intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam trong tiến trình phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người lao động, đồng thời dịch chuyển cơ cấu lao động sang các lĩnh vực khó bị thay thế hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam trong tiến trình phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0

  1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Phạm Thị Dự1 Tóm tắt: Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sự thay đổi này đã và đang ảnh hưởng tới cơ cấu lao động của cả nước. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội cho thấy bốn nhóm nghề: nhân viên bán hàng; thợ vận hành và lắp ráp thiết bị, lao động có kỹ năng trong nông nghiệp và lao động giản đơn là những nhóm nghề thay đổi cơ cấu mạnh nhất trong giai đoạn 2018 – 2025. Đến năm 2025, tỷ trọng lao động làm bốn nghề này có thể chiếm tới 71,1% trong tổng số 57,4 triệu lao động Việt Nam. Dự kiến đến năm 2025, tỷ trọng lao động thuộc các lĩnh vực: dệt may, thương mại, dịch vụ, giải trí, giao thông, y tế, giáo dục và nông nghiệp chiếm 74,6% trong tổng số 57,4 triệu lao động Việt Nam trong đó có tới 73,4% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Ước tính trong giai đoạn 2018 – 2025 có khoảng 8 – 16 triệu lao động có khả năng bị chuyển đổi sang các nghề khác, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm và khoảng 31 triệu lao động cần được đào tạo mới hoặc đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu về tay nghề/ kỹ năng trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng chuyển đổi sang các nghề hoặc lĩnh vực khác. Qua đó có thể thấy Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người lao động, đồng thời dịch chuyển cơ cấu lao động sang các lĩnh vực khó bị thay thế hơn. Từ khóa: Cơ cấu lao động, Cách mạng công nghiệp 4.0. Abstract: In recent years, Vietnam’s economic structure has changed in the direction of increasing the proportion of industry and services and reducing the proportion of agriculture. This change has been affecting the labor structure of the country. By 2025, the proportion of employees in these four occupations accounts for 71.1% of Vietnam’s 57,4 million employees. Expected to 2025, employees density in the fields of textile and garment, trade, services, entertainment, traffic, medical, education and agriculture account for 74.6% of Vietnam’s 57,4 million employees,73.4% of whom are not technical and qualification. It is estimated that between 8 and 16 million employees are likely to be displaced to other occupations, unemployment or underemployment and about 31 million employees need to be trained or retrained to meet the skill/skill requirement in the context of the development of the Fourth Industrial Revolution and the possibility of transition to occupations or other fields in the period 2018 – 2025. It can be seen that Vietnam will be greatly influenced by the Fourth Industrial Revolution. There are necessary to quickly improve the level of science and technology for employees, while shifting the labor structure to areas that are more difficult to be replaced. Keywords: Labor structure; the Fourth Industrial Revolution. 1 Email: duphamvuc@gmail.com, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại.
  2. 568 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác. Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới, sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể. Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), đầu năm 2018 đã đưa ra cảnh báo Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ lấy đi việc làm của 66 triệu người lao động tại các nước phát triển trong những năm tới. Theo OECD, cứ 7 người lao động tại các nước phát triển mà OECD tiến hành nghiên cứu thì có một người cần được hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới do những công việc hiện nay của họ sẽ được thay thế bằng robot hoặc hệ thống tự động hóa. Trong khi đó, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là: công nhân nhà máy (44%); nhân viên thu ngân (40%); lái xe taxi (20%); nhân viên chăm sóc khách hàng (18%); phi công (16%). Các nghề không bị robot thay thế là : Luật sư, nhà báo, bác sĩ, nhà nghiên cứu. Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản: Vai trò của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động; Chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong Cách mạng công nghiệp 4.0. 2. VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới: Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Tốc độ đột phá của Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo; Vạn vật kết nối; và Dữ liệu lớn. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Trong lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano. Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 569 tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ thể chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục, nông nghiệp... Trong lĩnh vực Dệt may, trước đây các nước có ngành dệt may phát triển như Mỹ, Anh vì thiếu lao động nên đã dịch chuyển thuê nhân công sang Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam – nơi có lực lượng lao động thủ công giá rẻ dồi dào. Nhưng với công nghệ robot trong cuộc cách mạng lần thứ tư này, nhiều nhà máy dệt may trước đây đặt ở Việt Nam có thể quay ngược lại đặt ở Mỹ, bởi họ đã bắt đầu sử dụng rất nhiều robot. Báo cáo của ILO, cung cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành. Trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ, giải trí, robot cũng đã hiện diện ở những vị trí công việc vốn được cho rằng không thể thay thế con người như lễ tân khách sạn, cơ quan, nhà hàng, trung tâm khách hàng... Khi có khách đến robot có thể tự động nhận dạng, ghi nhớ để chào hỏi, nhớ được sở thích, trả lời các nhu cầu của khách hàng bằng giọng nói hoàn toàn như con người. Trong lĩnh vực Giao thông, thế hệ xe không người lái sẽ phát triển nhờ đảm bảo an toàn cao gấp nhiều lần vì không có tình trạng say rượu bia, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu. Trong lĩnh vực Y tế, cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sỹ biết tuốt” có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. Cỗ máy này còn cho phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác. Hiện tại, một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với 4 cánh tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục. Trong lĩnh vực Giáo dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học. Sinh viên có thể đeo kính VR và có cảm giác như đang ngồi trong lớp nghe bài giảng, hay nhập vai để chứng kiến những trận đánh giả, ngắm nhìn di tích, mang lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc, giúp bài học
  4. 570 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 thấm thía hơn. Hoặc khi đào tạo nghề phi công, học viên đeo kính và thấy phía trước là cabin và học lái máy bay như thật để thực hành đến khi nhuần nhuyễn rồi mới lái, giảm thiểu rủi ro. Trong tương lai, số lượng giáo viên ảo có thể nhiều hơn giáo viên thực rất nhiều. Lĩnh vực Nông nghiệp cũng không còn là nông nghiệp thuần túy. Công nghệ vạn vật kết nối với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo có thể giúp tưới cây, bón phân đúng thời điểm và khoa học với lượng cần thiết vừa đủ cho cây, giúp tiết kiệm chi phí so với phương thức truyền thống hiện nay. Khi đó, nông dân – nhóm người vốn bấp bênh nhất về công việc sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Như vậy, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đòi hỏi mỗi nước phải nhận thức được điều đó và có phương thức hành động hợp lý. Việc đào tạo đúng hướng về hành vi nghề nghiệp sẽ mang lại sự chiếm lĩnh cơ hội tốt hơn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong bài viết chủ yếu là dữ liệu thứ cấp bao gồm: - Dữ liệu về quy mô lao động Việt Nam trong giai đoạn 2007 -2017: số lượng lao động; cơ cấu lao động theo khu vực nông thôn, thành thị; cơ cấu lao động theo giới tính; - Dữ liệu về sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm: Cơ cấu lao động theo nhóm nghề; Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động theo trình độ. Các dữ liệu trên được thu thập từ các nguồn: Niên giám thống kê từ năm 2007 đến năm 2018 và Điều tra lao động và việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Một số định hướng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” năm 2018 và một số bài báo, tạp chí của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia; một số trang web có bài viết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam. Ngoài ra, bài viết đưa ra các số liệu dự báo các năm 2020, 2025 về quy mô lao động; cơ cấu lao động theo nhóm nghề, ngành kinh tế, trình độ dựa trên số liệu nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia đã công bố và kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư năm 2017 về “Nghiên cứu thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2025”. b. Phương pháp phân tích dữ liệu Với các số liệu thứ cấp thu được trong các năm từ 2007 – 2018, bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê các số liệu đó theo từng năm và theo cả giai đoạn. Sau đó sử dụng các bảng số liệu để so sánh sự tăng, giảm qua các năm; từ đó chỉ rõ những thay đổi và xu hướng chuyển dịch (nếu có); đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như chỉ ra nguyên nhân của sự chuyển dịch. Các số liệu dự báo cho các năm 2020 và 2025 dựa trên kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia theo mô hình dự báo cầu nhân lực (lao động đang làm việc) của Việt Nam theo giới tính và khu vực theo phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 571 Đó là việc sử dụng hàm số toán học logarit phản ánh mối quan hệ giữa tỷ số việc làm trên dân số nam thành thị; tỷ số việc làm trên dân số nam nông thôn; tỷ số việc làm trên dân số nữ thành thị; tỷ số việc làm trên dân số nữ nông thôn. Sau khi nhận được giá trị dự báo của tỷ số việc làm trên dân số, việc dự báo số lao động đang làm việc được thực hiện bằng cách nhân các tỷ số việc làm trên dân số đã dự báo được với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên (cho từng giới tính và từng khu vực). Bài viết đã kế thừa kết quả nghiên cứu và thống kê, so sánh với các năm trước; đồng thời phân tích chỉ rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0. 4. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Lao động có việc làm của Việt Nam năm 2017 là 53,7 triệu người, trong đó nữ giới (48,2%) chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (51,8%). Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lao động ở khu vực thành thị trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn 68,1% lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2007 – 2017, quy mô lao động của Việt Nam đã tăng từ 45,2 triệu người lên đến 53,7 triệu người, tăng thêm 8,5 triệu người trong vòng 10 năm. Bảng 1: Quy mô lao động Việt Nam, 2007 – 2017 Đơn vị: Triệu người Năm Tổng số Thành thị Nông thôn Nam Nữ 2007 45,208 11,699 33,509 22,941 22,267 2008 46,461 12,499 33,962 23,899 22,562 2009 47,744 12,625 35,119 24,801 22,943 2010 49,048 13,531 35,517 25,306 23,743 2011 50,352 14,733 35,620 26,025 24,327 2012 51,422 15,412 36,010 26,499 24,923 2013 52,208 15,509 36,699 26,830 25,378 2014 52,744 16,009 36,735 27,026 25,719 2015 52,840 16,375 36,465 27,217 25,623 2016 53,303 16,924 36,379 27,443 25,860 2017 53,703 17,117 36,586 27,814 25,889 Nguồn: Niên giám thống kê các năm a. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề nghiệp và ngành (lĩnh vực) Dự báo sự thay đổi của cơ cấu lao động theo nghề nghiệp và ngành kinh tế thông qua dự báo sự thay đổi số lao động đang làm việc trong từng nhóm nghề cấp 1 và từng ngành kinh tế cấp 1. Theo số liệu thống kê và dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia, cơ cấu lao động theo nhóm nghề cấp 1 có sự thay đổi theo bảng dưới đây. Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm nghề cấp 1, 2007 – 2025 Đơn vị tính: % Nhóm nghề 2007 2017 2018 2020 2025 Lãnh đạo/quản lý 1,4 1,4 1,4 1,4 1,6 Chuyên môn bậc cao 4,3 6,8 7,2 7,9 10,0 Chuyên môn bậc trung 4,0 3,2 3,2 3,1 2,9 Nhân viên văn phòng 1,4 1,9 2,0 2,2 3,0
  6. 572 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nhân viên bán hàng 6,8 17,8 18,3 19,3 21,0 Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp 3,7 9,5 9,3 8,7 7,2 Thợ thủ công 13,6 12,1 12,1 11,9 11,3 Thợ vận hành và lắp ráp thiết bị 3,5 9,3 9,9 11,1 14,4 Lao động giản đơn 61,4 38,0 36,8 34,4 28,5 Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia Theo bảng 2, lao động làm nghề “Lao động giản đơn” là phổ biến, chiếm đến 61,4% năm 2007; nhưng đến năm 2017 tỷ lệ lao động đã giảm đi đáng kể còn 38,0% và đến năm 2015 thì chỉ còn 28,5% chưa đến 1/3 tổng số lao động. Sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nghề nghiệp đã có sự thay đổi rõ rệt: chuyển dịch từ Lao động giản đơn sang Nhân viên bán hàng, Thợ thủ công, Thợ vận hành và lắp ráp thiết bị và Chuyên môn bậc cao. Cụ thể, tỷ trọng lao động thuộc nhóm Chuyên môn bậc cao đã tăng từ 4,3% (2007) lên 10% (2025); Nhân viên bán hàng đã tăng từ 6,8% (2007) lên 21% (2025) và nhóm nghề Thợ đã tăng từ 17,1% (2007) lên 25,7% (2025). Bảng 3: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cấp 1 (lĩnh vực), 2010 – 2025 Đơn vị tính: % Ngành 2010 2015 2020 2025 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 49,5 44,0 38,0 32,2 Công nghiệp khai thác mỏ 0,6 0,4 0,5 0,5 Công nghiệp chế biến 13,5 15,3 17,2 19,1 Xây dựng 6,3 6,5 7,1 6,9 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 11,3 12,7 13,2 13,9 Vận tải kho bãi 2,9 3,0 3,2 3,4 Khách sạn và nhà hàng 3,5 4,6 6,6 8,9 Giáo dục - Đào tạo 3,4 3,6 3,6 3,5 Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia Đến năm 2025, có khoảng 52,2% lao động làm việc trong 5 ngành kinh tế chủ đạo là: Công nghiệp chế biến; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; Khách sạn và nhà hàng; Xây dựng và Vận tải kho bãi. Trong đó, ngành có tỷ trọng lao động lớn nhất là ngành Công nghiệp chế biến chiếm 19,1% tổng số lao động; tiếp đó là ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ chiếm 13,9% tổng số lao động. Theo đánh giá của ILO về tỷ lệ lao động trong một số nghề có nguy cơ bị robot thay thế thì Việt Nam sẽ có khoảng 20 – 40% lao động có khả năng bị chuyển đổi sang các nghề khác, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong tiến trình phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bảng 4: Lao động trong các nhóm nghề có nguy cơ bị thay đổi nghề nghiệp Đơn vị tính: Triệu người Số lao động theo 20%LĐ bị thay đổi 40%LĐ bị thay đổi Các nghề chính kết quả dự báo nghề nghiệp nghề nghiệp 2018 2025 2018 2025 2018 2025 Tổng số 40,179 40,865 8,036 8,173 16,072 16,346 Nhân viên bán hàng 9,918 12,075 1,984 2,415 3,967 4,830 Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp 5,011 4,153 1,002 0,831 2,004 1,661
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 573 Thợ vận hành và lắp ráp thiết bị 5,347 8,280 1,069 1,656 2,139 3,312 Lao động giản đơn 19,903 16,357 3,981 3,271 7,961 6,543 Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia b. Chuyển dịch cơ cấu lao động đã qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật giữa các lĩnh vực Khi Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, ngoài việc làm thay đổi cơ cấu lao động của nền kinh tế thì nó còn ảnh hưởng đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động. Vì vậy, cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng về trình độ và kỹ năng hiện tại của lao động Việt Nam để từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động thích ứng với sự biến chuyển trong công việc. Bảng 5: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, 2017 Đơn vị tính: % Tổng số Dạy nghề THCN Cao đẳng Đại học Cả nước 21,4 5,8 3,5 2,6 9,5 Thành thị 37,9 8,2 5,2 4,1 20,4 Nông thôn 13,7 4,7 2,8 2,0 4,3 Nam 24,0 9,4 3,2 2,1 9,3 Nữ 18,7 1,9 3,9 3,2 9,6 Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia Năm 2017, cả nước chỉ có hơn 11,5 triệu người có việc làm đã được đào tạo tương ứng với 21,4%. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 24,2 điểm phần trăm (thành thị là 37,9%; nông thông là 13,7%). Thông thường cơ cấu hợp lý giữa lao động có trình độ bậc cao – bậc trung – dạy nghề và không chuyên môn kĩ thuật là tỷ lệ lao động có trình độ bậc trung (bao gồm THCN và Cao đẳng) phải bằng 30 – 40% tổng số lao động đang làm việc. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lao động có trình độ bậc trung ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,1% tổng số lao động đang làm việc. Điều này cho thấy, sự mất cân đối trong cơ cấu lao động có việc làm đã qua đào tạo của nước ta. Lao động có kỹ năng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và hoạt động quản lý. Bảng 6: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo ngành kinh tế cấp 1, 2009 – 2025 Đơn vị tính: % Ngành 2009 2015 2020 2025 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2,1 4,6 4,4 5,6 Thông tin và truyền thông 69,3 75,0 85,7 90,4 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 79,3 81,5 87,2 90,7 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 69,0 75,6 85,4 90,1 Giáo dục, đào tạo 90,3 91,0 93,2 95,2 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 85,2 88,8 91,1 93,6 Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia
  8. 574 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thực tế cho thấy, một số ngành có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo luôn ở mức cao bao gồm: ngành Giáo dục - Đào tạo (từ 90,3% năm 2009 đến 95,2% năm 2025); ngành Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (từ 85,2% năm 2009 đến 93,6% năm 2025); ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (từ 79,3% năm 2009 đến 90,7% năm 2025); ngành Thông tin và Truyền thông (từ 69,3% năm 2009 đến 90,4% năm 2025); ngành Hoạt động chuyên môn, Khoa học và Công nghệ (từ 69,0% năm 2009 đến 90,1% năm 2025). Như vậy, trong số các lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc cách mạng 4.0 chỉ có ngành Giáo dục và Y tế là những ngành có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức cao; còn các ngành khác đều có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức thấp, đặc biệt là ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản là ngành chiếm hơn 44% tổng số lao động của nền kinh tế nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của ngành này lại rất thấp, chỉ đạt mức 4,6% tổng số lao động của toàn ngành (2015). Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành này tăng lên không đáng kể chỉ đạt 5,6%. 5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 a. Những vấn đề đặt ra đối với chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam trong tiến trình phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ nhất, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi: một số ngành nghề cũ sẽ mất đi và thay vào đó sẽ có những ngành nghề mới xuất hiện Những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp, trung bình (những ngành nghề lao động giản đơn, các hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều làn sẽ được thay thế bằng máy móc, robot...) nên khả năng tự động hóa cao do vậy người lao động trong các lĩnh vực này sẽ có nguy cơ bị mất việc làm cao hơn. Những công việc đòi hỏi các kỹ năng “con người” như phân tích, cảm xúc – xã hội, giao tiếp thì khả năng tự động hóa thấp, máy móc thiết bị không thể thay thế hoàn toàn con người. Nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông, nghiên cứu và phát triển và các ngành liên quan sẽ tăng thêm (ví dụ các ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật số, lập trình, bảo vệ dữ liệu,...). Thứ hai, thách thức đối với tăng năng suất lao động Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào. Dân số năm 2017 của Việt Nam đạt 93,7 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2017 là 54,8 triệu người. Tuy nhiên, số lao động tăng thêm hàng năm vừa gây áp lực đối với tạo việc làm và đồng thời là thách thức đối với tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Chất lượng cũng như số lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa đồng bộ với chính sách phát triển ngành, chưa theo kịp tốc độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, chưa nói đến việc đầu tư theo chiều sâu và phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao. Đây đang là yếu tố cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Thứ ba, đòi hỏi về trình độ và kỹ năng của người lao động đáp ứng yêu cầu việc làm cũng tăng lên Trong tiến trình phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, mọi hành vi nghề nghiệp, cách thức kinh doanh trên thế giới số sẽ thay đổi, biến đổi hoàn toàn. Sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề đưa vào hệ thống có sẵn để chuyển đổi thế giới thực sang thế giới số. Tiến bộ hóa số hóa
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 575 đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin. Các kỹ năng như lập trình, kỹ năng kỹ thuật để xử lý các phương tiện kỹ thuật số; kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hợp lý; khả năng xử lý thông tin phức tạp và quản lý dữ liệu,... Tính chuyên môn trong cách xử lý phần cứng và phần mềm sẽ được yêu cầu ở mức độ cao hơn so với trước đây. Đối với những ngành có nguy cơ tự động hóa thấp sẽ đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng xã hội và sáng tạo; đặc biệt là các việc cần ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn và các việc phát triển những ý tưởng mới lạ. Thứ tư, thị trường lao động sẽ bị “phân cực”và nguy cơ lao động bị tụt hậu, thất nghiệp Thị trường lao động phân cực là hiện tượng tỷ lệ việc làm trong các nghề yêu cầu kỹ năng trung bình sẽ giảm, trong khi đó các nghề yêu cầu kỹ năng cao và thấp sẽ tăng lên trong cùng một thời kỳ. Do việc làm ngày càng được tự động hóa việc làm dành cho nhóm lao động kỹ năng trung bình có xu hướng ngày càng giảm. Cùng với đó, sự phát triển của khoa học công nghệ lại đem đến nhiều cơ hội việc làm cho nhóm lao động có kỹ năng cao. Phân cực việc làm này gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Hiện tượng này đẩy mức lương của lao động kỹ năng cao tăng mạnh, trong khi đó mức lương của lao động kỹ năng thấp và trung bình tăng không đáng kể, từ đó làm tăng tình trạng bất bình đẳng lương. Đồng thời còn gây nên tình trạng bất cân xứng kỹ năng lao động, dẫn đến khả năng tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ năm, thị trường lao động sẽ mang tính kết nối toàn cầu Dưới tác động của công nghệ số giới hạn không gian sẽ được thu hẹp và rút ngắn vì thế môi trường làm việc sẽ mở rộng trên phạm vi toàn cầu trong cùng một hệ thống doanh nghiệp, từ đó sẽ tăng cường môi trường làm việc kết nối và tăng yêu cầu về kỹ năng làm việc xuyên biên giới, đa văn hóa... Nhu cầu về lao động lành nghề và có đủ các kỹ năng làm việc trong các công ty xuyên quốc gia sẽ tăng thêm. b. Đề xuất một số giải pháp đối với chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam trong tiến trình phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Để có thể tạo ra được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần có các giải pháp đồng bộ, người lao động sẵn sàng và nhà nước tổ chức cải cách, thay đổi từ khâu đào tạo đến tạo điều kiện cho người lao động, cụ thể như sau: Một là, giải pháp về cơ chế chính sách - Đối với chính sách đào tạo và dạy nghề cho lao động chưa có trình độ, chưa qua đào tạo: Thực hiện đào tạo và dạy nghề cho lao động theo đúng chủ trương, kế hoạch đã đề ra. Cần tạo việc làm và hỗ trợ việc làm cho lao động đã qua đào tạo; kết hợp giữa đào tạo với sử dụng người lao động qua đào tạo nghề. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn vốn dạy nghề. Đối với lao động đã qua đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cần đào tạo mới và đào tạo lại để bù đắp sự thiếu hụt lao động có trình độ nghề và kỹ năng. - Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động - Có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động.
  10. 576 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hai là, nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp - Đối với giáo dục đào tạo lao động có trình độ cao, kỹ năng cao cần chú trọng những năng lực mới như ngoại ngữ, thích ứng, khả năng quản trị lộ trình nghề nghiệp gắn với học tập suốt đời, khởi nghiệp và sáng tạo... Bên cạnh đó các kỹ năng mềm như kỹ năng tự quản lý và tự tổ chức, kỹ năng giao tiếp, tương tác và giải quyết vấn đề, quản lý dự án cũng rất quan trọng. Đối với lao động có kỹ năng thấp và trung bình: cần tập trung đào tạo các kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp, kỹ năng xã hội (sự phối hợp làm việc, trí tuệ cảm xúc, đàm phán, sự thuyết phục, định hướng dịch vụ và đào tạo, giảng dạy). - Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo: Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên, trao đổi học thuật; bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý, quản trị nhà trường... - Đối với giáo dục nghề nghiệp: cần thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng mở, liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề. Nội dung đào tạo cần được cập nhật, điều chỉnh phù hợp và theo yêu cầu của thị trường lao động. Tăng cường phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tiếp cận công nghệ thực tế. Đồng thời tăng cường gắn kết với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin việc làm và dự báo nhu cầu lao động, kỹ năng của thị trường lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao ở Việt Nam; thực hiện liên kết, hợp tác tổ chức đào tạo nghề nghiệp. - Thúc đẩy ươm mầm và khởi tạo doanh nghiệp của học sinh, sinh viên: cần phải khuyến khích, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên ở các cơ sở đào tạo; đặc biệt ở các trường chất lượng cao và các ngành, nghề trọng điểm. Cần cập nhật các kiến thức, kỹ năng và khởi sự doanh nghiệp. Nhà trường phải có những chính sách định hướng như những vườn ươm tạo những nhà quản trị doanh nghiệp mới trong kỷ nguyên số. Ba là, giải pháp về phía người lao động Thời điểm hiện tại, lao động Việt Nam cần chuẩn bị các nội dung nhằm ứng phó với cách thức kinh doanh sẽ thay đổi trong thời gian tới, cụ thể: cần trang bị kiến thức, hiểu biết nhất định về Cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó tìm ra giải pháp thay đổi, ứng phó phù hợp với bản thân trong việc giữ việc, tránh bị đào thải; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tham gia đào tạo lại, thích ứng với những ngành nghề mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới nhằm tránh bị tụt hậu và rơi vào cảnh thất nghiệp; phát triển kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như khả năng sáng tạo, thích ứng linh hoạt với công việc và giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, tin học... Bên cạnh đó, người lao động cần phải nhận thức rõ ràng rằng yêu cầu của công việc đôi khi không chỉ là đáp ứng nhu cầu công việc tại một nơi, một chỗ nhất định mà có thể sẽ phải di chuyển trong nội bộ ngành, hay ra khỏi ngành và di chuyển giữa các vùng, giữa các quốc gia. Bốn là, giải pháp về phát triển thị trường lao động - Cần phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung cấp lao động cho thị trường lao động. Đồng thời hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động.
  11. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 577 - Tăng cường hợp tác quốc tế cũng như học hỏi kinh nghiệm trong tuyển dụng, đào tạo lao động để hướng tới có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập và hướng tới xây dựng hình ảnh mỗi người lao động xứng đáng là công dân toàn cầu. - Trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực và mở rộng chuyển dịch lao động sang các thị trường lao động trong khu vực ASEAN và các nước trên thế giới nhằm tận dụng tối đa số lao động bị mất việc và thất nghiệp có kỹ năng đã qua đào tạo và đào tạo lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2017), Nghiên cứu thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2025, Đề tài khoa học cấp Bộ. 2. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2018), Một số định hướng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, NXB Thế giới. 3. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê từ năm 2007 đến 2018. 4. Tổng cục Thống kê, Điều tra lao động và việc làm hàng năm trong giai đoạn 2007 - 2018. 5. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2015), Chuyển dịch cơ cấu lao động và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014, số 105 – 10/2015 6. Một số trang web. http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/ChiTiet.aspx?IDNews=14718. http://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/35925702-chuyen-dich-lao-dong-sang-cong-nghiep-dich-vu-con- cham.html. https://vietnambiz.vn/dieu-chinh-co-cau-lao-dong-phu-hop-voi-cach-mang-cong-nghiep-40-55873.htm. https://www.mard.gov.vn/Pages/su-chuyen-dich-co-cau-lao-dong-nong-thon-theo-huong-giam-ty-trong-lao- dong-nganh-nong-nghiep-tang--.aspx.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2