YOMEDIA
ADSENSE
Chương trình 4833/CTr-UBND năm 2013
57
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chương trình 4833/CTr-UBND năm 2013 xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình 4833/CTr-UBND năm 2013
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 4833/CTr-UBND Bến Tre, ngày 08 tháng 10 năm 2013 CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2013- 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE Căn cứ Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017 ban hành kèm theo Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn tỉnh Bến Tre cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH Tăng cường khả năng huy động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; đồng thời duy trì, nâng cao giá trị viện trợ và hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Định hướng chung: Vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ cho những nỗ lực giảm nghèo và phát triển bền vững của tỉnh và từng địa phương. 2. Nội dung ưu tiên vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017: Trên cơ sở định hướng của Chính phủ về vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và kết quả công tác vận động, sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, trong giai đoạn 2013-2017 tỉnh Bến Tre ưu tiên tăng cường vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với từng lĩnh vực cụ thể như sau: a) Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn: - Đào tạo, tập huấn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư.
- - Hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thuỷ sản quy mô nhỏ; nâng cao năng lực kiểm soát, quản lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; quản lý môi trường trong chăn nuôi và nuôi thuỷ sản; phát triển các mô hình sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển; quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. - Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng nông thôn: Các công trình thuỷ lợi ngăn mặn, ngăn lũ; trạm bơm; hệ thống cầu, đường liên ấp; cung cấp nước sạch... - Xây dựng mô hình nông thôn mới: Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua các hoạt động phi nông nghiệp. - Phát triển các mô hình tài chính quy mô nhỏ ở nông thôn. b) Y tế: - Hỗ trợ học bổng đào tạo cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế cấp cơ sở. - Phát triển kết cấu hạ tầng y tế: Nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ... cho các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã. - Hỗ trợ việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống sốt rét, lao phổi, bệnh phong, sốt xuất huyết… - Hỗ trợ điều trị cho người bị nhiễm HIV/AIDS, phòng ngừa và giảm tác hại của ma tuý, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm hoạ; tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. - Tăng cường các hoạt động về công tác dân số như kế hoạch hoá gia đình, kiểm soát tỉ suất sinh, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nâng cao chất lượng dân số, tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác dân số. c) Giáo dục và đào tạo: - Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục như: Xây dựng phòng học, các phòng chức năng phục vụ Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 60/2011/QĐ- TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng phòng học, nhà ăn, nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch cho các trường tiểu học bán trú; phát triển hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp. - Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cho các vùng sâu, vùng xa. - Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học. - Cung cấp học bổng đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước.
- - Hỗ trợ cập nhật kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho học sinh các trường phổ thông ở vùng nông thôn. d) Đào tạo và dạy nghề: - Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và dạy nghề: Xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị dạy nghề cho các trường nghề, các trung tâm dạy nghề; ưu tiên các dự án dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. - Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho người nghèo, người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa,... giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề; chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả. đ) Giải quyết các vấn đề xã hội: - Bảo trợ giáo dục và giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật, lang thang, tạo điều kiện cho trẻ được học tập và hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. - Xoá nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn, vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai. - Giúp người nghèo cải thiện kinh kế và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, cung cấp dụng cụ chứa nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh hộ gia đình vùng nông thôn… - Giáo dục nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng. - Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin - Tuyên truyền về phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông. e) Môi trường: - Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. - Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. - Ưu tiên các dự án bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên như trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng ngập mặn; hỗ trợ xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng các bãi xử lý rác thải tập trung và mô hình xử lý rác hộ gia đình nông thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình và mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch cho các khu dân cư tập trung.
- g) Phòng ngừa, giảm nhẹ tác động của thiên tai và cứu trợ khẩn cấp: - Các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. - Đào tạo kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai cho cả hệ thống chính trị và cộng đồng. - Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, ven đê; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống nhà chống lũ, chống bão… - Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp lương thực, thuốc men, chỗ ở) khi xảy ra thiên tai; tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất. h) Văn hoá, thể thao, du lịch: - Tuyên truyền và hỗ trợ bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể; hỗ trợ phát triển văn hoá truyền thống của tỉnh. - Phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, kết hợp quảng bá, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá, di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh. - Đào tạo huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu. i) Ứng phó với biến đổi khí hậu: - Các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề biến đổi khí hậu và việc ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đầu tư xây dựng và nhân rộng các mô hình thí điểm nhằm chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. - Bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. - Các dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng theo hướng bền vững. - Các hoạt động hỗ trợ giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính. III. BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các biện pháp thực hiện: a) Triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương liên quan đến công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Danh mục dự án thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài và Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào hoạt động và triển khai viện trợ trên địa bàn tỉnh.
- b) Nâng cao khả năng tiếp cận với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin thường xuyên về nhu cầu của tỉnh một cách có hệ thống cho các cơ quan tổng hợp đầu mối ở Trung ương để chia sẻ rộng rãi với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức tài trợ, tạo điều kiện huy động các nguồn viện trợ hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. c) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh để rút kinh nghiệm và kịp thời chấn chỉnh trong quá trình thực hiện chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài. d) Củng cố và tăng cường nhân lực cho công tác quản lý hoạt động và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh; nhất là củng cố và tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối về quản lý công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, được đào tạo cơ bản và phù hợp, đủ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả. đ) Các đơn vị tiếp nhận nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài đảm bảo quản lý và sử dụng viện trợ đúng mục đích, có hiệu quả nhằm tạo lòng tin với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như các nhà tài trợ khác. 2. Tổ chức thực hiện: a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn tỉnh; lập dự trù kinh phí phục vụ hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tìm hiểu, tiếp xúc, vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có tiêu chí hoạt động phù hợp đến khảo sát, triển khai chương trình, dự án tại tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời tham mưu giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục dự án thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài và Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh. b) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí phục vụ cho các hoạt động xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh. c) Công an tỉnh: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong quá trình vận động các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tham gia các hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh hiệu quả và hợp pháp. d) Sở Nội vụ: Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh xúc tiến vận động và tiếp nhận các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- đ) Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ): Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh điều phối và tổ chức tiếp xúc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xúc tiến vận động viện trợ, thẩm định và đề xuất tiếp nhận các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. e) Các sở, ban ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ vào Chương trình của tỉnh chủ động xây dựng các dự án, đề xuất vận động viện trợ. Thường xuyên cung cấp thông tin về nhu cầu vận động viện trợ và phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, thông qua Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc trực tiếp vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến khảo sát triển khai hoạt động, dự án tại địa phương. Tổ chức quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài đúng mục đích, có hiệu quả nhằm duy trì và phát triển các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Võ Thành Hạo
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn