đa 4 vợ, phụ  nữ  không được khuyến khích tham gia vào hoạt  động xã hội. Các nước OPEC dù giàu có nhưng chỉ một bộ phận nhỏ là đàn ông  hưởng lợi, cuộc sống của phụ nữ bị ảnh hưởng thì cuộc sống của trẻ em cũng bị 
  10. ảnh hưởng nên bất bình đẳng giới rất cao. Vậy, đại bộ phận dân số không được   hưởng lợi ích tăng thêm từ  tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng giới lớn nên các   nước OPEC không đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống hay xã   hội không có sự tiến bộ. Như  vậy, trong 3 nội dung của phát triển kinh tế, các nước OPEC chỉ đạt  được một nội dung về  tăng trưởng kinh tế  trong dài hạn. Cho nên các nước   OPEC là các nước giàu nhưng không phát triển. ­ Ngược lại, Hàn Quốc đạt tất cả 3 nội dung của phát triển kinh tế: Lịch sử cho thấy, Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên trên thế  giới, sau đó đến các nước Tây Âu và Mỹ đều tiến hành công nghiệp hóa trên 100   năm mới thành công và trở  thành các nước CN phát triển. Nhưng, Hàn Quốc chỉ  tiến hành CNH khoảng 30 năm. Cuối năm 60 của TK XX, Hàn Quốc tạm dừng   chiến tranh Nam Bắc. Đến cuối năm 90, Hàn Quốc tiến hành CNH thành công và  trở  thành nước CN phát triển, đó là điều mà chưa có quốc gia nào trên thế  giới  đạt được.  Thứ   nhất,  Hàn  Quốc   tăng  trưởng  kinh tế   trong  thời gian  dài  và  nhanh   chóng trở thành nước giàu. Thứ hai, về cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc chuyển dịch theo hướng tiến bộ.   Hàn Quốc là nước đi lên từ  sản xuất Nông nghiệp, tích lũy từ  sản xuất NN  chuyển sang phát triển ngành sản xuất CN sử dụng nhiều lao động như đệt may,   da giầy...Tích lũy từ  ngành CN sử  dụng nhiều lao động chuyển sang phát triển   ngành CN công nghệ cao. Hiện nay, Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng trên thế giới   về  xuất khẩu các sản phẩm công nghê cao như  ngành sản xuất ôtô, sản xuất   điện thoại di động Sam Sung...đều rất nổi tiếng và cạnh tranh rất mạnh với 
  11. Nhật Bản và Mỹ. Vì vậy, nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế tri thức với trình   độ phát triển rất cao, cơ cấu kinh tế thay đổi rất tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm, trình  độ khoa học công nghệ cao, chất lượng lao động của Hàn Quốc rất tốt. Thứ  ba, về  xã hội. Hàn Quốc cùng với sự  phát triển kinh tế thì đạt được  tiến bộ xã hội rất tốt. Sự phát triển của Hàn Quốc riêng và các nước Nics châu Á   nói chung, đến những ông chủ  các nước CNH trước đó như  Mỹ  cũng phải quay   lại học tập. Hàn Quốc đã hạn chế  đến mức thấp nhất các mặt trái của tăng   trưởng kinh tế, đó là hạn chế bất bình đẳng, chênh lệch thu nhập, phân hóa giàu  nghèo. Bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong thu nhập của Hàn Quốc rất thấp.   Bình đẳng  ở  Hàn Quốc rất cao về  giáo dục, y tế, thông tin...Cho nên cùng với  tăng trưởng kinh tế  là sự  cải thiện sâu rộng mọi khía cạnh cuộc sống của hầu  hết đại bộ phận dân cư Hàn Quốc. Do vậy, Hàn Quốc đạt được cả  3 nội dung về  phát triển kinh tế  nên trở  thành nước phát triển kinh tế. Tóm lại, tiết học hôm nay có những nội dung cần nắm được: ­ Khái niệm phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế rộng hơn nhiều so với tăng   trưởng kinh tế. ­  Phát triển kinh tế bao gồm 3 nội dung cơ b ản là tăng trưởng kinh tế trong  dài hạn, CDCCKT theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống người   dân. Câu hỏi: Theo em, trong các nội dung của phát triển kinh tế  thì nội dung nào  quan trọng nhất? Vì sao?
  12.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2