intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số ngành bán lẻ ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mua hàng online, thanh toán online và kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên các sàn thương mại điện tử đã dần trở thành tác vụ quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt Nam đã từng bước tiếp cận với chuyển đổi số để thích nghi với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng. Bài viết "Chuyển đổi số ngành bán lẻ ở Việt Nam" được thực hiện nhằm làm rõ xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ và những thuận lợi cũng như khó khăn mà các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số ngành bán lẻ ở Việt Nam

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH BÁN LẺ Ở VIỆT NAM Nguyễn Minh Hạnh1, Đỗ Thị Thục2 Tóm tắt: Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang làm thay đổi nhanh chóng cách người tiêu dùng tham gia mua sắm. Mua hàng online, thanh toán online và kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên các sàn thương mại điện tử đã dần trở thành tác vụ quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt Nam đã từng bước tiếp cận với chuyển đổi số để thích nghi với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng. Bài viết được thực hiện nhằm làm rõ xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ và những thuận lợi cũng như khó khăn mà các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam đang phải đổi mặt. Từ khóa: chuyển đổi số, bán lẻ, chuyển đổi số ngành bán lẻ, xu hướng ngành bán lẻ, thị trường bán lẻ Việt Nam Summary: In the world, digital transformation started to be mentioned around 2015, popular since 2017. In Vietnam, the Prime Minister approved the National Digital Transformation Program on June 3, 2020. Transforming several retail industries are rapidly changing the way users engage in shopping. Buying online, paying online and trading essential goods on e-commerce platforms have gradually become familiar tasks in modern life. Businesses in the Vietnamese retail industry have gradually approached digital transformation to adapt to changes in consumer trends. This article is aimed at clarifying the digital transformation trend in the retail industry and the advantages and disadvantages that Vietnamese retail businesses are facing. Keywords: digital transformation, retail, digital transformation of retail industry, retail industry trends, Vietnam retail market. 1. GIỚI THIỆU Quá trình chuyển đổi số ngành bán lẻ đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dưới sự ảnh hưởng nặng nề từ Covid – 19, trong tháng 3 năm 2021 hơn 8.700 doanh nghiệp Việt phải rời khỏi thị trường. Để thích ứng với sự chuyển dịch của nền kinh tế số và đối phó với đại dịch, các thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam đang hướng đến thay đổi mình thành các doanh nghiệp số để giảm bớt số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống mà thay vào đó là tập trung phát triển các cửa hàng số. Trước biến động ấy, hàng loạt siêu thị mới ở Việt đã phát triển thành công ứng dụng mua sắm trực tuyến như VinID, BigC,… Trên các nền tảng mua sắm trực tuyến như: Lazada, Shopee, Tiki, Chotot… việc mua bán diễn ra sôi động từ nhiều ngành hàng. 2. XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. 1 Học viện Tài chính 2 Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
  2. 374 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyển đổi số là một khái niệm đến nay còn rất nhiều tranh cãi cũng như chưa có mốc thời gian rõ ràng để đánh dấu sự bắt đầu của quá trình chuyển đổi số toàn cầu, tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi số hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra ở nhiều ngành nghề, trong nhiều khu vực kinh tế, và xu hướng này đang tác động rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chuyển đổi số - Xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp Mặc dù xuất hiện từ giữa thế kỷ XX trên thế giới, nhưng chỉ đến khi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) mới trở nên phổ biến. Chuyển đổi số là thay đổi phương thức làm việc, sản xuất thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn. Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của đơn vị, doanh nghiệp, đòi hỏi sự liên tục cập nhật cái mới, hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công do đổi mới đem lại. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big data, IoT, điện toán đám mây,… nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp. Mục đích mà các doanh nghiệp chuyển đổi số thường hướng tới bao gồm: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhất, giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra và sự vận hành không bị tắc nghẽn, gây tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,… Tham gia quá trình chuyển đổi số, người điều hành sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, tệp khách hàng tìm hiểu sản phẩm… sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi, những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không tốn chi phí, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời. Nếu sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhờ việc tối ưu hóa quản trị, chi phí, lợi nhuận, tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 375 Việc chuyển đổi số tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp và trong cuộc đua hướng tới số hóa, chỉ những doanh nghiệp có thể thích nghi và chủ động, tích cực nhất mới có thể tồn tại và phát triển. Quá trình chuyển đổi số là quá trình gắn kết con người và công nghệ, thay đổi mô hình cũ của doanh nghiệp truyền thống sang mô hình vận hành hiện đại của doanh nghiệp số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big Data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật), Cloud (điện toán đám mây)… Phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp theo đó mà có những cải biến tích cực. 3. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH BÁN LẺ Ở VIỆT NAM Khái quát thị trường bán lẻ Việt Nam Quy mô Thị trường Bán lẻ Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 246,65 tỷ USD vào năm 2023 lên 435,59 tỷ USD vào năm 2028 theo nghiên cứu của Mordor Intelligence. Trong khi tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 được cảm nhận trên toàn cầu, việc Việt Nam kiểm soát đại dịch hiệu quả đã giúp doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020. Tốc độ tăng trưởng tuy vẫn thấp hơn so với mức 12,7% ghi nhận của năm trước nhưng là tín hiệu đáng khích lệ đối với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bán lẻ toàn cầu sụt giảm doanh thu trong thời kỳ đại dịch. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ cuối năm là do các nhà bán lẻ và trung tâm thương mại tung ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích tiêu dùng trong nước. Việt Nam đang chứng kiến xu hướng đô thị hóa và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trẻ ở thành thị, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các kênh bán lẻ hiện đại như cửa hàng bách hóa và sự mở rộng nhanh chóng của thương mại điện tử. Thật vậy, ảnh hưởng ngày càng tăng của các yếu tố như vậy có thể thấy rõ qua sự xuất hiện của các hình thức như siêu thị mini, hướng tới nhu cầu mua sắm hàng tạp hóa phù hợp với nhịp sống đô thị bận rộn. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại cung cấp các nhãn hiệu/sản phẩm riêng có thể được mua độc quyền tại cửa hàng của họ. Các siêu thị cung cấp các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng bình thường. Các sản phẩm thực phẩm, phi thực phẩm và đồ gia dụng cũng được bày bán trong các siêu thị, giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn vì họ cung cấp mọi thứ cần thiết cho khách hàng dưới một mái nhà. Để cải thiện hơn nữa trải nghiệm mua sắm, một số cửa hàng có tiệm bánh và quán cà phê trong nhà, nơi người tiêu dùng có thể đi chơi và tận hưởng cùng gia đình hoặc bạn bè. Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam Tăng trưởng nhanh chóng trong chi tiêu của người tiêu dùng Thu nhập khả dụng bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến sẽ tăng nhanh và đạt 3.062 USD vào năm 2023. Chi tiêu thực tế của hộ gia đình Việt Nam tăng 8,3% lên 121,3 tỷ USD vào năm 2021, so với 112,1 tỷ USD vào năm 2019. Tỷ lệ tiêu dùng tư nhân cũng ở mức cao, hơn 67% GDP. Đây là mức cao thứ hai trong khu vực, sau Philippines (73,8%) và trước Malaysia và Indonesia (lần lượt là 57,0% và 57,3%).
  4. 376 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyển đổi phương thức mua bán Theo dữ liệu thống kê từ Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước tính đạt tới 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Kinh doanh trực tuyến đang là bước tiến giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ trụ vững trong thời đại số hóa với các xu hướng chính như sau: Chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thông sang kênh bán hàng hiện đại: từ các cửa hàng, quầy bán hàng, doanh nghiệp chuyển sang tập trung xây dựng các kênh bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội. Quy trình vận hành kinh doanh có sự cộng tác chặt chẽ với dịch vụ số hóa như số hóa tài liệu, hồ sơ, thông tin khách hàng, hóa đơn chứng từ, cho phép thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi, cho phép người dùng tích điểm, nhận mã giảm giá, hoàn tiền,… để hoàn thiện sản phẩm Quản lý và chăm sóc khách hàng tự động: nhờ dữ liệu lưu trữ trên điện toán đám mây, nhờ phần mềm hỗ trợ, chatbot để quá trình quản lý và chăm sóc diễn ra tự động. Ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý vận hành doanh nghiệp: tích hợp phần mềm quản lý hàng hóa, quản lý tài chính,… Chuyển đổi số ngành bán lẻ và những lợi ích thiết thực Nâng cao trải nghiệm khách hàng Trong thời đại công nghệ 4.0, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi. Khách hàng luôn mong muốn dịch vụ tốt hơn từ nhà cung cấp cùng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời. Vì thế, trải nghiệm khiến khách hàng hài lòng chính là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh trong thị trường bán lẻ gay gắt. - Nâng cao trải nghiệm thanh toán:Công nghệ giúp thanh toán nhanh chóng, nhờ số hóa tổng thể và màn bắt tay ấn tượng với trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ cảm biến nhiệt mà do- anh nghiệp có thể thanh toán nhanh hơn qua thẻ ngân hàng, ví điện tử như Momo, ViettelPay, ZaloPay,… - Nâng cao trải nghiệm quá trình mua hàng: Công nghệ thực tế ảo (AR) – trực quan hóa sản phẩm. Hiện nay, ngành bán lẻ nội thất, ô tô đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để giúp khách hàng dù ở khoảng cách địa lý nào cũng có thể có cái nhìn chi tiết và tổng quan về sản phẩm. Thông qua việc truy cập ứng dụng công nghệ thực tế ảo trên thiết bị thông minh, hình ảnh 3D chân thực sẽ được tái hiện sản phẩm hoàn hảo. - Nâng cao trải nghiệm kiểm tra thông tin sản phẩm: Dễ dàng check sản phẩm với mã QR: Với chiếc điện thoại di động thông minh cài sẵn ứng dụng quét mã, người tiêu dùng sở hữu mọi thông tin về sản phẩm, dịch và nhận biết rõ hàng giả hay hàng chính hãng chỉ qua một thao tác nhỏ. Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và quy trình quản lý Ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh giúp tối ưu thời gian, nâng cao hiệu suất. Các quy trình quản lý liên quan tới quản lý nhân sự, quy trình phân phối, vận chuyển, quy trình
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 377 quản lý bán hàng,… sẽ được tối giản. Phần mềm công nghệ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ quản lý thông qua việc cung cấp giải pháp thanh toán điện tử, tạo hóa đơn điện tử, quản lý tốt sản phẩm và cách thức kết nối với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hóa đơn, dự báo chi phí tương lai, theo dõi doanh thu, chi phí, hợp đồng, lập báo cáo tài chính chi tiết, quản lý khoa học thông tin khách hàng dễ dàng, phân quyền nhân viên chăm sóc với từng phân mục khách hàng, quản lý cơ hội và lập báo cáo chi tiết hoạt động chăm sóc khách hàng tự động, hỗ trợ lập kế hoạch tuyển dụng, quản lý khoa học thông tin ứng viên, nhân viên, theo dõi chương trình đào tạo nội bộ và hỗ trợ tính lương chính xác, phần mềm giúp lưu trữ, phân loại khoa học hóa đơn, hồ sơ, tài liệu. Ngoài ra việc chỉnh lý, cập nhật phiên bản mới cũng trở nên dễ dàng khi thực hiện trên kho lưu trữ số. Các phiên bản cập nhật sẽ được lưu lại trong lịch sử để dễ dàng tìm kiếm, đối soát khi cần. Những khó khăn cần được tháo gỡ Đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số đứng trước nhiều thách thức cần được giải quyết để quá trình này đạt được hiệu quả. Thứ nhất, trở ngại từ công nghệ. Chuyển đổi số chính là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong thời đại bùng nổ về công nghệ trên nền tảng của hệ thống internet, chính vì vậy, đòi hỏi trình độ cao cả về kỹ thuật cũng như nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới. Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp - cả phần cứng và phần mềm. Vì vậy, việc sở hữu kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn cũng như về mặt lâu dài. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta vẫn chiếm 98% số lượng doanh nghiệp, nhưng là nhóm gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số nhất. Mặc dù đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, tuy nhiên do khả năng sản xuất còn hạn chế, mức độ tự động hóa còn chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong áp dụng chuyển đổi số. Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số và đó cũng là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trên bình diện quốc gia, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Thứ hai, khó khăn từ vốn đầu tư. Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, kết cấu hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo rào cản lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thiếu vốn, nên nhiều doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số là “cuộc chơi” của các doanh nghiệp lớn. Vì thiếu vốn nên khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thường chọn “điện toán đám mây” là công nghệ để đầu tư nhiều nhất, bởi cho phép
  6. 378 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM các doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. Thứ ba, thách thức từ nhận thức của doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ tác động tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nhiều áp lực cho các nhà quản trị ngay từ vấn đề nhận thức tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp, nguồn tài chính đến tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của đông đảo người lao động tại doanh nghiệp, về tính hiệu quả của chuyển đổi số... Chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo, từ chiến lược, tư duy truyền thống sang chiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả. Thứ tư, Thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong và ngoài nước Ngoài những doanh nghiệp bán lẻ nội địa có tiếng như Saigon Co.op, Thế giới di động, FPT… Thị trường bán lẻ Việt Nam còn là mảnh đất màu mỡ để đầu tư và sinh lời của nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế thông qua mua bán và sáp nhập. Vì vậy, để giữ vững vị thế, doanh nghiệp bán lẻ thuần Việt cần có những cải cách đột phá, đầu tư lượng vốn lớn cho công nghệ hiện đại, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng. Phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng Lực lượng trong chuỗi cung ứng gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Họ phối hợp và làm việc theo một thỏa thuận và tiêu chuẩn thống nhất để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm thì sự phối hợp vẫn chưa trơn tru và thiếu chặt chẽ dẫn tới những sai lầm trong cung cấp dịch vụ. Thứ năm, Chưa xây dựng quy trình phù hợp Hiện nay, trong các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi thì công nghệ chưa được tận dụng tối đa trong vận hành. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ quy mô vừa và nhỏ vẫn tiếp tục duy trì hình thức bán hàng truyền thống. Điều này khiến nguồn hàng chưa được phong phú, giá cả thiếu đi sự cạnh tranh. Đồng thời quá trình kiểm soát chất lượng hàng hóa không được đảm bảo, chưa đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. Thứ sáu, chưa chủ động được về công nghệ Nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ có những hiểu biết nhất định về chuyển đổi số, biết mình cần thay đổi những vẫn chưa tìm kiếm được giải pháp công nghệ phù hợp. Họ hoang mang trước nhiều lựa chọn và đắn đo không biết công nghệ nào sẽ giúp họ chuyển đổi mô hình vận hành. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, số vốn hạn chế, chưa biết chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, sẽ vận hành doanh nghiệp như thế nào. Thứ bảy, chưa có công cụ hỗ trợ dự báo xu hướng tiêu dùng Nhu cầu của khách hàng luôn biến động và thay đổi theo từng giai đoạn. Bởi vậy, để nắm bắt thị hiếu của khách hàng, các doanh nghiệp bán lẻ cần tìm ra phần mềm, công nghệ phù hợp để phân tích, khái thác dữ liệu hiệu quả để hiểu rõ thay đổi của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều phần mềm công nghệ tuy nhiên có những phần mềm khả năng vận hành kém, chưa đáp ứng được nhu cầu, giao diện khó sử dụng,… tạo ra những cản trở tương đối lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt.
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 379 4. KẾT LUẬN Chuyển đổi số ngành bán lẻ là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng dựa trên dữ liệu theo chuỗi kỹ thuật số. Hay nói cách khác, đây thực chất là việc chuyển đổi cách thức vận hành, bán hàng, quản lý doanh nghiệp bán lẻ từ hình thức bán hàng truyền thống sang môi trường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Chuyển đổi số ngành bán lẻ đang trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán lẻ trên thế giới và ngành bán lẻ Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải trang bị thêm nhiều kỹ năng cũng như kiến thức chuyên sâu về công nghệ và quy trình vận hành quản lý doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp bán lẻ mới có thể tận dụng được hết những lợi thế do chuyển đổi số mang lại TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/retail-industry-in-vietnam 2. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM150764 3. https://tapchitaichinh.vn/tiem-nang-mo-hinh-phat-trien-thi-truong-ban-le-cua-doanh-nghiep-thuong- mai-viet-nam-trong-boi-canh-moi.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2