Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu Lao động ra nước ngoài tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010
lượt xem 16
download
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động Xuất khẩu lao động của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010, bao gồm những kết quả thiết thực mà hoạt động này đạt được cũng như những điểm hạn chế, khó khăn cần giải quyết, khắc phục. Từ đó có thể nêu ra một vài đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động, cải thiện cuộc sống cho người dân lao động và góp phần vào mục tiêu phát triển chung của Bạc Liêu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu Lao động ra nước ngoài tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế ngày càng được mở rộng, Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng đã có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường Quốc tế, có điều kiện phá bỏ những rào cản hữu hình và vô hình đối với các thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các nước, do vậy các ngành kinh tế trong nước có nhiều điều kiện tiếp cận với thị trường thế giới, tình hình Xuất khẩu Lao động (XKLĐ) ra nước ngoài cũng không ngoại lệ. Ở tỉnh Bạc Liêu, nơi có nền kinh tế nhiều tìm năng, tình hình XKLĐ tại tỉnh Bạc Liêu trong nhiều năm qua cũng đã đạt được thành quả đáng khích lệ, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân lao động, tạo thêm nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Bạc Liêu có mức phát triển đạt mức trung bình khá cuả khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong ''tốp giữa'' của các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, hoạt động XKLĐ ở Bạc Liêu đang gặp phải một số khó khăn mà nguyên nhân chính là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Báo cáo thực tập chương trình học hết môn “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu Lao động ra nước ngoài tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 2010 ” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động XKLĐ ra nước ngoài tại tỉnh Bạc Liêu, tìm hiểu những kết quả mà tỉnh Bạc Liêu đã đạt được trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế, những điểm khó khăn cần giải quyết trong lĩnh vực XKLĐ ra nước ngoài và từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trang 1
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động Xuất khẩu lao động của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 2010, bao gồm những kết quả thiết thực mà hoạt động này đạt được cũng như những điểm hạn chế, khó khăn cần giải quyết, khắc phục. Từ đó có thể nêu ra một vài đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động, cải thiện cuộc sống cho người dân lao động và góp phần vào mục tiêu phát triển chung của Bạc Liêu . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp của hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài. • Phạm vi nghiên cứu : Tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu của các báo cáo thực tiễn từ các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh và báo cáo của Sở Lao động thương binh – xã hội tỉnh Bạc Liêu về hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài trong từng giai đoạn. 5. Nguồn số liệu Số liệu được thu thập dựa trên các báo cáo hàng năm của Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh Bạc Liêu về vấn đề xuất khẩu lao động diễn ra trên địa bàn tỉnh , trên các bài báo, tạp chí về lĩnh vực xuất khẩu lao động ra nước ngoài, v.v.. 6. Kết cấu Chương 1 : Lý luận chung về Lao động và Xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 2010. Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài tại tỉnh Bạc Liêu. Trang 2
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG RA NƯỚC NGOÀI 1.1 Một số khái niệm: 1.1.1 Lao động: Lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thoả mãn những nhu cầu của cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh nghiệp hoặc nói chung của toàn xã hội. Cùng với các nguồn lực thiết yếu khác như máy móc, nguyên liệu, đất đai,v.v ..lao động sống là nguồn lực của sản xuất còn lao động là sức mạnh năng động của quá trình sản xuất. Đại diện cho sức lao động là con người. Sức lao động chỉ tồn tại thực sự trong cá nhân người lao động và là nguồn lực lao động chủ yếu của xã hội. Trong điều kiện lao động tự do, lao động không thể tuỳ tiện di chuyển từ điểm dân cư này sang điểm dân cư khác. 1.1.2 Nguồn Lao động: Đối với Xã hội ngày nay nguồn lao động hay còn gọi là nguồn nhân lực, là một nguồn lực không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào. Khái niệm nguồn lao động trong kinh tế học là dân số có khả năng lao động cả bằng thể lực và trí lực của mình. Nói cách khác, đó là những dân cư đang làm việc và không làm việc nhưng vẫn có khả năng lao động. Đặc điểm của nguồn lao động là không thể tích luỹ, tiết kiệm, không thể sử dụng như là những yếu tố nguyên liệu sản xuất. Trang 3
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Nếu như nguồn lao động được tiết kiệm, không được sử dụng thì đó sẽ là một sự tổn thất cho xã hội. 1.1.3 Hoạt động xuất khẩu lao động: Khái niệm Xuất khẩu lao động là một bộ phận của khái niệm di chuyển lao động, xuất phát từ khái niệm di chuyển lao động. Về khái niệm di chuyển lao động, đó là quá trình phân bổ sức lao động đến những chỗ làm việc mới. Việc di chuyển đến những chỗ làm việc mới có thể đi cùng với sự thay đổi về dạng việc làm, vùng lãnh thổ và người sử dụng lao động. Các dạng di chuyển có thể được thể hiện dưới hai nguồn gốc cơ bản, đó là phân bổ theo vùng lãnh thổ và thay đổi loại hình công vệc. Như vậy Xuất khẩu lao động là một phân loại của di chuyển lao động, đó là quá trình di chuyển lao động đến nơi làm việc mới ở ngoài quốc gia. Hoạt động Xuất khẩu lao động được thực hiện bởi các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động và chịu sự quản lý của Nhà Nước thông qua Bộ Lao động – Thương Binh Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các địa phương. 1.1.4 Người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Theo “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.): “ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này”. 1.2 Các ngành nghề Xuất khẩu lao động: Các ngành nghề Xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng chủ yếu vẫn là các nghành nghề lao động trực tiếp, hay nói cách khác là lao động chân tay (lao động giản đơn), các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nhưng không yêu cầu trình độ lao động cao, ví dụ như may mặc, nữ giúp việc nhà, khai thác khoáng sản, xây dựng, chăm sóc người cao tuổi, v.v Trang 4
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Bên cạnh đó cũng có các ngành nghề đòi hỏi trình độ của người lao động tham gia Xuất khẩu lao động, đó là các ngành nghề như công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học hay trên Đại học, v.v. 1.3 Tác động của hoạt động Xuất khẩu lao động đến quốc gia Xuất khẩu lao động và quốc gia tiếp nhận lao động: 1.3.1 Đối với quốc gia Xuất khẩu lao động: Ở các nước có lao động tham gia Xuất khẩu lao động mà chủ yếu là ở các nước kém phát triển, hoạt động này là một biện pháp tích cực nhằm giải quyết công ăn việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động. Bên cạnh đó, đưa lao động đi Xuất khẩu lao động cũng là biện pháp tốt để mang nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước nhằm du nhập công nghệ, tư bản. Ngoài ra, việc đưa một phần lao động ra nước ngoài có thể kéo theo sự suy giảm của nền sản xuất trong nước (do giảm thị trường tiêu thụ và cũng là lực lượng sản xuất) nhưng đó cũng là con đường nhằm nâng cao thu nhập cho những người lao động, không chỉ những người đi Xuất khẩu lao động mà còn là những lao động trong nước, từ đó nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân, từ đó phát triển Kinh tế đất nước đi lên. Bảng 1.1 Ảnh hưởng của XKLĐ đến thị trường lao động của quốc gia XKLĐ W Sản xuất giảm kijl W1 i Wo j Trang 5
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn m D O k l L Di chuyển lao động (Nguồn : Slide bài giảng Kinh tế Lao động – TSKH. Phạm Đức Chính,tr.19) Biểu đồ trên cho thấy trước khi di chuyển lao động ra nước ngoài, mức lương của lao động nước này là Wo tương ứng với số lượng lao động trong nước là Ol, khối lượng sản xuất của nền Kinh tế được tính bằng diện tích hình chư nhật OWojl. Cung lao động lớn nên mức lương nhận được của lao động trong nước khá thấp(Wo) Sau khi có hoạt động XKLĐ ra nước ngoài, số lượng lao động còn lại là Ok , với nguồn cung lao động này , mức sản xuất của nền Kinh tế giảm xuống đúng bằng diện tích kijl, trong khi đó mức lương người lao động nhận được lại tăng từ Wo lên W1. Như vậy ta có thể thấy khi có hoạt động Xuất khẩu lao động ra nước ngoài , không những thu nhập của các hộ gia đình có lao động đi xuất khẩu tăng lên , mà mức thu nhập của những người lao động trong nước cũng được cải thiện đáng kể. Đối với Việt Nam, Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, điều đó phù hợp với nguyện vọng của người lao động nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và tay nghề cho người lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Từ năm 2006 đến 2010 Bạc Liêu đã giải quyết việc làm cho 79.242 đạt hơn chỉ tiêu đề ra ( chỉ tiêu 75.000 lao động), đạt 105,656% so với kế hoạch. Trong đó đi làm việc tại nước ngoài là 1.120 người. Không những thế từ hiệu quả của hoạt động này, chất lượng và trình độ tay nghề của người lao động cũng được nâng cao đáng kể, đóng góp vào sự phát triển về chất trong đội ngũ người Trang 6
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn lao động cả nước, từ đó góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển của cả quốc gia. Mặt khác, hoạt động Xuất khẩu lao động khi phát triển sẽ tạo ra hàng loạt việc làm trong các hoạt động phục vụ cho lĩnh vực này, ví dụ như các hoạt động giáo dục dạy nghề, dạy ngoại ngữ,v.v. Từ đó Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng từ lợi nhuận và phí quản lý từ những hoạt động này hàng năm. 1.3.2 Đối với quốc gia tiếp nhận Lao động Ta có thể chia các nước nhập khẩu lao động thành hai loại : Thứ nhất là những nước dân số ít mà giàu tài nguyên như ở Trung Đông, ở đây thiếu lao động trong các ngành xây dựng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại tư gia; Thứ hai là những nước đã phát triển, kể cả những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia. Trong nhóm thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển ra nước ngoài ( dưới các hình thức như đầu tư trực tiếp FDI ) những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao. Tuy nhiên, tại những nước công nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài được. Ở đây cần lưu ý một điểm là tại các nước đã phát triển không phải là không còn tồn tại lao động giản đơn. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ số người mới ở trình độ giáo dục cưỡng bách tại các quốc gia này. Tuy nhiên vì tiền lương nói chung đã tăng cao theo mức sống của xã hội, các xí nghiệp có khuynh hướng thuê mướn lao động nước ngoài để giảm chi phí. Mặt khác, lao động bản xứ có khuynh hướng tránh những loại công việc mà môi trường lao động không tốt, dễ gặp tai nạn. Ví dụ như tại Nhật có 3 loại công việc, mà tiếng Nhật gọi là 3K, phải nhập khẩu lao động nước ngoài vì không thuê mướn được lao động bản xứ : nguy hiểm (kiken), môi trường làm việc không sạch sẽ (kitanai) và điều kiện lao động khắc nghiệt (kitsui) như nóng nảy, ngột ngạt. v..v Trang 7
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Bảng 1.2 : Ảnh hưởng của XKLĐ đến các quốc gia tiếp nhận Lao động Xuất khẩu W Tiền công dân bản địa giảm từ OWobe xuống còn OW1be Wo b W1 g c Trang 8
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn D O e f L Di chuyển lao động (Nguồn : Slide bài giảng Kinh tế Lao động – TSKH. Phạm Đức Chính,tr.19) Trước khi tiếp nhận thêm lao động ở nước ngoài, mức lương của người dân bản địa các nước này là Wo tương ứng với số lượng lao động là Oe. Việc tiếp nhận thêm Lao động từ Xuất khẩu lao động ở các nước (ef), có nghĩa là nguồn cung lao động ở các nước này tăng lên đáng kể ( từ Oe lên Of ), điều này làm cho tiền công của dân bản địa giảm xuống từ Wo xuống W1. Song bù lại, thị trường tiêu thụ các nước này tăng lên, các ngành sản xuất trong nước cũng tăng, do đó mang lại nguồn thu rất lớn cho các nước này.( Theo biểu đồ, sản xuất của nền Kinh tế các nước tiếp nhận LĐXK tăng lên đúng bằng diện tích befc). 1.4 Những yêu cầu của XKLĐ ra nước ngoài Để tham gia vào đội ngũ lao động Xuất khẩu ra nước ngoài, người lao động bên cạnh những đòi hỏi về sức khoẻ, nguồn tài chính còn có những yêu cầu khác như lí lịch cá nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ.. Tuỳ theo thị trường tiếp nhận và yêu cầu công việc mà mức độ của các yêu cầu có khác nhau đối với người lao động. Ví dụ như đối với thị trường Đài Loan hay Malaysia, yêu cầu đối với người lao động nhìn chung khá thấp với số lượng nhiều, trong khi đó thị trường Nhật Bản chỉ tuyển thực tập sinh với số lượng hạn chế nên yêu cầu của họ khá cao. 1.5 Bộ luật Nhà Nước về Xuất khẩu lao động ra nước ngoài Văn bản Pháp luật về Lao động là người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được NN và Chính phủ qui định tại Mục V – Chương XI Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và văn bản về quản lí Nhà nước trong hoạt động XKLĐ ra nước ngoài cũng được NN và Chính Phủ qui định Trang 9
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn rõ tại Điều 184 – Chương XV về quản lí NN về Lao Động – Bộ Luật Lao động nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đã được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 cà có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng : (Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10) :Luật này quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài ra, Nhà nước và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều thông tư, nghị định về việc đưa người lao động ra nước ngòai làm việc và các văn bản, quyết định hướng dẫn thi hành các thông tư, nghị định đó. 1.6 Hoạt động Xuất khẩu Lao động tại tỉnh Bạc Liêu Trung Tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được cấp phép theo Luật đưa người Lao động đi làm việc ở nước ngoài.Trong năm 2010 Trung Tâm giới thiệu việc làm đã đưa được 223/300 đạt 74% kế hoạch Thủ tục đưa người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, trong đó Trung Tâm giới thiệu việc làm có quyền tuyển Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn được quy định theo Pháp Luật. Việc tuyển dụng được thực hiện theo các quy trình và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, đó là Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Bạc Liêu và Cục quản lý lao động với nước ngoài. Trang 10
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG RA NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẠC LIÊU 2006 2010 Trang 11
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 2.1 Giới thiệu về Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội tỉnh Bạc Liêu Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu là cơ quan Nhà Nước thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu, có trụ sở đặt tại: Khóm 5, đường Hùng Vương, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Cơ cấu tổ chức của Sở gồm 6 phòng, ban thực hiện chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính sách lao động tiền công – tiền lương; dạy nghề; chính sách người có công; Bảo trợ xã hội; Thanh tra an toàn lao động; Chăm sóc BVTE trên địa bàn tỉnh và 6 các Trung tâm, các trường và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thực hiện công tác quản lý và giám sát hoạt động ngành. Bảng 2.1 :Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội tỉnh Bạc Liêu SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN MÔN TRỰC THUỘC Phòng hành chính Phóng Kế hoạch Trung tâm bảo trợ xã Trung tâm giới thiệu tài chính hội việc làm Phòng chính sách Phòng bảo trợ xã người có công hội Trung tâm giáo dục Chi cục phòng chống lao động xã hội tệ nạn xã hội Phòng tiền công, Phòng dạy nghề tiền lương Trường Trung cấp Trường Cao đẳng Phòng Thanh tra Phòng Chăm sóc, Nghề Nghề Bảo vệ trẻ em • Phòng quản lý lao động tiền lương tiền công: Trang 12
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Là một trong những phòng ban chuyên môn của sở, thực hiện công tác tham mưu cho Ban Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội,v..v 2.2 Vài nét về điều kiện tự nhiện và kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên: Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2m so với mặt nước biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản lộ Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000mm – 2.300mm. Nhiệt độ trung bình 260c, cao nhất 31,50c, thấp nhất 22,50c. Số giờ nắng trong năm 2.500 giờ 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thủy triều Biển Đông và một phần chế độ nhật triều Biển Tây. 2.1.2 Đặc điểm Kinh Tế Xã hội • Đặc điểm Kinh tế Trong giai đoạn 2006 2010, kinh tế Bạc Liêu đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá bình quân đạt 11,5% /năm (chỉ tiêu là 12%/năm) và chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không ngừng được tăng cường, nhất là giao thông, đô thị; văn hoá, xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.130 USD khu vực đô thị, 1.047 USD khu vực nông thôn; Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 6.055 tỷ đồng năm 2005, tăng lên 8.800 tỷ đồng năm Trang 13
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 2010, tốc độ tăng trưởng của khu vực này tăng bình quân 8,67%/năm (chỉ tiêu 4,8%/năm). Thu ngân sách trên điạ bàn tăng bình quân 7,3%/năm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; phát triển kinh tế xã hội Bạc Liêu nhanh, bền vững, Bạc Liêu có mức phát triển đạt mức trung bình khá cuả khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong ''tốp giữa'' của các tỉnh trong cả nước. Để quá trình phát triển Kinh tế Xã hội bền vững trong giai đoạn 2011 – 2015 cần tập trung cải tạo môi trường thu hút đầu tư có trọng tâm trọng điểm nhằm phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong nông nghiệp, thủy sản; Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề; phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, y tế, thông tin, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; Cải cách hành chính; phát triển công nghiệpdịch vụ; Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị; Nâng cao chất lượng dạy nghề và phát triển du lịch; Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. ( VK Đại hội tỉnh Đảng bộ Bạc Liêu lần thứ XIV) III. CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2010 Đơn vị tính: người Dân số năm 2010 Đơn vị Tổng số Thành thị Nông thôn 1. TP Bạc Liêu 150.848 112.376 38.472 2. Huyện Phước Long 119.301 20.004 99.297 3. Huyện Hồng Dân 106.564 11.788 94.776 4. Huyện Vĩnh Lợi 99.059 14.065 84.994 5. Huyện Hòa Bình 108.214 20.833 87.381 6. Huyện Giá Rai 138.357 36.077 102.280 7. Huyện Đông Hải 145.434 15.078 130.356 TỔNG CỘNG: 867.777 230.221 637.556 (Nguồn: Niên giám thống kê năm, 2010) Trang 14
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Toàn tỉnh có 64 xã, phường, thị trấn. Dân số năm 2010 trung bình là 123.968 người. Trong đó Thành phố Bạc Liêu có dân số đông nhất tỉnh (Chiếm 17,38% tổng dân số toàn tỉnh), huyện Vĩnh Lợi có dân số thấp nhất (chiếm 11,41% tổng dân số toàn tỉnh). Tỷ lệ dân số thành thị trung bình của toàn tỉnh chiếm 26,53%. Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ vừa mới tách tỉnh năm 1997 nên còn nghèo. Trước đó chung một tỉnh là tỉnh Minh Hải nay là tỉnh Cà Mau nên tỉnh Bạc Liêu cũng chưa thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều. Thế mạnh của tỉnh hiện nay là nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Có một số Doanh nghiệp và các Công ty chế biến Thủy hải sản, và Xuất khẩu gạo là chủ yếu. Hoạt động du lịch của tỉnh cũng phát triển mạnh, lượng khách du lịch từ các tỉnh khác đến và cũng có khách du lịch nước ngoài tham quan ngày càng đông đảo. Bạc Liêu cũng có nhiều chổ tham quan như: Nhà Công Tử Bạc Liêu; Chùa bà Nam Hải; Vườn chim Bạc Liêu, và Bạc Liêu lại có biển. Năm 2010 Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch báo cáo có khoảng 1.256 lượt khách tham quan. Bạc Liêu có khoảng hơn 90 xí nghiệp lớn, nhỏ chế biến tôm động lạnh để xuất khẩu sang nước ngoài. Hàng năm các doanh ngiệp này mang lại cho tỉnh Bạc Liêu hàng trăm tỷ đồng. Còn về ngành nông nghiệp Bạc Liêu có trữ lượng gạo cũng khá lớn, hàng năm Bạc Liêu xuất khẩu gạo hàng nghìn tấn. Trong tương lai Bạc Liêu tiếp tục phát triển các ngành kinh tế chủ lực để tạo điều kiện cho kinh tế của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo như chủ trương của Nhà nước ta. • Đặc điểm Xã Hội Trang 15
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Theo số liệu thống kê dân số năm 2010 tỉnh Bạc Liêu 867.777 người. Trong đó: Trong độ tuổi lao động 585.882 người ( chiếm tỷ lệ 67,51% dân số). Khu vực thành thị: 175.764 người ( chiếm tỷ lệ 20,25% dân số) Khu vực nông thôn: 410.118 người ( chiếm 47,26% dân số) Về dân tộc, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều dân tộc cùng cư trú. Trong đó, người Kinh chiếm 89,98% dân số, người Hoa chiếm 2,33%, người Khmer chiếm 7,66%, còn lại là các dân tộc khác. (Số liệu thống kê năm 2010). 2.1.2 Tình hình thị trường lao động tại tỉnh Bạc Liêu Lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế có cơ cấu lao động như sau: Lao động khu vực thành thị: 138.951 người ( chiếm 23,71% số người trong độ tuổi lao động) Lao động khu vực nông thôn: 324.219 người ( chiếm tỷ lệ 55,35% số người trong độ tuổi lao động) Số người không tham gia hoạt động kinh tế: 122.712 người (chiếm 20,94% số người trong độ tuổi lao động) Xét theo độ tuổi, Bạc Liêu là tỉnh có dân số trẻ. Năm 2010, số người trong độ tuổi dưới 15 chiếm 27,18%, từ 15 59 tuổi chiếm 67,51%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 5,31%. So với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trong độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trên độ tuổi lao động thấp hơn. So với mức trung bình của cả nước, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trên độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp hơn. Số lao động chia theo từng nhóm Công nghiệp và xây dựng: 40.944 người ( chiếm 8,83% tỷ lệ lao động); Nông, lâm, ngư nghiệp: 306.109 người ( chiếm 66,08% tỷ lệ lao động); Dịch vụ: 116.117 người ( chiếm 25,09% tỷ lệ lao động) Trang 16
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Mặt khác, Bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp, đa số lao động quen làm việc tự do, chưa có tác phong sản xuất công nghiệp, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật lao động thấp. Không có ngoại ngữ, thiếu khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động xã hội và phân công lao động khu vực. Vì thế còn rất nhiều lao động ở đô thị còn chưa có việc làm và một lượng lớn phụ nữ không có nghề nghiệp thiếu cơ hội tìm việc làm chuyên lo nội trợ. Hàng năm tỉnh Bạc Liêu bố trí việc làm cho người lao động trên 15.719 người, trong đó gần 1.000 người là sinh viên, học sinh tốt nghiệp các chương trình đào tạo nghề, nhiều người lao động rất khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một công việc thích hợp với thu nhập ổn định. Trung bình, hằng năm thành phố chỉ giải quyết việc làm cho trên dưới 25.000 lao động. Giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề cấp bách của chính quyền tỉnh Bạc Liêu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền Kinh tế đang gặp phải nhiều biến động. Theo Trung tâm Gới thiệu việc làm tỉnh Bạc Liêu (thuộc Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh Bạc Liêu), trong giai đoạn các năm 2006 đến 2010, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh sẽ thu hút lao động cho 35.000 chỗ làm việc, trong đó 15.000 chỗ làm việc mới. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay nền Kinh tế của nước ta cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ sự khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến số lượng lao động bị thất nghiệp ngày càng gia tăng .Tính đến thời điểm ngày 01/4/2010 lao động từ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm là: 23.707 người; Trong đó: Số người thất nghiệp ở thành thị là: 5.835 người; Số người thiếu việc làm ở nông thôn là: 17.872 người. Nhìn chung Bạc Liêu có đội ngũ lao động khá đông, đa số trẻ khỏe, có thể lực tốt nhưng chất lượng lao động thấp. Nguyên nhân người lao động bị thiếu việc và mất việc là do các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp sắp xếp lại Trang 17
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn sản xuất, thu hẹp sản xuất, ngưng và tạm ngưng hoạt động…Như vậy có thể thấy cầu việc làm tại tỉnh Bạc Liêu ngày càng gia tăng về số lượng, nhu cầu việc làm cho người dân lao động đang trở nên cấp thiết. Đó đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với chính quyền thành phố giai đoạn hiện nay. Do vậy, Xuất khẩu Lao động, hiện nay được coi là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, đó là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước ta trong những năm gần đây. 2.2 Thực trạng hoạt động XKLĐ tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 2010 2.2.1 Qui trình tuyển dụng LĐXK ở tỉnh Bạc Liêu Theo Nghị định số 152/1999/CPNĐ ngày 20/9/1999 quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và Thông tư số 28/1999/TTBLĐTBXH ngày 15/11/1999 hướng dẫn Nghị định 152, quy trình, thủ tục xuất khẩu lao động được quy định như sau: • Đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài Đơn vị đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động. Đó là doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần theo Nghị định số 44/1998/NĐCP ngày 29/6/1998 mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt; doanh nghiệp thuộc các đoàn thể trung ương có các điều kiện do pháp luật quy định. • Đăng ký hợp đồng Doanh nghiệp được phép hoạt động chuyên doanh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài tiến hành đăng ký hợp đồng tại Cục Quản lý lao động với nước ngoài. Hồ sơ đăng ký hợp đồng gồm: Trang 18
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Một bản đăng ký hợp đồng. Một bản sao hợp đồng và bản sao các văn bản liên quan tới việc tiếp nhận lao động của nước nhận lao động (có xác nhận của thủ trưởng doanh nghiệp). Báo cáo thực hiện hợp đồng lần trước (nếu có). Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh cần phải có văn bản chứng minh khả năng tài chính tại thời điểm đăng ký hợp đồng. Doanh nghiệp nhận thầu khoán công trình, hợp đồng liên doanh liên kết ở nước ngoài phải nộp bản sao hợp đồng có ý kiến xác nhận của thứ trưởng bộ, ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sau 3 ngày đối với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh và 7 ngày (trừ ngày lễ và ngày nghỉ hàng tuần) đối với doanh nghiệp không chuyên doanh kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp, nếu không có thông báo của Cục Quản lý lao động với nước ngoài thì doanh nghiệp được phép tổ chức tuyển chọn và làm các thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng đối với các thị trường mới và các thị trường chưa có cơ quan đại diện của Việt Nam, các doanh nghiệp phải báo cáo với Cục Quản lý lao động với nước ngoài về hợp đồng đã ký kết trước khi làm thủ tục đăng ký hợp đồng ít nhất 5 ngày. • Tuyển chọn lao động Trước khi tuyển chọn lao động, doanh nghiệp phải thông báo công khai tại trụ sở và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về giới tính, tuổi đời, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền công, các khoản và mức phí đóng góp, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Trang 19
- GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày người lao động dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo kết quả công khai cho người lao động. Sau 6 tháng kể từ ngày trúng tuyển, doanh nghiệp chưa đưa người lao động đi được thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động biết. Doanh nghiệp ký hợp đồng với bệnh viện do ngành y tế quy định để khám sức khỏe cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ được tuyển chọn những người có đủ sức khỏe theo kết luận của bệnh viện. • Đào tạo và giáo dục định hướng Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo và giáo dục định hướng tại các trường, trung tâm dạy nghề, bao gồm: học ngoại ngữ, giáo dục định hướng (gồm kiến thức pháp luật về lao động, hình sự, dân sự, xuất nhập cảnh và cư trú của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật, phong tục tập quán, điều kiện làm việc, quan hệ cư xử...), kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động. • Công tác quản lý Doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động; quản lý sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội... Doanh nghiệp phải báo cáo về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm vào trước ngày 15 của tháng cuối, gửi Cục Quản lý lao động với nước ngoài. Như vậy , quy trình tuyển dụng và thủ tục đưa người lao động ra nước ngoài làm việc ở tỉnh Bạc Liêu được thực hiện dựa trên những Nghị định, thông tư do Nhà Nước ban hành, và việc quản lý, hướng dẫn thực hiện đúng các quy Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
72 p | 463 | 93
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp của hoạt động Marketing mix tại công ty TNHH Tã giấy Diana
96 p | 568 | 92
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phan Đình Phùng Hà Nội
78 p | 534 | 90
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Nguyễn Hữu Hoàng
71 p | 296 | 81
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2013
94 p | 397 | 79
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix
106 p | 376 | 60
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing tại Công ty VMS - Mobi Fone
64 p | 281 | 52
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
49 p | 266 | 51
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp triển khai sản phẩm, dịch vụ Mobile Banking của hệ thống NH NN&PTNN trên địa bàn Tp.HCM
59 p | 178 | 44
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình
60 p | 193 | 42
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
107 p | 331 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Lập kế hoạch phát triến sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia đến năm 2015
62 p | 215 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tái định vị thương hiệu Nguyên Sa Shop của Công ty TNHH Thời trang Nguyên Sa
95 p | 146 | 32
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Vụ Bản
76 p | 149 | 30
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Eatar, huyện cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
58 p | 162 | 27
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng thị trường thẻ ATM VN và chiến lược phát triển KH dựa vào SP thẻ của NH ngoại thương chi nhánh Bình Tây
79 p | 139 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy
56 p | 150 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và các giải pháp Marketing nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công ty Bi Ti'sS trên thị trường Miền Bắc
89 p | 131 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn