intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo Tiến sĩ (ĐHBKHN): Kỹ thuật cơ khí - hướng chuyên sâu Công nghệ cơ khí chinh xác và quang học - ĐH Bách khoa Hà Nội

Chia sẻ: Đinh Hồng Bộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

179
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình đào tạo Tiến sĩ:  Kỹ thuật cơ khí Hướng chuyên sâu Công nghệ cơ khí chinh xác và quang học của trường ĐH Bách khoa Hà Nội gồm có hai phần. Trong đó, phần 1 trình bày về tổng quan chương trình đào tạo và phần 2 là về đề cương chi tiết các học phần. Mời các bạn tham khảo.  

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo Tiến sĩ (ĐHBKHN): Kỹ thuật cơ khí - hướng chuyên sâu Công nghệ cơ khí chinh xác và quang học - ĐH Bách khoa Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ MÃ SỐ: 62520103 HƯỚNG CHUYÊN SÂU: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ CHÍNH XÁC VÀ QUANG HỌC Đã được Hội đồng Xây dựng Chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2013 HÀ NỘI - 2014 1
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3 1 Mục tiêu đào tạo 4 1.1 Mục tiêu chung 4 1.2 Mục tiêu cụ thể 4 2 Thời gian đào tạo 4 3 Khối lượng kiến thức 5 4 Đối tượng tuyển sinh 5 4.1 Định nghĩa 5 4.2 Phân loại đối tượng 5 5 Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt 6 6 Thang điểm 6 7 Nội dung chương trình 6 7.1 Cấu trúc 6 7.2 Học phần bổ sung 7 7.3 Học phần Tiến sĩ 8 7.3.1 Danh mục học phần Tiến sĩ 8 7.3.2 Mô tả tóm tắt học phần Tiến sĩ 8 7.3.3 Kế hoạch học tập các học phần Tiến sĩ 9 7.4 Chuyên đề Tiến sĩ 9 8 Danh sách Tạp chí / Hội nghị Khoa học 9 PHẦN II ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN 10 9 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo 11 9.1 Danh mục học phần bổ sung 11 9.2 Danh mục học phần Tiến sĩ 11 10 Đề cương chi tiết các học phần Tiến sĩ 11 2
  3. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ HƯỚNG CHUYÊN SÂU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ CHÍNH XÁC VÀ QUANG HỌC Tên chương trình: Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, hướng chuyên sâu „Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học“ Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Cơ khí – Mechanical Engineering, hướng chuyên sâu Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học – Precision Mechanical and Optical Technology Mã chuyên ngành: 62520103 (Ban hành theo Quyết định số 3446/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 4 tháng 9 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) 1 Mục tiêu đào tạo 1.1 Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, hướng chuyên sâu „Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học“ có trình độ chuyên môn sâu cao, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu trong các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học. 1.2 Mục tiêu cụ thể Học viên sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học: - Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực „Đo lường và hệ thống đo lường trong cơ khí“, „Công nghệ Cơ khí chính xác và quang học“. - Có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực „Đo lường và hệ thống đo lường trong cơ khí“, „Công nghệ Cơ khí chính xác và quang học“. - Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc hai lĩnh vực nói trên trong thực tiễn. - Có khả năng cao để trình bầy, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dậy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc hai lĩnh vực nói trên. 2 Thời gian đào tạo  Hệ tập trung liên tục: 3 năm liên tục đối với NCS có bằng ThS, 4 năm đối với NCS có bằng ĐH.  Hệ không tập trung liên tục: NCS có văn bằng ThS đăng ký thực hiện trong vòng 4 năm đảm bảo tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường. 3 Khối lượng kiến thức Khối lượng kiến thức bao gồm khối lượng của các học phần Tiến sĩ và khối lượng của các học phần bổ sungđược xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 4. NCS đã có bằng ThS: tối thiểu 8 tín chỉ + khối lượng bổ sung (nếu có). 4
  5. NCS mới có bằng ĐH: tối thiểu 8 tín chỉ + 28 tín chỉ (không kể luận văn) của Chương trình Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành „Chế tạo máy“, hướng chuyên sâu Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học. Đối với NCS có bằng ĐH của các hệ 4 hoặc 4,5 năm (theo quy định) sẽ phải thêm các học phần bổ sung của Chương trình Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành „Chế tạo máy“, hướng chuyên sâu Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học. 4 Đối tượng tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh đã có bằng Thạc sĩ với chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp (đúng ngành) hoặc gần phù hợp với chuyên ngành „Chế tạo máy“. Chỉ tuyển thí sinh có bằng ĐH với chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp. Mức độ „phù hợp hoặc gần phù hợp“ với chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học, được định nghĩa cụ thể ở mục 4.1 sau đây. 4.1 Định nghĩa Ngành phù hợp: Là những hướng đào tạo chuyên sâu thuộc chuyên ngành„Chế tạo máy“, chuyên ngành „Kỹ thuật Cơ điện tử“: Ngành gần phù hợp: Là những hướng đào tạo chuyên sâu thuộc các ngành sau: + chuyên ngành "Công nghệ Hàn" + Chuyên ngành "Cơ học kỹ thuật" + Chuyên ngành "Đo lường và các hệ thống điều khiển" + Chuyên ngành "Kỹ thuật máy và thiết bị thủy khí" + Chuyên ngành "Kỹ thuật ô tô và xe chuyên dụng" + Chuyên ngành „Vật lý kỹ thuật" + Các ngành Cơ khí thuộc các trường Đại học kỹ thuật khác + Các trường hợp khác do Hội đồng Đào tạo Viện xem xét quyết định. 4.2 Phân loại đối tượng  Có bằng ThS Khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội với ngành tốt nghiệp cao học đúng với chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A1.  Có bằng tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc với ngành tốt nghiệp đúng với chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A2.  Có bằng ThS đúng ngành, nhưng không phải là ThS Khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội hoặc có bằng ThS tốt nghiệp ngành gần phù hợp. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A3. 5 Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ, tuân thủ Quy định 1035/2011 về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Các học phần bổ sungphải đạt mức điểm C trở lên (xem mục 6). Các học phần Tiến sĩ phải đạt mức điểm B trở lên (xem mục 6). 6 Thang điểm Khoản 6a Điều 62 của Quy định 1035/2011 quy định: Việc chấm điểm kiểm tra -đánh giá học phần (bao gồm các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc học phần) được thực hiện theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy. Điểm học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc (tổng của tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc đã nhân với trọng số tương ứng của từng điểm được quy định trong đề cương chi tiết học phần). 5
  6. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy, sau đó được chuyển thành điểm chữ với mức như sau: Điểm số từ 8,5 – 10 chuyển thành điểm A (Giỏi) Điểm số từ7 ,0 – 8,4 chuyển thành điểm B (Khá) Điểm số từ 5,5 – 6,9 chuyển thành điểm C (Trung bình) Điểm số từ 4,0 – 5,4 chuyển thành điểm D (Trung bình yếu) Điểm số dưới 4,0 chuyển thành điểm F (Kém) 7 Nội dung chương trình 7.1 Cấu trúc Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như bảng sau đây. Phần Nội dung đào tạo A1 A2 A3 HP bổ sung 0 CT ThS KH (28TC)  4TC 1 HP TS 8TC TLTQ Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên 2 CĐTS Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐTS 2TC NC khoa học 3 Luận án TS Lưu ý: - Số TC qui định cho các đối tượng trong là số TC tối thiểu NCS phải hoàn thành. - Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần qui định trong chương trình ThS Khoa học của ngành tương ứng, không cần thực hiện luận văn ThS. - Các HP bổ sung được lựa chọn từ chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ. - Việc qui định số TC của HP bổ sung cho đối tượng A3 do người hướng dẫn (NHD) quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập ThS của thí sinh với chương trình ThS hiện tại của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu trong bảng. - Các HP TS được NHD đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của LATS. 7.2 Học phần bổ sung Các học phần bổ sung được mô tả trong quyển „Chương trình đào tạo Thạc sĩ“ chuyên ngành „Chế tạo máy“ của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận là NCS. 7.3 Học phần trình độ Tiến sĩ 7.3.1 Danh mục học phần trình độ Tiến sĩ TÍN KHỐI TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN CHỈ LƯỢNG Tính toán thiết kế cơ cấu PGS. Nguyễn Tiến Thọ; 1 ME7440 máy chính xác 3 3(2-1-1-6) TS. Vũ Toàn Thắng 6
  7. TS. Nguyễn Văn Vinh, Tích hợp hệ thống quang PGS. Nguyễn Thị Ngọc 2 ME7441 3 3(2-1-1-6) điện tử Lân TS. Nguyễn Thị Phương Công nghệ bề mặt chính 3 ME7451 xác nâng cao Mai; TS. Phạm Hồng 3 3(2-1-1-6) Tuấn TS. Vũ Khánh Xuân; Đảm bảo độ chính xác 4 ME7461 TS. Nguyễn Thị Phương 3 3(2-1-1-6) trong đo lường thực nghiệm Mai Tích hợp hệ thống Vi cơ TS. Phạm Hồng Phúc, 5 ME7471 điện tử PGS. Nguyễn Thị Ngọc 3 3(2-1-1-6) Lân 7.3.2 Mô tả tóm tắt học phần trình độ Tiến sĩ ME7440 Tính toán thiết kế cơ cấu máy chính xác Các khái niệm cơ bản về cơ cấu máy chính xác; hệ thống cách ly dao động; thiết kế cơ cấu sử dụng hiệu ứng nhiệt; thiết kế và điều khiển linh hoạt các hệ định vị chính xác; chọn cơ cấu đạt được dịch chuyển tuyến tính; các cơ cấu điện từ, cơ cấu thuần cơ khí; biểu diễn động học của máy công cụ siêu chính xác, phục vụ công nghệ vi cơ. ME7440: Precision Machine tool calculate and design Fundamental concepts in precision engineering; Vibration isolation system; Design mechanisms for thermal effects; Flexure design for ultra precision positioning; Recision rectilinear actuators; Electromagnetic actuators; mechanical actuators; dynamic performance of high precision machine tools. ME7441 Tích hợp hệ thống quang điện tử Các khái niệm cơ bản về công nghệ quang cơ điện tử; các phần tử cơ sở về quang học, cơ khí, điện tử, điều khiển bằng máy tính; các nguyên tắc tích hợp hệ quang cơ điện tử. Một số hệ quang cơ điện tử điển hình. ME7441: Integrated Opto-electric System Fundamental concepts in Opto-Electric engineering; Basic elements in optic, mechanic, electronic, control by computer; principles for integrating Opto-electronic system; Some example of Opto-electronic system. ME7451 Công nghệ bề mặt chính xác nâng cao Công nghệ bề mặt trong cơ khí chính xác; ảnh hưởng của các quá trình vật lý và hóa học trong khi gia công chi tiết vi cơ điện tử; các phương pháp đánh giá, đo và phân tích quá trình bề mặt; quang học bề mặt ME7451: Advanced surface engineering Surface technique in Precision engineering; physical and chemical influences in manufacturing processes with micro electro mechanical elements; Methods to evaluate, measurement and analysis surface processes; optic surface engineering. 7
  8. ME7461 Đảm bảo độ chính xác trong đo lường thực nghiệm Các kiến thức cơ bản về chuẩn đo lường và phương pháp đo, dụng cụ đo; phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo của các phép đo thực nghiệm. Đánh giá các số liệu đo trên cơ sở xác suất và thống kê. Phương pháp hồi qui thực nghiệm ứng dụng trong đo lường, sử dụng phần mềm Excel và các phần mềm khác để thiết lập độ không đảm bảo đo ME7461: Uncertainty analysis Fundamental concepts of measurement methods, experimental test plans, standards, calibration. Design stage uncertainty analysis. Probability and statistics to evaluate the static and dynamic characteristics of signals. Use Excel (Microsoft office software) and the other to calculate uncertainty ME7471 Tích hợp hệ thống Vi cơ điện tử Một số vấn đề về hệ thống vi cơ điện tử; Nguyên tắc gia công các chi tiết siêu nhỏ; Các phần tử cơ bản trong hệ thống vi cơ; Các linh kiện và hệ thống thụ động; Hệ thống vi quang cơ điện tử; đo lường trong mems: các khái niệm về dung sai, độ tin cậy, phân tích lỗi sai hỏng; đóng gói. ME7471 Integrated micro Electronic Mechanical System Micromichining; basic modelling elements in mechatronical system; passive components and systems; Micro-opto-electro mechanical systems; measurement techniques for MEMS: Tolerance, repitability, failure analysis testing; packaging 7.3.3 Kế hoạch học tập các học phần trình độ Tiến sĩ Các học phần trình độ Tiến sĩđược thực hiện linh hoạt, tùy theo các điều kiện thời gian cụthể của giảng viên. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần trình độ Tiến sĩtrong vòng 24 tháng kể từ ngày chính thức nhập trường. 7.4 Chuyên đề Tiến sĩ Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 3 chuyên đề Tiến sĩ, có thể tùy chọn từ danh sách hướng chuyên sâu. Mỗi hướng chuyên sâu đều có người hướng dẫn do Hội đồng Xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành của Viện Cơ khí xác định. Người hướng dẫn khoa học luận án của nghiên cứu sinh sẽ đề xuất đề tài cụ thể. Ưu tiên đề xuất đề tài gắn liền, thiết thực với đề tài của luận án Tiến sĩ. Sau khi đã có đề tài cụ thể, NCS thực hiện đề tài đó dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn chuyên đề. Danh mục hướng chuyên sâu cho Chuyên đề Tiến sĩ TÍN TT MÃ SỐ HƯỚNG CHUYÊN SÂU NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỈ TS. Nguyễn Văn Vinh, Độ chính xác trong đo lường TS. Nguyễn Thị Phương 1 ME7430 2 thực nghiệm Mai, TS. Vũ Toàn Thắng, 8
  9. TS. Vũ Khánh Xuân PGS. Nguyễn Tiến Thọ PGS. Nguyễn Thị Ngọc Lân Cơ cấu máy chính xác TS. Vũ Toàn Thắng, 2 ME7442 PGS. Nguyễn Tiến Thọ 2 TS. Phạm Hồng Phúc, 3 ME7452 Công nghệ vi cơ PGS. Nguyễn Thị Ngọc 2 Lân TS. Nguyễn Thị Phương 4 ME7462 Công nghệ bề mặt chính xác Mai, TS. Phạm Hồng 2 Tuấn PGS. Nguyễn Thị Ngọc Công nghệ tạo hình bề mặt chi tiết 5 ME7472 Lân, PGS. Ninh Đức 2 quang Tốn, 8 Danh sách Tạp chí / Hội nghị khoa học Các diễn đàn khoa học trong nước trong bảng dưới đây là nơi NCS có thể chọn công bố các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ hoàn thành luận án Tiến sĩ. Số Định kỳ xuất Tên diễn đàn Địa chỉ liên hệ TT bản / họp ĐH Bách Khoa Hà Nội; Số 1, phốĐại 1 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng tháng Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Việt 2 Tạp chí Công nghệ Nam; đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 3 tháng/kỳ ISSN: 0141-6359 3 Precision Engineering 2 tháng/kỳ Imprint: ELSEVIER ISSN: 0257-8972 4 Surface & Coating Engineering 2 kỳ/tháng Imprint: ELSEVIER ISSN: 0957-4158 5 Mechatronics Hàng năm Imprint: ELSEVIER Optics and Lasers in ISSN: 0143-8166 6 Hàng tháng Engineering Imprint: ELSEVIER TS. Vũ Khánh Xuân; Viện Đo lường 7 Hội nghị Đo lường toàn quốc Việt nam, 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu 5 năm/lần giấy, Hà Nội Hội nghị Công nghệ chế tạo toàn Viện Nghiên cứu Cơ khí; 10 Phạm 8 Hàng năm quốc Văn Đồng, Cầu giấy, Hà Nội Viện Cơ học Việt Nam; 264 phố Đội 9 Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc 2 năm/lần Cấn, Ba Đình, Hà Nội Hội nghị quang học và Quang phổ Viện Vật lý, Viện KHCN Việt nam, 2 năm/lần toàn quốc Hoàng Quốc Việt, HN 9
  10. PHẦN II ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN 10
  11. 9 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo 9.1 Danh mục học phần bổ sung Danh mục học phần bổ sungcó thể xem chi tiết trong quyển „Chương trình đào tạo Thạc sĩ Chế tạo máy“. 9.2 Danh mục học phần trình độ Tiến sĩ Số KHỐI Khoa/Viện Đánh TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN TÊN TIẾNG ANH LƯỢNG Bộ môn giá Tính toán thiết kế cơ Bm KT0,3- 1 ME7440 cấu máy chính xác Precision Machine 3(2-1-1-6) tool calculate and CKCX&QH T0,7 design Tích hợp hệ thống Integrated Opto- Bm KT0,3- 2 ME7441 electric System 3(2-1-1-6) T0,7 quang điện tử CKCX&QH Bm Công nghệ bề mặt Advanced surface KT0,4- 3 ME7451 3(2-1-1-6) CKCX&QH, chính xác nâng cao engineering T0,6 Viện UDCN Đảm bảo độ chính xác Bm KT0,4- Uncertainty analysis 4 ME7461 trong đo lường thực 3(2-1-1-6) CKCX&QH, T0,6 nghiệm Viện ĐLVN Integrated micro Bm KT0,3- Tích hợp hệ thống Vi Electronic Mechanical 3(2-1-1-6) CKCX&QH, T0,7 5 ME7471 cơ điện tử System Bm. CSTKM&RB 10 Đề cương chi tiết các học phần trình độ Tiến sĩ ME7440 Tính toán thiết kế cơ cấu máy chính xác 1. Tên học phần: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU MÁY CHÍNH XÁC 2. Mã số: ME7440 3. Khối lượng: 3(2-1-1-6) Lý thuyết: 30 tiết Thí nghiệm: 5 tiết Bài tập, báo cáo thuyết trình 10 tiết 4. Yêu cầu học phần: Học phần bắt buộc cho chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học (có thể là bắt buộc hoặc tự chọn cho các ngành khác). 5. Đối tượng tham dự: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học, tự chọn cho các chuyên ngành khác thuộc khối Cơ khí 6. Điều kiện học phần: 7. Mục tiêu học phần: Trang bị những kiến thức cần thiết giúp học viên NCS nắm được các kiến thức trong phân tích và thiết kế chế tạo cơ khí chính xác. 8. Nội dung tóm tắt học phần: Các kiến thức về độ chính xác của máy móc thiết bị, độ không đảm bảo đo, cách ly rung động, ảnh hưởng của nhiệt đến biến dạng chi tiết máy, thiết kế động học máy, động lực học máy có độ chính xác cao. 9. Nhiệm vụ của học viên: - Dự lớp: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường ĐHBKHN. 11
  12. - Bài tập: Theo quy định giáo viên giảng dạy và trường ĐHBKHN. 10. Đánh giá kết quả: TN(0,20) - BC/BT(0,30) -TL(TL: 0,50)  Điểm quá trình: trọng số 0,50 - Làm thí nghiệm đầy đủ, viết báo cáo và bảo vệ  Tiểu luận kết thúc học phần: trọng số 0,50 11. Tài liệu học tập: - Precision Engineering. 12. Nội dung chi tiết học phần: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU MÁY CHÍNH XÁC Biên soạn: TS. Vũ Toàn Thắng Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học-Viện Cơ khí -ĐHBKHN MỞ ĐẦU (LT 1) 1. Mục đích của học phần 2. Nội dung học phần. 3. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo. Chương 1: Các khái niệm cơ bản trong cơ khí chính xác 1. Yêu cầu về độ chính xác trong chế tạo cơ khí 2. Độ chính xác của máy-thiết bị 3. Một số định nghĩa quan trọng liên quan đến: " Độ chính xác của máy-thiết bị ' 3.1. Độ phân giải 3.2. Độ lặp lại 3.3. Dịch chuyển chính xác. 3.4. Độ chính xác trên mặt phẳng 3.5. Độ chính xác trong không gian 4. Thiết kế các cơ cấu có độ chính xác cao 5. Xác định độ không đảm bảo đo của máy đo đa trục 5.1.Giới thiệu độ không đảm bảo đo 5.2.Các yếu tố cấu thành độ không đảm bảo đo 5.3.Độ không đảm bảo đo trên một phương (1DU) 5.4. Độ không đảm bảo đo trên hai phương (2DU) 5.5. Độ không đảm bảo đo trên ba phương (3DU) Chương 2: Hệ thống cách ly rung động 1. Ảnh hưởng của rung động đến độ chính xác của máy 2. Biểu diễn hệ thống phức tạp bằng một hệ thống đơn giản 3. Nguyên tắc cách ly 4. Yêu cầu của hệ thống cách ly rung động Chương 3: Ảnh hưởng của nhiệt đến độ chính xác của máy công cụ 1. Giới thiệu 2. Những ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ đến độ chính xác của máy 3. Tính toán sự biến dạng nhiệt trong máy công cụ 4. Những giải pháp giảm biến dạng nhiệt trong máy công cụ Chương 4: Thiết kế động học 1. Thiết kế động học là gì? 2. Sự phát triển thiết kế động học 3. Sự liên kết giữa các bề mặt cong Chương 5: Đặc tính động lực học của máy công cụ có độ chính xác cao 1. Giới thiệu 2. Lý thuyết về sự dao động đơn và phức hợp nhiều phần tử 12
  13. 3. Phương pháp và dụng cụ đo lường để kiểm tra về đặc tính động lực học của máy 13. Các bài thí nghiệm (làm thí nghiệm, viết báo cáo và thuyết trình kết quả) Bài 1: Tính toán thiết kế hệ dẫn trượt sử dụng đệm khí Bài 2: Tính toán thiết kế đồng hồ so Bài 3: Tính toán thiết kế hệ thống cân tải trọng lớn. 14. Tài liệu tham khảo: 1. Precision Machine Tool ME7451 Công nghệ bề mặt chính xác nâng cao Công nghệ bề mặt trong cơ khí chính xác; ảnh hưởng của các quá trình vật lý và hóa học trong khi gia công chi tiết vi cơ điện tử; các phương pháp đánh giá, đo và phân tích quá trình bề mặt; quang học bề mặt 1. Tên học phần: CÔNG NGHỆ BỀ MẶT CHÍNH XÁC NÂNG CAO 2. Mã số: ME7451 3. Khối lượng: 3(2-1-1-6) Lý thuyết: 30 tiết Thí nghiệm: 15 tiết Bài tập, báo cáo thuyết trình 15 tiết 4. Yêu cầu học phần: Học phần bắt buộc cho chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học (có thể là bắt buộc hoặc tự chọn cho các ngành khác). 5. Đối tượng tham dự: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học, tự chọn cho các chuyên ngành khác thuộc khối Cơ khí 6. Điều kiện học phần: 7. Mục tiêu học phần: Trang bị những kiến thức cần thiết giúp học viên NCS nâng cao kiến thức chuyên sâu về công nghệ bề mặt chính xác trong lĩnh vực cơ khí. 8. Nội dung tóm tắt học phần: Các kiến thức cơ bản về công nghệ bề mặt chính xác, ảnh hưởng của các quá trình vật lý và hóa học trong khi gia công chi tiết vi cơ điện tử; các phương pháp đánh giá, đo và phân tích quá trình bề mặt; quang học bề mặt 9. Nhiệm vụ của học viên: - Dự lớp: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường ĐHBKHN. - Bài tập: Theo quy định giáo viên giảng dạy và trường ĐHBKHN. - Thí nghiệm trên các thiết bị chế tạo và đo lường đánh giá các tính chất cơ học, vật lý, hóa học... của bề mặt liên quan đến chất lượng và chỉ tiêu trong cơ khí. 10. Đánh giá kết quả: TN(0,30) - BC/BT(0,30) -TL(TL: 0,40)  Điểm quá trình: trọng số 0,60 - Làm thí nghiệm đầy đủ, viết báo cáo và bảo vệ  Tiểu luận kết thúc học phần: trọng số 0,40 11. Tài liệu học tập: - Sách tham khảo chính: Nguyễn Thị Phương Mai và... Công nghệ bề mặt chính xác – Sẽ xuất bản 2011. 13
  14. - Sách tham khảo: Xem mục tài liệu tham khảo. 12. Nội dung chi tiết học phần: CÔNG NGHỆ BỀ MẶT CHÍNH XÁC NÂNG CAO Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Phương Mai Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học-Viện Cơ khí -ĐHBKHN MỞ ĐẦU (LT 1) 1. Mục đích của học phần 2. Nội dung học phần. 3. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1. MỘT SÔ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ BỀ MẶT CHÍNH XÁC (LT 5) 1. Khái niệm về bề mặt chính xác 2. Các công nghệ gia công bề mặt chính xác CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC TRONG KHI GIA CÔNG CHI TIẾT VI CƠ ĐIỆN TỬ (LT 6; BT2; TN 4) 1. Giới thiệu 2. Các phương pháp gia công chi tiết vi cơ 3. Quy trình công nghệ 4. Các quá trình vật lý bề mặt trong khi gia công chi tiết vi cơ 5. Các quá trình hóa học bề mặt trong khi gia công chi tiết vi cơ 6. Ảnh hưởng của các quá trình đến kích thước hình học và cấu trúc của bề mặt CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, ĐO VÀ PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH BỀ MẶT(LT 6; TN 4) 1. Giới thiệu 2. Đo các thông số cơ học: Ứng suất trong và độ cứng tế vi 3. Phân tích cấu trúc của lớp phủ 4. Đánh giá thông số ảnh hưởng CHƯƠNG 4. QUANG HỌC BỀ MẶT (LT 12; TN 5) 1. Một số hệ quang dùng đánh giá bề mặt 2. Đo Profile bề mặt bằng kính hiển vi số và hiển vi điện tử 13. Các bài thí nghiệm (làm thí nghiệm, viết báo cáo và thuyết trình kết quả) Bài 1: Phân tích và tích hợp tín hiệu đo trên kính hiển vi số Bài 2: Đo ứng suất trong của lớp phủ Bài 3: Đánh giá ảnh hưởng của yểu tố công nghệ đến tính chất của bề mặt 14. Tài liệu tham khảo: ME7441 Tích hợp hệ thống quang điện tử 1. Tên học phần: TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN TỬ 2. Mã số: ME7441 3. Khối lượng: 3(2-1-1-4) Lý thuyết: 40 tiết Thí nghiệm: 5 tiết 14
  15. Bài tập, báo cáo thuyết trình 10 tiết 4. Yêu cầu học phần: Học phần bắt buộc cho chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học (có thể là bắt buộc hoặc tự chọn cho các ngành khác). 5. Đối tượng tham dự: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học, tự chọn cho các chuyên ngành khác thuộc khối Cơ khí 6. Điều kiện học phần: 7. Mục tiêu học phần: Các kiến thức và phương pháp tích hợp Quang học vào cơ điện tử để tạo nên một sản phẩm có chức năng mới và giá trị mới. 8. Nội dung tóm tắt học phần: Trình bày định nghĩa và các khái niệm cơ bản vè công nghệ quang cơ điện tử, các phần tử cơ sở về quang học, cơ khí, điện tử, vi tính và các nguyên tắc phù hơp cho việc tích hợp các hệ quang cơ điện tử cơ bản. Giới thiệu một số hệ quang cơ điện tử hiện đại điển hình. 9. Nhiệm vụ của học viên: - Dự lớp: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường ĐHBKHN. - Bài tập: Theo quy định giáo viên giảng dạy và trường ĐHBKHN. - Thí nghiệm trên các thiết bị đo lường; đánh giá độ không đảm bảo đo biểu thị trên máy tính. 10. Đánh giá kết quả: TN(0,20) - BC/BT(0,30) -TL(TL: 0,50)  Điểm quá trình: trọng số 0,50 - Làm thí nghiệm đầy đủ, viết báo cáo và bảo vệ  Tiểu luận kết thúc học phần: trọng số 0,50 11. Tài liệu học tập: - Sách tham khảo chính: Opto - mechatronic - Sách tham khảo: Xem mục tài liệu tham khảo. 12. Nội dung chi tiết học phần: TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN TỬ Biên soạn: TS. Nguyễn Văn Vinh Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học-Viện Cơ khí -ĐHBKHN MỞ ĐẦU (LT 1) 1. Mục đích của học phần 2. Nội dung học phần. 3. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CÔNG NGHỆ QUANG – CƠ ĐIỆN TỬ 1.1 Lịch sử phát triển của công nghệ quang cơ điện tử 1.2 Các định nghĩa và khái niệm cơ bản 1.3 Các chức năng cơ bản của hệ quang cơ điện tử CHƯƠNG 2: CÁC PHẦN TỬ CƠ ĐIỆN TỬ TRONG TÍCH HỢP TRONG QUANG – CƠ ĐIỆN TỬ 2.1 Cảm biến 2.2 Xử lý tín hiệu 2.3 Cơ cấu chấp hành 2.4 Cơ cấu chấp hành vi mô 2.5 Hiển thị tín hiệu 2.6 Động học hệ thống và điều khiển 15
  16. CHƯƠNG 3: TÍCH HỢP QUANG – CƠ ĐIỆN TỬ 3.1 Các khái niệm cơ bản về tích hợp 3.2 Các mô đun chứe năng cơ bản 3.4 Ghép nối và tích hợp quang cơ điện tử 3.5 Các chức năng hoạt động tạo ra do tích hợp CHƯƠNG 4: CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HỆ QUANG – CƠ ĐIỆN TỬ 4.1 Cơ cấu chấp hành QCĐT 4.2 Cảm biến QCĐT 4.3 Hội tụ quang tự động 4.4 Điều biến quang âm 4.5 Quét quang học 4.6 Công tắc quang 4.7 Điều khiển Zoom 4.8 Tự đọng điều tiêu khi quan sát 4.9 Điều khiển chiếu sáng 4.10 Điều khiển phản hồi với thông tin quang học 4.11 Truyền tín hiệu quang CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HỆ THỐNG QUANG – CƠ ĐIỆN TỬ HIỆN ĐẠI TRONG THỰC TẾ 5.1 Máy in laser 5.2 Đĩa quang 5.3 Kính hiển vi lực nguyên tử 5.4 Kính hiển vi quét điều tiêu 5.5 Máy chiếu hình 5.6 Hệ theo dõi bằng hình ảnh 13. Các bài thí nghiệm (làm thí nghiệm, viết báo cáo và thuyết trình kết quả) Bài 1: Tìm hiều và phân tích hệ thống Quang – Cơ điện tử trong máy in laser. Bài 2: Tìm hiểu và phân tích hệ thống Quang – Cơ điện tử trong máy ảnh số và camera. Bài 3: Tìm hiểu và phân tích hệ thống Quang – Cơ điện tử trong máy đo quét laser. Bài 4: Tìm hiểu và phân tích hệ thống Quang – Cơ điện tử trong máy đĩa Quang. 14. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Minh Trí: Linh kiện quang điện tử ,NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005 2. Jasprit Sigh: Semiconduetor Optoelectronics ,NXB MC GRAW – Hill, 2000 Tiểu luận: Phân tích một hệ thống quang cơ điện tử đang có ME7461 Đảm bảo độ chính xác trong đo lường thực nghiệm 1. Tên học phần: ĐẢM BẢO ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG ĐO LƯỜNG THỰC NGHIỆM 2. Mã số: ME7461 3. Khối lượng: 3(2-1-1-6) Lý thuyết: 30 tiết Thí nghiệm: 15 tiết Bài tập, báo cáo thuyết trình 15 tiết 4. Yêu cầu học phần: Học phần bắt buộc cho chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học (có thể là bắt buộc hoặc tự chọn cho các ngành khác). 16
  17. 5. Đối tượng tham dự: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học, tự chọn cho các chuyên ngành khác thuộc khối Cơ khí 6. Điều kiện học phần: 7. Mục tiêu học phần: Trang bị những kiến thức cần thiết giúp học viên NCS thực hiện và xử lý tốt các phép đo với độ chính xác cần thiết khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. 8. Nội dung tóm tắt học phần: Các kiến thức cơ bản về chuẩn đo lường và phương pháp đo , dụng cụ đo, phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo của các phép đo thực nghiệm. Đánh giá các số liệu đo trên cơ sở xác suất và thống kê. Thể hiện kết quả đo cùng với các thông số biểu thị độ chính xác của kết quả đo. 9. Nhiệm vụ của học viên: - Dự lớp: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường ĐHBKHN. - Bài tập: Theo quy định giáo viên giảng dạy và trường ĐHBKHN. - Thí nghiệm trên các thiết bị đo lường; đánh giá độ không đảm bảo đo biểu thị trên máy tính. 10. Đánh giá kết quả: TN(0,30) - BC/BT(0,30) -TL(TL: 0,40)  Điểm quá trình: trọng số 0,60 - Làm thí nghiệm đầy đủ, viết báo cáo và bảo vệ  Tiểu luận kết thúc học phần: trọng số 0,40 11. Tài liệu học tập: - Sách tham khảo chính: Vũ Khánh Xuân và... Đảm bảo độ chính xác trong đo lường thực nghiệm – Sẽ xuất bản 2011. - Sách tham khảo: Xem mục tài liệu tham khảo. 12. Nội dung chi tiết học phần: ĐẢM BẢO ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG ĐO LƯỜNG THỰC NGHIỆM Biên soạn: TS. Vũ Khánh Xuân Viện Đo lường Việt nam MỞ ĐẦU (LT 1) 1. Mục đích của học phần 2. Nội dung học phần. 3. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1. MỘT SÔ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐO LƯỜNG (LT 5) 1. Đại lượng và đơn vị đo 2. Chuẩn đo lường 3. Phương pháp đo 4. Phương tiện đo 5. Tính dẫn xuất đo lường CHƯƠNG 2: XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ TRONG ĐO LƯỜNG THỰC NGHIỆM (LT 6; BT2; TN 4) 1. Giới thiệu 2. Hàm phân bố kết quả quan trắc và thực nghiệm 3. Phân bố chuẩn 4. ước lượng bằng phương pháp thống kê 5. Phân bố Student 6. kiểm định các giả thuyết trong thống kê 17
  18. 7. Phân tích hồi quy 8. Loại bỏ sai số thô CHƯƠNG 3: ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO (LT 6; TN 4) 1. Giới thiệu 2. Sai số và phân loại sai số của phép đo 3. Phân tích độ không đảm bảo đo 4. Đánh giá độ không đảm bảo đo 5. Trình tự đánh giá và thể hiện độ không đảm bảo đo CHƯƠNG 4. MỘT VÀI VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VỀ ĐÁNH GIÁ ĐÔ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO: MÁY ĐO TỌA ĐỘ, MÁY ĐO BIÊN DẠNG VÀ MÁY ĐO NHÁM BỀ MẶT (LT 12; TN 5) 4.1. Đo toạ độ 4.1.1. Máy đo toạ độ Đề các 4.1.2. Máy đo toạ độ cực 4.1.3. Máy đo kết hợp toạ độ cực và tọa độ Đề các 4.2. Đo biên dạng 4.2.1. Máy đo độ tròn 4.2.2. Máy đo hình dạng và vị trí tương quan 4.3. Đo hình dạng tế vi bề mặt chi tiết 4.3.1. Máy đo độ nhám bề mặt 4.3.2. Máy đo Profile bề mặt 4.4. Đo theo phương pháp quét bằng tia laser 4.4.1. Máy đo đường kính 4.4.2. Máy đo hình dạng chi tiết 13. Các bài thí nghiệm (làm thí nghiệm, viết báo cáo và thuyết trình kết quả) Bài 1: Phân tích và tích hợp tín hiệu đo và truyền tín hiệu Bài 2: Hệ thống đo áp suất và dịch chuyển trong máy ép thủy tĩnh Bài 3: Hệ thống đo biên dạng chi tiết máy Bài 4: Tích hợp hệ thống đo lực khi tiện 14. Tài liệu tham khảo: 1. Benley J.P., Principle of Measurement Systems, Longman Scientific & Technical, 1996. 2. Whitehouse D., Surface and their measurement, Hemes Penton Science, 2002. Tiểu luận: Đo tập số liệu; Xử lý số liệu; Đánh giá độ không đảm bảo đo; Thể hiện kết quả đo; Nhận xét và đánh giá. ME7471 Tích hợp hệ thống vi cơ điện tử 1. Tên học phần: TÍCH HỢP HỆ THỐNG VI CƠ ĐIỆN TỬ 2. Mã số: ME7471 3. Khối lượng: 3(2-1-1-6) Lý thuyết: 30 tiết Thí nghiệm: 15 tiết 18
  19. Bài tập, báo cáo thuyết trình 15 tiết 4. Yêu cầu học phần: Học phần bắt buộc cho chuyên ngành Công nghệ Cơ khí chính xác và Quang học (có thể là bắt buộc hoặc tự chọn cho các ngành khác). 5. Đối tượng tham dự: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Cơ khí chính xác và Quang học, tự chọn cho các chuyên ngành khác thuộc khối Cơ khí 6. Điều kiện học phần: 7. Mục tiêu học phần: Trang bị những kiến thức cần thiết giúp học viên NCS có khả năng tích hợp các linh kiện vi cơ điện tử nhằm thực hiện các chức năng xác định của hệ thống. 8. Nội dung tóm tắt học phần: Một số vấn đề về hệ thống vi cơ điện tử; Nguyên tắc gia công các chi tiết siêu nhỏ; Các phần tử cơ bản trong hệ thống vi cơ; Các linh kiện và hệ thống thụ động; Hệ thống vi quang cơ điện tử; đo lường trong mems: các khái niệm về dung sai, độ tin cậy, phân tích lỗi sai hỏng; đóng gói. 9. Nhiệm vụ của học viên: - Dự lớp: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường ĐHBKHN. - Bài tập: Theo quy định giáo viên giảng dạy và trường ĐHBKHN. - Thí nghiệm trên các thiết bị công nghệ laser, các thiết bị ăn mòn, bốc bay,…, đánh giá kết quả thực nghiệm trên kính hiển vi điện tử 10. Đánh giá kết quả: TN(0,30) - BC/BT(0,30) -TL(TL: 0,40)  Điểm quá trình: trọng số 0,60 Làm thí nghiệm đầy đủ, viết báo cáo và bảo vệ  Tiểu luận kết thúc học phần: trọng số 0,40 11. Tài liệu học tập: Sách tham khảo: Xem mục tài liệu tham khảo. 12. Nội dung chi tiết học phần: TÍCH HỢP HỆ THỐNG VI CƠ ĐIỆN TỬ Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lân TS. Nguyễn Thị Phương Mai Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học-Viện Cơ khí -ĐHBKHN MỞ ĐẦU (LT 1) 1.1. Mục đích của học phần 1.2. Nội dung học phần. 1.3. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG VI CƠ ĐIỆN TỬ (LT 3) 1.1. Giới thiệu chung về hệ thống vi cơ điện tử 1.2. Phạm vi ứng dụng CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC GIA CÔNG CÁC CHI TIẾT SIÊU NHỎ (LT 15; BT2; TN 4) 2.1. Gia công bằng quang khắc 2.2. Gia công bằng Laser 2.3. Gia công bằng chùm ion/điện tử 2.4. Gia công bằng tia X 19
  20. CHƯƠNG 3: MỘT VÀI LINH KIỆN VI CƠ ĐIỂN HÌNH (LT 12; TN 5) 3.1. Các phần tử cơ bản trong hệ thống vi cơ; 3.2. Các linh kiện và hệ thống thụ động; 3.3. Hệ thống vi quang cơ điện tử; 3.4. Tích hợp hệ thống vi cơ điện tử CHƯƠNG 4: ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ (LT 6; TN 4) 4.1. Yêu cầu về đo lường, đánh giá cấu trúc 4.2. Kính hiển vi quét điện tử (Scanning electron microscopy - SEM) 4.3. Máy phân tích phổ nhiễu xạ tia X (X Ray Diffraction - XRD) 4.4. Đo hình dạng tế vi bề mặt chi tiết 4.5. Đánh giá cấu trúc tế vi của chi tiết 13. Các bài thí nghiệm (làm thí nghiệm, viết báo cáo và thuyết trình kết quả) Bài 1: Quang khắc vạch trên thước đo chiều dài Bài 2: Đo kích thước hình học và đánh giá dung sai của vạch thước Bài 3: Đánh giá mặt phân cách và cấu trúc của vạch thước Bài 4: Tích hợp hệ thống bao gồm chi tiết vi cơ và hệ đo lường chiều dài kích thước nhỏ. 14. Tài liệu tham khảo: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2