Chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
lượt xem 9
download
Bài văn nghị luận có thể mạch lạc, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về nội dung tư tưởng nhưng nhạt về tình cảm, nghèo ngôn ngữ, thiếu tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế. "Chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí" sẽ phần nào giúp các bạn giải quyết được vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ MÔN: NGỮ VĂN 9 Giáo viên:Nguyễn Thị Lan Tổ: KHXH Năm học 20212022 1
- CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. Tác giả chuyên đề, chức vụ, đơn vị công tác Tác giả chuyên đề: Nguyễn Thị Lan Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Phú Xuân – Bình xuyên – Vĩnh Phúc. II. Tên chuyên đề “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ” III. Thực trạng chất lượng giáo dục thi tuyển sinh lớp 10 của đơn vị năm học 20212022. Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh về kiến thức cũng như kĩ năng, đề thi môn văn có rât nhiều đổi mới. Đề bài thường có 2 phần: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Học sinh sẽ phải tự dung hòa hai cách viết, hai lối tư duy khác nhau trong cùng một bài viết. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có một hạn chế phổ biến ở học sinh hiện nay là bài văn nghị luận thiếu chất văn. Bài văn nghị luận có thể mạch lạc, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về nội dung tư tưởng nhưng nhạt về tình cảm, nghèo ngôn ngữ, thiếu tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế. Bởi vậy,trong rất nhiều các kiểu bài nghị luận nhưng tôi chọn cho chuên đề của mình là: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 1. Thuận lợi Đối với học sinh THCS, các em cũng đã bước sang tuổi thanh thiếu niên, đa số đã phát triển về tư duy nên hình thành ý thức và xác định cơ bản mục đích học tập tương đối cao. Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội hoặc học tập từ bạn bè. Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém. Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể. 2
- Đặc thù môn Ngữ văn cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế. 2. Khó khăn * Đối với học sinh: Đối tượng học sinh yếu kém có những khác biệt về cách nhận thức;tư duy kém;sao chép trên mạng để chống đối học tập. * Đối với giáo viên: Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các biện pháp tổ chức gây hứng thú cho học sinh, giáo viên còn chưa sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm. 3.Kết quả thi vào 10 của năm học 20202021 của trường THCS Phú Xuân TS Điểm TS TS điểm từ 6.5 trở dự Tb thi điểm lên Điểm TS dưới thi vào Điểm Môn Tbm điểm Tb 10 lệch (
- + Tình bạn + Học và tự học + VI. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường PHẦN B: NỘI DUNG I. H ệ thống (phân loại ,dấu hiệu nhận biết đặc trưng) các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề. (Đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí; Cách làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí; Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí.) 1. Khái niệm về văn nghị luận xã hội. Nghị luận : nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó. Xã hội : các vấn đề của đời sống con người (triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…). Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội. Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học. 2.Các dạng đ ề nghị luận : Có thể chia làm ba dạng Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, ý kiến,tư tưởng trong phần ngữ liệu đọc hiểu → Đọc hiểu tích hợp nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống được đề cập đến trong phần đọc hiểu → Đọc hiểu tích hợp về một hiện tượng đời sống, xã hội. Dạng 3: Nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu → Đọc hiểu tích hợp nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa gợi ra từ phần đọc hiểu. 3. Đặc điểm của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí : 4
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng ,đạo đức , lối sống… của con người . Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận phải làm sáng tỏ các vấn đề ,tư tưởng, đạo lí bằng cách: Giải thích , chứng minh, so sánh, đối chiếu ,phân tich… để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai ) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết . Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình. 4.Cách làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí. a. Cách làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí đúng Bước 1: Giải thích tư tư tưởng, đạo lí. Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…). Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể? Bước 2: Bàn luận – Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội). Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa. Bước 3: Mở rộng Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề. Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. 5
- Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc. Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống. b. Cách làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí hay. Người viết cần xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt tinh thần của đề bài. Phải xác định trúng, nắm bắt chính xác yêu cầu của đề bài thì người viết mới có thể có được định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanh vùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải vấn đề. Để bài viết có những tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm con người, người viết cần xác định cho mình lập trường và thái độ đúng đắn trên cơ sở những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức cũng như các chuẩn đánh giá chung của xã hội. Có vậy sự biện luận mới đúng, sắc và thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về cuộc đời, con người, về mục đích, lối sống… Những điều đó không có trong sách vở mà cần sự trải nghiệm của chính chủ thể. Phải thể hiện được thái độ, tình cảm, nhiệt tình của người viết. Những cảm xúc chân thành chính là rung động của tâm hồn khi chạm vào cuộc sống, khiến bài văn không phải là bài thuyết giáo cho một tư tưởng đạo lí khô khan mà bài viết là sự chia sẻ chân thành của người viết về những gì mình trải qua, mình chiêm nghiệm. Người viết cần tạo cho mình tâm thế của người trong cuộc, đặt mình trong hoàn cảnh, tình huống của vấn đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. Đọc những bài văn này, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đối thoại trực tiếp với người viết, chất sống, “chất xã hội” sẽ hiện lên một cách tự nhiên mà sống động. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mình là người trong cuộc, sử dụng điểm nhìn từ bên trong thì những suy ngẫm mang tính chủ quan, những đánh giá dễ mang tính cực đoan, một chiều, hoặc là ngợi ca đề cao quá mức, hoặc là phê phán lên án quá độ. Bởi vậy, để đánh giá vấn đề một cách chính xác, toàn diện thì người viết cũng cần xác định cho mình điểm nhìn khách quan, xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Khi đó, bài văn nghị luận xã hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc, thuyết phục người đọc. Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch 6
- lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp mà còn cần có chất văn hấp dẫn về hình thức diễn đạt. + Sử dụng linh hoạt các kiểu câu; phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo ngôn ngữ; viết lời dẫn, lời chuyển ý sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà… và viết văn có hình ảnh để nâng cao chất văn cho bài viết. + Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ 2 – 3 ví dụ cụ thể hoá khái niệm (nghĩa của từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ tâm hồn, cảm xúc mà còn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hoá nghĩa của từ “hưởng thụ”:Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất. Hay lấy hình ảnh gà mái và con suối nhỏ trong cuốn Đaghextan của tôi – Raxun Gamzatốp làm ví dụ cụ thể hoá cho việc con người ta không tự biết mình là ai: gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay khỏi vách đá và ngã gãy cánh. Con suối nhỏ mơ thấy mình là dòng sông lớn, nó tràn vào bãi cát và lập tức bị hút khô...; hoặcso sánh người lạc quan với kẻ bi quan: nếu người lạc quan nói sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm thì kẻ bi quan bảo sẽ có con tàu đâm vào chúng ta mất.... + Trong việc sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa các kiểu câu, khuyến khích học sinh viết một số câu ghép, câu dài với nhiều vế tạo sự trùng điệp, câu mở rộng thành phần, câu chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các vế. (Không những … mà còn; Càng… càng; Bởi thế…cho nên, Tuy … nhưng). Đây là những kiểu câu giàu màu sắc nghị luận, rất phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản nghị luận. Kiểu câu này không chỉ đem lại cảm giác cân đối, mạch lạc, mà nó cũng nói nên rằng người viết thực sự có trường độ tư duy (biết nhìn vấn đề ở nhiều mức, nhiều cấp, nhiều mặt ngay trong một đơn vị rất ngắn là câu….) + Nên viết các kiểu câu có nội dung hai hoặc ba vế vừa phát triển vừa như đối nghịch nhau để gây ấn tượng (Tạm gọi đó là những câu chứa nghịch lí). Ví dụ “Cuộc sống hiện đại của chúng ta đang nảy sinh quá nhiều nghịch lí. Chúng ta đã xây được nhiều nhà to hơn, vững chãi hơn, nhưng gia đình thì nhỏ lại, hạnh phúc gia đình thì mong manh hơn. Chúng ta tạo ra nhiều máy tính để có được nhiều thông tin, nhiều kết nối, nhiều bản sao hơn, nhưng lại càng ít đi những giao tiếp giữa người với người. Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi quay về trái đất, nhưng chúng ta lại ngại rẽ qua con phố để sang nhà hàng xóm. Nhiều khi chúng ta không chỉ khổ vì nghèo mà còn khổ vì quá giàu có. Đa số những vấn đề chưa giải quyết được của nhân loại ngày nay lại không phải do khách quan tự nhiên đem lại mà do chính chúng ta gieo ra…”. Kiểu câu như vậy cho thấy rõ nhất một cái nhìn có tính chất phát hiện đời sống của người viết. 7
- + Dùng liên tiếp các câu có chung một kiểu cấu trúc ngữ pháp, thậm chí có chung chủ ngữ để tạo sự trùng điệp biện pháp lặp cấu trúc, góp phần nhấn mạnh ý. Cách diễn đạt này cũng sẽ rất thuyết phục nếu chúng ta biết kết hợp với cách nói lớp lang. Trong bài viết “Làm thế nào để biết được giá trị của thời gian?”, tác giả của bài viết đã vận dụng thành công lối diễn đạt này: Muốn biết giá trị thật sự của một năm, hãy hỏi một học sinh thi rớt đại học Muốn biết giá trị thật sự của một tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non Muốn biết giá trị thật sự của một tuần, hãy hỏi biên tập viên của một tạp chí ra hàng tuần Muốn biết giá trị thật sự của một giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau Muốn biết giá trị thật sự của một phút, hãy hỏi người vừa nhỡ chuyến tàu Muốn biết giá trị thật sự của một giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo Muốn biết giá trị thật sự của một phần trăm giây, hãy hỏi người vừa đoạt huy chương bạc Olympics Một giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoáy bất tận, một giây của hôm nay không như một giây của hôm qua và càng không giống một giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ hối tiếc dù chỉ một giây ngắn ngủi. Có thể chỉ một giây sẽ thay đổi cuộc đời con người … Cách diễn đạt này vừa xoáy sâu được ý muốn làm nổi bật, vừa thể hiện được kiến thức phong phú của người viết, tạo ra được nét đặc biệt trong một đoạn văn bản. Vừa nghị luận một cách tập trung vừa tạo ra điểm mới trong diễn đạt, khiến người đọc không thể bỏ qua. + Cách diễn đạt trong văn nghị luận không cần phải “vang nhạc, sáng hình” như trong thơ. Nhưng nếu học sinh biết đặt những câu văn có hình ảnh, có nhịp điệu một cách hợp lí đôi khi lại có hiệu quả lớn. Một điều thường thấy trong văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là: để tạo cách diễn đạt hình ảnh, người ta thường hay sử dụng biện pháp so sánh.Ví dụ “ Người ta thường ví đời người như trái núi, sống là một cuộc chinh phụng ngọn núi ấy. Thật buồn cho những ai chưa lên đến đỉnh đã tuột xuống cái dốc bên kia của đời mình ”. Còn nhịp điệu của văn nghị luận thường được gợi lên từ những câu văn nhiều vế với độ dài ngắn khác nhau, sự phối hợp các âm “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ…”. (Hồ Chí Minh) III.Cách viết đoạn văn văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí 8
- 1. Cách viết đoạn văn văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí + Bước 1: Nêu vấn đề: Trong bước này, các em dẫn trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận. Các bước tiến hành viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. + Bước 2: Triển khai vấn đề: – Phương pháp giải thích: từ cụ thể đến khái quát. – Phương pháp phân tích, bàn luận: Nêu biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân… của vấn đề. – Phương pháp đánh giá: Đánh giá tính đúng, sai; tốt, xấu… của vấn đề. Thể hiện rõ ràng quan điểm của mình. – Liên hệ bản thân. + Bước 3: Tổng kết lại vấn đề. 2.Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí. 2.1 Khái niệm đoạn văn. Đoạn văn là bộ phận của văn bản có chủ đề thống nhất ,có kết cấu hoàn chỉnh được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng,có thể thấy về mặt nội dung,đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở mức độ nhất định nào đó về logich ngữ nghĩa,có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. 2.2 Cách thức trình bày đoạn văn Diễn dịch Quy nạp Song hành Móc xích Tổng phân hợp 2.3 Cách triển khai đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí. (1).Mở đoạn – Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận – Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn) – Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý) (2). Thân đoạn * Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…). 9
- Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: – Giải thích vấn đề bằng cách nêu khái niệm, trên cơ sở đã giải thích được ý nghĩa, nội dung vấn đề. +Quy trình giải thích:+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, +Gi ải thích nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. +Gi ải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng). * Bước 2:Phân tích và chứng minh những mặt đúng của vấn đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí (…) Giúp học sinh hiểu bản chất của thao tác nghị luận này là: Giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? * Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) – Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. – Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…) – Mở rộng vấn đề * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động – Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…) – Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …) (3)Kết đoạn. – Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…) – Lời nhắn gửi đến mọi người (…) 10
- *Sơ đồ Mở đoạn:Dẫn dắt từ hiện thực đời sống ,,tư tưởng xã hội để giới thiệu vấn đề nghị luận.Từ đó ta hiểu được điều gì? (Chuyển ý) Thân đoạn Giải thích tư tưởng Giải thích khái niệm về tư tưởng,phẩm chất Phân tích ,bàn luận chứng minh tư Đánh giá tư tưởng: đúng hay sai;tất tưởng hay xấu Giải thích vì sao mà có tư tưởng như vậy? Chứng minh mặt đúng hoặc hạn chế bằng lí lẽ ,dẫn chứng Liên hệ ,vận dụng,mở rộng Liên hệ đến tư tưởng trái ngược để khẳng định tư tưởng khen ngợi/phê phán gì? Cần hiểu tư tưởng thế nào cho đúng cho hay và đầy đủ. Rút ra bài học Bài học nhận thức:nhận thức tư tưởng như thế nào Bài học về hành động : cần có hành động cụ thể gì để phát huy tư tưởng? Kết đoạn Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng,con người và xã hội IV. Hệ thống các ví dụ,bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa. + Thành công và thất bại + Tài và đức + Tình thương và trách nhiệm + Tình bạn + Học và tự học + Lí tưởng và lối sống VÍ DỤ Ví dụ 1: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau: “ Thất bại là mẹ thành công”: 11
- Bước 1: Nêu vấn đề cần bàn luận:Giới thiệu câu tục ngữ: “ Thất bại là mẹ thành công”: Bước 2: Triển khai vấn đề: Giải thích:* Nghĩa đen:+ “Thất bại” + “Thành công” * Nghĩa bóng: + “Thất bại”: là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn. +“Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. +Nghĩa bóng: Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau. Phân tích, bàn luận:Tại sao “thất bại là mẹ thành công”? +Sự mâu thuẫn của câu nói: “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”. + Nguyên nhân: Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công. Đánh giá + Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại. (Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung) +Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách.(Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.) Dẫn chứng: +Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi. +Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn. + kết quả khảo sát lần 1 của lớp 9 Bước 3: Tổng kết lại vấn đề. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân. (Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã đem đến cho con người một lời khuyên vô cùng quý giá. Chúng ta hãy ghi nhớ nó như một kim chỉ nam để cố gắng trong cuộc sống.) Bài mẫu 12
- Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. Những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. Có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gì mà đã làm bao người chán nản. Vậy để có những thành công đó hãy vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gì? Đầu tiên, “thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn. Còn “thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Thất bại và thành công là hai yếu tố hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng lại được đặt trong một mối quan hệ với từ “mẹ”. Có thể hiểu đơn giản, “Mẹ” là người đã sinh ra, chăm sóc và nuôi dạy con người. Cách nói “Thất bại là mẹ thành công” ý muốn nói rằng để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. Chính nhờ có thất bại mà chúng ta mới có thêm kinh nghiệm, học thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện mình hơn. Thất bại cũng giống như “người mẹ hiện” dạy dỗ con người trưởng thành. Không có bất kỳ sự thành công nào của họ đến một cách dễ dàng. Bản thân họ đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là mãi mãi nên khi đạt được thành công chúng ta không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến Thomas Edison một nhà khoa học vĩ đại đã từng thất bại hơn 10.000 lần mới phát minh ra được chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”. Nếu không nhờ có lòng say mê và trí tuệ hơn người, liệu ngày nay chúng ta sẽ có những chiếc bóng đèn để sử dụng? Một ví dụ điển hình khác chính là câu chuyện về ông Donald Trump. Trước khi sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến 4,5 tỷ USD và được ghi vào sách kỷ lục Guiness, ông đã từng là con nợ khủng nhất trong lịch sử tài chính với món nợ một tỷ USD. Một ngày nọ, ông vừa chỉ tay về phía một người đàn ông vô gia cư vừa nói với con gái mình rằng “Con có nhìn thấy người đàn ông đằng kia không? Ông ấy đã từng là một tỷ phú giàu có hơn cả cha. Và bây giờ thì ông ấy đang ở đáy bùn của xã hội”. Bên cạnh đó, vẫn có những con người sợ hãi thất bại mà không dám dấn thân. Họ có thể có ước mơ nhưng lại không dám thực hiện nó. Những con người như vậy sẽ mãi mãi chìm đắm trong chuỗi ngày chán nản, thất bại. Chính vì vậy, khi còn là một học sinh, tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ để nâng cao kiến thức, tích cực rèn luyện kĩ năng, trau dồi đạo đức để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã đem đến cho con người một lời khuyên vô cùng quý giá. Chúng ta hãy ghi nhớ nó như một kim chỉ nam để cố gắng trong cuộc sống. 13
- Ví dụ 2: Quan sát bức tranh trên em hãy viết đoạn văn bày tỏ quan điểm của mình về câu nói của Bác Hồ “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bước 1: Nêu vấn đề cần bàn luận: Giới thiệu về Bác Hồ và những câu nói bất hủ của Bác: Để nói về mối quan trọng giữa đức và tài và đề cao nhân cách, đạo đức Bác đã có câu nói:“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bước 2: Triển khai vấn đề: Giải thích câu nói Tài là gì? Đức là gì? Có tài mà không có đức là người vô dụng là gì? Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó? => Người có tài năng nhưng lại không có đạo đức thì chỉ là người vô dụng, có làm được việc. Người có đức nhưng lại thiếu tài năng thì khi làm việc sẽ rất khó khăn. Mối quan hệ giữa đức và tài Có mối quan hệ khăng khít với nhau Đức và tài luôn phải đi liền với nhau. Vì khi một con người có cả đức và tài thì đó mới là người có ích cho xã hội Phân tích, bàn luận: 14
- H:Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng? Người có tài là người có tài năng nhưng họ lại không có đức. Họ dùng cái tài đó vào những việc sai trái, làm hại người khác. Cái tài đó là chỉ phục vụ cho cá nhân họ mà không giúp ích được cho đời thì chỉ là một người vô dụng. Những người như vậy thì trước sau gì cũng bị đào thải ra xã hội. Dẫn chứng H: Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó? Một người có đức mà không có tài năng thì họ làm việc gì cũng khó. Bởi họ không thể làm việc đó một cách có hiệu quả được vì họ không có tài. Nhưng những người này, nếu biết phấn đấu chắc chắn sau này họ sẽ thành công được. Dẫn chứng Đánh giá:(Ý nghĩa của lời dạy): + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của từng cá nhân. +Chúng ta phải không ngừng rèn luyện bản thân trở thành người vừa có đạo đức, có tài, để làm việc một cách hiệu quả Bước 3: Tổng kết lại vấn đề.Mỗi người muốn thành công để trở thành người có ích cho xã hội thì cần phải có cả đức và tài. Bài mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống, trong một cuộc nói chuyện với học sinh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Lời nói của Bác đặt ra cho thanh niên, học sinh chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết. Phải tu dưỡng, rèn luyện để có đức, có tài. Chúng ta nên hiểu lời dạy của Bác thế nào cho đúng?Có tài là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt mọi công việc được giao dù công việc có khó khăn, gian khổ thế nào, dù tình huống có phức tạp đến đâu. Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, các chiến sĩ binh chủng đặc công của chúng ta đã khéo léo ngụy trang để che mắt giặc, dùng tài năng và tinh thần dũng cảm chiến đấu của mình để tiêu diệt nhiều căn cứ ngay trong lòng giặc. Anh Đặng Thái Sơn, một nhạc sĩ pianô có tài đã biểu diễn xuất sắc các nhạc phẩm của nhạc sĩ Sôpanh, đoạt giải nhất trong kì thi âm nhạc quốc tế tổ chức tại Vácxava, thủ đô của Ba Lan, quê hương của nhạc sĩ thiên tài. Anh Lê Bá Khánh Trình đã sử dụng tài trí của mình để giải xuất sắc các bài toán trong cuộc thi toán quốc tế, đem về tấm huy chương vàng cho Tổ quốc…Có đức là 15
- hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt; tôn trọng và bảo vệ cái đúng, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải; kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, tiêu cực trong xã hội; trung thực, giản dị trong cuộc sống. Về tấm gương đạo đức, Bác Hồ của chúng ta là một người tiêu biểu. Cả đời Bác hi sinh, phấn đấu cho hạnh phúc của giống nòi, cho đời sống của con người mà quên bản thân mình. Xung quanh chúng ta, có biết bao tấm gương sáng về đức hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm diệt kẻ gian cứu người bị nạn.Trong lớp học của em, bạn Lan Anh cũng là một tấm gương sáng về đạo đức của người học sinh, bạn luôn luôn lễ độ với thầy cô giáo, giúp đỡ bạn bè trong học tập và đời sống, thẳng thắn đấu tranh với những bạn lười biếng, thiếu ý thức tổ chức kỉ luật….Tài và đức, phẩm chất và năng lực là hai mặt của một con người. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi lẽ có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước há chẳng phải là vô dụng sao? Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ phản bội Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người có tài mà đạo đức kém thì tác hại càng lớn, càng phải phê phán, lên án. Một cán bộ quản lí giỏi nhưng tham ô, hối lộ thì chỉ gây thiệt hại cho Nhà nước và trước sau cũng dẫn đến sự yếu kém của đơn vị. Một học sinh học giỏi mà vô tổ chức, kỉ luật thì chẳng có tác dụng gì trong lớp…Ngược lại, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, không đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất và đời sống. Nếu có đức, muốn phục vụ tốt nhưng không có hiểu biết thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó trở thành hiện thực. Một đội trưởng sản xuất tốt nhưng không am hiểu kĩ thuật, làm mò mẫm sẽ dẫn đến sản xuất thụt lùi. Một học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, nhưng học kém thì không thể phát huy được tác dụng đối với các bạn.Đức và tài liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau cho con người toàn diện. Đức là yếu tố quyết định nhưng không phải là cái gì chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.Ngày nay, khi nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta chẳng những phải cố gắng, nỗ lực, khiêm tốn học hỏi, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, mà còn phải phấn đấu học tập không ngừng để đáp ứng những đòi hỏi của trình độ khoa học cao, để theo kịp những thành tựu của nhân loại, của các nước tiên tiến. Thanh thiếu niên chúng ta không thể thờ ơ, chạy theo lối sống mới sa đọa, thiếu đạo lí, mà phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích cực học tập văn hóa, khoa học, tiếng nước ngoài để có khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến của thời đại. Lời dạy của Bác là một bài học về nhân sinh, bài học về thực tế cuộc sống cần thiết cho mỗi người chúng ta.Lời dạy của Bác động viên, tiếp sức cho chúng ta tu dưỡng, vươn lên trên tầm cao của lịch sử, của thời đại mà mình đang sống. Riêng em, em thấy mình phải không ngừng rèn luyện tư cách, đạo đức của một người học sinh, một người thanh thiếu niên mới dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa, cố gắng để luôn luôn xứng 16
- đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. Chỉ có thể làm một học sinh tốt hiện nay, một công dân và một cán bộ, một người lao động tốt sau này, mới có thể góp phần thực hiện mơ ước của bản thân, góp phần cùng thế hệ mới xây dựng đất nước ta giàu mạnh trong tương lai. Ví dụ 3: Em hiểu thế nào câu nói :Tình thương và trách nhiệm. Bước 1: Nêu vấn đề cần bàn luận.: lối sống có trách nhiệm và tình thương trong xã hội.. Bước 2: Triển khai vấn đề. Giải thích : * Khái niệm sống có trách nhiệm. + Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. + Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả. + Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. + Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc. Bác Hồ từng nói: "Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy,… là không có tinh thần trách nhiệm". *. Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. + Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh + Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. + Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác. Phân tích, bàn luận: H:Vì sao cần phải sống có trách nhiệm? Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người. Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại. 17
- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn. *Vì sao phải có tình yêu thương: Biểu hiện của sống có trách nhiệm Đối với học sinh: + Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp + Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường + Có tinh thần yêu nước... + Sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng + Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng. Đối với công chức: + Thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho + Hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho + Không vì mục đích tư lợi cá nhân mà làm cho người khác bị thiệt thòi, ảnh hưởng. Đối với công dân: + Thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật + Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh. + Biết chia sẻ và yêu thươngTích cực tham gia các hoạt động tập thể + Biết giữ gìn sức khỏe, biết cách học tập, đổi mới và tích cực phấn đấu. + Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. + Khi làm việc gì đó sai lầm, không nên chối cãi, cố tình lảng tránh mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. + Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa... *Biểu hiện của tình yêu thương: Trong gia đình: + Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ + Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người + Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ + Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. Trong xã hội: 18
- + Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa + Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí + Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh. + Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. + Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người. Ý nghĩa, vai trò của sống có trách nhiệm Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ Có được lòng tin của mọi người Thành công trong công việc và cuộc sống Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước. *.Ý nghĩa của tình yêu thương: Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. *. Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Bài học nhận thức và hành động Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng. Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống 19
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. Bước 3: Tổng kết lại vấn đề : Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm và tình yêu thương với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ. Ví dụ 4:Trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn trong cuộc sống. Mở Dẫn dắt từ hiện thực đời sống ,,tư Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng con người hôn lớn ,thầy đoạn tưởng xã hội để giới thiệu vấn đề nghị cô là những người lái đò đưa ta đến bến bờ tri thức còn luận.Từ đó ta hiểu được điều gì? bạn bè là những người cùng ta chia sẻ buồn vui .Tình bạn (Chuyển ý) có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Thân đoạn Giải thích khái niệm của Tình bạn là mối quan hệ tư tưởng ,phẩm chất tình cảm giữa hai người có cơ sở thấu hiểu,đồng Giải thích hiện tượng cảm,sẻ chia,yêu thương ,giúp đỡ lẫn nhau.Tình bạn đẹp phải xuất phát từ tình cảm vô tư,trong sáng,chân thành ,không vụ lợi.Một người ta chọn làm bạn khi tìm thấy sự hòa hợp trong quan điểm sống ,sở thích,năng khiếu…. Đánh giá tư tưởng đúng Tình bạn có ý nghĩa rất hay sai ;tốt hay xấu lớn lao,cuộc đời không có bạn bè sẽ không co gì tốt đẹp và ý nghĩa cũng như thế giới không có mặt trời. Biểu hiện của tư tưởng Ai trong cuộc đời mà không có bạn thì sẽ cô đơn ,buồn tẻ như thế nào!Bạn giúp ta chia sẻ niềm vui,nỗi buồn trong cuộc sống .Những khi ta vui,bạn cùng ta cảm nhận niềm vui,tâm hồn ta sẽ tràn ngập hạnh phúc.khi ta cô đơn,mệt mỏi,bạn có thể lắng nghe tâm tình cùng ta.Những lúc ấy nỗi buồn dường như vơi đi,những muộn phiền được giải tỏa.Giả sử nếu như không có bạn chia sẻ nỗi buồn kia phải dấu kín trong lòng thì mệt mỏi và u uất biết bao. Có người nói rằng:Không có bạn,ta có thể chia sẻ với gia đình.Thật sự gia đình luân ôm ấp ,yêu thương ,che chở cho ta,nhưng thực sự khác 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán Hình học phẳng
22 p | 523 | 226
-
Chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 4 ôn luyện thi Violympic trên mạng: Chuyên đề 4
80 p | 355 | 51
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách tổ chức cho học sinh viết tiểu luận trong dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở lớp 10 chuyên sinh
148 p | 204 | 28
-
Chuyên đề: Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6
13 p | 514 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học - Hóa học 10 (Chương trình 2018)
77 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh kết quả thí nghiệm cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11
100 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác bất đẳng thức Cauchy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10
32 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng lập trình qua việc lựa chọn thuật toán tối ưu phù hợp với dữ liệu bài toán
47 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng thu thập, xử lí thông tin trên mạng Internet bằng hình thức sân khấu hoá cho HS trường PTDTNT THPT Số 2 Nghệ An
51 p | 8 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Toán 11 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm - Mã đề 485
14 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 2
7 p | 19 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Tiền Giang
4 p | 10 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
21 p | 20 | 2
-
SKKN: Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu
23 p | 54 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ
19 p | 9 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 203-2024 - Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình
4 p | 10 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Nhật lớp 12 (chuyên) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang
6 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn