intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 7

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

162
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua đồ thị ta thấy quan hệ giữa ln (NSLĐ) và năm làm việc là quan hệ tuyến tính. Và ta biểu diễn mối quan hệ giữa chúng bằng phương trình: Yt* = a0 + a1t ( a0, a1 : là các tham số) Ta có hệ phương trình chuẩn để xác đinh các tham số a0, a1 (bằng OLS): Thay vào hệ phương trình chuẩn ( với n = 8 ), ta có: Ta có phương trình: Yt* = 0,99280 + 0,06865 t. Như vậy, tỷ lệ tăng năng suất lao động trong nông nghiệp được tính theo công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 7

  1. 1998 2 260.725 83.6313,12 1,13784 2,27560,5929.10-4 1999 3 269.058 81.8443,29 1,19099 3,57270,6162.10-4 2000 4 276.292 79.9623,46 1,241316 4,96526,8121.10-4 2001 5 293.944 78.1003,76 1,324425 6,62201,3572.10-4 2002 6 306.664 76.3384,02 1,391336 8,34781,7956.10-4 2003 7 323.593 72.9484,44 1,490749 10,4349 3,01.10-4 2004 8 336.028 70.8804,74 1,556064 12,4480 1,96.10-4 Tổng 36 10,4144 204 49,7482 20,3673.10-4 Qua đồ thị ta thấy quan hệ giữa ln (NSLĐ) và năm làm việc là quan hệ tuyến tính. Và ta biểu diễn mối quan hệ giữa chúng bằng phương trình: Yt* = a0 + a1t ( a0, a1 : là các tham số) Ta có hệ phương trình chuẩn để xác đinh các tham số a0, a1 (bằng OLS): Thay vào hệ phương trình chuẩn ( với n = 8 ), ta có: Ta có phương trình: Yt* = 0,99280 + 0,06865 t. Như vậy, tỷ lệ tăng năng suất lao động trong nông nghiệp được tính theo công thức: r = 100 x (ea1 - 1) = 100 x (e 0,06865 - 1) = 7,11 % Vậy năng suất lao động năm 2006- 2010 là: NSLĐ 2006 = NSLĐ 2004 x (1 + r)2 = 4,74 x (1 + 7,11 %)2 = 5,438 NSLĐ 2010 = NSLĐ 2004 x (1 + r)6 = 4,74 x (1 + 7,11 %)6 = 7,157 Từ kết quả dự báo trên, suy ra được số lao động thu hút vào ngành nông nghiệp:
  2. trong đó: VL là số lao động VL2006 (người) VL2010 (người) Tương tự ta dự đoán nhu cầu làm việc trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Qua tính toán, ta có được kết quả: Biểu 19: Nhu cầu lao động cần thiết cho các ngành kinh tế ĐVT: Người Ngành kinh tế 2006 2010 Công nghiệp xây dựng 145.084 180.045 Thương mại dịch vụ 171.226 206.802 Nông lâm thuỷ sản 67.19560.374 Tổng nhu cầu 308.505 447.221 Biểu 20 : Dự báo cơ cấu lao động làm việc phân theo ngành kinh tế ĐVT:Người Ngành kinh tế 2006 2010 Công nghiệp xây dựng 37,83 40,26 Thương mại dịch vụ 44,65 46,24 Nông lâm thuỷ sản 17,52 13,50 Tổng nhu cầu 100 100
  3. III. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng trong quá trình CNH, HĐH. 1.Nhóm giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Có thể nói dân số là nhân tố cơ bản quyết định đến qui mô, cơ cấu cũng như chất lượng nguồn lao động . Và những biến động về dân số sẽ ảnh h ưởng trực tiếp đến lực lượng lao động . Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tốc độ tăng dân số tự nhiên của Thành Phố Đà Nẵng vẫn còn ở mức cao so với tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước. Giai đoạn 2001-2004, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân của Thành Phố Đà Nẵng là 1,55%/năm trong khi đó chỉ tiêu này trung bình cả nước là 1,43%. Đó là chưa kể đến khoảng cách còn quá lớn so với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1% vào năm 2010. Vì vậy, việc tiếp tục giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là điều cần thiết. Giải quyết tốt vấn đề hạn chế tốc độ gia tăng dân số, kiểm soát đ ược sự gia tăng dân số cũng có nghĩa là sẽ kiểm soát được tốc độ tăng của lực lượng lao động. Thực hiện được điều này sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất l ượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo điều kiện cho công tác phân công bố trí lao động hợp lý hiệu quả hơn, tạo ra nhiều chỗ làm mới góp phần giảm sức ép về việc làm. Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là: *Tăng cường hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác dân số. Việc thực hiện chính sách và mục tiêu dân số cần
  4. đượcd đặt trong nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và được kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên. * Mở rộng và nâng cao hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi về dân số, triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cả kênh trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác vi ên dân số, gia đình và trẻ em ở thôn xóm với các thông điệp rõ ràng, dể hiểu, bằng các hệ thống phong phú và sinh động, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành vi về dân số của toàn xã hội, chú ý đúng mức đến việc triển khai chương trình giáo dục dân số/ SKSS cho vị thành niên trong và ngoài nhà trư ờng. * Tổ chức tốt việc triển khai pháp lệnh dân số (được Quốc Hội thông qua ngày 9/1/2003), đưa Pháp lệnh dân số vào cuộc sống một cách thuận lợi, khẩn tr ương, xây dựng và ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh dân số. Trên cơ sở Pháp lệnh dân số, xây dựng các chính sách phù hợp cho việc tạo dựng mô hình quy mô gia đình ít con như là một chuẩn mực xã hội. *Xây dựng và triển khai chương trình phối hợp hành động trong lĩnh vực dân số với các ngành, đoàn thể tham gia công tác này theo một cơ chế rõ ràng, có hiệu quả. *Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ KHHGĐ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và cho đối tượng vị thành niên. * Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số, gia đình và trẻ em từ Trung ương đến cơ sở, đủ sức quản lý và điều hành công tác, trong đó, đặc biệt
  5. quan tâm đến việc nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, gia đình và trẻ em ở thôn, xóm, bản. 2.Nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động Cốt lõi của việc chuyển dịch cơ cấu lao động đó là phải tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề trong nền kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đến sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động. Trong mối quan hệ này, phát triển kinh tế phải đi trước tạo tiền đề cho sự dịch chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác và dần hình thành cơ cấu lao động hợp lý. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố Đà Nẵng thời kỳ 2006-2010 chỉ ra rằng cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá: Tiếp tục xây dựng cơ cấu kinh tế Thành Phố Đà Nẵng theo hướng công nghiệp - dịch vu û- nông nghiệp, trong đó phấn đấu giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Theo đó các giải pháp đặt ra là: 2.1.Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng CNH-HĐH. Đây là một trong những biện pháp nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc mới trong lĩnh vực công nghiệp thu hút lao động từ các ngành khác chuyển sang đặc biệt là lao động nông nghiệp nông thôn góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm- ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng. Một số giải pháp đặt ra là:
  6. 2.1.1. Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các ngành công nghiệp mũi nhọn là những ngành có đóng góp nổi bật đối với tăng truởng công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung , có tác tác dụng dẫn dắt rõ rệt đối với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân trong một giai đoạn phát triển nhất định; là ngành có mối quan hệ tác động và chi phối đến sự phát triển các ngành kinh tế khác, được hình thành và phát triển trên cơ sở những tiềm năng riêng có , nổi bật. Nói cách khác công nghiệp mũi nhọn là ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, sản phẩm của ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh, có thị trường vượt ra ngoài phạm vi địa bàn, có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Phân tích tình hình phát triển của kinh tế Thành Phố nói chung và của các ngành công nghiệp nói riêng trong thời kỳ 1991-2004 và những lợi thế so sánh của Thành Phố Đà Nẵng cho thấy: Nhìn chung, những ngành công nghiệp mũi nhọn mới bắt đầu manh nha hình thành chưa rõ nét. Mặc dù vậy, qua kết quả phân tích sự phát triển của ngành công nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế , với các nền kinh tế khác và dựa vào những nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí xác định ngành công nghiệp mũi nhọn ( lợi thế về tài nguyên và các điều kiện tự nhiên, lợi thế về dân số và nguồn nhân lực, thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng và giá trị gia tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn đầu t ư, công nghệ trong nền kinh tế , ảnh hưởng đối với các ngành kinh tế khác...) đã nổi lên các ngành sau: Công nghiệp dệt may, giày da, công nghiệp chế biến thuỷ sản công nghiệp đóng sửa tầu biển,
  7. sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhựa v à sản xuất các sản phẩm từ cao su,... Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn là giải pháp nhằm taọ cơ hội thu hút vốn đầu tư vào việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành Phố. Một khi việc nâng cấp, đầu tư mới cơ sở hạ tầng được hoàn tất sẽ tạo ra lợi thế để các nhà đầu tư đầu tư vốn vào những dự án cung cấp đầu vào hoặc sử dụng đầu ra cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên,việc đầu tư này mang mục tiêu phát triển xã hội hơn là tìm kiếm lợi nhuận do vậy không hấp dẫn nhà đầu tư. Cho nên cần phải tập trung nguồn vốn ngân sách của Thành Phố và nguồn vốn tích luỹ của các doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư để có thể tiến hành việc nâng cấp đầu tư mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Thành Phố cần phải có chính sách rõ ràng và nhất quán trong việc đề ra các dự án và nhanh chóng triển khai chúng vào thực tế. Cần phải tạo hành lang pháp lý thông thoáng, mở rộng các quy chế ưu đãi để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tiến tới đầu tư ,ổn định hoạt động lâu dài và có lợi nhuận. Đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) bên cạnh các hợp đồng BOT, BTO đối với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước. 2.1.2. Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tập trung thông qua việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  8. Đẩy mạnh các khu công nghiệp tập trung sẽ làm cho nhu cầu công nghiệp tăng lên đáng kể tạo ra sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, thúc đẩy chuyển dịch lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động cho các ngành công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng có 5 khu công nghệp được hình thành với tổng diện tích hơn 1400 ha bao gồm khu công nghệp Hoà khánh, khu công nghệp Liên Chiểu, khu công nghệp Đà Nẵng , Khu công nghệp Hoà Cầm, khu công nghệp Dịch Vụ thuỷ sản Đà Nẵng . Trong đó: Khu công nghệp Hoà Cầm đang được đầu tư xây dựng Khu công nghệp Hoà Khánh (593,5 ha) là khu công nghệp tập trung để xây dựng xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ như cơ khí, lắp ráp, chế biến nông lâm thuỷ sản, vật liệu xây dựng cao cấp, may mặc điện tử, sản phẩm sau hoá dầu nh ư bao bì nhựacó quy mô trung bình, nhỏ và ít ô nhiễm. Các công trình hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp điện cấp nước, bưu chính viễn thông..) đều đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng nhà xưởng, sản xuất và kinh doanh tại khu công nghệp. Các dịch vụ phụcvụ sản xuất công nghiệp luôn sẵn có để đáp ứng ngay nhu cầu của các nhà đầu tư. Khu công nghệp Liên Chiểu (373,5 ha) là khu công nghệp tập trung để xây dựng các nhà máy thuộc các ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi măng, cao su hoá chất , vật liệu xây dựng có quy mô trung bình và lớn. Các công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Khu công nghệp Đà Nẵng (50 ha) với các ngành đầu tư như công nghiệp điện tử cơ khí lăp ráp, công nghiệp chế biến nông sản thựcphẩm , thuỷ sản ; công nghiệp
  9. vật liệu xây dựng trang trí nội thất cao cấp, công nghiệp nhựa hóa mỹ phẩm, bao bì Khu công nghệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng (77,3 ha) đang đựơc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Tổng dự án đầu tư tăng dần qua các năm, nâng tổng số dự án đầu tư đến tháng 5/2004 là 224 dự án, trong đó có 189 dự án trong nước (tổng số vốn đăng ký 7481 tỷ VNĐ) 35 dự án đầu tư nước ngoài (tổng số vốn đăng ký 197,15 triệu USD). Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện phát triển nhanh các khu công nghệp tập trung. Để thực hiện được các điều này phải tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh hiệu quả h ơn cho các nhà đầu tư. Nhanh chóng xúc tiến tổ chức hội nghị các nhà đầu tư tại Đà Nẵng để lắng nghe ý kiến của họ, từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Đồng thời bên cạnh các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất và miễn giảm thuế mà hầu hết các địa phương khác cũng như Thành Phố Đà Nẵng đang áp dụng, cần củng cố và đổi mới các cơ cấu xúc tiến đầu tư của mình để tránh phiền nhiễu cho các nhà đầu tư. Ngoài ra cần phải xúc tiến các hoạt động có tính chất tuyên truyền quảng bá cho Thành Phố nhằm tạo ấn tượng tốt cho sự định hướng đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước 2.1.3.Mở rộng và phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Để tạo ra sự biến chuyển trong cơ cấu lao động bên cạnh việc tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các khu công n ghệp tập trung cần phải mở
  10. rộng và phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Việc phát triển các cụm công nghiệp này sẽ tạo điều kiện sử dụng triệt để mọi nguồn lực hiện có, đặc biệt là lao động và vốn đầu tư. Chính các cụm công nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo điều kiện thu hút một lượng lớn lao động dôi d ư, nhất là lao động dôi dư do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành nông lâm thuỷ sản, không đủ khả năng và trình độ tham gia lao động trongcác ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ cao. Để nhanh chóng triển khai và phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trước hết phải nhanh chóng quy hoạch chi tiết, tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và định hướng các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển trong các cụm công nghiệp. 2.1.4. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Nếu các ngành công nghiệp mũi nhọn là những ngành đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuât cao thì lao động trong các ngành công nghiệp bổ trợ đòi hỏi trình độ thấp hơn, tạo ra sự dịch chuyển lao động nhiều hơn so với các ngành công nghiệp khác. Dựa vào tính chất và đặc điểm của các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành Phố, các ngành công nghiệp bổ trợ cần phát triển trong thời gia đến bao gồm: Các ngành cơ khí, chế tạo thiết bị linh kiện phụ tùng thay thế, linh kiện ô tô xe máy mà cụ thể là các phụ liệu phục vụ ngành may ( dây khoá kéo, khuy cúc, chỉ cao cấp, côn, tem nhãn,...); phục vụ ngành cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, lắp ráp ô tô (các loại ốc vít dây điện,các chi tiết cao su, chi tiết nhựa cao cấp, các cụm chi tiêt máy).
  11. Để có thể phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ này, cần có quy hoạch chi tiết cụ thể trình cơ quan chức năng của Thành Phố. Nêu bật tầm quan trọng và lợi ích mang lại của việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho đối tác trong và ngoài nước đến đầu tư. 2.1.5. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu trên cơ sở ổn định nguồn nguyên liệu. Các ngành chế biến xuất khẩu chủ yếu là các ngành chế biến nông sản thuỷ sản, rau quả...Tuỳ theo thế mạnh của mỗi địa ph ương mà phát triển các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu cho phù hợp. Với đường bờ biển dài hơn 30 km, vịnh nước sâu Đà Nẵng vớicác cửa ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa, Đà Nẵng có lợi thế trong phát triển kinh tế đánh bắt thuỷ hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, nó tạo ra những điều kiện thuậnlợi để phát triển ngành công nghiệp chề biến thuỷ sản xuất khẩu. So với các ngành công nghiệp khác đây là ngành thu hút lao động thủ công tham gia vì nó không đòi hỏi trình độ người lao động quá cao. Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản sẽ góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ từ các ngành khác đến nhất là lao động từ nông thôn. Tuy nhiên, để phát triển được ngành này việc ổn định nguồn nguyên liệu là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Nguồn nguyên liệu nói trên dựa trên khả năng cung ứng nguyên liệu tại chỗ và cả nguồn nguyên liệu của các địa phương khác trong khu vực miền trung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2