Chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp
lượt xem 3
download
Bài viết "Chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" nêu lên một số đặc điểm của chuyển đổi số trong nông nghiệp, khái quát hiện trạng quá trình chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nông nghiệp trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp
- CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Thị Anh1, ThS. Hà Thị Liên2 Tóm tắt: Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm. Chuyển đổi số nông nghiệp được xác định là một nội dung quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế số ở nước ta. Bài viết này nêu lên một số đặc điểm của chuyển đổi số trong nông nghiệp, khái quát hiện trạng quá trình chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nông nghiệp trong thời gian tới. Từ khóa: Chuyển đổi số, chuyển đổi số nông nghiệp. DIGITAL TRANSFORMATION IN VIETNAMESE AGRICULTURE: SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: Digital transformation in agriculture is an issue of great concern to the Vietnamese Party and State. Agricultural digital transformation is identified as an essential content, contributing to accelerating the process of constructing, developing the digital economic background in our country. The following article states some characteristics of digital transformation in agriculture, outlines the current state of digital transformation in agriculture in Viet Nam, and proposes some basic solutions to accelerate the agricultural digital transformation process in the near future. Key words: Digital transformation, digital transformation in agriculture. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết Đại hội XIII (2-2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Mục tiêu phấn đấu trong 5 năm (2021-2025), kinh tế số sẽ đạt khoảng 20% tổng GDP của cả nước, và trở thành động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, chuyển đổi số đang là bài toán đặt ra cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một khâu quan trọng của quá trình đó, là cơ sở để cơ cấu lại nền kinh tế, làm cho nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại và bền vững. 1 Trường Đại học Thuỷ lợi; Email: nguyenthianh@tlu.edu.vn. 2 Trường Đại học Thuỷ lợi; Email: lienht@tlu.edu.vn.
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 225 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. 2.1. Một số vấn đề về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong nông nghiệp Hiện nay, có nhiều quan điểm giải thích về chuyển đổi số. Rất khó định nghĩa một cách rõ ràng chuyển đổi số là gì, bởi quá trình này có sự khác biệt ở từng lĩnh vực. Giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất, dựa trên công nghệ số1. Chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra trên ba lĩnh vực chủ yếu sau: Thứ nhất, chuyển đổi số trong Chính phủ. Đó là quá trình xây dựng Chính phủ số hay Chính phủ điện tử. Bản chất là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Chính phủ, cung cấp dịch vụ công thực hiện các hoạt động của Chính phủ trên nền tảng điện tử. Điều này giúp Chính phủ làm việc hiệu quả, minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt nhất đến người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Thứ hai, chuyển đổi số xã hội. Đó là việc ứng dụng thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm tạo ra nguồn dữ liệu, phục vụ quá trình quản lý con người, đảm bảo nguồn thông tin đáp ứng nhu cầu của người dân, xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh - xã hội số. Thứ ba, chuyển đổi số nền kinh tế. Đó là việc ứng dụng thành tựu công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế, ứng dụng công nghệ số và thông tin dữ liệu số để tạo ra những mô hình sản xuất, kinh doanh mới, cũng như làm thay đổi cách thức cung cấp các giá trị đến người tiêu dùng. Đối với nền kinh tế, chuyển đổi số mang đến cơ hội tiếp cận và làm chủ những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện đại, từ đó tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Khi các công ty, doanh nghiệp cùng chuyển đổi số, nền kinh tế theo đó cũng được chuyển đổi. Như vậy, chuyển đổi số là nội dung quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế số. Hiện nay, chuyển đổi số trong nông nghiệp đang nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, các cấp, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp. Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số2. Theo đó, chuyển đổi số trong nông nghiệp thực hiện với 3 trụ cột: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số, kinh tế nông nghiệp số, và nông dân số. Mục tiêu đến năm 1 Luật Việt Nam, “Chuyển đổi số là gì, chuyển đổi số diễn ra như thế nào?”, 2022, https://luatvietnam. vn/linh-vuc-khac/chuyen-doi-so-la-gi-883-91168-article.html. 2 Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, 2020, https://chinhphu.vn/default.aspx? pageid=27160&docid=200163.
- 226 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" 2025, đạt 80% dịch vụ công trực tuyến, cung cấp ở mức độ 4, mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số. Trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực được ưu tiên triển khai thí điểm. Thực hiện mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin cho từng lĩnh vực cụ thể của ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với trồng trọt, hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, đánh giá thực trạng, tình hình suy thoái đất nông nghiệp, thành phần, diện tích đất và được cập nhật trên bản đồ số. Cùng với đó là việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng, ban hành hướng dẫn và số hóa quy trình cấp, triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến. Đối với chăn nuôi, xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi. Đối với lâm nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu rừng ven biển, tích hợp vào hệ thống thông tin quản lý của ngành lâm nghiệp. Đối với thủy sản, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý (GeoDatabase), cơ sở dữ liệu quản lý vùng nuôi trồng thủy sản. Trong quản lý chất lượng và phát triển thị trường, đi đôi với xây dựng cơ sở dữ liệu về chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản; hệ thống dữ liệu điều hành cung cầu nông sản, dự báo thông tin thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực cũng từng bước hình thành. Như vậy, chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam được thể hiện ở việc ứng dụng các công nghệ mới vào trong quản lý, quy trình sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Các công nghệ mới được ứng dụng là AI, Big Data, Internet vạn vật - IoT, điện toán đám mây - Cloud, công nghệ sinh học… Doanh nghiệp, người nông dân có thể tự động hóa quy trình sản xuất như điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng trong các trang trại. Sử dụng AI để giám sát quá trình cây trồng, vật nuôi phát triển qua các chu kỳ sinh trưởng. Phần mềm công nghệ giúp xác định số lượng, chất lượng thức ăn thực vật trong đất của cây trồng. AI còn giúp ghi lại các mô hình tăng trưởng và phân tích dữ liệu, đảm bảo nông dân có thể điều chỉnh kịp thời quá trình sản xuất, nhằm tăng năng suất, giảm chi phí. Việc ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp đã tạo ra sự khác biệt rõ nét giữa sản xuất nông nghiệp số và sản xuất nông nghiệp truyền thống. Công nghệ được ứng dụng làm cho quá trình lai tạo giống cây trồng, kỹ thuật canh tác hiệu quả hơn. Điển hình là ứng dụng kỹ thuật chọn dòng tế bào biến dị soma, nhân giống trong ống nghiệm, lai vô tính, sản xuất cây đơn bội, hay phương pháp màng dinh dưỡng và hệ thống thủy canh. Công nghệ nuôi cấy phôi, tạo ra chế phẩm phòng bệnh cho vật nuôi, lai tạo giống vật nuôi... Như vậy, chuyển đổi số nông nghiệp là sự tích hợp của các công nghệ và cho ra đời nhiều phần mềm phục vụ nông dân, doanh nghiệp trong quá trình quản lý, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, làm thay đổi cách thức, văn hoá trong sản xuất, kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp.
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 227 2.2. Khái quát hiện trạng quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay Một là, chuyển đổi số trong trồng trọt Trong trồng trọt, công nghệ số, IoT, Big Data với những phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường, loại cây, theo dõi quá trình cây phát triển được sử dụng tương đối phổ biến. Công nghệ sinh học được ứng dụng vào chọn lọc, lai tạo các giống cây trồng có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường, như công nghệ biofloc, công nghệ nano. Một số công nghệ được sử dụng để kết nối và điều khiển hoạt động trang trại từ xa như công nghệ Akisai đến từ Nhật Bản. Theo số liệu năm 2022, nước ta có 4,8 triệu ha diện tích đất cây trồng. Hiện, nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã đang ứng dụng các công nghệ vào quy trình sản xuất, phổ biến là: máy cảm biến thông minh về tưới tự động, đo nhiệt độ, độ ẩm, độ PH của đất, cảm biến ánh sáng. Các phần mềm này có thể sử dụng trên điện thoại và liên kết với Database để giám sát quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Công nghệ làm thay đổi từ canh tác đến khâu làm đất, bón phân, bơm tưới và thu hoạch của người nông dân. Qua ứng dụng công nghệ, nông dân và doanh nghiệp đã tạo ra sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, giảm một nửa chi phí sản xuất, sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, tăng thu nhập1. Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm của chuyển đổi số trồng trọt. Nông dân liên kết, triển khai với các doanh nghiệp để minh bạch các sản phẩm với mã QR. Thông qua quét mã QR, người tiêu dùng có thể truy xuất các thông tin về nguồn gốc, thời gian và quy trình sản xuất. Hiện nay, cả nước có khoảng 7000 mã số vùng trồng được cấp và hơn 1600 cơ sở đóng gói. Ở Hà Nội, đã cấp 22 mã vùng trồng cho các cây trồng chủ lực xuất khẩu. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến tháng 4-2023, đã cấp 21 mã số vùng trồng sầu riêng, bưởi da xanh, chuối,… xuất khẩu đến các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, Nhật Bản với sản lượng lớn. Đối với cây chè, một số hợp tác xã đã ứng dụng GPS để định vị vị trí diện tích sản xuất, đăng ký mã số vùng trồng. Cùng với quá trình chuyển đổi số trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp số cũng phát triển. Nông dân, doanh nghiệp có cơ hội kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, khách hàng trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bỏ qua khâu giao dịch trung gian, giảm chi phí xúc tiến hợp tác thương mại. Dịch vụ nông nghiệp số được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử như: Vỏ sò, Sen do, Shopee, Postmart… đưa sản phẩm nông nghiệp nhanh hơn đến người tiêu dùng. Đỗ Hương (2022), Triển khai thông tin mã số vùng trồng, https://baochinhphu.vn/trien-khai-he-thong- 1 thong-tin-ma-so-vung-trong-102220819185808825.htm.]
- 228 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Hai là, chuyển đổi số trong chăn nuôi Dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi và Tập đoàn VNPT phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, hiện đang được thí điểm đến doanh nghiệp và người nông dân. Phần mềm đã được triển khai tại 7 tỉnh thành và 269 nhà máy thức ăn chăn nuôi trên cả nước. Cấp 600 tài khoản cập nhật cơ sở dữ liệu đến các nhà máy, cán bộ chăn nuôi thú y cấp xã, các trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi lớn. Trên thực tế, tại các trang trại lớn, nông dân, doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ IoT, Blockchain, công nghệ sinh học để theo dõi, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. Chăn nuôi bò sữa được ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại của Tập đoàn TH True Milk, Công ty Vinamilk… Việc sử dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo AI vào quản lý, vận hành trang trại, quản lý khẩu phần ăn, dinh dưỡng, sức khỏe, quản lý đàn bò sữa với quy trình kỹ thuật chặt chẽ, đảm bảo cho các cá thể bò có sức khỏe tốt, cho năng suất cao và chất lượng sữa tươi, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn. Ba là, chuyển đổi số trong lâm nghiệp Chuyển đổi số trong lâm nghiệp bước đầu được thực hiện và đạt kết quả đáng kể. IoT, Big Data được ứng dụng để xây dựng công nghệ DND mã vạch trong quản lý giống và lâm sản. Các phần mềm được sử dụng phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, giám sát độ phủ xanh, theo dõi quần thể sinh vật để kịp thời phát hiện và cảnh báo mất rừng, suy thoái rừng. Ở một số địa phương như Thanh Hóa, Chi cục Kiểm lâm đang ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu, flycam, ảnh vệ tinh phát hiện sớm cháy rừng, áp dụng công nghệ tự động dự báo nguy cơ cháy rừng 5 cấp. Các trạm khí tượng tự động được lắp đặt hệ thống cảm biến, số liệu quan trắc từ các trạm chuyển về máy chủ qua mạng Internet, kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh qua Google Earth, ArcGIS Earth... để nâng cao năng lực dự báo1. Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong lâm nghiệp, ngày 29-5-2023, Cục Lâm nghiệp ban hành Quyết định 34/QĐ-LN-CĐS về kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, trong đó mục tiêu phải hoàn thành danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý; ban hành kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu trong danh mục; nâng cấp, cải tiến hệ thống nền tảng thông tin quản lý ngành lâm nghiệp (Formis) nhằm đáp ứng dụng các yêu cầu chuẩn hóa dữ liệu. Duy trì ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Linh Hương, “Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành lâm nghiệp”, 2023, https://baothanhhoa.vn/chuyen-doi- 1 so/day-manh-chuyen-doi-so-nganh-lam-nghiep/181805.htm.
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 229 của Cục được cập nhật và thực hiện trên Cổng thông tin một cửa điện tử của Bộ. Đây là cơ sở cho việc thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trong lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng, thúc đẩy chuyển đổi số toàn ngành nông nghiệp nói chung. Bốn là, chuyển đổi số trong nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản Công nghệ được ứng dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến các loại hải sản như tôm và cá tra. Các thiết bị dò cá bằng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, máy kéo thả lưới tự động, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ hiệu quả hơn. Ở Cà Mau và một số địa phương, nông dân, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ biofloc để nâng cao năng suất, chất lượng tôm giống, công nghệ tuần hoàn semi-biofloc nuôi 3 giai đoạn đối với các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. 2.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam Nhìn chung, nông nghiệp Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi số. Hoạt động của ngành có sự thay đổi mạnh mẽ về cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, hiện đại đang từng bước được hiện thực hóa. Tuy nhiên, cũng phải đánh giá một cách khách quan, chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam đang diễn ra với quy mô nhỏ, tốc độ chậm, nhiều địa phương còn lúng túng, thiếu sự đồng bộ. Trên cả nước, chuyển đổi số mới chiếm khoảng 5-10% các lĩnh vực nông nghiệp (năm 2021, nước ta có tổng số 18.945 trang trại chăn nuôi, trên 14.000 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, và 19.100 hợp tác xã nông nghiệp). Năm 2022, có khoảng 16 triệu hộ nông thôn và trên một triệu hộ dân thành thị hoạt động, sản xuất kinh doanh nông nghiệp1. Chuyển đổi số tập trung chủ yếu ở trồng trọt, chăn nuôi, chưa phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, chưa có sự đồng đều giữa các vùng đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn. Ở các địa phương, một bộ phận nông dân, doanh nghiệp đã chủ động tìm cách chuyển đổi số. Nhưng họ vẫn đang gặp phải những khó khăn về vốn, chưa có sự hỗ trợ về quy trình kỹ thuật, chưa có lộ trình cụ thể. Theo số liệu khảo sát của Liên minh Hợp tác xã, có 60% hợp tác xã mong muốn được áp dụng công nghệ cao vào quản lý sản xuất, kinh doanh; còn 40% khác vẫn chủ trương duy trì sản xuất truyền thống và có doanh nghiệp bao tiêu sau thu hoạch2. Như vậy, còn khá lớn các lĩnh vực, người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc chuyển đổi số. Nguyên nhân là do nhận thức của người 1 Cổng thông tin điện tử Chính phủ, “Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp”, 2022, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/kinh-te-trang-trai-mang-lai-hieu-qua-cao-cho-san-xuat-nong- nghiep-119220828111904587.htm. 2 Văn Phương, “Kom Tum thúc đẩy hợp tác xã chuyển đổi số”, 6-2023, https://vca.org.vn/kon-tum-thuc- day-hop-tac-xa-chuyen-doi-so-a29658.html.
