intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chuyển đổi từ trồng lúa hai vụ sang tôm lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá được hiệu quả kinh tế chuyển đổi mô hình từ trồng lúa hai vụ sang tôm - lúa tại huyện An Biên, thông qua đó làm cơ sở cho xây dựng các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế nông hộ tại huyện An Biên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chuyển đổi từ trồng lúa hai vụ sang tôm lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH LỢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA HAI VỤ SANG TÔM LÚA TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH LỢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA HAI VỤ SANG TÔM LÚA TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS.NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Lợi
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 5 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ............................................................ 5 2.1.1. Khái niệm nông hộ................................................................................... 5 2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân ........................................................... 6 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ...................................................................... 7 2.1.4. Khái niệm hiệu quả sản xuất.................................................................... 7 2.2. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT ........................................... 7 2.2.1. Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất .................................. 7 2.2.2.Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất ......................................... 8
  5. 2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí........................................... 9 2.2.4. Hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận ..................................... 11 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .............................................................................................................. 12 2.3.1. Các yếu tố đầu vào ................................................................................. 12 2.3.1.1. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên..................................... 12 2.3.1.2. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội .......................... 13 2.3.1.3. Những nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật ..................................... 14 2.3.2. Các yếu tố tác động đến năng suất sản xuất trong nông nghiệp ............ 15 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................................... 16 2.4.1. Nghiên cứu ngoài nước.......................................................................... 16 2.4.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 23 3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 23 3.1.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................... 23 3.1.2. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................ 23 3.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ............................. 24 3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 24 3.3.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ....................................................... 24 3.3.2. Phân tích thống kê mô tả ....................................................................... 24 3.3.3. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm .................................................. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 26 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN BIÊN........................................................ 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 27 4.1.2. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ........................................................ 28 4.1.3. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Biên .......................................................................................................................... 31
  6. 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .................................................... 32 4.2.1. Đặc điểm chủ hộ .................................................................................... 32 4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................. 34 4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA VÀ MÔ HÌNH TÔM LÚA ................................................................................................ 36 4.3.1. Kiểm tra sự tương đồng giữa hai nhóm ................................................. 36 4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình.......................................................... 38 4.3.2.1. Các khoản mục chi phí ....................................................................... 38 4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của từng mô hình..................................................... 41 4.3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế ..................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................. 47 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 47 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................... 48 5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 48 5.2.2. Đối với UBND huyện An Biên ............................................................. 49 5.2.3. Đối với hộ nông dân .............................................................................. 49 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC SỐ LIỆU
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật CĐL: Cánh đồng lớn DT: Doanh thu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long LN: Lợi nhuận NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản TCP: Tổng chi phí TDT: Tổng doanh thu
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Phân bố số lượng quan sát trong các xã 23 Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của huyện An Biên năm 2015 27 Bảng 4.2: Đặc điểm chủ hộ 33 Bảng 4.3: Đặc điểm hộ gia đình 35 Bảng 4.4: So sánh đặc điểm của hai nhóm hộ 37 Bảng 4.5: Mô tả chi phí mô hình lúa hai vụ 39 Bảng 4.6: Mô tả chi phí mô hình tôm lúa 40 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế mô hình lúa hai vụ 42 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế mô hình tôm lúa 43 Bảng 4.9. So sánh hiệu quả kinh tế 45
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Phân loại đất 29 Biểu đồ 4.2: Diện tích sản xuất lúa hai vụ 29 Biểu đồ 4.3: Năng suất lúa hai vụ 30 Biểu đồ 4.4: Diện tích và sản lượng mô hình tôm lúa 30
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, giúp người dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trên địa bàn huyện An Biên đang tồn tại nhiều mô hình sản xuất như mô hình lúa hai vụ, mô hình lúa cá, mô hình tôm lúa và mô hình nuôi tôm thâm canh…Tuy nhiên, mô hình lúa hai vụ và mô hình tôm lúa được người dân lựa chọn để sản xuất nhiều nhất do điều kiện tự nhiên phù hợp. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả đề tài chọn 120 hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên để phỏng vấn thu thập dữ liệu sơ cấp. Trong 120 hộ gia đình được chia thành hai nhóm hộ, cụ thể có 60 hộ gia đình tham gia mô hình lúa hai vụ, 60 hộ tham gia mô hình tôm lúa trên địa bàn 4 xã thuộc huyện An Biên. Thống kê mô tả đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ gia đình gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, tham gia hội nông dân, qui mô hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người trong năm, chi tiêu bình quân đầu người trong năm, diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, số lần tập huấn trong năm. Thực hiện kiểm định trung bình các đặc điểm nêu trên, kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ với mức ý nghĩa 1%. Mô tả các khoản chi phí sản xuất của hộ ở hai mô hình gồm chi phí giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí bơm nước, chi phí lao động, chi phí khác. Phân tích hiệu quả sản xuất của từng mô hình thông qua các chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất, năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận của từng vụ lúa và vụ tôm của cả hai mô hình. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình thông qua kiểm định trung bình các chỉ tiêu tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ LN/TCP, tỷ lệ LN/TDT. Kết quả kiểm định cho thấy, tổng chi phí sản xuất
  11. của mô hình tôm lúa thấp hơn tổng chi phí mô hình lúa hai vụ, trong khi tổng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ LN/TCP, tỷ lệ LN/TDT của mô hình tôm lúa đều cao hơn mô hình lúa hai vụ. Điều này cho biết, mô hình tôm lúa có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình lúa hai vụ trên địa bàn huyện An Biên.
  12. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau những năm đổi mới tình hình nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập và lãi cho người nông dân, giảm bớt lao động nông nghiệp chuyển sang dịch vụ tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn. Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã phát triển mạnh mẽ trên khắp cả ba hệ sinh thái nước mặn, lợ và nước ngọt. Từ sau khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất làmmuối, đất vườn và đất hoang hóa khác (bãi bồi ven sông, bãi triều, đất cát) sang NTTS đã diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. An Biên là một huyện của tỉnh Kiên Giang có tiềm năng rất lớn về nuôi thủy sản, hiện đang phát triển mạnh về nuôi thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt là tôm sú. Các môhình chuyển đổi ở An Biên đã bắt đầu diễn ra mạnh từ những năm 2000 đến nay, diện tích chuyển đổi tính từ 2000 đến nay đạt trên 10.215 ha (chiếm trên 50%tổng diện tích NTTS của huyện), các mô hình chuyển đổi đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng năm 2015 (23.346 tấn) lên gấp hơn 3 lần so với năm 2010 (7.115 tấn) (Báo cáo của UBND huyện An Biên, 2015). Tại An Biên các mô hình chuyển đổi từ 2 hệ sinh thái sang NTTS, đó là: Chuyển từ đất trồng lúa và đất bãi bồi ven sông,ven biển sang nuôi tôm chuyên và tôm kết hợp với lúa; chuyển từ diện tích rừng sang nuôi tôm theo mô hình rừng tôm.
  13. 2 Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các vùng đất kém hiệu quả sang NTTS thời gian qua của tỉnh Kiên Giang nói chung, ở huyện An Biên nói riêng đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, song bên cạnh đó vẫn có nhiều mô hình chưa hiệu quả, rủi ro cao và nảy sinh các tác động tiêu cực như phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn trong sử dụng đất, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chuyển đổi từ trồng lúa hai vụ sang tôm - lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” sẽ đánh giá được những ưu điểm, những tồn tại và hạn chế của quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm lúa ởhuyện An Biên giai đoạn vừa qua một cách khách quan, khoa học và làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phù hợp, hướng nghề nuôi tôm của huyện An Biên và của tỉnh Kiên Giang phát triển ổn định, bền vững. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế chuyểnđổi mô hình từ trồng lúa hai vụ sang tôm - lúa tại huyện An Biên, thông qua đó làm cơ sở cho xây dựng các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế nông hộ tại huyện An Biên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng mô hình chuyển đổi từ lúa hai vụ sang tôm - lúa huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng lúa hai vụ và mô hình tôm - lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Đề xuất được các chính sách nhằm phát triển các mô hình sản xuất bền vững phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
  14. 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng mô hình chuyển đổi từ lúa hai vụ sang tôm - lúa huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang như thế nào? Có sự khác biệt hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng lúa hai vụ và mô hình tôm - lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hay không? Các chính sách nào nhằm phát triển các mô hình sản xuất bền vững phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh tế mô hình chuyển đổi từ trồng lúa hai vụ sang tôm – lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: các hộ trồng lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Thời gian: dữ liệu được thu thập từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn. Đề tài được chia thành 5 chương cụ thể như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết của bài luận văn và tóm lược các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp chọn điểm nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích số liệu.
  15. 4 Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, so sánh hiệu quả kinh tế chuyển đổi mô hình trồng lúa 2 vụ sang nuôi tôm lúa. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày các kết quả chính của đề tài, gợi ý các chính sách nhằm ổn định mô hình sản xuất cho hộ nông dân, chỉ ra những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1. Khái niệm nông hộ Trên thế giới nhiều khái niệm về hộ nông dân: Theo Ellis (1988), trích từ Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015) định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao". Nhà nông học Nga - Chayanov (1925) cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định, là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp". Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển (trích bởi Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung, 2015). Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (2001), trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
  17. 6 Tuy có nhiều quan niệm về nông hộ nhưng nhìn chung nông hộ là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các nước nông nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có ông bà và cháu chắt. Hộ nông dân có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản. Trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ nên ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, nông hộ có thể thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thể có được. Bản thân mỗi nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng, đơn vị tiêu dùng xét cả khía cạnh cho tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt. 2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân Theo Ellis (1988), kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động thị trường. Nhìn chung, kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau: - Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hóa. - Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Ở nước ta, từ năm 1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp - mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng chưa từng có về năng suất và số lượng. Người nông dân phấn khởi trong sản xuất. Một vấn đề
  18. 7 quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếm sống gắn với mảnh đất của họ. - Kinh tế hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác. - Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường thì họ vẫn tồn tại. 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm (Lê Dân, 2007). Hoàng Hùng (2007) cho rằng hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.4. Khái niệm hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Để đạt được hiệu quả sản xuất thì người nông dân phải chú ý đến ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) sản xuất với chi phí thấp nhất; (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người. 2.2. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT 2.2.1. Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất Trích theo nghiên cứu của Trần Thị Mộng Thúy (2015): Lý thuyết kinh tế sản xuất bắt nguồn từ người nông dân là một cá nhân quyết định các vấn đề như: sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ sản xuất, có nên sử dụng vật tư nông nghiệp cho sản xuất hay không, nên trồng loại cây nào
  19. 8 v.v… Lý thuyết này nhấn mạnh vào quan điểm là những người nông dân có thể thay đổi mức độ và chủng loại của các vật tư và sản phẩm nông nghiệp. Người ta thừa nhận ba mối quan hệ giữa nguồn lực và sản phẩm nông nghiệp đó là: (1) Mức độ thay đổi của sản lượng phù hợp với mức độ thay đổi của nguồn lực sử dụng trong sản xuất. Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ yếu tố - sản phẩm hay là mối quan hệ giữa nguồn lực - sản lượng (input và output). (2) Thay đổi sự kết hợp của hai hay nhiều loại nguồn lực khác nhau để sản xuất ra một sản lượng nhất định (như sự kết hợp giữa đất đai và lao động theo các cơ cấu khác nhau để tạo ra một sản lượng lúa như nhau). (3) Sản lượng hoặc sản phẩm khác nhau có thể thu được từ một tập hợp các nguồn tài nguyên (như các mức sản lượng sắn hoặc đậu khác nhau có thể thu được trên cùng một đơn vị diện tích). Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ sản phẩm - sản phẩm. Học thuyết cơ bản của nền sản xuất nông dân bao gồm hàng loạt các mục đích có thể đạt được và một số hạn chế như không đề cập đến phương tiện tiêu dùng của gia đình nông dân. Tìm hiểu một mục đích duy nhất có thể đạt được tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn. Chỉ có nông dân là người duy nhất được phép ra quyết định trong nền sản xuất của nông dân. Những giả định khác bao gồm sự cạnh tranh trên các thị trường về sản phẩm, vật tư nông nghiệp và vấn đề mua vật tư phục vụ sản xuất. 2.2.2.Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất Trích theo nghiên cứu của Trần Thị Mộng Thúy (2015): Hàm sản xuất xác định mối quan hệ vật chất giữa sản lượng Y và bất kỳ nguồn lực nông nghiệp (đầu tư cho sản xuất) x1 , x2 ,...,xn  . Hàm sản xuất có dạng tổng quát: Y  f x1 , x2 ,...,xn  (2.1) Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau:
  20. 9 Y  f x1 , x2 ,...,xm / xnm  (2.2) Với x1 , x2 ,...,xm  là các biến số nguồn lực (đầu vào). Phương trình chính xác của hàm sản xuất phụ thuộc vào sự phản ứng của sản lượng đối với nguồn lực dưới dạng nghiên cứu và mức độ trừu tượng qua thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, tất cả các hàm sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện để đảm bảo ý nghĩa kinh tế: sản phẩm tới hạn phải là dương và phải giảm dần. Để thỏa mãn được các điều kiện này thì đạo hàm thứ nhất phải là dương và dY / dX   0 và đạo hàm cấp hai phải là âm dy 2 / dX 2   0 có nghĩa là sự phản ứng của sản lượng đối với các mức độ gia tăng chi phí các nguồn lực phải được tăng lên, song mức tăng phải giảm dần. 2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí Trích theo nghiên cứu của Trần Thị Mộng Thúy (2015): Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm. Mức độ kinh tế tối ưu của việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng giá của nguồn lực đó. Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài phương pháp khác nhau: PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X (tức là MFC) PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y MVP: giá trị biên tế của sản phẩm MPP: sản phẩm hiện vật tới hạn Vậy MVPx = MPPX * PY có nghĩa là giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng sản phẩm tới hạn nhân với giá sản phẩm. Vì vậy, có 3 cách để xác định điểm tối ưu: - Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí tăng thêm MVPX = PX. Nếu MVPX > PX thì nông dân sử dụng quá ít nguồn lực và nếu Nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ nông dân sử dụng quá nhiều nguồn lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0