intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo Tiến sĩ ĐHBKHN: Kỹ thuật cơ khí hướng chuyên sâu thiết bị và hệ thống điều khiển tự động

Chia sẻ: Đinh Hồng Bộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí Hướng chuyên sâu thiết bị và hệ thống điều khiển tự động giúp các bạn biết được rõ hơn về mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, đối tượng tuyển sinh, quy trình đào tạo, thang điểm, đối với chương trình đào tạo này. 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo Tiến sĩ ĐHBKHN: Kỹ thuật cơ khí hướng chuyên sâu thiết bị và hệ thống điều khiển tự động

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ MÃ SỐ: 62520103 HƯỚNG CHUYÊN SÂU: THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG - MECHATRONIC SYSTEMS AND EQUIPMENT HÀ NỘI - 2014
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1 Mục tiêu đào tạo 1.1 Mục tiêu chung 1.2 Mục tiêu cụ thể 2 Thời gian đào tạo 3 Khối lượng kiến thức 4 Đối tượng tuyển sinh 4.1 Định nghĩa 4.2 Phân loại đối tượng 5 Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt 6 Thang điểm 7 Nội dung chương trình 7.1 Cấu trúc 7.2 Học phần bổ sung 7.3 Học phần Tiến sĩ 7.3.1 Danh mục học phần Tiến sĩ 7.3.2 Mô tả tóm tắt học phần Tiến sĩ 7.3.3 Kế hoạch học tập các học phần Tiến sĩ 7.4 Chuyên đề Tiến sĩ 8 Danh sách Tạp chí / Hội nghị Khoa học 9 Danh sách các nhà khoa học trong Viện đủ điều kiện hướng dẫn 2
  3. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ HƯỚNG CHUYÊN SÂU THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG Tên chương trình: Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, hướng chuyên sâu Thiết bị và Hệ thống điều khiển tự động Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Cơ khí – Mechanical Engineering, hướng chuyên sâu Thiết bị và Hệ thống điều khiển tự động - Mechatronic Systems and Equipment Mã chuyên ngành: 62520103 (Ban hành theo Quyết định số 3446/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 4 tháng 9 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) 1 Mục tiêu đào tạo 1.1 Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, hướng chuyên sâu „Thiết bị và Hệ thống điều khiển tự động“ có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học và khả năng giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực cơ điện tử và công nghệ cơ khí, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học. 1.2 Mục tiêu cụ thể Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, hướng chuyên sâu Thiết bị và Hệ thống điều khiển tự động:  Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực „Cơ điện tử”, “Động lực học các hệ kỹ thuật: các máy CNC, rôbốt công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, hệ cơ sinh”, “Thiết bị và hệ thống sản xuất linh hoạt điều khiển số”.  Có khả năng tổ chức, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc một trong các lĩnh vực nêu trên  Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc các lĩnh vực nói trên trong thực tiễn.  Có khả năng trình bầy, giới thiệu (viết báo, thuyết trình, giảng dậy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực nói trên. 4
  5. 2 Thời gian đào tạo  Hệ tập trung liên tục: 3 năm liên tục đối với NCS có bằng ThS, 4 năm đối với NCS có bằng ĐH.  Hệ không tập trung liên tục: NCS có văn bằng ThS đăng ký thực hiện trong vòng 4 năm đảm bảo tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường. 3 Khối lượng kiến thức Khối lượng kiến thức bao gồm khối lượng của các học phần Tiến sĩ và khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 4.  NCS đã có bằng ThS: tối thiểu 8 tín chỉ + khối lượng bổ sung (nếu có).  NCS mới có bằng KS (ĐH 5 năm): tối thiểu 8 tín chỉ + 28 tín chỉ (không kể luận văn) của Chương trình Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành „Cơ điện tử“. Đối với NCS có bằng ĐH của các hệ 4 hoặc 4,5 năm (theo quy định) sẽ phải thêm các học phần bổ sung của Chương trình Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành „Cơ điện tử“. 4 Đối tượng tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh đã có bằng Thạc sĩ với chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp (đúng ngành) hoặc gần phù hợp với chuyên ngành Cơ điện tử. Đối với các thí sinh có bằng ĐH 5 năm yêu cầu phải tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp. Mức độ „phù hợp hoặc gần phù hợp“ với chuyên ngành Cơ điện tử, được định nghĩa cụ thể ở mục 4.1 sau đây. 4.1 Định nghĩa  Ngành phù hợp: Là những hướng đào tạo chuyên sâu thuộc ngành “Cơ điện tử” thuộc chương trình sau đại học của ĐHBKHN.  Ngành gần phù hợp: Là những hướng đào tạo chuyên sâu thuộc các ngành sau:  Ngành Chế tạo máy với các hướng chuyên sâu: Máy và dụng cụ; Công nghệ chế tạo máy; Gia công áp lực; Cơ khí chính xác và quang học; Cơ học kỹ thuật, Công nghệ Hàn.  Ngành Cơ khí động lực với các hướng chuyên sâu: Kỹ thuật ô-tô và xe chuyên dụng; Kỹ thuật động cơ nhiệt; Kỹ thuật máy và thiết bị thủy khí, Kỹ thuật hàng không  Ngành Điều khiển và Tự động hóa.  Ngành Đo lường và các hệ thống điều khiển.  Ngành Kỹ thuật máy tính Trong các trường hợp khác sẽ được hội đồng xem xét cụ thể. 4.2 Phân loại đối tượng  Có bằng ThS Khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội với ngành tốt nghiệp cao học đúng với chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A1.  Có bằng tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc với ngành tốt nghiệp đúng với chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A2.  Có bằng ThS đúng ngành, nhưng không phải là ThS Khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội hoặc có bằng ThS tốt nghiệp ngành gần phù hợp. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi tắt là đối tượng A3. 5
  6. 5 Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt  Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ, tuân thủ Quy định 1035/2011 về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.  Các học phần bổ sung phải đạt mức điểm C trở lên (xem mục 6).  Các học phần Tiến sĩ phải đạt mức điểm B trở lên (xem mục 6). 6 Thang điểm Khoản 6a Điều 62 của Quy định 1035/2011 quy định: Việc chấm điểm kiểm tra - đánh giá học phần (bao gồm các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc học phần) được thực hiện theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy. Điểm học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc (tổng của tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc đã nhân với trọng số tương ứng của từng điểm được quy định trong đề cương chi tiết học phần). Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy, sau đó được chuyển thành điểm chữ với mức như sau: Điểm số từ 8,5 – 10 chuyển thành điểm A (Giỏi) Điểm số từ 7,0 – 8,4 chuyển thành điểm B (Khá) Điểm số từ 5,5 – 6,9 chuyển thành điểm C (Trung bình) Điểm số từ 4,0 – 5,4 chuyển thành điểm D (Trung bình yếu) Điểm số dưới 4,0 chuyển thành điểm F (Kém) 7 Nội dung chương trình 7.1 Cấu trúc Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như bảng sau đây. Phần Nội dung đào tạo A1 A2 A3 CT ThS KH HP bổ sung 0  4TC 1 (28TC) HP TS 8TC TLTQ Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên 2 CĐTS Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐTS 2TC NC khoa học 3 Luận án TS Lưu ý: - Số TC qui định cho các đối tượng trong là số TC tối thiểu NCS phải hoàn thành. - Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần qui định trong chương trình ThS Khoa học của ngành tương ứng, không cần thực hiện luận văn ThS. - Các HP bổ sung được lựa chọn từ chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ. - Việc qui định số TC của HP bổ sung cho đối tượng A3 do người hướng dẫn (NHD) quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập ThS của thí sinh với chương trình ThS hiện tại của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu trong bảng. Các HP TS được NHD đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của LATS. 6
  7. 7.2 Học phần bổ sung Các học phần bổ sung được mô tả trong quyển „Chương trình đào tạo Thạc sĩ“ chuyên ngành „Cơ điện tử“ của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận là NCS. 7.3 Học phần Tiến sĩ 7.3.1 Danh mục học phần Tiến sĩ TÍN KHỐI TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN CHỈ LƯỢNG PGS. Phan Bùi Khôi PGS. Nguyễn Văn Khang Các hệ thống điều khiển tự PGS.Nguyễn Doãn Phước 1 ME7610 4 4(3-1-1-8) động TS. Bùi Quí Lực PGS. Hoàng Vĩnh Sinh PGS. Nguyễn Đắc Trung PGS.Nguyễn Doãn Phước Các phương pháp điều khiển 2 ME7620 TS. Nguyễn Mạnh Tiến 3 3(2-1-1-6) hiện đại TS. Bùi Quí Lực Cảm biến trong các hệ điều PGS. Hoàng Vĩnh Sinh 3 ME7621 2 2(1,5-1-0-4) khiển tự động PGS. Nguyễn Văn Khang Điều khiển robot và các hệ GS. Nguyễn Văn Khang 4 ME7622 2 2(1,5-1-0-4) cơ điện tử TS. Nguyễn Mạnh Tiến Phân tích và tổng hợp hệ điều PGS.Nguyễn Doãn Phước 5 ME7623 2 2(1,5-1-0-4) khiển tự động PGS. Trần Đức Trung PGS. Phan Bùi Khôi Tích hợp các hệ thống Cơ GS. Trần Văn Địch 6 ME7624 2 2(1,5-1-0-4) điện tử PGS. Hoàng Vĩnh Sinh PGS. Bùi Văn Hạnh TS. Trịnh Đồng Tính PGS. Hoàng Vĩnh Sinh 7 ME7625 Thiết kế tối ưu và bền vững 2 2(1,5-1-0-4) TS. Nguyễn Huy Ninh PGS. Nguyễn Đắc Trung Kỹ thuật thiết kế xây dựng và 8 ME7626 đánh giá phần mềm điều PGS. Huỳnh Quyết Thắng 2 2(1,5-1-0-4) khiển Mô hình hóa và mô phỏng hệ PGS. Phan Bùi Khôi 9 ME7627 2 2(1,5-1-0-4) thống điều khiển tự động PGS. Nguyễn Đắc Trung Tích hợp và điều khiển PGS. Phan Bùi Khôi 10 ME7031 2 2(2-0-1-4) robot TS. Nguyễn Mạnh Tiến 7.3.2 Mô tả tóm tắt học phần Tiến sĩ ME7610 Các hệ thống điều khiển tự động Các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động: các phần tử cơ bản, nguyên lý hoạt động. Cơ sở lý thuyểt tính toán khảo sát các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động. Cơ sở lý thuyết tích hợp và điều khiển thiết bị và hệ thống. Cơ sở tính toán thiết kế thiết bị và hệ thống điều khiển 7
  8. tự động trong cơ khí tự động hóa và cơ điện tử. Thực hành khảo sát, tính toán, thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm hệ thống điều khiển tự động. ME7610 Automatic control systems Devices and automatic control systems: basic elements, principles of operation. Calculation theoy of equipments and automatic control systems. Theoretical integration, control devices and systems. Basic calculation, design of devices and automatic control systems in mechanical automation and mechatronics. Practice, computation, design, manufacturing of experimental models of automatic control systems. ME7620 Các phương pháp điều khiển hiện đại Trong thời gian gần đây, một loạt các phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển phi tuyến như phương pháp tuyến tính hóa chính xác, phương pháp tìm hàm điều khiển Lyapunov theo phương thức backstepping, các phương pháp thiết kế điều khiển dựa trên đặc điểm phẳng hay đặc điểm thụ động, đã được đề xuất và nghiên cứu ứng dụng. Các phương pháp này ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong các ứng dụng của công nghệ tự động hóa. Học phần này sẽ truyền đạt cho nghiên cứu sinh các kiến thức cần thiết để có thể sử dụng, cài đặt các bộ điều khiển phi tuyến đó. ME7620 Modem control methods The last time, a lot of new methods to design the nonlinear control systems like method of exact linearization, backstepping-based design of Lyapunov control function, flatness-based or passivity-based controller design, was presented and investigated. These methods seem to become more and more effectively in applications of the automation technology. The lecture imparts the knowledge to the students for the implementation of the nonlinear controllers under the real-time conditions. ME7621 Cảm biến trong các hệ điều khiển tự động Nguyên lý, cấu tạo, đặc tính của sensor; Các phương pháp phân loại sensor; Các loại sensor dùng trong đo lường và điều khiển: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, sensor tương tự, sensor số, sensor từ, sensor quang,…; Ứng dụng của sensor trong các hệ thống đo lường và điều khiển. ME7621 Cảm biến trong các hệ điều khiển tự động Sensor theory and tutorial; Classcification of sensors; Sensors for measurement and control: Temperature, pressure, flow, analog, digital, procimity and photo sensors,..; Applications of sensors in measurement and control systems. ME7622 Điều khiển robot và các hệ cơ điện tử Khái quát chung về hệ thống cơ điện tử và robot công nghiệp; Các bộ điều khiển , cơ cấu chấp hành và các cảm biến trong hệ thống cơ điện tử và robot công nghiệp; Kỹ thuật robot; Thiết kế quĩ đạo chuyển động ;Điều khiển chuyển động robot; Nhận dạng mô hình động lực robot. ME7622 Control of robot and mechatronic systems Introduction of mechatronic system and industrial robot manipulator; Controllers, actuators and sensors in the mechatronic system and the industrial robot manipulator; robotics; trajectory planning; Robot motion control; identification of robot dynamics model. ME7623 Phân tích và tổng hợp hệ thống điều khiển tự động Cung cấp cho học viên các phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống điều khiển tự động hiện đại trên cơ sở thực nghiệm, công cụ toán học, logic mờ và mạng nơ ron nhân tạo. Phân tích và lựa chọn các giải pháp tich hợp hệ thống tự động hóa quá trình kỹ thuật trên nền kỹ thuật số. 8
  9. ME7623 Analyse and design of control system Support for the Students the modern methods to analysis and design of control systems based on experiences, on mathematic, fuzzy logic and neural network tool. Analysis and choose the integrated automation solutions for technical processes based on digital technology. ME7624 Tích hợp các hệ thống cơ điện tử Các bộ phận cấu thành của một hệ cơ điện tử; các phương pháp khảo sát, tính toán, thiết kế, tích hợp chúng thành một hệ cơ điện tử hoàn chỉnh. Học phần cũng phân tích đánh giá từng phương pháp để học viên có thể chọn được được giải pháp tối ưu về phần cứng và phần mềm cho từng nhiệm vụ cụ thể. ME7624 Integration of mechatronic systems Componets of mechatronic systems; Survey, calculation, design and integrate them into full mechatronic systems; Analys, evaluate to choose optimal hardware and software solution for specific mission. ME7625 Thiết kế tối ưu và bền vững Tổng quan về quá trình thiết kế kỹ thuật. Vai trò của thiết kế trong dòng đời của sản phẩm. Mô hình hóa bài toán thiết kế tối ưu trong kỹ thuật và phương pháp giải quyết. Mối liên hệ giữa thiết kế sản phẩm và môi trường. Khái niệm chung về thiết kế bền vững và các nguyên tắc thiết kế. Các lĩnh vực ứng dụng thiết kế bền vững. Giới thiệu một số phần mềm thiết kế hỗ trợ tính năng thiết kế bền vững. ME7625 Optimal and sustainable design Overview of engineering design process. The role of design on the product life. Mathematical modeling of engineering design problems for optimization and solving methods. Relation between product design and environment. Basic concept on sustainable design and sustainable design principles. Application domains of sustainable design. Introduction to some design software, supported sustainable design. ME7626 Kỹ thuật thiết kế xây dựng và đánh giá phần mềm điều khiển Môn học tổng hợp các kiến thức nền tảng đồng thời cung cấp các nội dung thông tin về các kỹ thuật tiên tiến nhất trong quy trình thiết kế, xây dựng và đánh giá các phần mềm điều khiển. Các kỹ thuật thiết kế, viết mã nguồn cho các phần mềm điều khiển, các kỹ thuật tiêu biểu liên quan đến tối ưu mã nguồn theo kích cỡ (size), theo tài nguyên (resource) sử dụng được cung cấp cho người học. Các kỹ thuật đánh giá và các tiêu chí đánh giá phần mềm điều khiển, đặc biệt theo hiệu năng (performance), theo độ tin cậy (reliability) và khả năng chịu lỗi (fault- tolerance) cũng sẽ được trình bày trong môn học. ME7626 Advanced Topics in Control System Software Development The subject provides background knowledge and most advanced techniques in the design process, construction and evaluation of control system software. The learners will be introduced with design techniques, coding development practice for control system software, the techniques for code optimization by size and by resource. The quality properties and evaluation criteria of control system software also are introduced. In the course the properties: performance, reliability, faul-tolerance will be explained in detail. ME7627 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển tự động Cơ sở mô hình hóa. Mục đích và nhiệm vụ mô hình hóa thiết bị và hệ thống điều khiển tự động. Các phương pháp xây dựng mô hình cho các phần tử cơ bản của thiết bị và hệ thống điều khiển tự động. Khảo sát, tính toán các phần tử của mô hình: kết cấu cơ khí, động học, 9
  10. động lực học, phân tích và tổng hợp hệ thống điều khiển, các thiết bị phụ trợ. Tích hợp mô hình. Phân tích và lựa chọn mô hình tối ưu. Các giải thuật tính toán và chương trình. Mô phỏng hoạt động của thiết bị và hệ thống điều khiển tự động. Các thí nghiệm. ME7627 Modeling and simulation of automatic control systems Base of modeling. The purpose and task of modeling devices and automatic control systems. The Methods to build models for basic elements of equipment and automatic control systems. Calculation of models componets: structural mechanics, kinematics, dynamics, analysis and integration of control systems, auxiliary equipments. Intergration of models. Analysis and selectionof optimal model. Computing algorithms and programs. Simulation of operation of the equipments and automatic control system. Experiments. ME7031 Tích hợp và điều khiển robot Học phần này nhằm trang bị cho NCS khả năng tư duy hệ thống thông qua phân tích, tiếp cận nghiên cứu, thiết kế và điều khiển robot, một sản phẩm tích hợp từ nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ như Cơ khí, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ vật liệu,… Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: cấu trúc tổng thể của robot theo mục đích ứng dụng; phương pháp tối ứu phân tích và tổng hợp cơ cấu chấp hành; thiểt kế kết cấu cơ khí; tính toán và lựa chọn hệ thống dẫn động; các thiết bị cảm biến và phần mềm kết nối, xử lý tín hiệu; hệ thống điều khiển và các giải thuật điều khiển. ME7031 Integration and control of robot The lecture imparts the systematic knowledge to the students by analyzing, approaching to the investigation, designing and controlling of the robot. Structure of robot according to the purpose of the application; optimal method to analysis and synthesis the mechanism of manipulator; design of mechanical mechanism; calculation and use the motors; sensors and software; the control system and algorithm for controlling. 7.3.3 Kế hoạch học tập các học phần Tiến sĩ Các học phần Tiến sĩ được thực hiện linh hoạt, tùy theo các điều kiện thời gian cụ thể của giảng viên. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần Tiến sĩ trong vòng 24 tháng kể từ ngày chính thức nhập trường. 7.4 Chuyên đề Tiến sĩ Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 3 chuyên đề Tiến sĩ, có thể tùy chọn từ danh sách hướng chuyên sâu. Mỗi hướng chuyên sâu đều có người hướng dẫn do Hội đồng Xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành của Viện Cơ khí xác định. Người hướng dẫn khoa học luận án của nghiên cứu sinh sẽ đề xuất đề tài cụ thể. Ưu tiên đề xuất đề tài gắn liền, thiết thực với đề tài của luận án Tiến sĩ. Sau khi đã có đề tài cụ thể, NCS thực hiện đề tài đó dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn chuyên đề. Danh mục hướng chuyên sâu cho Chuyên đề Tiến sĩ TT MÃ SỐ TÊN CHUYÊN ĐỀ GIẢNG VIÊN TÍN CHỈ TS. Hoàng Vĩnh Sinh Cơ sở thiết kế hệ thống và thiết bị điều TS. Trịnh Đồng Tính 1 ME7641 2 khiển tự động hiện đại PGS. Phan Bùi Khôi TS. Bùi Văn Hạnh TS. Nguyễn Mạnh Tiến 2 ME7642 Lập trình điều khiển robot thông minh 2 PGS. Huỳnh Quyết Thắng 3 ME7643 Động lực học và điều khiển robot GS. Nguyễn Văn Khang 2 10
  11. TT MÃ SỐ TÊN CHUYÊN ĐỀ GIẢNG VIÊN TÍN CHỈ GS. Nguyễn Văn Khang Động lực học và điều khiển Mobile 4 ME7644 TS. Nguyễn Mạnh Tiến 2 robot Nguyễn Phạm Thục Anh GS. Nguyễn Văn Khang Động lực học và điều khiển các hệ cơ 5 ME7645 PGS.Nguyễn Doãn Phước 2 điện tử PGS. Hoàng Vĩnh Sinh GS. Trần Văn Địch TS. Bùi Quí Lực 6 ME7646 Cơ điện tử trong kỹ thuật chế tạo 2 PGS. Hoàng Vĩnh Sinh TS. Nguyễn Huy Ninh TS. Nguyễn T. Phương Mai Độ chính xác của các thiết bị và hệ 7 ME7647 GS. Trần Văn Địch 2 thống điều khiển tự động TS. Nguyễn Văn Vinh Ổn định của các thiết bị và hệ thống điều 8 ME7648 GS. Đỗ Sanh 2 khiển tự động 8 Danh sách Tạp chí / Hội nghị khoa học Các diễn đàn khoa học trong nước trong bảng dưới đây là nơi NCS có thể chọn công bố các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ hoàn thành luận án Tiến sĩ. Số Định kỳ Tên diễn đàn Địa chỉ liên hệ TT xuất bản / họp Vietnam Journal of Mechanics Viện Khoa học và Công nghệ Việt 1 3 tháng 1 lần (Tạp chí Cơ học Việt nam) Nam; đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Hội Cơ học Việt Nam; 264 phố Đội 2 Hội nghị Cơ học toàn quốc 5 năm 1 lần Cấn, Ba Đình, Hà Nội Viện Cơ học Việt Nam; 264 phố Đội 3 Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc 2 năm 1 lần Cấn, Ba Đình, Hà Nội ĐH Bách Khoa Hà Nội; Số 1, phố Đại 4 Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2 tháng 1 lần Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội Hội Tự động hóa và Hội Cơ học Việt 5 Hội nghị Cơ học và tự động hóa 2 năm 1 lần Nam Các hội nghị quốc gia và quốc tế 6 Hội Cơ học Việt Nam; 264 phố Đội 2 năm 1 lần về cơ học Các diễn đàn khoa học quốc tế trong bảng dưới đây là nơi NCS có thể chọn công bố các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ hoàn thành luận án Tiến sĩ. Số Định kỳ Tên diễn đàn Địa chỉ liên hệ TT xuất bản / họp - Journal of Sound and Vibration - Mechanical Systems and Signal 1 Processing www.sciencedirect.com - Mechanism and Machine Theory - Control Engineering Practice - Journal of Applied Mechanics - Journal of Computational and http://asmedl.aip.org/jo 2 Nonlinear Dynamics urnals/doc/ASMEDL- - Journal of Dynamic Systems, home/jrnls/ Measurement, and Control 11
  12. - Journal of Mechanical Design - Journal of Mechanisms and Robotics - Journal of Solar Energy Engineering - Journal of Vibration and Acoustics - Journal of Applied Mechanics 3 - Archive of Applied Mechanics www.springer.com http://www.springer.co 4 - Multibody system dynamics m/engineering/journal/1 1044 http://www.uni- 5 - Technische Mechanics magdeburg.de/ifme/zeit schrift_tm/04_Startseite … .. 9 Danh sách các nhà khoa học trong Viện đủ điều kiện hướng dẫn Danh sách cán bộ hướng dẫn NCS của Viện Cơ khí Số Họ tên Hướng đề tài nghiên Số lượng NCS Số đang HD TT (Xếp theo A,B,C) cứu 2012 có thể nhận 1. Trần Văn Địch 2. Nguyễn Phong Điền 3. Nguyễn Thúc Hà 4. Bùi Văn Hạnh 5. Nguyễn Quang Hoàng 6. Nguyễn Việt Hùng 7. Thái Thế Hùng 8. Tăng Huy 9. Nguyễn Văn Khang 10. Phan Bùi Khôi 11. Nguyễn Thị Ngọc Lân 12. Bành Tiến Long 13. Nguyễn Đắc Lộc 14. Nguyễn Thị Phương Mai 15. Nguyễn Huy Ninh 16. Phạm Văn Nghệ 17. Đinh Văn Phong 18. Phạm Hồng Phúc 19. Nguyễn Minh Phương 20. Lê Minh Quý 21. Đỗ Sanh 22. Hoàng Vĩnh Sinh 23. Trương Hoành Sơn 24. Nguyễn Viết Tiếp 25. Trịnh Đồng Tính 26. Ninh Đức Tốn 27. Bùi Ngọc Tuyên 28. Trịnh Minh Tứ 29. Trần Định Tường 30. Trần Xuân Thái 31. Nguyễn Nhật Thăng 32. Vũ Toàn Thắng 33. Đặng Đình Thi 34. Trần Ích Thịnh 12
  13. 35. Nguyễn Tiến Thọ 36. Nguyễn Đắc Trung 37. Trần Đức Trung 38. Đỗ Văn Trường 39. Trần Xuân Việt 40. Nguyễn Văn Vinh 13
  14. PHẦN II ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN 14
  15. ME7610 Các hệ thống điều khiển tự động Automatic control systems 1. Tên học phần: Các hệ thống điều khiển tự động 2. Mã học phần: ME7610 3. Tên tiếng Anh: Automatic control systems 4. Khối lượng: 4(3-1-1-8) - Lý thuyết: 45 tiết - Bài tập: 15 tiết - TN/TH: 15 tiết 5. Đối tượng tham dự: Là học phần bắt buộc đối với NCS chuyên ngành “Thiết bị và Hệ thống điều khiển tự động” và có thể là học phần tự chọn cho các chuyên ngành khác thuộc Viện Cơ khí và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 6. Mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm trang bị cho NCS khả năng tư duy hệ thống thông qua nghiên cứu các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động như các hệ thống sản xuất linh hoạt FMS, sản xuất tích hợp CIM, các máy công cụ điều khiển số CNC, các hệ thống công nghệ robot hóa,… là các sản phẩm được tích hợp từ nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ như Cơ khí, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ vật liệu,… 7. Nội dung tóm tắt: Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: Cấu trúc tổng thể của thiết bị và hệ thống điều khiển tự động. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động. Thiết kế và tích hợp các hệ thống điều khiển tự động. Nghiên cứu một số thiết bị và hệ thống điều khiển tự động phổ biến trong sản xuất và đời sống. Thực hành thí nghiệm trên một mô hình cụ thể để củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. 8. Nhiệm vụ của NCS: - Dự lớp: Dự lớp theo quy định - Bài tập: Tự làm bài tập ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên - Làm thí nghiệm thực hành theo hướng dẫn của giáo viên 9. Đánh giá kết quả: - Mức độ dự giờ giảng và kết quả bài tập, thí nghiệm, thực hành: 0.5 - Thi kết thúc học phần: 0.5 10. Nội dung chi tiết học phần: PHẦN MỞ ĐẦU (3 tiết) Giới thiệu môn học Giới thiệu đề cương môn học Giới thiệu tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: Cấu trúc hệ thống điều khiển tự động (12 tiết) 1.1 Cấu trúc tổng thể hệ thống điều khiển tự động 1.2 Các cơ cấu chấp hành 1.3 Các hệ thống dẫn động 1.4 Các hệ thống thông tin giám sát 1.5 Các hệ thống điều khiển CHƯƠNG 2: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển tự động (15 tiết) 2.1 Cơ sở toán học phân tích và tổng hợp hệ thống điều khiển tự động 2.2 Động học và động lực học hệ thống điều khiển tự động 2.3 Các phương pháp điều khiển 2.4 Cấu trúc các hệ thống điều khiển 2.5 Các phần mềm ứng dụng CHƯƠNG 3: Thiết kế và tích hợp hệ thống điều khiển tự động (15 tiết) 3.1 Phân tích và lựa chọn cấu trúc hệ thống 3.2 Thiết kế phần cứng 15
  16. 3.3 Các giải thuật tính toán và phần mềm ứng dụng 3.4 Các giải thuật điều khiển và kết nối hệ thống 3.5 Tích hợp các chương trình điều khiển CHƯƠNG 4: Các hệ thống điều khiển tự động (15 tiết) 4.1 Các hệ thống và thiết bị điều khiển số 4.2 Các máy công cụ CNC 4.3 Các hệ thống robot hóa 4.4 Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS và sản xuất tích hợp CIM CHƯƠNG 5: Tích hợp và thử nghiệm hệ thống điều khiển tự động (thực hành 15 tiết) 5.1 Phân tích lựa chọn mô hình thí nghiệm mẫu hệ thống điều khiển tự động 5.2 Tính toán thiết kế 5.3 Mô phỏng hoạt động 5.4 Thiết kế phần cứng 5.5 Thử nghiệm trên mẫu tại phòng thí nghiệm 11. Tài liệu học tập: 12. Tài liệu tham khảo: [1] Farid Golnaraghi, Benjamin C. Kuo (2010). Automatic control systems. Wiley. 944 pag. [2] Gerasimos G. Rigatos (2011) Modelling and Control for Intelligent Industrial Systems. Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 409 pag. [3] Я. Н. Ройтенберг. (1992). Автоматическое Управление. Наука Москва. 576 стр. [4] П. И. Чинаев, В. Г. Выскуб, С. В. Колодезев, А.Н. Тихонов (1992). Методы Анализа и Синтеза Сложных Автоматических Систем. Машиностроение Москва. 304 стр. [5] David G. Ullman (2003). The Mechanical Design Process, Mc Graw Hill. [6] Sicilianno B, Khatib O. (2008). Springer Hanbook of Robotics, Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 1628 pag. [7] Grote, Antonsson (2009). Springer Hanbook of Mechanical Engineering, Springer. [8] Bishop R.H. (2002). The Mechatronics Handbook, CRC Press, Washington D.C. ME7620 Các phương pháp điều khiển hiện đại Modern control methods 1. Tên học phần: Các phương pháp điều khiển hiện đại 2. Mã học phần: ME7620 3. Tên tiếng Anh: Modern control methods 4. Khối lượng: 3(2-1-1-6) - Lý thuyết: 45 tiết - Bài tập: - Thí nghiệm: 5. Đối tượng tham dự: Tất cả NCS thuộc chuyên ngành Viện Cơ khí 6. Mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm mang lại cho NCS: - Các kiến thức nâng cao về lý luận chuyên ngành ... - Rèn luyện khả năng tư duy ... - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm của chuyên ngành ... 7. Nội dung tóm tắt: Giới thiệu các phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển phi tuyến như phương pháp tuyến tính hóa chính xác, phương pháp tìm hàm điều khiển Lyapunov theo phương thức backstepping, các phương pháp thiết kế điều khiển dựa trên đặc điểm phẳng hay đặc điểm thụ động cũng như ứng dụng của chúng trong điều khiển các hệ cơ điện tử. 16
  17. 8. Nhiệm vụ của NCS: - Dự lớp: Dự lớp theo quy định - Bài tập: Tự làm bài tập ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên - Làm thí nghiệm thực hành theo hướng dẫn của giáo viên 9. Đánh giá kết quả: - Mức độ dự giờ giảng và kết quả bài tập, thí nghiệm, thực hành: 0.5 - Thi kết thúc học phần: 0.5 10. Nội dung chi tiết học phần: PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu môn học Giới thiệu đề cương môn học Giới thiệu tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: Lý thuyết Lyapunov cơ bản 1.1 Khái niệm hệ phi tuyến và phân loại 1.2 Hệ Euler-Lagrange 1.3 Tiêu chuẩn Lyapunov và hàm LF 1.4 Thiết kế bộ điều khiển nhờ hàm CLF: Phương pháp backstepping CHƯƠNG 2: Điều khiển thích nghi phản hồi trạng thái 2.1 Điều khiển thích nghi giả định rõ 2.2 Thiết kế backstepping bộ điều khiển thích nghi giả định rõ 2.3 Điều khiển thích nghi hệ Euler-Lagrange: Phương pháp Li-Stoline 2.4 Điều khiển thích nghi ISS 2.5 Thiết kế backstepping bộ điều khiển thích nghi ISS CHƯƠNG 3: Điều khiền tuyến tính hóa chính xác 3.1 Cơ sở hình học vi phân và đại số Lie 3.2 Thiết kế bộ điều khiển tuyến tính hóa chính xác 3.3 Ứng dụng đại số Lie vào phân tích hệ phi tuyến 3.4 Ứng dụng vào điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu CHƯƠNG 4: Điều khiển trượt 4.1 Nguyên tắc của điều khiển trượt 4.2 Thiết kế mặt trượt và bộ điều khiển trượt 4.3 Phương pháp xây dựng đa tạp trượt và bộ điều khiển trượt hạ bậc 4.4 Tính bền vững của bộ điều khiển trượt CHƯƠNG 5: Điều khiển thụ động 5.1 Khái niệm hệ thụ động và tính chất động học 5.2 Thụ động hóa và điều khiển thụ động hóa 5.3 Thiết kế backstepping bộ điều khiển thụ động CHƯƠNG 6: Hệ phẳng và điều khiển tựa phẳng 6.1 Hệ phi tuyến vô hạn chiều và khái niệm phẳng 6.2 Kiểm tra tính phẳng và điều khiển bám 6.3 Khả năng điều khiển tuyến tính hóa chính xác hệ phẳng CHƯƠNG 7: Điều khiển bẳng phản hồi đầu ra 7.1 Nguyên lý tách 7.2 Quan sát trạng thái và thiết kế bộ quan sát trạng thái 11. Tài liệu học tập: [1] Phước,N.D.; Minh,P.X; Trung,H.T. (2002) Lý thuyết điều khiển phi tuyến. NXB KH&KT 12. Tài liệu tham khảo: [2] Phước, N.D. (2004) Lý thuyết điều khiển nâng cao. NXB KH&KT [3] Phước,N.D. (-) Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến. Sắp xuất bản 17
  18. ME7621 Cảm biến trong các hệ điều khiển tự động Sensor in automatical control systems 1. Tên học phần: Cảm biến trong các hệ thống điều khiển tự động 2. Mã học phần: ME7621 3. Tên tiếng Anh: Sensor in automatical control systrem 4. Khối lượng: 2(2-1-0-4) - Lý thuyết:30 tiết - Bài tập lớn: 15 tiết - Thí nghiệm: 0 5. Đối tượng tham dự: Tất cả NCS thuộc chuyên ngành Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động 6. Mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm mang lại cho NCS: - Nguyên lý và sơ đồ ứng dụng của các loại cảm biến sử dụng trong các thiết bị điều khiển tự động - Nguyên lý và phương pháp thiết kế cảm biến để phục vụ quá trình thiết kế thiết bị và hệ thống điều khiển tự động 7. Nội dung tóm tắt: Nguyên lý, cấu tạo, đặc tính của sensor; Các phương pháp phân loại sensor; Các loại sensor dùng trong đo lường và điều khiển: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, sensor tương tự, sensor số, sensor từ, sensor quang,…; Ứng dụng của sensor trong các hệ thống đo lường và điều khiển; Nghiên cứu thiết kế các hệ thống cảm biến phục vụ trong các hệ thống cơ điện tử. 8. Nhiệm vụ của NCS: - Dự lớp: tham gia giờ giảng lý thuyết - Bài tập: thực hiện 01 bài tập lớn có báo cáo - Thí nghiệm: 0 9. Đánh giá kết quả: - Mức độ dự giờ giảng: 10% - Kiểm tra định kỳ: 30% - Thi kết thúc học phần: 60% 10. Nội dung chi tiết học phần: PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu môn học Giới thiệu đề cương môn học Giới thiệu tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: Cảm biến trong các hệ thống điều khiển tự động 1.1 Phân loại cảm biến 1.2 Nguyên lý hoạt động và phương pháp đo tín hiệu 1.2 Các hệ thống cảm biến cơ bản: Đo nhiệt độ, áp suất, …. 1.3 Thu thập và xử lý tín hiệu CHƯƠNG 2: Mô hình hoá cảm biến và ứng dụng Matlab trong mô phỏng số 2.1 Matlab và những ứng dụng trong mô phỏng số 2.2 Phương pháp xây dựng các đặc tính của cảm biến 2.3 Mô hình hoá cảm biến 2.4 Ứng dụng mô phỏng các hệ điều khiển có sử dụng cảm biến CHƯƠNG 3: Thiết kế và chế tạo cảm biến 3.1 Các hệ thống cảm biến điển hình 3.2 Nguyên lý thiết kế hệ cảm biến cơ khí 3.3 Nguyên lý thiết kế hệ cảm biến vi cơ điện tử dùng công nghệ MEMS và NEMS CHƯƠNG 4: Các hệ thống điều khiển điển hình 4.1 Hệ thống điều khiển máy công cụ CNC 18
  19. 4.2 Hệ thống điều khiển Robot 4.3 Hệ thống điều khiển nhà máy công nghiệp: thép, xi măng 11. Tài liệu học tập: 12. Tài liệu tham khảo: ME7622 Điều khiển Robot và các hệ cơ điện tử Control of robot and mechatronic systems 1. Tên học phần: Điều khiển Robot và các hệ cơ điện tử 2. Mã học phần: ME7622 3. Tên tiếng Anh: Control of robot and mechatronic systems 4. Khối lượng: 2(1,5-1-0-4) - Lý thuyết: 24 tiết - Bài tập: 6 tiết - Thí nghiệm: 0 5. Đối tượng tham dự: …………………………………. 6. Mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm mang lại cho NCS: Các kiến thức cơ bản và nâng cao về hệ thống cơ điện tử và điều khiển robot. 7. Nội dung tóm tắt: Khái quát chung về hệ thống cơ điện tử và robot công nghiệp; Các bộ điều khiển , cơ cấu chấp hành và các cảm biến trong hệ thống cơ điện tử và robot công nghiệp; Kỹ thuật robot; Thiết kế quĩ đạo chuyển động ;Điều khiển chuyển động robot; Nhận dạng mô hình động lực robot. 8. Nhiệm vụ của NCS: - Dự lớp: - Bài tập: - Thí nghiệm: 9. Đánh giá kết quả: (cách cho điểm giống như quy định đối với Cao học) - Mức độ dự giờ giảng: - Kiểm tra định kỳ: - Thi kết thúc học phần: 10. Nội dung chi tiết học phần: PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu môn học Giới thiệu đề cương môn học Giới thiệu tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: Khái quát chung về hệ thống cơ điện tử và robot công nghiệp 1.1 Lịch sử phát triển của hệ cơ điện tử và robot. 1.2 Chức năng của hệ thống cơ điện tử 1.3 Cấu trúc hệ thống cơ điện tử 1.4 Cấu hình chung của robot công nghiệp CHƯƠNG 2: Các thiết bị và phần tử trong hệ cơ điện tử và robot công nghiệp 2.1 Các bộ điều khiển 2.2 Cơ cấu chấp hành 2.3 Các cảm biến CHƯƠNG 3: Kỹ thuật robot 3.1 Phép biến đổi. 3.2 Động học vị trí 19
  20. 3.3 Ma trận Jacobien trong robot 3.3 Động lực học CHƯƠNG 4: Thiết kế quĩ đạo chuyển động 4.1 Cơ sở thiết kế quí đạo chuyển động 4.2 Thiết kế quĩ đạo khớp CHƯƠNG 5: Điều khiển chuyển động robot 5.1 Điều khiển PID 5.2 Điều khiển động lực học ngược 5.3 Điều khiển phân ly khớp CHƯƠNG 6: Nhận dạng mô hình động lực học 5.1 Nhận dạng tham số động lực học 5.2 Nhận dạng tham số tải 11. Tài liệu học tập: 12. Tài liệu tham khảo: [9] Nguyễn Mạnh Tiến (2007) Điều khiển robot công nghiệpj. Nhà Xuất bản KHKT [10] Paul Richard P. (1982). Robot manipulator. The MIT Press. [11] Tsuneo Yoshikawa (1990) . Foundation of Robot : Analysis and control. MIT. [12] J. Somlo, B. Lanto, P.T. Cat. (1997) Advanced Robot Control. Akademia Kiado. Budapest. [13] Lorenzo Sciaviacco, Bruno Siciliano. Modeling and Control Manipulator. The McGraw-Hill Companies. [14] Lewis F.L. , Abdallah C.T. , Dawson D.M. (1993) Control of Robot Manipulator. Macmillan Publishing Company [15] David G. Alciatore, Michael B. Histard. (2005) Introduction to Mechatronics and Measurement systems. Mc Graw Hill . [16] Isermann R. (2005). Mechtronics systems : Fundamentals. Springer – Verlag London. ME7623 Phân tích và tổng hợp hệ điều khiển tự động Analyse and design of control system 1. Tên học phần: Phân tích và tổng hợp hệ điều khiển tự động 2. Mã học phần: ME7623 3. Tên tiếng Anh: Analyse and design of control system 4. Khối lượng: 2(1,5-1-0-4) - Lý thuyết: 22,5 tiết - Bài tập: 15 tiết - Thí nghiệm: 5. Đối tượng tham dự: NCS các chuyên ngành thuộc Viện Cơ khí 6. Mục tiêu của học phần: - Các kiến thức nâng cao về lý luận chuyên ngành ... - Rèn luyện khả năng tư duy ... - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm của chuyên ngành ... 7. Nội dung tóm tắt: Cung cấp cho học viên các phương pháp phân tích bền vững và tổng hợp hệ thống điều khiển tự động hiện đại trên cơ sở thực nghiệm, công cụ toán học, logic mờ và mạng nơ ron nhân tạo. Phân tích và lựa chọn các giải pháp tich hợp hệ thống tự động hóa quá trình kỹ thuật trên nền kỹ thuật số. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2