- 230 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp còn chưa đầy đủ về chuyển đổi số. Trình độ công nghệ của người nông dân còn hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Khi chuyển đổi số, người dân phải sử dụng Big Data, tuy nhiên, hiện nay, số hóa đầu vào của hộ nông dân chưa có, số hóa quy trình sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thị trường… chưa được xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó, để áp dụng công nghệ cao, cần có hệ thống mạng viễn thông băng thông rộng, hạ tầng điện, app, phần mềm; người nông dân phải có smartphone, máy tính, cùng các phương tiện hiện đại khác… Những điều kiện này ở các vùng nông thôn hầu như chưa đầy đủ, hoặc nông dân chưa được tiếp cận, chưa có. Chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình sản xuất mới này cũng cao gấp 4 - 5 lần so với mô hình truyền thống. Đây cũng chính là những khó khăn và là nguyên nhân cơ bản làm cho người nông dân, doanh nghiệp chưa thực sự tích cực với chuyển đổi số. 2.4. Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam đã và đang diễn ra với những kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, cần tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, tăng cường đầu tư hạ tầng số nông nghiệp Trước hết phải xây dựng hạ tầng viễn thông bao phủ rộng, thực hiện phủ sóng 4G, 5G đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng Internet và các dịch vụ viễn thông khác, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Để thuận lợi cho việc triển khai cơ sở dữ liệu đến người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ giữa các địa phương, cần đầu tư mới thiết bị công nghệ thông tin đối với những cơ quan thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nhất là ở cấp xã. Cần xây dựng và hoàn thiện kho dữ liệu nông nghiệp cho từng lĩnh vực cụ thể của ngành. Xây dựng phần mềm và các nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu căn bản, khẩn trương triển khai đến người nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã. Chuẩn hóa quy trình kết nối, đồng bộ dữ liệu với hệ thống điện tử một cửa của quốc gia, hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Nhà nước cũng cần chú trọng đầu tư hơn nữa nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số (hệ thống điện, các trạm chuyển tải viễn thông) để chuyển đổi số thực sự tạo bứt phá cho ngành nông nghiệp cả nước. Bên cạnh đó, việc lựa chọn, sử dụng nền tảng công nghệ chuyển đổi số phù hợp với nội dung chuyển đổi cũng là yêu cầu được đặt ra. Nhà nước, doanh nghiệp nên có các phương án đầu tư, hỗ trợ, tập huấn cho nông dân, doanh nghiệp sử dụng phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất và dịch vụ nông nghiệp. Hai là, nâng cao nhận thức và trình độ công nghệ cho nông dân, doanh nghiệp Muốn chuyển đổi số thành công, cần thay đổi tư duy, nhận thức của con người, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của người nông dân và doanh nghiệp, hợp tác xã. Trước
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 231 tiên cần làm cho người nông dân, doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu đúng bản chất, quy trình của chuyển đổi số trong nông nghiệp, những lợi ích kinh tế từ công tác chuyển đổi số. Khi nông dân, doanh nghiệp hiểu và nhận thức đúng về chuyển đổi số, nhận thức được đây là nền tảng, động lực để tạo ra bước đột phá về năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm, khi đó họ sẽ chủ động tiếp nhận tri thức về chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Chuyển đổi số liên quan đến công nghệ, về cơ bản nông dân lại hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ. Vì vậy, họ cần được cầm tay, chỉ việc, được đào tạo và tư vấn trực tiếp. Cần tổ chức các cuộc tọa đàm, cử chuyên gia kỹ thuật chia sẻ, dạy cho nông dân, doanh nghiệp kỹ năng sản xuất số, kỹ năng về thương mại điện tử, giúp họ nắm được khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, quản lý vườn trồng, thị trường, vật tư nông nghiệp... Cùng với chuyển đổi số, sự phát triển toàn diện của người nông dân, doanh nghiệp, sẽ tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao, có tri thức, tạo cơ sở cho sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại. Ba là, tăng cường kết nối giữa Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương, với địa phương, doanh nghiệp và người nông dân trong chuyển đổi số Từ thực tiễn cho thấy, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải là cầu nối với các ngành liên quan trong lĩnh vực này. Hội Nông dân Việt Nam cùng với chính quyền địa phương phối hợp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp quảng bá thương hiệu, cải thiện mẫu mã sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tín dụng thông thoáng để nông dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận được với nguồn vốn, các gói vay… đầu tư cho dây chuyền sản xuất, vật tư, công nghệ. Bộ Thông tin và Truyền thông cần chủ động nâng cấp đường truyền, đưa Internet đến vùng nông thôn, miền núi, phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chuyển đổi số. Bộ Công thương xây dựng kế hoạch giúp nông dân đưa sản phẩm nông nghiệp đi xa hơn, xuất khẩu sang các thị trường khó tính ở trên thế giới… 3. KẾT LUẬN Hiện nay, chuyển đổi số trong nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chuyển đổi số nông nghiệp đã và đang góp phần tạo ra bước đột phá phát triển của ngành. Với chủ trương đúng đắn của Đảng, những quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ ngành trung ương và địa phương, nông dân, doanh nghiệp đang từng bước tiếp cận với công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các khâu: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nông nghiệp trong thời gian tới, cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sự chủ động, sáng tạo và tiềm lực của tất cả các chủ thể như: Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương, địa phương, doanh nghiệp và người nông dân. Cần đẩy mạnh phát
- 232 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" triển hạ tầng số; nâng cao nhận thức và trình độ khoa học công nghệ của người nông dân, doanh nghiệp. Tăng cường kết nối chuyển đổi số giữa các chủ thể liên quan, đảm bảo sự nhịp nhàng, thông suốt. Với tất cả các giải pháp như vậy, chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: 1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Cẩm nang chuyển đổi số, NXB Thông tin và Truyền thông, 2021. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - tập I, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2021. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - tập II, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2021. Các trang web: 1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, “Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp”, 2022, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/kinh-te-trang-trai-mang-lai-hieu-qua-cao- cho-san-xuat-nong-nghiep-119220828111904587.htm. 2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, 2020, https://chinhphu.vn/default. aspx?pageid=27160&docid=200163. 3. Hà Nội mới, “Cấp mã số vùng trồng: Mở cửa cho nông sản Việt vương xa”, 2022, http:// www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1032261/cap-ma-so-vung-trong-mo-cua-cho- nong-san-viet-vuon-xa. 4. Đỗ Hương (2022), “Triển khai thông tin mã số vùng trồng”, https://baochinhphu.vn/trien- khai-he-thong-thong-tin-ma-so-vung-trong-102220819185808825.htm 5. Linh Hương, “Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành lâm nghiệp”, 2023, https://baothanhhoa.vn/ chuyen-doi-so/day-manh-chuyen-doi-so-nganh-lam-nghiep/181805.htm. 6. Luật Việt Nam, “Chuyển đổi số là gì, chuyển đổi số diễn ra như thế nào?” 2022, https:// luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chuyen-doi-so-la-gi-883-91168-article.html. 7. Văn Phương, “Kom Tum thúc đẩy hợp tác xã chuyển đổi số”, 6-2023, https://vca.org.vn/ kon-tum-thuc-day-hop-tac-xa-chuyen-doi-so-a29658.html. 8. Tổng cục Thống kê, 2021, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/ thong-cao-bao-chi-ve-ket-qua-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-giua-ky-nam-2020/.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quá trình công nghiệp hóa - Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân: Phần 2
104 p | 116 | 29
-
Tài liệu bồi dưỡng Quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường các xã trung du, miền núi (Quyển 1)
132 p | 111 | 19
-
Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam - Các biện pháp bảo hộ nông nghiệp và phi thuế
20 p | 210 | 16
-
Tài liệu bồi dưỡng Quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường xã vùng đồng bằng (Quyển 1)
132 p | 103 | 10
-
Nghiên cứu phương thức chuyển giao công nghệ thích hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp đối với ngành nông nghiệp)
12 p | 61 | 6
-
Giải pháp hoàn thiện quan hệ tổ chức - quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
14 p | 67 | 6
-
Chuyển đổi số trong nông nghiệp và hàm ý chính sách cho Việt Nam
5 p | 15 | 6
-
Hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, ngân hàng đất nông nghiệp
15 p | 6 | 5
-
Thực trạng chuyển đổi số trong hợp tác xã nông nghiệp: Tình huống nghiên cứu ở Sơn La
10 p | 10 | 4
-
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
7 p | 24 | 3
-
Chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
37 p | 23 | 3
-
Một số biện pháp tài khóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn
4 p | 29 | 3
-
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp – những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra
9 p | 32 | 2
-
Chuyển đổi số trong nông nghiệp - Xu thế và gợi mở đối với Việt Nam
6 p | 5 | 2
-
Chuyển đổi việc làm trong nông nghiệp: Thực trạng và khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
13 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu triển khai mô hình làng thông minh ở Phú Yên
9 p | 3 | 1
-
Nhận thức của nông dân về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình
10 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn