Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 5
lượt xem 53
download
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chủ trương của Đảng và nhà nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Trong giai đoạn 2001-2004 lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng ngoại trừ kinh tế ngoài nhà nước. Cụ thể: Đối với khu vực kinh tế nhà nước: Năm 2001 lao động làm việc trong khu vực này là 76.003 người chiếm 25,06% về tỷ trọng, đến năm 2004 chỉ tiêu này tương ứng là 92.942 người chiếm 26,52% tức là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 5
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chủ trương của Đảng và nhà nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Trong giai đoạn 2001-2004 lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng ngoại trừ kinh tế ngoài nhà nước. Cụ thể: Đối với khu vực kinh tế nhà nước: Năm 2001 lao động làm việc trong khu vực này là 76.003 người chiếm 25,06% về tỷ trọng, đến năm 2004 chỉ tiêu này tương ứng là 92.942 người chiếm 26,52% tức là về quy mô tăng 16939 người và 1,46% cơ cấu. Có được điều đó do tính chất ổn định, có các chế độ x ã hội thoả đáng, an toàn khi làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước. Cho nên thành phần kinh tế này vẫn hấp dẫn đối với lao động của thành phố. Tuy nhiên, quá trình sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, rồi tinh giản biên chế của chính phủ trong giai đoạn này chưa đạt hiệu quả cao cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng lao động ở khu vực này tăng lên. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Trong khi việc làm trong khu vực Nhà nước có xu hướng tăng thì việc làm trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước lại có xu hướng giảm dần. Năm 2001 có 103.885 lao động chiếm 34,20% đến 2004 giảm còn 96712 lao động cơ cấu là 27,5%. Nguyên nhân của sự giảm sút này do có một thời gian các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân phát triển ồ ạt thi nhau mọc lên như nấm trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng đã thu hút một lượng không nhỏ lực lượng lao động vào làm việc ở khu vưc này. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động có rất nhiều đơn vị kinh doanh bị giải thể, phá sản, sáp nhập... do không có chiến lược kinh doanh lâu dài mà chỉ mang tính tạm thời, phi vụ.
- Trong khi đó pháp luật ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Vì thế, phải giảm bớt lao động và nó không còn hấp dẫn trong việc thu hút người lao động. Khu vực nước ngoài: Những năm gần đây nước ta tham gia nhiều vào các tổ chức thế giới, đàm phán ký kết nhiều hiệp định song ph ương, đa phương với nuớc ngoài. Luật đầu tư sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn. Cộng với chính sách kinh tế đối ngoại, tiềm năng sẵn có của Đà Nẵng tất cả tạo nên môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tại Đà Nẵng. Mặt khác, các doanh nghiệp n ước ngoài đóng tại Việt nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng làm ăn phát đạt, có uy tín. Ngoài ra, khi làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, người lao động có thu nhập cao hơn, học tập được nhiều kinh nghiệm quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh h ơn. Chính vì thế, khu vực này ngày càng thu hút được nhiều lao động vào đây làm việc. Cụ thể năm 2001 số lao động làm việc ở khu vực này là 9.388 người, chiếm 3,09% đến năm 2004 tăng lên 2,45%. Đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tích cực cần khuyến khích hơn nữa trong thời gian đến. Khu vực hỗn hợp: Chiếm tương đối cao trong tổng số lực lượng lao động có việc làm của thành phố. Qua các năm, lao động làm việc trong khu vực này có xu hướng tăng dần. Năm 2001 có 114.345 lao động (chiếm 37,6%) đến năm 2004 con số này tương ứng là 141.369 người (chiếm 40,34%). Chỉ trong vòng bốn năm, số lao động trong thành phần kinh tế hỗn hợp tăng 17.024 người về quy mô và 2,68% cơ cấu. Sở dĩ có hiện tượng trên do : Sự ra đời của cơ chế mới đã tạo một địa bàn rộng lớn với nhiều điều kiện mới cho các thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình, các hình
- thức buôn bán nhỏ... phát triển . Nhờ đó thu hút không ít lao động vào khu vực này làm việc. 5.Cơ cấu lao động chia theo khu vực thành thị nông thôn Việt Nam đang bước vào xa lộ của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa. Và tại Đà Nẵng, quá trình đó đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt là từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương. Chính điều đó đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khu vực nông thôn và thành thị với qui mô, tốc độ tương đối nhanh. Trong bốn năm qua, từ 2001-2004 tỷ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm từ 23,95% xuống còn 23,45% vào năm 2004. Ở khu vực thành thị số lao động lại có xu hướng tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Từ 260.513 người (76,05%) năm 2001 lên 282.955 người (76,55%) năm 2004. Sở dĩ có hiện tượng trên do: quá trình đô thị hoá , công tác chỉnh trang đô thị, mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thành phố trong những năm qua. Mặt khác, ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động là 86.693 người nhưng làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản 70.880 người (năm 2004). Đây l à kết quả của quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giả m, nguời dân phải chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp. Nếu xét về trình độ học vấn giữa thành thị, nông thôn có sự chênh lệch nhau. Biểu sau cho thấy điều đó: Biểu:14 Cơ cấu lao động theo khu vực và trình đô ühọc vấn (năm 2004) ĐVT: Người
- Học vấn Tổng số Thành thị Nông thôn Số lượng Số lượng Số lượng % % % Không biết chữ 2.292 0,63 2.009 0,67 356 0,51 Chưa học hết cấp I 26.6157,2 15.0855,03 11.03515,82 Đã tốt nghiệp cấp I 85.90623,24 64.35721,46 24.16934,65 Đã tốt nghiệp cấp II 111.079 30,05 90.02830,02 20.41029,26 Đã tốt nghiệp cấp III 143.756 38,89 128.415 42,82 13.78319,76 Tổng số 369.648 100 299.895 100 69.753100 (Nguồn thực trạng lao động việc làm của Bộ Lao động và thương binh xã hội năm 2004 ) Tại thời điểm 2004 ở thành thị lao động tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó đến cấp II và cấp I. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp I chiếm phần lớn, sau đó cấp II, đến cấp III. Mặt khác, số người chưa tốt nghiệp cấp I ở nông thôn lớn hơn thành thị. Nông thôn 15,82% trong khi thành thị chỉ chiếm 5,03%. Đó là điều dễ hiểu. Bởi ở nông thôn kinh tế chậm phát triển, thu nhập của người dân còn thấp không ổn định, con cái đông vì thế họ ít khuyến khích con cái học tập, học lên cao lại càng hiếm . Đối với thành phố, đầu tư cho giáo dục ở Thành phố nhiều hơn nông thôn, các trang thiết bị học tập như thư viện, phòng thí nghiệm...rất ít. Mặt khác, chương trình phổ cập giáo dục ở thành thị tiến hành trước đồng thời diễn ra với tốc độ nhanh hơn làm cho khoảng cách về trình độ học vấn giữa hai khu vực này ngày càng được nới rộng.
- Quá trình đô thị hóa, quy hoạch chỉnh trang lại đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Đà Nẵng vốn hiếm lại càng hiếm hơn. Để tạo nguồn thu nhập buộc những người dân mất đất phải chuyển đổi ngành nghề. Và một trong những hướng chuyển đổi đó là di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Với trình độ học vấn như trên làm cho việc chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị, từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ - những ngành đòi hỏi trình độ người lao động cao hơn hiểu biết hơn - gặp không ít khó khăn. Mặt khác, trình độ học vấn thấp của lao động khu vực nông thôn ảnh h ưởng đến việc giải phóng bớt lao động trong ngành nông nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Để giảm bớt lao động trong khu vực nông thôn, phải tiến hành cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định mới có thể vận hành được máy móc thiết bị khai thác tối đa công suất, tránh lãng phí. Tóm lại, nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động giữa hai khu vực, trong những năm tới, thành phố Đà Nẵng cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao trình độ học vấn cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn. 6.Cơ cấu lao động chia theo độ tuổi lao động. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu dân số của Đà Nẵng hiện nay đang thuộc vào loại cơ cấu trẻ, tỷ lệ lao động dưới và trong độ tuổi lao động chiếm gần 90% tổng dân số. Điều đó ảnh hưởng đến cơ cấu lao động của thành phố. Nhìn chung số lao động ở trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn và có xu hướng tăng cả qui mô lẫn tỷ trọng. Năm 2001 có 312.680 người chiếm 96,98%, năm
- 2004 là 364.336 người chiếm 98,56% tức tăng về qui mô 51.656 người, tỷ trọng 1,58% trong vòng 4 năm. Lực lượng lao động trên độ tuổi lao động lại có xu hướng giảm từ 9.737 người (3,02%) năm 2001 xuống còn 5.312 người (1,44%) năm 2004. Với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày càng tăng đó là lợi thế của Đà Nẵng trong tiến trình hội nhập và phát triển. Vì vậy các nhà hoạch định dân số, lao động của thành phố cần phải có những giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn lực này. IV.Tình hình việc làm và thất nghiệp của Thành Phố Đà Nẵng. 1.Tình trạng việc làm và thất nghiệp Lao động là một hoạt động tất yếu của xã hội loài người. Chính lao động đã làm cho xã hội loài người ngày càng phát triển, tiến bộ hơn. Người lao động được làm những công việc phù hợp với năng lực và sức khoẻ của mình là một điều vô cùng hạnh phúc. Các nhà xã hội đã từng nói “hạnh phúc là còn làm việc, còn được cống hiến”. Trong 4 năm qua bằng những nổ lực phấn đấu nhằm phát triển kinh tế xã hội, thành phố Đà Nẵng đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Một loạt các chương trình phát triển kinh tế xã hội như : xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ cho vay vốn, xuất khẩu lao động ... Cùng với sự tác động các cơ chế chính sách mới đặc biệt là luật doanh nghiệp tạo thêm được nhiều chỗ làm mới cho người lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
- Những con số trên cho thấy: số lượng lao động và số người có việc làm ngày càng tăng. Năm 2001 tổng lao động thành phố là: 322.417 người đến năm 2004 tăng lên 369.648 người. Trong đó số lao động được giải quyết việc làm năm 2001 là 303.721 người chiếm 94,19% đến năm 2004 con số này tương ứng là 350.426 lao động chiếm tỷ trọng 94,8% tăng 46.705 người và 0,61% tỷ lệ. Tương tự số lao động thiếu việc làm ở Đà Nẵng có xu hướng giảm xuống. Năm 2001 có 18.696 người thiếu việc làm chiếm 5,81% nhưng đến năm 2004 chỉ còn 5,2%. Nếu xét theo khu vực: Số lao động có việc làm ở khu vực thành thị xu hướng ngày càng tăng cả quy mô lẫn tỷ trọng. Trong khi đó khu vực nông thôn lại có xu hướng giảm dần. Năm 2001 thành thị số lao động có việc làm 234.263 chiếm 95,52% năm 2004 có 272.710 lao động chiếm 96,38%. Từ năm 2001-2004 số lao động có việc làm tăng lên 38.497 người. Ở nông thôn chỉ tiêu này tương ứng là: 69.548 người chiếm 98,94%, năm 2004 giảm còn 77.716 người chiếm 89,65%. Số lao động thiếu việc làm ở thành thị ngày càng giảm. Từ 4,48% năm 2001 giảm còn 3,62% năm 2004. Đối khu vực nông thôn lại tăng từ 10,06% năm 2001 tăng lên 10,355 năm 2004. Nguyên nhân của thực trạng này do thời gian qua tốc độ tăng dân số khu vực nông thôn vẫn còn nhanh, trong khi đó đất đai canh tác hạn hẹp ngày càng thu hẹp hơn cho chủ trương quy hoạch lại , chuyển đổi mục đích sử dụng đất của th ành phố. Mặt khác, nhu cầu lao động trong nông nghiệp giảm xuống vì người dân áp dụng
- mạnh mẽ phương pháp canh tác mới, khoa học công nghệ vào sản suất sử dụng ít lao động hơn. Mà các ngành nghề phụ khác không phát triển đã làm cho tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn có xu hướng tăng cao. Xét theo giới tính: Trong tổng số lao động có việc làm thường xuyên nam và nữ có việc làm có xu hướng ngày càng tăng. Nam giới: Năm 2001 số tuyệt đối có 165.658 người, về số tương đối : 51,38%. Năm 2004 190.997 người chiếm 51,67% về tỷ trọng. Trong vòng 4 năm 2001- 2004 số lao động nam có việc làm tăng lên 25.339 người, 0,29% tỷ trọng. Nữ giới: năm 2001 có 138.063 người chiếm 42,81% tỷ trọng. Năm 2004 con số tương ứng : 159.431 người, tỷ lệ 43,13%. Nhìn chung, số lao động nam và nữ có việc làm thường xuyên ngày càng tăng đồng thời khoảng cách giữa hai giới ngày càng xấp xỉ nhau. Điều đó cho thấy tính ưu việt của Đảng ta. Đồng thời các cấp lãnh đạo thành phố đã có những chính sách, công cụ khuyến khích hỗ trợ tạo nhiều chỗ làm việc cho lao động đặc biệt là lao động nữ. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách bình đẳng trong lao động giữa nam và nữ, từng bước đẩy lùi quan niệm cổ hủ “trọng nam khinh nữ” vốn dĩ tồn tại trong nhận thức của nhiều người. Lao động không có việc làm thường xuyên ở thành phố Đà Nẵng xu hướng giảm dần cả nam giới lẫn nam giới. Mặc dù nếu xét qui mô thì có tăng chút đỉnh song về cơ cấu lại giảm. Năm 2001 có 7.545 lao động nam thiếu việc l àm chiếm 2,34% tỷ lệ. Sang năm 2004 con số tương ứng là: 7.765 người với tỷ trọng 2,1%, tức giảm
- tỷ trọng 0,24% trong vòng 4 năm. Đối nữ giới về cơ cấu năm 2001 là 3,46% đến năm 2004 giảm xuống còn 3,1%. Từ bảng số liệu cho ta thấy đ ược tỷ trọng lao động nam thiếu việc làm trong vòng 4 năm ít hơn nữ giới. Cụ thể: giai đoạn 2001-2004 lao động nam thiếu việc làm chiếm tỷ trọng 0,24% trong khi đó nữ 0,32%. Sở dĩ có hiện t ượng này do đặc tính tâm sinh lý của lao động nam dễ thích nghi h ơn với mọi môi trường làm việc, từ công việc giản đơn đến công việc nặng nhọc công việc đòi hỏi khả năng luân chuyển cao. Vì thế họ dễ dàng tìm được việc làm thích nghi với năng lực và sức khoẻ của mình. Đồng hành với công tác tạo nhiều chỗ làm mới cho người lao động là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm xuống, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn nâng lên. Những con số sau đây sẽ làm sáng rõ điều đó: Biểu17: Tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. ĐVT: % Tiêu thức đánh giá 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 5,54 5,26 5,17 5,16 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 79,61 81,13 81,24 82 ( Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Thành Phố Đà Nẵng) Những năm vừa qua được sự quan tâm của các cấp uỷ chính quyền, sở ban ngành các cấp lãnh đạo của thành phố, nhờ đó người lao động có nhiều công ăn việc làm nâng cao thu nhập. Vì vậy, giảm thiểu được tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
- giảm dần. Năm 2001 là 5,54%, năm 2002: 5,26%, năm 2003: 2,17%, năm 2004: 5,16%. Khu vực nông thôn thời gian qua có sự chuyển biến về cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tình trạng thuần nông hoặc chỉ độc canh cây lúa, hoa màu như trước đây không còn nữa. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã chuyển sang kiểu sản xuất kiểu trang trại, kinh doanh tổng hợp nên quỹ thời gian sử dụng lao động được hợp lý hơn. Do vậy, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên. Biểu hiện: năm 2001 chỉ tiêu này là: 79,61% sang năm 2004 nâng dần lên 82%. Đây là kết qủ khả quan đáng mừng của thành phố. Vơi tiến trình như thế này, trong những năm tới tỷ lệ sử dụng thời gian lao động sẽ còn cao hơn nữa. 2.Tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng những năm qua. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.Theo số liệu thống kê, số lao động được giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp xây dựng tăng lên, nông lâm thuỷ sản có xu hướng giảm xuống. Cụ thể : + Ngành công nghiệp xây dựng năm 2001 giải quyết đ ược 5.290 việc làm cho người lao động, chiếm 32% của toàn thành phố. Đến năm 2004, ngành này đã giải quyết được 11.664 lao động, chiếm 48,24%.. Đây là một kết quả khả quan vì chỉ trong vòng 4 năm mà đã giải quyết việc làm cho 32.427 lao động. Biểu 18: Tình hình giải quyết việc làm phân theo ngành kinh tế: ĐVT:Người
- Chia theo 2001 2002 2003 2004 Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng % % % % Toàn Thành Phố 18.500100 19.800100 22.120100 24.136100 CNXD 5.920 32 6.900 34,85 7.963 35,40 11.64448,24 NLTS 4.070 22 4.490 22,68 4.645 20,30 3.431 14,22 TMDV 8.510 46 8.410 42,47 9.512 44,30 9.061 37,54 ( Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Thành Phố Đà Nẵng) + Ngành nông lâm thuỷ sản: Xu hướng chung giảm dần cả quy mô lẫn cơ cấu. Năm 2001 chỉ tiêu này chiếm 22% khoảng 4070 người. Năm 2004 chỉ còn 14,22% khoảng 3431 người. + Ngành thương mại dịch vụ: Theo xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2001 giải quyết được 8510 lao động đến năm 2004 giải quyết thêm được 551 nguời tức là 9061 lao động. Nguyên nhân của thực trạng trên do chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta nói chung Đà Nẵng nói riêng theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng và thương mại du lịch, đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản. Mặt khác Đà Nẵng định hướng là Thành Phố công nghiệp, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ chóng mặt làm cho diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp. Thêm vào đó Đà Nẵng là mảmh đất giàu tiềm năng về để phát triển du lịch nh ư bờ biển dài, khu du lịch sinh thái Bà Nà, suối mơ, Hải Vân...nhiều di tích lịch sử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quá trình huyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam
382 p | 384 | 126
-
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 1
11 p | 402 | 84
-
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 6
11 p | 386 | 76
-
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 p | 127 | 24
-
Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1995-2005
9 p | 124 | 15
-
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
110 p | 93 | 14
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6 p | 93 | 7
-
Giải pháp thúc đẩy sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
8 p | 99 | 7
-
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên
7 p | 79 | 5
-
Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM theo tính cạnh tranh
4 p | 63 | 5
-
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2015
3 p | 86 | 5
-
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng Nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7 p | 89 | 4
-
Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư kinh tế TP.HCM theo hướng cạnh tranh và quốc tế
5 p | 52 | 3
-
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng xanh tại tỉnh Bắc Ninh
15 p | 8 | 3
-
Phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (1991-2012)
5 p | 87 | 2
-
Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong điều kiện hội nhập AEC
13 p | 31 | 2
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
8 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn