intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Hồ sơ vụ án hình sự ở VKSND huyện Đoan Hùng

Chia sẻ: Bích Phượng Bích Phượng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

439
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ sơ vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết vu án hình sự.Để các quyết định của hội đồng xét xử đưa ra chính xác, thực sự dân chủ, khách quan đảm bảo quyền lợi của những người tham gia tố tụng đặc biệt là bị cáo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Hồ sơ vụ án hình sự ở VKSND huyện Đoan Hùng

  1. Chuyªn ®Ò thùc tËp 1 TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- CHUYÊN ĐỂ Đề tài: Hồ sơ vụ án hình sự ở VKSND huyện Đoan Hùng Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  2. Chuyªn ®Ò thùc tËp 2 MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ ............................................ 3 PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN VÀ THỰC TRẠNG VỀ HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI VKSND HUYỆN ĐOAN HÙNG - PHÚ THỌ ................. 4 1. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin .......................................... 4 PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ................................................................................................ 12 PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ............................. 17 1. Nhận xét: ............................................................................ 17 Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  3. Chuyªn ®Ò thùc tËp 3 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Hồ sơ vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết vu án hình sự.Để các quyết định của hội đồng xet xử đưa ra chính xác,thực sư dân chủ,khách quan đảm bảo q\uyền lợi của những người tham gia tố tụng đặc biệt là bị cáo, người bị hại. Hồ sơ vụ án hình sự phải có đầy đủ các tài liệu chứng cứ,tài liệu do cơ quan điều tra,Viện Kiểm Sát thu thập.Hồ sơ phải được thu thập đầy đủ thông tin tuân thủ đung quy định về tố tụng,trên cơ sở khach quan, công khai,toàn diện. Qua thời gian thực tập ở VKSND huyện Đoan Hùng tiếp cận với các thông tin thực tế xét thấy: Thực trạng về hồ sơ vụ án hình sự ở địa phương tuy có tuân theo đúng thủ tụng tố tụng nhưng vẫn có nhiều vấn đề hạn chế như việc giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ,củng cố h Để tìm hiểu rõ về thực trạng của hồ sơ vụ án hình sự cần phải đề cập đến vấn đề gì? Chuyên đề này xin được đề cập tới nội dung”Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực tập” Chuyên đề phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục của một số hồ sơ vụ án hình sự.Xác định rõ những quy định về lập hồ sơ qua những hồ sơ vụ án cụ thể tại VKSND địa phương nơi thực tập Kiến nghị giải pháp xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hồ sơ vụ án hình sự.Chuyên đề có ý nghĩa rất lớn và có tính thiết thực cao trong việc giải quyết thực trạng lập hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương. Trong bài viết còn nhiều thiếu sót và hạn chế mong các bạn đong góp ý kiến để bai viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  4. Chuyªn ®Ò thùc tËp 4 PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN VÀ THỰC TRẠNG VỀ HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI VKSND HUYỆN ĐOAN HÙNG - PHÚ THỌ 1. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin Trong suốt quá trình thực tập tại VKSND huyện Đoan Hùng.Qua việc thu thập thống kê, tổng hợp, phân tích về hồ sơ vụ án hình sự trong những năm gần đây cho thấy VKSND huyện Đoan Hùng – Phú Thọ luôn hoàn tất đầy đủ hồ sơ vụ án hình sự trong từng giai đoạn xét xử từ việc lập hồ sơ, đăng ký hồ sơ,thụ lý hồ sơ,củng cố hồ sơ… Qua thông tin tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu những hồ sơ cụ thể cho thấy: Hồ sơ vụ án hình sự phải được lập rõ ràng và đầy đủ để làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Điều 100 – Bộ luật tố tụng hình sự).Từ khi có nguồn tin tố giác của công dân, tin báo của các cơ quan tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án…tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm để kịp thời lập hồ sơ, đăng ký hồ sơ, thụ lý hồ sơ…đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội, giải quyết đúng thời gian quy định không để kéo dài vụ án. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của tình hình tội phạm gia tăng, số lượng hồ sơ vụ án ngày càng nhiều sự cần thiết hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, đầy đủ đảm bảo tài liệu có trong hồ sơ phải mang tính hợp pháp, có căn cứ pháp luật cả về hình thức và nội dung nhằm đưa vụ án ra xét xử kịp thời ngăn chặn tội phạm tiếp tục xảy ra. Theo thống kê của VKSND huyện Đoan Hùng – Phú Thọ thì: Năm 2004 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 67 vụ Năm 2005 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 72 vụ Năm 2006 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 75 vụ Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  5. Chuyªn ®Ò thùc tËp 5 Năm 2007 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử78 vụ Trong mấy tháng đầu năm 2008 hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 6 vụ Trên cơ sở các số liệu thu thập được bài viết xin đi vào tìm hiểu rõ thực trạng về hồ sơ vụ án hình sự tại VKSND huyện Đoan Hùng- Phú Thọ qua từng giai đoạn tố tụng cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. 2. Những quy định về hồ sơ vụ án hình sự 2.1 Tìm hiểu quy định chung Hồ sơ ở giai đoạn tố tụng nào thì VKSND cấp đó lập và quản lý.Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố tụng Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý vụ án phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ, đánh số thứ tự, ghi mục lục hồ sơ và sắp xếp tài liệu theo quy định tố tụng. Hồ sơ án hình sự phải phản ánh chính xác trình tự tố tụng của vụ án, nội dung kết quả điều tra, truy tố, xét xử và thẩm định hồ sơ. Đối với các vụ án có quyết định chuyển để điều tra theo thẩm quyền; hoặc quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xét xử sơ thẩm; thì Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án, phải chuyển hồ sơ kiểm sát vụ án hình sự đó cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy địnhcuar pháp luật. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án phải sao lục một bộ hồ sơ để lưu. 2.2 Hồ sơ vụ án lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra và truy tố 2.2.1 Về thủ tục tố tụng, các tài liệu có trong hồ sơ bao gồm: Các căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can.Cụ thể trong vụ án về tội trộm cắp tài sản do Lê Văn An (1989) xã Hùng Quan thực hiện bao gồm: + Báo cáo ban đầu: Đơn trình báo của công dân và biên bản báo cáo sự việc của công an xã HùngQuan. + Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra công an huyện Đoan Hùng. Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  6. Chuyªn ®Ò thùc tËp 6 + Quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra. + Quyết định phân công điều tra viên, kiểm sát viên. + Quyết định khởi tố bị can Lê Văn An (1989). + Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. + Công văn đề nghị khởi tố bị can. + Nội dung vụ án. + Phiếu đề xuất viện kiểm sát Đoan Hùng + Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. + Quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền côg tố và kiểm sát điều tra vụ án. + Quyết định thu giữ, xử lý tài sản, đồ vật, vật chứng… + Quyết định xử lý vật chứng. + Biên bản giao vật chứng. + Biên bản trả lại tài sản. + Biên bản giao nhận cáo trạng. + Quyết định truy tố. 2.2.2 Tài liệu điều tra: + Biên bản khám nghiệm hiện trường( sơ đồ khám nghiệm hiện trường) + Công văn định giá tài sản + Kết luận định giá tài sản + Lời khai của bị cáo. + Lời khai lý lịch của bị cáo(xác minh), Biên bản hỏi cung bị can, Bản kiểm điểm của bị can, Lý lịch của bị can. + Hóa đơn, chứng từ giải quyết phần dân sự. + Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án + Kết luận điều tra vụ án. + Bản cáo trạng (kèm theo danh sách những người cần triệu tập ra tòa). + Biên bản thông kê vật chứng. 2.2.3 Hồ sơ vụ án lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  7. Chuyªn ®Ò thùc tËp 7 + Quyết định đưa vụ án ra xét xử + Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn của Tòa án huyên Đoan Hùng + Quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm. + Báo cao án của kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, kèm theo đề cương thẩm vấn và kế hoạch chẩn bị tranh luận tại phiên tòa. + Biên bản họp trù bị giữa Viện kiểm sát và Tòa án. + Bản luận tội của kiểm sát viên. + Biên bản phiên tòa sơ thẩm của kiểm sát viên. + Bản án sơ thẩm. + Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm. + Tài liệu ghi kết quả kiêmt tra biên bản phiên tòa; kiểm tra bản án; quyết định sơ thẩm của tòa án. 2.3 Giao nhận hồ sơ giữa cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát, viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang tòa án. 2.3.1 Giao nhận hồ sơ trong trường hợp cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát Khi chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát, cơ quan điều tra cần kiểm tra lại hồ sơ đảm bảo hồ sơ có đủ tài liệu đã liệt kê, cơ quan điều trả trực tiếp giao hồ sơ cho viện kiểm sát.Khi cơ quan điều tra trả lại hồ sơ, người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ, khi thấy đúng và đủ thủ tục thi ký nhận, khi thấy không đủ thì chưa nhận. Ngay sau khi nhận hồ sơ viện kiểm sát phải vào sổ thụ lý và ghi ngày nhận hồ sơ vào bìa hồ sơ (góc trên bên trái). Trường hợp viện kiểm sát trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung cũng phải giao trực tiếp và cơ quan điều tra ghi việc trả lại hồ sơ vào sổ thụ lý của mình, ngày chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và ngày thụ lý cũng được ghi vào bìa hồ sơ. 2.3.2 Giao nhận hồ sơ trong trường hợp viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang tòa án và thụ lý hồ sơ Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  8. Chuyªn ®Ò thùc tËp 8 Khi nhận hồ sơ vụ án do viện chuyển đến, người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê tài liệu và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án xem đã đầy đủ hay chưa; kiểm tra bán cáo trạng đã được giao cho bị can theo đúng quy định tại đoạn 3 khoản 1 điều 166 bộ luật tố tụng hình sự hay chưa và xử lý như sau: Khi thấy các tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa đầy đủ so với ban kê tài liệu hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can thì không nhận hồ sơ vụ án vì chưa đúng quy định của BLTTHS. Nếu thấy các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ so với bản kê tài liệu và bản cáo trạng đã được giao cho bị can thì nhận và vào ngay sổ thụ lý hồ sơ vụ án. 2.4 Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung Thực hiện theo Điều 179 – Bộ luật tố tụng hình sự.Viện kiểm sát nhân dân huyện Đoan Hùng khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trộm cắp tài sản do Nguyễn Văn Hà thực hiện xét thấy có căn cứ để khởi tố bị can về tội phạm khác nên viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Mọi yêu cầu được ghi trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán thấy cần phải điều tra bổ xung để xác định thêm các tình tiết của vụ án mới có thể giải quyết được vụ án thì Thẩm phán làm quyết định trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ Sung. Theo Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây: - Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được; - Khi có căn cứ để cho rằng bị can phạm một tội khác có đồng phạm khác; - Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra, điều kiện thực tế có thể xác minh làm rõ được không và chỉ trả hồ sơ khi thấy thiếu chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên Toà. 2.5 Cách sắp xếp hồ sơ án hình sự Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  9. Chuyªn ®Ò thùc tËp 9 Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian ở mỗi giai đoạn tố tụng và theo loại văn bản: loại văn bản về thủ tục tố tụng; loại văn bản tài liệu về chứng cứ, nhóm các tài liệu khác….Các tài liệu được đánh số thứ tự theo cách sắp xếp phía trên bên phải của văn bản 2.6. Củng cố hồ sơ vụ án hình sự Đây là công việc được tiến hành trong suốt quá trình từ khi lập hồ sơ đến khi giải quyết song vụ án. Trong giai đoạn điều tra, Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có trách nhiệm thường xuyên rà soát, chọn lọc, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ cả về hình thức và nội dung để đảm bảo mỗi loại văn bản, tài liệu đều có giá trị khi giải quyết vụ án. Đối với mỗi văn bản do Điều tra viên lập ra phải ghi rõ họ tên, chức vụ và địa vị pháp lý của người tiến hành tố tụng, họ tên, chức vụ, địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng. Tất cả những chỗ có sưa chữa, tẩy xoá, bổ sung đều phải có xác nhận của người tiến hành và người tham gia tố tụng. Đối với các tài liệu, vật chứng nhỏ thì đưa chúng vào phong bì và coi như một trang của hồ sơ, ngoài bìa ghi tóm tắt nội dung, số lượng tài liệu. Đối với các vật chứng không thể đưa vào hồ sơ được phải ghi rõ vào biên bản và chụp ảnh để vào hồ sơ. Khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án có trách nhiệm củng cố hồ sơ vụ án. Tất cả những vấn đề có liên quan đến vụ án đều được Viện kiểm sát giải quyết. Nếu đã có đủ căn cứ để truy tố thì Viện kiểm sát làm bản cáo trạng truy tố bị can trước Toà án. Trường hợp còn thiếu một số tài liệu, chứng cứ để truy tố nhũng hành vi đã nêu trong kết luận điều tra nhưng không cần trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát tự mình bổ sung tài liệu như hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, đố chất, củng cố hồ sơ cho hoàn thiện. Các tài liệu do Viện kiểm sát bổ sung được lập thành một tập riêng. Khi hồ sơ được chuyển sang Toà án, thì trách nhiệm củng cố hồ sơ thuộc về Thẩm phán được phân công Chủ toạ phiên toà. Tất cả các loại tài liệu, giấy tờ do Viện kiểm sát bổ sung, người tham gia tố tụng nộp cũng như các loại văn bản Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  10. Chuyªn ®Ò thùc tËp 10 tố tụng hình thành trong giai đoạn xét xử như: các quyết định về việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án; biên bản nghị án, biên bản phiên toà; đơn kháng cáo; quyết định kháng nghị; thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị…đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án thành một tập riêng 3. Thực trạng về hồ sơ vụ án hình sự tại VKSND huyện Đoan Hùng – Phú Thọ 3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của VKSND huyện Đoan Hùng Dưới sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan điều tra, VKSND huyện Đoan Hùng đã hoàn tất đầy đủ hồ sơ từng vụ án giảm bớt những trường hợp trả lại hồ sơ điều tra bổ sung.Đưa vụ án ra xét xử, không để án kéo dài. Theo thống kê của VKSND huyện Đoan Hùng – Phú Thọ thì: Năm 2004 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 67 vụ Năm 2005 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 72 vụ Năm 2006 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 75 vụ Năm 2007 đã hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử 78 vụ Viện kiểm sát nhân dân huyện Đoan Hùng đã nhiều lần được cấp bằng khen, khen ngợi thi đua tốt trong công tác hoàn thiện đầy đủ mọi hồ sơ án hình sự,làm tốt nhiệm vụ đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Công tác thu thập tài liệu hoàn thiện hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tích cực. Tỷ lệ giải quyết đạt 99,8 % nhanh chóng chuyển hồ sơ sang tòa án ra quyết định truy tố đưa vụ án ra xét xử.Đảm bảo đúng người, đúng tội,đúng pháp luật tạo môi trường tốt cho nhân dân làm ăn sinh sống và tin tưởng vào đường lối chủ trương của nhà nước và sự công bằng của pháp luật. 3.2 Những hạn chế thiếu sót và biện pháp khắc phục trong quá trình lập hồ sơ Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác hoàn thiện hồ sơ án hình sự thì VKSND huyện Đoan Hùng cũng còn những hạn chế thiếu sót.Về lực Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  11. Chuyªn ®Ò thùc tËp 11 lượng cán bộ ở Viện kiểm sát còn mỏng, án thì nhiều nên thương các cán bộ phải nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc không ngại khó ngại khổ. Do sự phối hợp của các cấp các ngành chưa thực sự đông bộ nên công việc hoàn thiện hồ sơ án cũng gặp những khó khăn. Phương tiện trang thiết bị ở Viện kiểm sát còn sơ sài chưa đáp ứng được trong công tác điều tra,trong hệ thống pháp luật điều chỉnh cũng chưa cụ thể.Nguồn cung cấp thông tin chưa trở thành hệ thống,chủ yếu dựa trên sự tự giác của mỗi người dân.Cơ quan điều tra cung cấp không đầy đủ chứng cứ phải tiến hành điều tra lại hoặc trả lại hồ sơ điều tra bổ xung…Nên cũng không tránh khỏi tình trạng người chưa đến mức bị truy tố mà chỉ ở mức bị xử phạt hành chính nhưng lại ra quyết định truy tố. Mặt khác, tình hình tội phạm thường phức tạp.Nên công tác điều tra hoàn thiện hồ sơ án hình sự gặp nhiều khó khăn.Cũng có phần các tội phạm lẩn chốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội.Việc xác minh tội phạm diễn ra trong thời gian dài…. Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  12. Chuyªn ®Ò thùc tËp 12 PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP Năm 2004 số vụ án tăng lên là 69 vụ tương đương với 69 hồ sơ án hình sự như vậy so với năm 2003 thì năm 2004 số hồ sơ án phải lập tăng 15%. Năm 2005 số vụ án tăng lên là 72 vụ tương đương với 72 hồ sơ án hình sự như vậy so với năm 2004 thì năm 2005 số hồ sơ án phải lập tăng 22%. Năm 2007 số vụ án tăng lên là 78 vụ tương đương với78 hồ sơ án hình sự như vậy so với năm 2005 thì năm 2007 số hồ sơ án phải lập tăng 15%. Như vậy, trong khoảng thời gian 4 năm từ năm 2003 trở lại đây số lượng hồ sơ án hình sự phải lập có xu hướng ngày càng ra tăng nhiều. Điều đó phản ánh tình trạng tội phạm đang có xu hướng bùng phát lớn…Với con số không ngừng tăng như vậy, công tác tuyên truyền giáo dục và các biện pháp kiểm soát phải sát sao. hơn đó là trách nhiệm của các ngành, các cấp có thẩm quyền. Trong thực tế không phải hồ sơ vụ án nào cũng đầy đủ các tài liệu liệt kê trên đây vì có vụ án đơn giản, có vụ án phức tạp tức là phụ thuộc vào tính chất nội dụng vụ án. Ví dụ trong vụ án không có bị can là người chưa thành niên thì không cần có giấy khai sinh, không cần có người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Hoặc trường hợp người phạm tội bị bắt do phạm tội quả tang thì không cần có lệnh bắt của người có thẩm quyển, chỉ có lệnh tạm giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, các tại liệu khi đã được đưa vào hồ sư vụ án hình sự luôn phải đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ pháp luật cả về hình thức và nội dung. Các tài liệu hồ sơ vụ án được cơ quan điều tra tập hợp, phân loại, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý trước khi chuyển sang Viện kiểm sát. Các tài liệu được chia thành từng nhóm nhỏ, lấy thời gian thu thập làm căn cứ sắp xếp thưo thứ tự: Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  13. Chuyªn ®Ò thùc tËp 13 lập ra trước để lên trên, lập ra sau để xuống dưới. Tài liệu được sắp xếp thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nhóm 2: Các tài liệu về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; Nhóm 3: Các tài liệu về kết quả điều tra không phụ thuộc lời khai của người tham gia tố tụng; Riêng vật chứng và các tài liệu có dấu hiệu vật chứng thì được để thành một tập riêng. Nhóm 4: Các biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng; Nhóm 5: Các tài liệu về nhân thân bị can; Nhóm 6: Các tài liệu về kết thúc điều tra. II. Thực trạng về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trong năm 2005, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 110 hồ sơ trên tổng số 816 hồ sơ đã thụ lý chiếm 13,4%. Trong đó, lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung vì: + Bổ sung chứng cứ là 60 hồ sơ chiếm 54,5% + Phát sinh tình tiết mới tại phiên Toà là 34 hồ sơ chiếm 31% + Giám định tâm thần là 10 hồ sơ chiếm 9% + Các lý do khác là 6 hồ sơ chiếm 4,5% Không có hồ sơ nào bị trả để điều tra bổ sung vì lý do phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong năm 2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 90 hồ sơ trên tổng số 755 hồ sơ đã thụ lý chiếm 12%. Số lượng hồ sơ bị trả để điều tra bổ sung đã giảm cả về số lượng và tỷ lệ % trên tổng số hồ sơ thụ lý Trong đó, lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung vì: Bổ sung chứng cứ là 45 hồ sơ chiếm 50% Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  14. Chuyªn ®Ò thùc tËp 14 Phát sinh tình tiết mới tại phiên Toà là 24 hồ sơ chiếm 27% Giám định tâm thầm 11 hồ sơ chiếm 13% Các lý do khác là 10 hồ sơ chiếm 11% Không có hồ sơ nào bị trả để điều tra bổ sung vì lý do phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Có thể thấy việc thống kê các lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cụ thể và chi tiết hơn so với các quy định tại điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Sự gia tăng của quá trình tình hình tội phạm nói chung được thể hiện thông qua sự gia tăng của các tội phạm cụ thể như tội : tội đánh bạc, tội trộm cắp Năm Đánh bạc Ma tuý Trộmcắp tài Mại dâm Tội phạm (vụ/bị cáo) (Vụ/ bị cáo) sản(vụ/bịcáo) (vụ/bị cáo) khác (vụ / bị cáo) 2004 15/ 60 03/ 03 12/ 15 02/ 02 48/ 48 2005 25/ 98 10/ 10 13/ 17 03/ 03 40/ 52 2006 40/ 105 20/ 22 25/ 32 05/ 05 66/66 2007 45/ 108 25/ 30 30/ 50 10/ 10 48/ 48 tài sản, tội mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý, tội mại dâm, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và một số loại tội phạm khác. Bảng 1: Bảng thống kê về một số tội phạm cụ thể tại huyện Đoan Hùng Với những quy định và dấu hiệu cụ thể, cùng với thực tế tình hình loại tội phạm này trong thời gian gần đây có thể thấy được tính chất, tính nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng như thế nào. Theo bảng thống kê ( Bảng 2) thì tội trộm cắp tài sản và một số tội khác có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Về trộm cắp tài sản: Năm 2005 tăng 01 vụ (tăng 8.6%)so với năm 2004; Năm 2006 tăng 14vụ tăng 90% so với năm 2005; Năm 2007 tăng7vụ tăng 21% so với năm 2006. Bên cạnh sự gia tăng Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  15. Chuyªn ®Ò thùc tËp 15 về số vụ, số bị cáo trong các vụ án cũng ngày một gia tăng và có tính chất đồng phạm cao hơn. Những số liệu này cho thấy hồ sơ vụ án hình sự trên địa bàn huyện Đoan Hùng ngày càng tăng các băng nhóm tội phạm có xu hướng phát triển theo chiều hướng có tổ chức, hoạt động theo băng nhóm và thường xuyên thay đổi địa bàn, phương thức hoạt động, chúng liên kết khá chặt chẽ với nhau từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu thụ tài sản để nhằm gây khó khăn cho hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan pháp luật và của quần chúng nhân dân. - Tại hồ sơ vụ án số 48/2003HSST ngày 07/10/2003của TAND huyện Đoan Hùng, các bị cáo Lê Xuân Đích, Bùi Viết Tam phạm tội trộm cắp tài sản. Sau khi phát hiện sự sơ hở trong việc quản lí tài sản của người quản lí trạm bơm xã Hùng Quan Đoan Hùng Đích đã rủ Tam trộm cắp tài sản của trạm bơm. - Tại bản án hình sự sơ thẩm số 46/06/HSST ngày 19/07/2006 của TAND huyện Đoan Hùng, các bị cáo Đoàn Hữu Hoà,Lê Thanh trộm cắp tài sản và đã thực hiện hai vụ trộm cắp tài sản. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hồ sơ các vụ án trộm cắp tài sản từ năm 2004 đến 2007 tại huyện Đoan Hùng, em nhận thấy số lượng người phạm tội tái phạm và tái phạm nguy hiểm gia tăng. Có những người đã rất nhiều lần phải vào tù vì tội trộm cắp tài sản nhưng chấp hành án xong ra ngoài xã hội lại tiếp tục phạm tội, họ coi việc phạm tội như là một nghề để kiếm sống. Đây cũng là một khó khăn cho việc đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản tại dịa phương. -Tại bản án số 04/2004/HSST ngày 14/01/2004 của TAND huyện Đoan Hùng, bị cáo Nguyễn Gia Thắng bị xử phạt 30 tháng tù về “tội trộm cắp tài sản”, bị cáo có 02 tiền án : + Tháng 06/2001 bị TAND huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La xử phạt 12 tháng tù giam về tội “ trộm cắp tài sản”. Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  16. Chuyªn ®Ò thùc tËp 16 + Tháng 05/1996 bị TAND tỉnh Phú Thọ xử phạt 36 tháng tù về tội “Cướp tài sản”. -Tại hồ sơ hình sự số 03/2005/HSST ngày 07/01/2005 của TAND huyện Đoan Hùng, bị cáo Lê Minh Sơnbị xử phạt 48 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”, bị cáo đã có 04 tiền án: + Ngày 22/3/2000 bị TAND huyện Đoan Hùng xử phạt 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về “Tội trộm cắp tài sản”. + Ngày 09/08/2000 bị TAND huyện Đoan Hùng xử phạt 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. + Ngày 08/09/2000 bị TAND huyện Đoan Hùng xử phạt 06 tháng tù về tội “Trốn khỏi nơi giam”. + Ngày 20/03/2002 TAND huyện Đoan Hùng xử phạt 18 tháng tù về tội “ Trộm cắp tài sản”. -Tại bản án số 06/2006/HSST ngày 22/02/2006 của TAND huyện Đoan Hùng, bị cáo Tô Văn Tuấn bị xử phạt 48 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”, bị cáo có 04 tiền án về tội trộm cắp tài sản vào các năm 1989, 1994, 1999, 2001: + Tháng 8/1994 TAND tỉnh Phú Thọ xử phạt 48 tháng tù về tội “ Trộm cắp tài sản”. Trên thực tế, số lượng vụ phạm tội được phát hiện, giải quyết chiếm một phần rất nhỏ so với số tội phạm đã được thực hiện. Rất nhiều vụ phạm tội không dược phát hiện, giải quyết do ý thức đấu tranh chống tội phạm ở địa phương chưa cao, do người bị hại lo sợ sự tố cáo sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, do sợ bị đe doạ, do chưa tìm ra bị can…. Tội phạm ẩn là một thực tế có không riêng gì ở huyện Chương Mỹ mà còn có ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Trên đây là những nét khái quát nhất về tình hình hình tội trộm cắp tài sản tại huyện Đoan Hùng. Muốn đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả thì cần phải nắm được tình hình và thực trạng của tội phạm tại địa phương. Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  17. Chuyªn ®Ò thùc tËp 17 PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét: Qua việc phân tích các hồ sơ, tài liệu và con số thống kê cho thấy số lượng hồ sơ án hình sự ngày càng nhiều. Do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, để có được hồ sơ án hình sự hoàn thiện đúng thủ tục tố tụng cần có sự nỗ lực rất lớn của cơ quan tiến hành tố tụng. Về phía cơ quan điều tra huyện Đoan Hùng cần phối hợp tốt với Viện kiểm sát huyện Đoan Hùng điều tra phát hiện kịp thời tội phạm tiến hành các biện pháp ngăn chặn.Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát.Trong quá trình điều tra vụ án hình sự,khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã khởi tố cơ quan điều tra nhanh chóng điều tra bổ sung hoàn thiện hồ sơ vụ án.Một số trường hợp điều tra viên chưa thực sự khách quan trong quá trình điều tra vì vậy hồ sơ vụ án chưa đảm bảo chính xác nội dung vụ án. Về phía kiểm sát viên được phân công lập hồ sơ vụ án trong từng giai đoạn tố tụng phải lập đúng theo thủ tục tố tụng. Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố tụng phải xác nhận những tài liệu có trong hồ sơ,đánh số thứ tự, ghi mục lục hồ sơ và cách sắp xếp tài liệu.Đảm bảo hồ sơ vụ án hình sự đầy đủ và đúng thủ tục tố tụng.Cần nâng cao trình độ của kiểm sát viên để có thể đảm nhiệm công việc,đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng của hoạt động hoàn thiện hồ sơ vụ án hình sự. Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  18. Chuyªn ®Ò thùc tËp 18 2. Kiến nghị Để đảm bảo quá trình lập hồ sơ vụ án được thực hiện nhanh chóng, đúng thủ tục.Giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các cơ quan tố tụng khi phát hiện tội phạm nhanh chóng điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Lập hồ sơ vụ án, tích cực bổ sung những tình tiết của vụ án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.Nâng cao sự hiểu biết pháp luật của mỗi người dân, có như vậy người dân mới thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình,đóng góp ngày càng nhiều vào công tác điều tra hoàn thiện nhanh chóng hồ sơ vụ án.Việc tuyên truyền pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, có hệ thống, thong qua nhiều biện pháp khác nhau: thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí …Để thực hiện tốt điều này cần thiết phải có sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể trong tỉnh Phú Thọ. Đội ngũ cán bộ ở Viện kiểm sát còn mỏng,nên chưa đáp ứng đủ cho công tác điều tra xác minh những tình tiết vụ án chưa rõ rang trong hồ sơ gây ra hiện tượng một hồ sơ kéo dài trong nhiều tháng chưa giải quyết.Vấn đề đặt ra án hình sự ngày càng nhiều vì vậy cần nâng cao chất lượng của Kiểm sát viên. Khắc phục những yếu kém về mặt trình độ, có biện pháp đào tạo lại và đào tạo nâng cao đội ngũ này. Bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ đồng thời giáo dục ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc của Kiểm sát viên. Cải thiện đời sống vật chất, có các chính sách khen thưởng kịp thời để Kiểm sát viên hăng hái thực hiện nhiệm vụ. Cơ quan điều tra phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và nhân dân nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin của tội phạm.Tiến hành các biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm tiếp tục xảy ra.Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ lập hồ sơ gửi sang Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Hồ sơ vụ án hình sự là căn cứ quan trọng để tòa án đưa ra phán quyết, xét xử đúng người, đúng tội.Ngăn chặn các loại tội phạm giữ gìn trật tự trị an, hạn Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
  19. Chuyªn ®Ò thùc tËp 19 chế tội phạm phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau…Đó là mong muốn của các cấp chính quyền,của nhân dân dịa phương huyện Đoan Hùng. Hoμng Kim XuyÕn Líp HS 29B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2