intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải

Chia sẻ: Hanhong Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

98
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, b ất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải

  1. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, b ất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện m ục tiêu t ối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 y ếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong nh ững b ộ phận quan trọng nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ cần thiết. TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ nh ư đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là nh ững mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng. Để làm được điều đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đặc biệt chú trọng đến hoạt động thống kê trong doanh nghi ệp c ủa mình. Hoạt động thống kê đóng một vai trò không nhỏ giúp cho nh ững người quản lý doanh nghiệp nắm được toàn bộ hoạt động của doanh nghi ệp nói chung, về tình hình thực tế, biến động vốn cố định, tình hình tăng gi ảm TSCĐ nói riêng để từ đó có những quyết định hợp lý trong việc điều ti ết vốn, tài sản cố định một cách hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thống kê, qua thời gian nghiên cứu môn học “Thống kê kinh doanh” em đã chọn chuyên đề: Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-1
  2. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải Phân tích thống kê tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải để làm bài thu hoạch cho môn học. Trong quá trình phân tích không tránh kh ỏi những h ạn ch ế và thiếu sót, em kính mong nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy. Chuyên đề bao gồm 4 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TSCĐ và đầu tư dài hạn Chương 2: Khái quát về Công ty cổ phần ch ế biến dịch vụ th ủy sản Cát Hải Chương 3: Phân tích thống kê TSCĐ và đầu tư dài hạn tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Chương 4: Những đề xuất kiến nghị. Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-2
  3. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN I.THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) 1.Khái niệm về TSCĐ: TSCĐ là một bộ phận của tư liệu lao động, nó đồng th ời ph ải th ỏa mãn bốn tiêu chuẩn như sau: Một là: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ hữu hình hay do tài sản mang lại (TSCĐ vô hình ) Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác dịnh một cách đáng tin cậy Ba là: Thời gian sử dụng từ một năm trở lên Bốn là: Có đủ các tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( các tiêu chuẩn thường thay đổi tùy theo tưng giai đoạn phát triển của nền kinh tế). 2.Phương pháp phân loại và đánh giá về TSCĐ: TSCĐ trong đơn vị có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán và các nghiên cứu về TSCĐ, đơn vị cần phải ti ền hành phân loại chúng theo một só tiêu thức chủ yếu sau: 2.1Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ của đơn vị được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình 2.1.1TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do đơn vị nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù h ợp với các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Theo tính ch ất và m ục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ hưu hình của doanh nghiệp phân thành các nhóm sau: +Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, nhà xưởng, cửa hàng, chuồng, trại chăn nuôi, tháp nước, bể chứa, sân phơi… Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-3
  4. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải +Máy móc thiết bị: Gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như thiết bị động lực, máy móc, thiết bị công tác và các loại thiets bị chuyên dùng khác +Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn: Gồm ô tô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe, hệ thống thiết bị truyền dẫn như băng tải, h ệ th ống ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truy ền thanh, thông tin… +Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các các thiết bị, dụng cụ ph ục v ụ cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính nh ư các thi ết b ị đi ện tử, d ụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax… +Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc: Gồm các loại vườn cây lâu năm (chè, café, cao su..), súc vật làm việc (trâu, bò…) và súc vật cho sản phẩm như (dê, bò…) +Tài sản hữu hình khác: Gồm các loại TSCĐ ch ưa được xếp vào vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật… TSCĐ hữu hình của đơn vị có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái vật ch ất ban đầucho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ b ị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dịch từng ph ần vào chi phí s ản xuất, kinh doanh của đơn vị. TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng s ố tài s ản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của đơn vị cơ sở. Vì vậy xấc định một tài sản được ghi nhận là TSCĐ h ữu hình hay một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh h ưởng đáng k ể đến kết quả hoạt động của đơn vị. 2.1.2.TSCĐ vô hình là các tài sản không có hình thái v ật ch ất c ụ thể, nhưng xác định được giá trị và do đơn vị nắm giữ, sử d ụng trong s ản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vo hình. Theo tính ch ất và m ục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ vô hình c ủa đ ơn vị được phân thành các nhóm: Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-4
  5. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải +Quyền sử dụng đất có thời hạn: Bao gồm số tiền đơn v ị c ơ s ở đã chi ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nh ất đ ịnh, chi phí cho đền bù, giải phong, san lấp mặt bằng (đối với quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trwocs bạn nếu có, không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất. +Nhãn hiệu hàng hóa: Là các chi phí thực tế đơn vị cơ sở đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa. +Quyền phát hành: Là toàn bộ các chi phí thực tế đơn vị đã chi ra để có quyền phát hành +Phầm mềm máy tính: Là toàn bộ chi phí đơn v ị cơ s ở đã chi ra đ ể có phần mềm máy vi tính. +Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: là các khoản chi phí mà đơn vị chi ra để có được giấy phép và giấy phép nh ượng quyền th ực hiện công việc đó như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản ph ẩm mới… +Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực t ế đ ơn v ị cơ s ở đã chi ra để có được bản quyền tác giả, bằng sáng chế. +Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu. +TSCĐ vô hình đang triển khai: TSCĐ vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn 7 đi ều ki ện sau: Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán Đơn vị cơ sở dự định tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán Đơn vị có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-5
  6. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình. Để xác định các nguồn lực vô hình trên có thỏa mãn định nghĩa TSCĐ hay không cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định đ ược, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của l ợi ích kinh t ế trong tương lai 2.2.Theo quyền sở hữu, TSCĐ của đơn vị cơ sở được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài: 2.2.1.TSCĐ tự có là tài sản được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp,vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của đơn vị và các TSCĐ được biếu, tặng…đây là nh ững TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị. 2.2.2 TSCĐ thuê ngoài: Là TSCĐ đi thuê để s ử d ụng trong m ột th ời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê đ ược chi thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và l ợi ích g ắn li ền quyền sở hữu tài sản. Thuê tài sản được phân loại là thuê ho ạt đ ộng n ếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuy ển giao ph ần l ớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. 3.Đánh giá TSCĐ TSCĐ từng loại tính theo đơn vị hiện vật là cơ sở đ ể l ập k ế ho ạch đầu tư mua sắm, xây dựng bổ sung, sửa chữa TSCĐ và đánh giá hi ệu qu ả từng loại TSCĐ. Nhưng trong nhiều nghiên cứu khác người ta lại cần dùng đến chỉ tiêu giá trị toàn bộ TSCĐ. Trogn trường h ợp này, TSCĐ c ủa đơn vị phải được tính theo đơn vị tiền tệ. Vì vậy cần phải đánh giá TSCĐ theo các loại giá trị khác nhau để nắm được tổng hợp giá trị TSCĐ đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị TSCĐ đã hao mòn và tổng giá trị TSCĐ còn lại. Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-6
  7. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải 3.1. Các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ: - Nguyên giá (hay giá trị ban đầu hoàn toàn) của TSCĐ là toàn bộ chi phí của đơn vị phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCD đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh - Đánh giá lại TSCĐ (hay là giá khôi phục hoàn toàn) của TSCĐ là nguyên giá của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã mua sắm ở các thời điểm trước. - Giá còn lại của TSCĐ Là hiệu số giữa nguyên giá (hay giá đánh giá lại) với số khấu hao lũy kế 3.2.Các cách đánh giá TSCĐ: - Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá - Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại - Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục hoàn toàn) - Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại: Cách đánh giá này phản ánh tổng hợp giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn nh ất hiện trạng của TSCĐ vì nó đã loại trừ cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. II. ĐẦU TƯ DÀI HẠN TẠI ĐƠN VỊ 1. Khái niệm Trong kỳ nghiên cứu, các đơn vị cơ sở có thể đầu tư vốn để thực hiện các dự án nhằm duy trì sự hoạt động và phát tri ển đ ơn v ị. Ngoài ra, còn có một bộ phận vốn dài hạn được đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt động không hoàn toàn gắn với các dự án cụ thể, có khả năng thu được lợi ích kinh tế, hoạt động đầu tư có tính chất lâu dài và quy mô vốn đầu tư tương đối lớn gọi là các khoản đầu tư dài hạn. Để ghi nhận là đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư ph ải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: -Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế (trực tiếp hoặc gián ti ếp) trogn tương lai cho đơn vị từ việc đầu tư. -Quy mô vốn đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-7
  8. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải -Thời gian thu hồi vốn ước tính trên một năm hoặc nhiều hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành 2.Phân loại đầu tư dài hạn: Theo tính chất và mục đích đầu tư, đầu tư dài h ạn của đơn vị cơ s ở được phân thành các nhóm sau: 2.1 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn gồm: Đầu tư chứng khoán dài hạn; góp vốn liên doanh; đầu tư dài hạn khác (kinh doanh b ất đọng sản, cho vay dài hạn, cho thuê TSCĐ thoe phương th ức cho thuê tài chính…); dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 2.2Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. 2.3 Các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn. CHƯƠNG II Khái quát về Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải 1.Lịch sử hình thành Năm 1959 Ủy ban hành chính Thành phố Hải phòng quyết định gộp 59 nhà tư sản và tiểu tư sản chuyên sản xuất nước mắm tại Cát Hải thành Công ty hợp doanh nước mắm Cát Hải, tiền thân của xí nghiệp mắm Cát Hải và Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy s ản Cát H ải ngày nay. Với số vốn ban đầu là: 1,034,686 đồng và những tài sản bằng vàng khác. Mỗi hộ tư nhân, tiểu chủ là một cơ sở sản xuất nên địa bàn sản xuất nằm rải rác đan xen trên toàn huyện. Ở giai đoạn này nhi ệm v ụ c ủa xí nghiệp vừa sản xuất vừa tiến hành chính sách cải tạo tư sản theo đường lối của Đảng và nhà nước. Từ năm 1965- 1975 đây là giai đoạn thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tổ chức chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh phá hoại c ủa Đ ế quốc Mỹ. Bởi vì vậy mà sản xuất của xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu cũng như về nhân lực của cơ sở sản xuất. Nguyên li ệu ngư dân không đi khai thác được do máy bay Mỹ phong t ỏa th ủy lôi ngoài Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-8
  9. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải biển. Nhân lực lao động phải phân trực tham gia phòng không b ắn máy bay Mỹ. Các cơ sở sản xuất phải đi sơ tán đảm bảo an toàn s ản xu ất và phải chia làm 3 ca làm việc liên tục. Tuy vậy nhưng vẫn ph ải hoàn thành mục tiêu kế hoạch về sản lượng giao nộp. Chủ yếu sản phẩm nước mắm giai đoạn này là mắm chất lượng không cao(chưa có mắm đóng chai như ngày nay). Từ năm 1976- 1989, giai đoạn này vẫn còn là thời kỳ khó khăn của xí nghiệp. mặc dù xí nghiệp nước mắm Cầu Niệm có sáp nhập về cùng nhưng đời sống của công nhân vẫn chưa được cải thiện. Đây cũng là ảnh hưởng chung của nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trong toàn bộ nền kinh tế đất nước. Thêm nữa vào năm 1979 sau sự kiện người Hoa đồng loạt về nước, ảnh hưởng quá lớn đến sản lượng đánh bắt cá biển của huyện Cát h ải, dẫn đến nguyên liệu mua về vừa đắt, vừa hiếm, sản xuất nước mắm của xí nghiệp còn ở tình trạng chưa ổn định. Từ năm 1990- 2000, do Nhà nước có chủ trương đổi mới chính sách kinh tế, xí nghiệp đã dần dần ổn định sản xuất và có định h ướng chiến lược phát triển mới đó là chuyển biến lớn về nhận th ức và tư duy d ẫn đến việc tổ chức sản xuất sản phẩm cũng được thay đổi nhằm phù hợp với cơ chế thị trường (sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu th ị trường và nhu cầu của người tiêu dùng). Vì thế nên sản phẩm nước mắm của xí nghi ệp ngày càng được coi trọng và nâng cao về chất lượng, lấy ch ất lượng làm mục tiêu hàng đầu. Cho nên tỷ trọng nước mắm chất lượng cao chiếm ưu thế phần lớn trong cơ cấu sản phẩm của đơn vị. sản xuất dần ổn định, đời sống của công nhân ngày càng được nâng cao. Tháng 6 năm 2001 xí nghiệp đã được chuyển đổi mô hình mới thành Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát hải, tuy là doanh nghiệp cổ phần nhưng vốn nước vẫn còn 30% trong Công ty. Không vì lý do này mà các cổ đông làm việc cầm chừng, ngược lại họ được sự hỗ trợ của Sở Thủy sản Hải Phòng cùng các Sở ngành Thành phố và của Huyện đã từng bước tháo gỡ những khó khăn để dần ổn định tổ chức và phát triển phù hợp với mô hình mới của Công ty cổ phần. Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-9
  10. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải Từ năm 2001 đến nay sau hơn 10 năm phát triển mọi chỉ tiêu, k ế hoạch của Công ty đều hoàn thành, sản lượng hàng năm đ ều tăng t ừ 20% trở lên, đời sống người lao động được nâng lên rõ rệt (Lợi tức cổ đông đạt từ 1,2 đến 2,0%) 2.Cơ cấu tổ chức (Có sơ đồ tổ chức cụ thể trang sau) Tùy từng thời kỳ phát triển của Công ty mà cơ cấu và mo hình tổ chức của Công ty có những thay đổi cho phù hợp, từ khi thành lập Công ty cổ phẩn đến náy thi mô hình chủ yếu vẫn là các phòng ban (hành chính) và các phân xưởng (sản xuất trực tiếp). 3.Kết quả hoạt động trong thời gian gần đây. Là một doanh nghiệp có tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực khai thác, chế biến sản phẩm nước mắm Cát Hải nên trong nhiều năm liền Công ty cổ phần chế dich vụ thủy sản Cát Hải luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định. Lợi nhuận sau thuế tăng đều hàng năm. Cụ th ể k ết quả 2 năm như sau: Đơn vi: 1000đồng MÃ STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 SỐ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 1 52,432,097 75,397,143 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 2 174,896 Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 3 10 52,257,201 75,397,143 Giá vốn bán hàng 4 11 34,300,607 48,038762 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 5 20 17,956,594 27,358,381 Doanh thu hoạt động tài chính 6 21 44,910 46,995 Chi phí hoạt động tài chính 7 22 2,957,624 5,715,243 Chi phí quản lý kinh doanh 8 24 8,449,715 11,134,577 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 30 9 6,594,165 10,555,556 doanh Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-10
  11. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải Thu nhập khác 10 31 43,920 45,847 11 Chi phí khác 32 19,891 2,328 Lợi nhuận khác (31- 32) 12 40 24,029 43,518 Tổng lợi nhuận trước thuế 13 50 6,618,194 10,599,075 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 14 51 330,909 529,953 Lợi nhuận sau thuế 15 60 6,287,285 10,069,122 CHƯƠNG 3 Phân tích thống kê TSCĐ và đầu tư dài hạn tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải I.PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TSCĐ CỦA CÔNG TY 1.Thống kê số lượng TSCĐ: Căn cứ vào số lượng tài sản trong 3 năm của Công ty ta tính được lượng TSCĐ bình quân trong 1 năm nh ư sau: NGTSCĐ 2009 + NG TSCĐ 2010 + NG TSCĐ 2011 S= 3 8,586,365,671+ 9,752,094,230 + 9,709,094,930 = 3 = 9,349,184,944 Căn cứ vào số liệu TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ năm 2011 ta tính đ ược giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ như sau: Giá trị TSCĐ Nguyen giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ + có đầu năm có cuối năm Bình quân = năm 2011 2 Theo ng.giá (G) 9,709,094,930 + 10,039,341,085 = 2 Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-11
  12. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải = 9,874,218,007 2.Kết cấu TSCĐ: Ta phân tích kết cấu của từng loại TSCĐ trong tổng TSCĐ c ủa đơn vị như sau: (Tính cho năm 2011 ) 3,384,779,524 = 0,3486 = 34,86% Nhà cửa= 9,709,094,930 1,515,944,317 = 0.1561 = 15,61% Kiến trúc= 9,709,094,930 = 1,119,189,322 = 0.1154 = 11,54% Máy móc= 9,709,094,930 3,452,974,234 = 0.3556 = 35,56% P.Tiện VT= 9,709,094,930 236,207,533 = 0.0243 = 2,43% ThiếtbịVP= 9,709,094,930 Qua nghiên cứu kết cấu TSCĐ của Công ty cho ta th ấy hiện nay doanh nghiệp đang tập trung đầu tư nhiều trong lĩnh vực phương tiện vận tải (Tàu, xe chuyên dụng…), chiếm tới 35,56% với mục đích là chuyên chở thu mua nguyên vật liệu và vận chuyển thành ph ẩm mang đi tiêu th ụ. Đây là một sự đầu tư đúng đắn nhằm hạn chế và giảm bớt đáng kể chi phí thuê vạn chuyển. Bên cạnh đó kết cấu TSCĐ là máy móc thi ết b ị chi ếm tỷ tr ọng nh ỏ (11,54%). Điều này cho thấy hiện nay doanh nghiệp còn đầu tư quá thấp cho máy móc thiết bị, như vậy lao động thủ công còn nhi ều, tính c ạnh tranh và hiệu quả tất yếu sẽ giảm. Muốn tăng năng suất lao động doanh nghiệp cần nghiên cứu tập trung đầu tư thêm máy móc vào một số công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm 3.Hiện trạng TSCĐ: TSCĐ trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dưới 2 hình th ức đó là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Khi th ống kê để đánh giá l ại TSCĐ Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-12
  13. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải hay lập kế hoạch đầu tư mua sắm, nâng cấp sửa chữa thường ta căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ, cụ thể ta sẽ tính toán hệ số còn hoạt động được của TSCĐ: Hệ số hao mòn Số khấu hao luỹ kế từ khi TSCĐ đưa vào sdụng = hữu hình TSCĐ Nguyên giá (giá đánh giá lại) của TSCĐ = 3,160,155,678/ 10,039,341,085= 0,3148 Từ hệ số hao mòn hữu hình ta có thể xác định h ệ s ố còn ho ạt đ ọng được của TSCĐ, theo công thức: Hệ số còn hoạt 1- Hệ số hao mòn hữu hình của TSCĐ = động được của TS = 1- 0.3148 = 0.6852 Hệ số này là cơ sở thông tin cho nghiên cứu thực hiện việc đầu tư nâng cấp, hay bổ sung nhằm nâng cao khả năng hoạt động của từng TSCĐ 4.Biến động TSCĐ qua các năm : (Thể hiện qua bảng cân đối TSCĐ từ năm 2009 đến 2011): Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TSCĐ có đầu kỳ 8,586,365,671 9,752,094,230 9,709,094,930 1,165,728,559 132,000,000 330,246,155 TSCĐ tăng trong kỳ: Trong đó: - Mua sắm, XD mới 1,165,728,559 132,000,000 - Nhận góp vốn LD - Do đánh giá TSCĐ - Nguyên nhân khác 330,246, 155 TSCĐ giảm trong kỳ: 174,999,300 Trong đó: - Nhượng bán - Thanh lý Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-13
  14. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải - Do góp vốn LD 174,999,300 - Nguyên nhận khác TSCĐ có cuối kỳ 9,752,094,230 9,709,094,930 10,039,341,085 Qua bảng cân đối TSCĐ ta có thể tính được một số chỉ tiêu sau: Hệ số tăng Giá trị TSCĐ tăng (giảm trong kỳ) = (giảm)TSCĐ Giá trị TSCĐ có cuối kỳ Cụ thể: Hệ số tăng 330,246,155 = 0.0329 = TSCĐ năm 2011 10,039,341,085 Qua đây có thể đánh giá được trong kỳ nghiên cứu tình hình TSCD của doanh nghiệp ít có sự biến động 5.Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ tại đơn vị 5.1. Đánh giá tình hình trang bị TSCĐ của doanh nghiệp: Được hi ện thông qua chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động sản xuất, theo công thức tính như sau: G (Giá trị TSCĐ có bình quân) TBG = L (Sè lîng lao ®éng cã b×nh qu©n) 9,874,218,007 = 19,748,436 = 500 Chỉ số này không lớn cho thấy trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và trang bị máy móc vào trong sản xuất của Công ty còn h ạn ch ế. Đ ể tăng năng suất lao động đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, giảm lao động thủ công. 5.2 Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ: Việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ được thực hiện thông qua việc tính tỷ suất lợi nhuận TSCĐ: 10,069,122,000 M DLG = = 9,874,218,007 G Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-14
  15. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải = 1.0197 Qua việc tính toán cho thấy Công ty sản xuất rất có hiệu quả, 01 đồng vốn tài sản chi ra thu về được hơn 01 đồng lợi nhuận. Từ đó cho thấy Công ty hoàn toàn có thể nghiên cứu đầu tư để mở rộng sản xuất. 6.Thống kê hiệu quả ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh 6.1. Đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động s ản xuất, kinh doanh của đơn vị là hướng đầu tư chiến lược, bao g ồm: Đ ầu t ư cho nghiên cứu khoa học quản lý, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, nghiên cứu công nghệ sản xuất mới và nghiên cứu nguyên, vật liệu mới… Đầu tư cho ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh được thực hiẹn thường xuyên ở Công ty gồm: Đầu tư thay đổi ki ểu dáng, m ẫu mã sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất, đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mới cho người lao động. Đầu tư cho ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuát là đầu tư mang tính chiến thuật và thường đem lại hiệu quả kinh tế ngay sau khi áp dụng. Do vậy đơn vị cơ sở có thể theo dõi, đánh giá theo từng chương trình cụ thể. 6.2 Thống kê hiệu quả ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất tại Công ty : -Các chỉ tiêu: +Tổng chi phí cho ứng dụng kỹ thuật mới: Là tổng chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ nghiên cứu để thực hiện các dự án ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh +Tổng giá trị các dự án đã hoàn thành được huy đ ộng vào s ản xu ất, kinh doanh + Tổng giá trị sản phẩm hoàn thành(Công suất sản xuất th ực t ế) trước khi thực hiện dự án ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh. + Tổng giá trị sản phẩm hoàn thành(Công suất sản xuất th ực t ế) sau khi thực hiện dự án ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh. - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ứng dụng kỹ thuật mới:                          t Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-15
  16. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải          ∑    (pilqil­ poqo) I=1 HQ =   ∑ C(1+r)t.Ip (75,397,143,007-37,485,500,007) = 21.6812 = 1,165,728,559*1.5 Từ chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật m ới vào trong quá trình sản xuất đã làm cho năng suất tăng lên trong thời gian 2 năm là 21.6812% II. THỐNG KÊ ĐẦU TƯ DÀI HẠN TẠI CÔNG TY 1.Khái quát về đầu tư dài hạn tại Công ty. Trong những năm qua Công ty đã và đang đầu tư dài h ạn vào 2 lĩnh vực đó là Chứng khoán và bất động sản (đất). Với t ổng số v ốn đã đ ầu t ư cho đến hết năm 2011 là: 2,700,000,000VNĐ Về chứng khoán: Năm 2008 Công ty đầu tư chứng khoán với số vốn ban đầu là 200,000,000VNĐ. Về đàu tư bất động sản: Năm 2009 Công ty nhận chuyển nh ượng một khu đất với số số vốn đầu tư là 2,500,000,000VNĐ 2.Hiệu quả đầu tư dài hạn tại công ty: 2.1.Ta xét tỷ suất vốn đầu tư dài hạn trong tổng số TSCĐ và đầu tư dài hạn tại Công ty: Tổng vốn đầu tư dài hạn Tổng TSCĐ và ĐTDH 2.2.Ta ước tính hiệu quả của đầu tư dài hạn Biết rằng cuối năm 2011 theo tính toán thì chứng khoán n ếu bán s ẽ thu được 150,000,000VNĐ; Nếu đất chuyển nhượng (bán đi) sẽ thu được 3,000,000,000VNĐ. (giả sử VAT= 10% doanh thu) Lợi nhuận thu Chi phí hoạt Doanh thu - = - Thuế VAT được từ ĐTDH động từ ĐTDH từ ĐTDH = 3,150,000,000- 2,700,000,000- 315,000,000= 135,000,000. Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-16
  17. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải Từ đó ta tính được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư dài hạn của Công ty: Lợi nhuận thu được từ ĐTDH kỳ nghiên cứu DL ĐTC = Vốn dài hạn dành cho hoạt động ĐTDH có bình quân trong kỳ nghiên cứu 135,000,000 = 0.05 = 5% = 2,700,000,000 Qua việc tính toán cho thấy doanh nghiệp đầu tư dài hạn như vậy là kém hiệu quả vì đạt tỷ suất lợi nhuận quá thấp, do đó có th ể lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi hình thức, loại hình đầu tư nh ằm t ối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. CHƯƠNG IV NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải là một doanh nghiệp có bề dày truyền thống trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, đây chính là lợi thế của doanh nghiệp trên con đường hội nhập và phát triển. Bám sát vào tiềm năng và lợi thế đó, nhiều năm qua Công ty đã và đang phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là việc mở rộng qui mô s ản xu ất đáp ứng nhu cầu của thị trường. Qua thời gian tìm hiểu tại Công ty bằng việc phân tích th ống kê s ố liệu TSCĐ và kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian 3 năm ( 2009- 2011), cá nhân tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: Về TSCĐ: -Với kết cấu TSCĐ như hiện nay cho th ấy doanh ngh ịêp đang tập trung nhiều cho phương tiện vận chuyển (35.56%) (thu mua nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm di tiêu th ụ). Còn h ệ th ống máy móc Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-17
  18. Chuyên đề: Phân tích thống kê TSCĐ và đàu tư dài hạn tại công ty CP CBDVTS Cát hải thiết bị phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ (11.54%). Hai là, với mức trang bị tài sản cố định so với số lao động hiện có c ủa doanh ngh ịêp (số lao động thủ công lớn) cho thấy Doanh nghịêp cần phải t ập trung đ ầu tư thêm máy móc thiết bị vào trong sản xuất, có nh ư vậy mới tăng kh ả năng cạnh tranh cho sản phẩm cùng loại trên thị trường. - Doanh nghịêp cần tạp trung nhiều trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến mẫu mã, chất lượng vào sản phẩm Về đầu tư dài hạn: Qua tính toán cho thấy thời gian qua Doanh nghiệp không chú trọng đến dầu tư dài hạn, do vậy hiệu quả mang l ại thấp (đạt 5% lợi nhuận sau 2 năm). Đề xuất doanh nghiệp cần nghiên cứu để thay đổi hình thức đầu tư, phương pháp đầu tư, phải có bộ ph ận chuyên trách trong việc quản lý quỹ đầu tư dài hạn nh ằm khai thác t ối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cuối cùng cho phép cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn chân thành t ới Giảng viên bộ môn Lý thuyết thống kê, tới tạp thể lãnh đạo Công ty cổ phẩn chế biến DVTS Cát Hải đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài thu hoạch của môn học. Hán Hồng Phúc- Lớp QTKD khóa IV- Trường Đại học Hải Phòng-18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2