intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề kiến tập:" Chương 1: Những vấn đề chung về công tác thanh toán xuất khẩu của doanh nghiệp"

Chia sẻ: Nguyen Van Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:53

91
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi việc mua bán vượt ngoài biên giới của một quốc gia thì bắt đầu xuất hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Các nghiệp vụ này gắn liền với từng đặc điểm riêng biệt của từng phương thức thanh toán mà mỗi doanh nghiệp chọn, từ đó sẽ phát sinh các qui trình xuyên suốt từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạt động đó

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề kiến tập:" Chương 1: Những vấn đề chung về công tác thanh toán xuất khẩu của doanh nghiệp"

  1. Chuyên đề kiến tập 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC T Ế ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH NGOẠI THƯƠNG 1.1.1 Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan đến các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. 1.1.2 Bản chất của thanh toán quốc tế Khi việc mua bán vượt ngoài biên giới của một quốc gia thì bắt đ ầu xuất hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Các nghiệp vụ này gắn liền với từng đ ặc điểm riêng biệt của từng phương thức thanh toán mà mỗi doanh nghiệp chọn, từ đó sẽ phát sinh các qui trình xuyên suốt từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạt động đó. Bản chất của hoạt động thanh toán quốc tế là sự dịch chuyển luồng tư bản hay tiền tệ từ quốc gia này sang quốc gia khác gắn liền với sự mua bán hàng hoá 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế: - Có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá, mua bán mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau. - Có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có chuẩn mực, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối 1.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU 1.2.1 Hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế 1.2.1.1 Khái niệm: Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  2. Chuyên đề kiến tập 2 Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc khi được yêu cầu hoặc đến một ngày xác định phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu Lệnh phiếu là một tờ cam kết trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, cam kết trả một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định. Các bên có liên quan đến hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế: - Người ký phát hay còn gọi là người phát hành( Drawer, maker) - Người hưởng lợi (Beneficiary) - Người cầm phiếu (Holder) - Bên tham gia (Party) - Người bảo lãnh(Guarantor) - Người ký hậu - Người chấp nhận( Acceptor) 1.2.1.2 Đặc điểm của hối phiếu và lệnh phiếu: Hối phiếu và lệnh phiếu có ba đặc điểm quan trọng: - Tính trừu tượng - Tính bắt buộc trả tiền của phương tiện. - Tính lưu thông 1.2.1.3 Nội dung của hối phiếu và lệnh phiếu: - Tiêu đề của phương tiện - Một cam kết trả tiền vô điều kiện (đối với lệnh phiếu) hay một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện(đối với hối phiếu) - Tên của người thụ trái hối phiếu - Số tiền phải trả ghi trên phương tiện - Tên của người hưởng lợi: - Ngày phát hành - Chữ ký của người lập phương tiện: - Địa điểm ký phát phương tiện 1.2.2. Séc quốc tế: 1.2.2.1 Khái niệm: Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  3. Chuyên đề kiến tập 3 Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng, ra lệnh cho ngân hàng đó trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho ngưòi cầm séc. * Những người có liên quan đến séc: - Người phát hành séc( Drawer) - Người trả tiền - Người hưởng lợi( Beneficiary) 1.2.2.2 Nội dung của tờ séc: - Tiêu đề tờ séc: theo luật thì séc phải có tiêu đề là “séc” - Tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền - Tên, địa chỉ, số tài khoản của người phát hành - Lệnh trả tiền là vô điều kiện - Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số và ghi bằng chữ khớp đúng với nhau, có ký hiệu tiền tệ. - Số sery của tờ séc được in sẵn vào cả hai phần của tờ séc - Chữ ký của người phát hành séc: - Tên, địa chỉ, tài khoản của người hưởng lợi nếu có. 1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU 1.3.1 Điều kiện tiền tệ: Khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên thoả thuận với nhau lấy đồng tiền của quốc gia nào làm đơn vị tính toán, thanh toán và được thể hiện trong hợp đồng. Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định ít nhất của một nước nào đó, các đồng tiền này có thể là đồng tiền của một trong hai nước hoặc là đồng tiền của nước thứ ba` * Đồng tiền thanh toán: - Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ, có tiền tệ thế giới, tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia - Căn cứ vào khả năng chuyển đổi của tiền tệ, có tiền tệ tự do chuyển đổi, tiền tệ chuyển nhượng và tiền tệ clearing. - Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, có tiền mặt, tiền ứng dụng. - Căn cứ vào năng lực trao đổi của tiền tệ, có tiền mạnh, tiền yếu. Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  4. Chuyên đề kiến tập 4 - Căn cứ vào mục đích sử dụng, có tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán. * Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Ta có thể đảm bảo giá trị đồng tiền theo điều kiện đảm bảo vàng: có thể đảm bảo bằng hàm lượng vàng, giá vàng. Có thể đảm bảo theo điều kiện đảm bảo ngoại hối, đảm bảo “Rổ tiền tệ”, đảm bảo theo sự biến động giá, đảm bảo bằng tiền tệ quốc tế SDR. 1.3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán: Trong thanh toán quốc tế, bên nào cũng muốn thanh toán tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán vì những lợi thế sau: - Có thể đến ngày trả tiền mới phải chi trả, đỡ đọng vốn hoặc có thể thu tiền về nhanh chóng, luân chuyển vốn nhanh. - Ngân hàng nước mình có thể thu đựơc thủ tục phí nghiệp vụ, mà bản thân doanh nghiệp cũng không muốn tốn nhiều chi phí chuyển tiền nếu phải thanh toán ở nước khác. 1.3.3. Điều kiện thời hạn thanh toán: Điều kiện thời hạn thanh toán là thoả thuận giữa các bên trong quan hệ thanh toán về khoảng thời gian theo đó bên có nghĩa vụ thanh toán phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền của mình cho bên được thanh toán. 1.3.3.1 Trả tiền trước:. * Trả tiền trước với mục đích cấp tín dụng: Theo cách trả trước này, người mua trả trước cho người bán x ngày sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. Mục đích là cấp tín dụng cho người xuất khẩu. * Trả tiền trước với mục đích đảm bảo thực hiện hợp đồng: Theo cách này, người mua trả tiền trước cho người bán x ngày trước ngày giao hàng chuyến đầu tiên qui định trong hợp đồng. Mục đích là nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 1.3.3.2 Trả tiền ngay: Là việc người mua thanh toán tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng 1.3.3.3 Trả tiền sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  5. Chuyên đề kiến tập 5 Là việc người nhập khẩu trả tiền sau x ngày kể từ ngày người xuất khẩu giao hàng. Thực chất của nó là người xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu. 1.3.3.4 Trả tiền với thời gian thanh toán hỗn hợp: Theo cách này, người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu theo nhiều thời hạn: trả trước, trả ngay, trả sau. Tỷ lệ của từng thời hạn tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng 1.3.4 Điều kiện phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là cách thức người xuất khẩu thu tiền về và cách người nhập khẩu trả tiền. 1.3.4.1. Phương thức chuyển tiền: ( Remittance) 1.3.4.1.1 Khái quát: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người chuyển tiền, trả tiền thông qua ngân hàng gửi trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một số địa điểm nhất định 1.3.4.1.2 Qui trình nghiệp vụ: Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý (4) (3) (2) (5) (1) Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu 1. Sau khi thoả thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ cho người nhập khẩu và chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu. 2. Người nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền cùng với uỷ nhiệm chi ngoại tệ. 3. Sau khi kiểm tra, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu. 4. Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu. Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  6. Chuyên đề kiến tập 6 5. Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác. 1.3.4.2 Phương thức ghi sổ (Open account) Phương thức thanh toán này được sử dụng trong ngoại thương bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hoá hay những chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ thanh toán nợ hình thành trên tài khoản cho người xuất khẩu. 1.3.4.3 Phương thức nhờ thu( Collection of payment) 1.3.4.3.1 Khái niệm: Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền của khách hàng trên cơ sở các chứng từ do mình lập. 1.3.4.3.2 Các loại nhờ thu: * Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra không kèm theo một điều kiện nào cả, cùng với việc gửi hàng cho người nhập khẩu, người xuất khẩu gửi thẳng chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu thông qua ngân hàng để đi nhận hàng.Nhờ thu phiếu trơn có nhiều bất lợi cho người bán và nhiều lơi thế cho người mua. * Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gởi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu tr ả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. - Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment, D/P): Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng này nhờ ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người nhập khẩu biết Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  7. Chuyên đề kiến tập 7 và chỉ trao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng nếu người nhập khẩu trả tiền ngay chứng từ đó. Sau khi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng để chuyển giao cho người xuất khẩu, đồng thời thu thủ tục phí và các chi phí có liên quan ở ngân hàng chuyển, thông thường thủ tục phí thu hộ và các chi phí liên quan do người xuất khẩu chịu - Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ( Documents against acceptance, D/A): Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng này nhờ ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người nhập khẩu biết và chỉ trao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu ( hối phiếu có kỳ hạn) thì mới được ngân hàng trao chứng từ để đi nhận hàng. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người nhập khẩu được ngân hàng hoàn chuyển lại cho người xuất khẩu. Đến khi hối phiếu tới hạn trả tiền, người nhập khẩu phải trả tiền. 1.3.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ:( Documentary Credit) 1.3.4.4.1 Khái quát về phương thức tín dụng chứng từ * Khái niệm: Theo UCP 500, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là bất cứ một s ự thoả thuận nào, dù được mô tả theo thế nào, mà theo đó một ngân hàng hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng hoặc thay mặt chính mình: + Phải tiến hành trả tiền cho một người thứ ba ( Người hưởng) hoặc theo lệnh của người này, hoặc phải chấp nhận và trả tiền những hối phiếu do người hưởng ký phát, hoặc + Uỷ nhiệm cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền đó, hoặc chấp nhận và trả tiền những hối phiếu đó, hoặc + Uỷ nhiệm cho ngân hàng khác chiết khấu khi các chứng từ qui định đ ược xuất trình nếu các chứng từ của tín dụng được thực hiện đúng. * Qui trình nghiệp vụ: 1. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng làm đơn xin mở một L/C gửi đ ến một ngân hàng nhất định, mà hai bên mua bán đã thoả thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện qui định trong L/C. Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  8. Chuyên đề kiến tập 8 2. Ngân hàng căn cứ vào đơn, mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu biết về L/C đó rồi gửi bản chính của L/C đó cho người xuất khẩu. 3. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C đó. 4. Người xuất khẩu sau khi kiểm tra kỹ nội dung của L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng hoá cho người nhập khẩu theo L/C. (2) Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông (5) báo L/C (6) (5) (3) (8) (7) (1) (6) (4) Người nhập khẩu Người xuất khẩu 6. Ngân hàng mở chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. 7. Ngân hàng mở chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng 8. Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng. 1.3.4.4.2 Thư tín dụng: ( Letter of credit L/C) * Khái niệm Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nguời xin mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này phải thực hiện đúng những điều khoản qui định trong L/C đó * Các loại L/C: - L/C có thể huỷ ngang( revocable L/C): Là một loại L/C mà ngân hàng mở lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo cho người hưởng biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia vào thì việc s ửa Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  9. Chuyên đề kiến tập 9 đổi hay huỷ bỏ chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người xuất khẩu. - L/C không có thể huỷ ngang( Irrevocable L/C): Là loại L/C mà ngân hàng khi đã mở L/C phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người xuất khẩu trong thời hạn hiệu lực của L/C, không được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ L/C đó nếu chưa có sự đồng ý của các bên có liên quan. L/C này đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, trong thanh toán quốc tế nó được sử dụng rộng rãi, là loại cơ bản nhất. - L/C không thể huỷ ngang có xác nhận ( Confirmed irrevocable L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở. Đối với loại L/C này, quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn vì việc thanh toán hàng hoá của người ấy đ ược 2 ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành bảo đảm. - L/C không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi người xuất khẩu đã được ngân hàng trả tiền rồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người xuất khẩu không phải hoàn trả lại số tiền họ đã nhận - L/C không thể huỷ ngang, có thể chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C): là loại L/C trong đó qui định ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. - L/C tuần hoàn (Irrevocable revoling L/C): là loại L/C mà sau khi sử dụng xong hoặc sau khi đã hết thời hạn hiệu lực sẽ có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định - L/C giáp lưng ( Back to back L/C): là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo đảm. Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp dùng mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau được gọi là L/C giáo lưng. - L/C đối ứng ( Reciprocal L/C): là loại L/C chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. - L/C dự phòng( Stand by L/C): là loại L/C mà người hưởng lợi sẽ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành những nghĩa vụ như đã qui định trong L/C. Ngân hàng mở sẽ Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  10. Chuyên đề kiến tập 10 cam kết với người nhập khẩu rằng sẽ thanh toán lại cho họ trong tr ường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đề ra - L/C thanh toán sau (Deferred L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó cam kết trả tiền cho người hưởng lợi sau một khoản thời gian nhất đ ịnh qui định trong thư tín dụng kể từ ngày ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định chấp nhận tính hợp lệ của bộ chứng từ. - L/C hạn chế (Restrictive L/C): Là loại L/C trong đó giành quyền ưu tiên cho ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu các hối phiếu. Trong một vài trường hợp, ngân hàng thông báo có thể lưu ý người hưởng thụ là ngân hàng ấy có nhận những chỉ thị đặc biệt từ ngân hàng phát hành về việc bồi hoàn. Trong những trường hợp này các giao dịch theo thư tín dụng ấy chỉ có thể được ngân hàng thông báo thực hiện. - L/C có thể chia nhỏ( Divisible L/C): là loại L/C qui định việc thanh toán từng khoản tiền nhất định đã thoả thuận trong hợp đồng cho người xuất khẩu sau mỗi chuyến giao hàng từng phần - L/C không thể chia nhỏ( indivisible L/C): là loại L/C qui định rõ toàn bộ số tiền phải trả cho người xuất khẩu sẽ được thanh toán sau khi toàn bộ số hàng đã được giao nhận hoặc sau khi kết thúc phần giao hàng cuối cùng. - L/C quá cảnh( Transit L/C): là loại L/C mà trong đó thay vì ngân hàng thứ ba xác nhận thì bây giờ chính ngân hàng này là ngân hàng mở L/C. Trong tr ường hợp này người nhập khẩu phải làm đơn uỷ thác xin mở L/C ở một ngân hàng thứ 3. 1.4 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.4.1 “Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” “Qui tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ”, viết tắc là UCP được công bố lần đầu tiên vào năm 1933, qua năm lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và lần sau cùng vào năm 1993 có hiệu lực áp dụng từ 01/01/1994 do phòng thương mại quốc tế phát hành số 500. UCP 500 có 49 điều. 1.4.2 “ Qui tắc thống nhất về nhờ thu”: “ Qui tắc thống nhất về nhờ thu” số xuất bản 522 của phòng thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 1995 có hiệu lực từ ngày 01/01/1996. Qui tắc này sẽ được áp dụng cho mọi hình thức nhờ thu và ràng buộc tất cả các bên tham gia. 1.4.3 “ Luật thống nhất về hối phiếu 1930”: Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  11. Chuyên đề kiến tập 11 “ Luật thống nhất về hối phiếu” ( Uniform law for Bill of Exchange, ULB) áp dụng theo công ước Giơnevơ 1930. Luật này giải thích một cách có hệ thống các khái niệm, nội dung, tính chất của hối phiếu quốc tế, cách tạo lập và l ưu thông chúng trong buôn bán và trả tiền, về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hối phiếu. 1.4.4 “Công ước Giơnevơ về séc năm 1931”: “Công ước Giơnevơ về séc năm 1931” ( Geneve convention for check 1931, URL) được các nước TBCN ( Đức, Ý, Pháp, Đan Mạch, NaUy, HaLan, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha) ký năm 1931 tại Giơnevơ. Công ước này đã qui phạm hoá tất cả các vấn đề liên quan đến hình thức, nội dung, tính chất, cách phát hành và lưu thông séc đồng thời cũng qui định quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng và các bên liên quan đến séc. 1.4.5 “ Công ước quốc tế về séc”: “Công ước quốc tế về séc” do uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc thông qua tại kỳ họp thứ 15 tại NewYork từ ngày 26/07 đến ngày 06/08/1982. Công ước này qui định quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan, quy ền hạn của người cầm phiếu cũng như các nghiệp vụ về xuất trình, bảo lãnh và từ chối việc thanh toán séc. 1.5 BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU 1.5.1 Vận đơn đường biển: ( Bill of Lading) B/L là một chứng từ quan trọng trong thanh toán quốc tế. Về danh nghĩa, B/L do người vận tải cung cấp, nhưng những thông tin để thực hiện các nội dung trên B/L lại do người giao hàng cung cấp 1.5.2 Hoá đơn thương mại: (Commercial Invoice) Hoá đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán do người bán lập để đòi tiền người mua khi bán hàng. Hoá đơn thương mại là căn cứ để thanh toán tiền hàng, để giám sát, quản lý và tính thuế xuất nhập khẩu, để tính phí bảo hiểm hàng hoá và là cơ sở để đối chiếu và thực hiện hợp đồng 1.5.3 Hối phiếu: (Bill of Exchange) Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc khi được yêu cầu hoặc đến một ngày xác định phải trả một số tiền nhất định cho một người nào Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  12. Chuyên đề kiến tập 12 đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu 1.5.4 Phiếu đóng gói( Packing List) Phiếu đóng gói là một loại chứng từ do người sản xuất hoặc người xuất khẩu lập nhằm kê khai loại hàng và số lượng từng loại được đóng gói trong từng kiện hàng gởi cho người nhập khẩu 1.5.5 Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin) Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền (Phòng thương mại) cấp để xác nhận nguồn gốc của hàng hoá. 1.5.6 Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Health) Là chứng từ được cấp để xác nhận kiểm tra tiêu chuẩn phẩm chất hàng hoá CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN HÀNG THUỶ S ẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY SEAPRODEX 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THUỶ SẢN TẠI CÔNG TY SEAPRODEX 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Quá trình hình thành của công ty: Đầu năm 1983 (26/02/1983), chi nhánh xuất khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng (nay là công ty xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Miền Trung) được thành lập thay thế cho Trạm tiếp nhận Thuỷ Sản Đà Nẵng theo quyết định số 81/QĐ BTS của Bộ thuỷ sản. Sự ra đời của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của ngành thuỷ Sản tại Miền Trung nói riêng. Tên giao dịch: Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Miền Trung Tên giao dịch đối ngoại: Da Nang Seaprodex Import Export Corporation Tên viết tắt: Seaprodex Da Nang Địa chỉ: 263 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng Email: Seadana@hn.vnn.vn Website: www.seadanang.com.vn Ngoài ra công ty còn có hai văn phòng đại diện đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty: Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  13. Chuyên đề kiến tập 13 - Giai đoạn 1 (1983-1986): hoạt động với cơ chế tự cân đối, tự trang trải, phương thức quản lý tập trung và chỉ đạo trực tuyến, bao gồm các phòng ban, phòng xuất nhập khẩu, phòng liên doanh, phòng vật tư, phòng kế hoạch, phòng tài chính. Phòng tổ chức hành chính. - Giai đoạn 2 (1989-1996): giai đoạn hoàn nhập kinh tế thị trường và củng cố đi lên. Trong thời gian này công ty mở rộng quy mô hoạt động, các đơn vị thành viên lần lượt được thành lập, đó là Trung Tâm thương mại Xuất Nhập Khẩu, Xí Nghiệp chế biến thuỷ đặc sản số 10, Xí Nghiệp cơ điện lạnh,…Mô hình tổ chức quản lý có sự thay đổi, đó là các đơn vị thành viên đ ược công ty giao vốn, tài s ản, lao động, mỗi đơn vị có con dấu riêng, tài khoản riêng và được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Giai đoạn 3 (1997 đến nay): Giai đoạn đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoá, hiện đại hoá. Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, công ty đã chuyển sang mô hình tổ chức và phương thức kinh doanh của mình phù hợp với cơ chế thị trường. Thương mại tiếp tục làm nhiệm vụ hàng đầu, tìm hiểu thị trường kịp thời để sản xuất luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Chính sách buôn bán với thị trường trong và ngoài nước được củng cố, phân biệt bạn hàng lâu dài và bạn hàng thời vụ, có chính sách hoa hồng thoả đáng cho các nhà môi giới khi có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty đã xây dựng hai chính sách riêng là chính sách thị trường thương nhân trong buôn bán và chính sách thị trường trong hợp tác, liên doanh, đầu tư. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, của công ty 2.1.2.1 Chức năng: * Chức năng tổng quát: thực hiện chức năng kinh doanh đa dạng sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu và nội địa, kinh doanh vật tư, thiết bị tiêu dùng, sản xuất thức ăn nuôi tôm, hoạt động xây lắp, sản xuất bao bì và sản xuất kinh doanh dịch vụ của các thành viên trực thuộc. * Chức năng cụ thể: tổ chức sản xuất và chế biến các sản phẩm thuỷ sản, thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và chế biến thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện thương mại Xuất Nhập Khẩu, các vật tư thiết bị, phục vị ngành thuỷ sản. Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  14. Chuyên đề kiến tập 14 2.1.2.2 Nhiệm vụ: - Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, phù hợp với mục tiêu thành lập. Tự tạo nguồn vốn cho kinh doanh, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, bảo đảm đầu tư, mở rộng kinh doanh theo hướng đa dạng, đa tuyến, không ngừng đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất và nhập. - Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu xuất nhập khẩu, xây dựng và đào tạo cán bộ kinh doanh kỹ thuật có trình độ ngày càng cao - Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty: 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý: Bảng 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Chủ tịch HĐQT (Giám Đốc) Phó GĐ I Phó GĐ II Ban Ban Phòng Văn Ban Phong Nhập Xuất Kinh Phòng TC-KH Kinh khẩu Khẩu Đầu Tư Doanh Công Ty Doanh TS Nội Kho Địa Vận XN chế Chi Cty VP Trung Cty PT xlắp & biến đại nguồn Nhánh tâm dịch Thọ diện dịch lợi TS TP vụ xl tại vụ TS HCM Quang TS HN Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  15. Chuyên đề kiến tập 15 (Nguồn từ văn phòng công ty) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan h ệ tham m ưu Quan hệ phối hợp 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý 2.1.3.2.1 Ban giám đốc công ty: Giám đốc công ty: do tổng công ty thuỷ sản bổ nhiệm, có quyền trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua trưởng phòng của các bộ phận, phối hợp với các bộ phận để điều hành trực tiếp xuống cán bộ công nhân viên của từng bộ phận mình. Phó giám đốc công ty: Tham mưu trợ giúp cho giám đốc. Công ty có 2 phó giám đốc: một người là tham mưu cho giám đốc trong công việc hằng ngày, phụ trách nhập khẩu, quản lý các chi nhánh ở Hà Nội và Hồ Chí Minh và có thể đ ược giám đốc uỷ quyền khi vắng mặt. Một người chuyên phụ trách việc quản lý công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản, xí nghiệp 10 và là chủ tịch công đoàn 2.1.3.2.2 Các phòng ban chức năng: * Ban nhập khẩu: tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. Tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương, thực hiện các thủ tục nhập khẩu và thủ tục uỷ thác nhâp khẩu * Ban Xuất khẩu: tham mưu cho giám đốc trong nghiên cứu xây dựng các chiến lược kinh doanh xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, giá cả, cơ chế, các chính sách của Nhà Nước về xuất khẩu và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu * Phòng kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa: có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc nghiên cứu, xây dựng các chiến lược kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa, mở rộng thị trường, thực hiện các hợp đồng kinh doanh theo sự phân công của công ty * Văn phòng công ty: tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý, công tác nhân sự, quản lý tiền lương, pháp chế thi đua, kế hoạch công tác, thực hiện việc đối nội, đối ngoại theo sự uỷ quyền của giám đốc. * Ban tài chính- kế hoạch-đầu tư: tổ chức, hạch toán, thống kê quản lý việc sử dụng vốn, giải quyết các vấn đề thuộc về tài chính ngân hàng, định kỳ kiểm tra quyết toán của các đơn vị thành viên. Tổ chức công tác marketing chung, l ập báo cáo định kỳ gởi các cấp, xác định các chiến lược kinh doanh, thiết kế, phân phối, tiêu thụ sản phẩm Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  16. Chuyên đề kiến tập 16 * Phòng kinh doanh kho vận: Có chức năng quản lý hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, vận hành và bảo dưỡng hệ thống kho lạnh đ ể đảm bảo phục vụ bảo quản lạnh hàng thuỷ sản, hàng vật tư 2.1.4 Tình hình các nguồn lực của công ty 2.1.4.1 Tình hình nguồn nhân lực: Theo bảng cơ cấu nguồn lực phiá dưới, ta có thể thấy lao động tr ực tiếp chiếm tỷ lệ cao, lực lượng lao động của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm Lực lượng quản lý chỉ chiếm 6,48% ( 2005), nhưng đây là lực lượng có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần to lớn vào kết quả hoạt động của công ty, đây là lực lương có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động và nhạy bén trong việc thu thập và xử lý thông tin, từ đó đưa ra những quyết định chính xác trong kinh doanh. Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 75,22% ( 2005) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Lực lượng lao động có trình độ Đại Học và cao đẳng tăng dần, đây là lực lượng nòng cốt ở tất cả các bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu và bộ phận hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra chất lượng hàng hoá. Như vậy đội ngũ nhân lực của công ty được phân bổ một cách hợp lý, đáp ứng tốt được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  17. Chuyên đề kiến tập 17 ( Nguồn từ văn phòng công ty) 2.1.4.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật: Toàn bộ máy móc trang thiết bị chính của công ty được nhập khẩu từ Nhật Bản và Đài Loan. Toàn bộ máy móc nằm trong diện đầu tư tài sản cố định của công ty. Sau đây là một số máy móc thiết bị chính của công ty: Bảng 2.3: Bảng danh mục máy móc thiết bị của công ty Danh mục Công suất chế Công suất sử Hiệu SL biến dụng suất sử (cái) dụng Chỉ tiêu XNK Thuỷ Sản Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Công ty Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Miền Trung. -Máy sản xuất nước đá (Người) 1 20T/ngày 18T/ngày 90% ười) ( Người) % (%) ( Ng (%) -Kho lạnh 2 1500T 1610 1200T 100 80% I. Tổng số lao động 1.581 100 1638 100 II. Cơ cấu lao động Xí nghiệp chế biến Thọ 1.uang. theo giới tính Q Phân -Dây chuyền chế biến 1 500kg/ngày 636 230kg/ngày 46% - Nam 510 32,3 39,5 649 36,6 hàng đông - Nữ 1071 67,7 974 60,5 989 60,4 -Dây chuyền chế biến 1 500kg/ngày 130kg/ngày 26% 2. Theo hình thức tham hàng khô. -Tủ đôngộng sxkd 700kg/mẻ 500kg/mẻ 1 71,4% gia hoạt đ -Kho đông 2 1000m3 800m3 80% -Cánnước ản lý bộ quđá -Kho 2 1000m3 74m3 74% -Kho mát ng trực tiếp 100 1 100m 104 80m3 6,48 80% -Lao độ 6,3 3 104 6,35 -Máy đá 1 15T/ngày 15T/ngày 100% sxkd 1.481 93.7 1506 93,52 1534 93,65 -Hầm cấp đông 1 5T/ngày 5T/ngày 100% 3. Phân bị cấtrình độIQF -Thiết theo p đông 1 0,2T/ngày 0,2T/ngày 100% -Đạ học, vẩ đ -Máyi đánh caoy ẳng 1 2T/ngày 1,5T/ngày 75% -Trung cấp 229 14,5 241 14,96 255 15,56 -Công nhân kỹ thuật 74 4,7 102 6,35 114 6,96 -Lao động phổ thông 58 3,7 56 3,47 57 3,48 1.220 77,1 1211 75,22 1212 74,00 (Nguồn từ phòng kinh doanh kho vận) Qua bảng thống kê trên ta thấy hiệu suất sử dụng của sản phẩm là khoảng 80%. Nhìn chung tình hình sử dụng máy móc trang thiết bị là khá cao. Máy móc được sử dụng tối đa công suất thiết kế từ đó cho thấy công ty đã tận dụng hiệu Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  18. Chuyên đề kiến tập 18 quả máy móc phục vụ cho năng lực sản xuất. Nhưng dù sao đi nữa, công ty vẫn phải cố gắng thay đổi các thiết bị hiện nay để có những máy móc, thiết bị tiên tiến hơn để đảm bảo chất lượng cũng như năng suất chế biến sản phẩm của mình 2.1.4.3 Tình hình tài chính của công ty: Về tình hình tài sản: Qua bảng cân đối tài sản và nguồn vốn của một số năm ở trên ta thấy được tổng tài sản của công ty tăng qua các năm. Nhưng năm 2005 thì tổng tài sản lại giảm, chủ yếu là do có một số tài sản cố định đã hết thời hạn s ử dụng, mà việc mua máy mới lại chưa được thực hiện, các khoản đầu tư dài hạn cũng giảm, giảm mạnh ở chi phí xây dựng cơ bản. -TSLĐ và ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 81%, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành thuỷ sản. Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vì vốn ứ đọng quá nhiều. Hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm, điều này cho thấy tốc độ lưu chuyển hàng hoá của công ty trong năm này nhanh Bảng 2.4 Bảng cân đối kế toán của công ty Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Giá trị Giá trị % % % A. Tài Sản 598.684.452 100,0 590.817.695 100,0 581.310.668 100,0 I.TSLĐ&ĐTNH 489.372.332 81,7 494.871.246 83,75 495.492.352 85,23 1.Tiền 6.813.092 1,1 14.808.789 2,5 8.054.168 1,39 2.Khoản phải thu 405.172.382 67,7 417.483.676 70,66 458.932.885 78,95 3.Hàng tồn kho 72.710.259 12,1 57.455.409 9,72 26.423.689 4,54 4.TSLĐ khác 4.674.600 0,8 5.123.371 0,87 2.081.610 0,35 II.TSCĐ&ĐTDH 109.312.119 18,3 96.000.449 16,25 85.818.314 14,77 1.TSCĐ 96.948.350 16,3 87.053.190 14,82 71.424.497 12,29 2Đầu tư dài hạn 9.774.226 1,6 7.053.190 1,19 8.446.454 1,46 3.Chi phí xdcb 1.224.644 0,2 28.182 0,01 5.947.363 1,02 4.CP trả trước dài 1.365.000 0,2 1.365.000 0,23 hạn 598.684.452 100 590.871.695 100,0 580.925.686 100,0 B.Nguồn Vốn 547.620.981 91,5 540.862.892 91,54 539.218.721 92,82 I. Nợ phải trả 477.981.578 79,8 486.942.264 82,41 487.356.219 83,89 1.Nợ ngắn hạn 69.105.665 11,6 53.254.140 9,01 51.862.502 2.Nợ dài hạn 596.739 0,1 66.488 0,08 Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  19. Chuyên đề kiến tập 19 3.Nợ khác 51.063.472 8,5 50.008.803 8,46 41.706.965 II.NVCSH ( Nguồn từ Ban tài chính, kế hoạch và đầu tư ) Về tình hình nguồn vốn: nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó khoản vay chiếm một tỷ lệ cao không đồng đều qua các năm 91,5%, 91,54%, 92,82%. Điều này gây áp lực cho việc thanh toán của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu không cao, cho thấy khả năng về tài chính của doanh nghiệp còn thấp. Nhưng có xu hướng tăng dần làm tăng khả năng tự chủ của công ty Tóm lại, việc phân bố tài sản nguồn vốn của công ty là hợp lý. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn vay, công ty ít chịu r ủi ro. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu, đây là đảm bảo chắc chắn cho qúa trình hoạt động lâu dài của công ty 2.1.5 Tình hình chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 2.1.5.1 Tình hình kinh doanh xuất khẩu: 2.1.5.1.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷtrọn Giá trị Tỷtrọng Giá trị Tỷtrọng (1000USD) g (1000USD) (%) (1000USD) (%) (%) Tôm đông 12.410 28,9 17.682 42,78 9.994 26,15 Mực đông 3.907 9,1 3.349 8,34 3.217 8,42 Cá đông 23.744 55,2 19.470 47,11 24.676 64,57 SP khác 2.432 5,7 684 1,65 328 0,86 Tổng 42.973 100,0 41.327 100,0 38.215 100,0 ( Nguồn từ Ban xuất khẩu) Nhìn chung, sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu là không đồng đều, có sự biện động giữa các năm. Trong đó, tôm đông là một mặt hàng chiếm tỷ tr ọng khá lớn trong cơ cấu xuất khẩu của công ty, đặc biệt ở năm 2005 là gần 43%. Tuy nhiên, giá trị sản lượng là tăng giảm không đều giữa các năm, năm 2005 so với năm Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
  20. Chuyên đề kiến tập 20 2004 giá trị sản lượng tăng mạnh. Nhưng đến 2006 thì lại giảm sút nghiêm trọng, điều này là do nguồn lợi ở các năm trước bị khai thác quá mức trong khi đó các chính sách bảo vệ nguồn lợi không đựoc thực hiện nghiêm túc, tôm bị đánh bắt ngay vào mùa sinh sản, tôm nhỏ cũng bị vơ vét để xuất khẩu, phong trào nuôi tôm ở nước ta lại chưa phát triển. Doanh số cả năm là 9,99 triệu USD, chiếm tỷ trọng 26,15% tổng kim ngạch xuất khẩu Mực đông có tỷ trọng xuất khẩu giảm dần, cá đông là mặt hàng xuất khẩu chính với kim ngạch đạt 24.676 triệu chiếm tỷ trọng là 64,57 tăng 17,46% so với cùng kỳ năm trước và thị trường tiêu thụ cá đông lạnh mạnh nhất là Hoa Kỳ, Mêhicô, Nga. Các sản phẩm khác thì chiếm tỷ trọng thấp, chủng loại mặt hàng còn hẹp, nhu cầu thị trường không ổn định và gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường nên giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm 2.1.5.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu của công ty năm 2006 có nhiều thuận lợi, do thu nhập thay đổi và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hàng thuỷ sản nhiều hơn. Một số thị trường mới đối với cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh như Mehicô, Ba Lan, Nga tạo thuận lợi cho việc kinh doanh. Trong năm 2006, Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất của công ty, nhưng do Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện chống phá giá đối với cá tra, tôm sú nên phần nào cũng hạn chế việc xuất khẩu vào thị trường Nhật gặp nhiều khó khăn do chính phủ Nhật đưa ra qui định chặt chẽ về dư lượng kháng sinh đối với thực phẩm nhập khẩu. Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Thị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷtrọn Giá trị Tỷtrọn Giá trị Tỷtrọn Giá trị Tỷtrọn Trường (1000USD) g (1000USD) g (1000USD) g% (1000USD) g % % % Mỹ 10.158 38,34 8.819 20,52 7.542 18,25 16.415 42,95 Nhật 6.923 26,13 10.078 23,45 9.472 22,92 6.467 16,92 EU 2.058 7,8 3.522 8,2 4.145 10,03 8.471 22,16 HK & TQ 3.511 13,25 7.299 16,99 7.460 18,05 80 0,2 Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp 26K1.1ĐN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0