intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện “đơn thuốc” - Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ II)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người đi khám nhiều chuyên khoa cùng một lúc, mỗi chuyên khoa một sổ y bạ, một đơn thuốc, cuối cùng không biết dùng đơn thuốc nào, các thuốc tác dụng chồng chéo lên nhau, như vậy rất nguy hiểm. Phải khám chuyên khoa nào mà bệnh biểu hiện chính thúc giục đi khám bệnh. Việc làm này vô tình đã "chia cơ thể" của mình thành các cơ quan riêng biệt "hạn chế tầm nhìn của thầy thuốc" và dễ gặp tai biến do thuốc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện “đơn thuốc” - Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ II)

  1. Chuyện “đơn thuốc” - Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ II) Nhiều người đi khám nhiều chuyên khoa cùng một lúc, mỗi chuyên khoa một sổ y bạ, một đơn thuốc, cuối cùng không biết dùng đơn thuốc nào, các thuốc tác dụng chồng chéo lên nhau, như vậy rất nguy hiểm. Phải khám chuyên khoa nào mà bệnh biểu hiện chính thúc giục đi khám bệnh. Việc làm này vô tình đã "chia cơ thể" của mình thành các cơ quan riêng biệt "hạn chế tầm nhìn của thầy thuốc" và dễ gặp tai biến do thuốc. Một người bị viêm phế quản mạn tính dùng thuốc long đờm có đường chẳng hạn làm tăng đường huyết, gây nguy hiểm nếu có sẵn bệnh tiểu đường, dùng cortison chữa hen suyễn ở người có bệnh loét dạ dày - tá tràng dễ dẫn đến biến chứng xuất huyết hay thủng dạ dày. Một số người khác khi đi khám không kể các bệnh mạn tính mắc phải, ví dụ viêm họng mạn, viêm phế quản mạn, cứ tự cho là khỏe mạnh... Thậm chí có người đi khám, có đơn thuốc nghiêm chỉnh được "thầy thuốc đích
  2. thực" kê lại không chữa ngay hoặc không đến khám lại theo y lệnh. Khi chữa khỏi bệnh, y bạ, các giấy tờ xét nghiệm như phim chụp, xét nghiệm... lại bỏ đi coi như không cần thiết. Thực ra những thứ đó rất cần bởi đó là "lý lịch sức khỏe" của bạn giúp cho các thầy thuốc tham khảo, có lợi cho mình, không khác gì lý lịch của cá nhân. Kê đơn thuốc Nhất thiết mọi người đi khám bệnh phải có được đơn thuốc. Thông thường một đơn thuốc bao gồm: - Địa chỉ cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế chủ quản. - Họ và tên, tuổi, giới của người bệnh; địa chỉ hiện tại (như phần trên đã nói). - Chẩn đoán bệnh chính/các bệnh phối hợp. - Điều quan trọng cần lưu ý: dị ứng với thuốc gì? Các dấu hiệu tai biến thuốc, tác dụng phụ... - Các thuốc điều trị lần lượt: * Thuốc chữa bệnh chính.
  3. * Thuốc chữa các bệnh phối hợp (nếu cần thiết). * Các thuốc tăng cường sức khỏe. * Chế độ, ăn uống, nghỉ ngơi. * Thời gian khám bệnh lại (tái khám). Hoặc cần khám chuyên khoa khác liên quan. Thuốc ghi cũng lần lượt theo các sản phẩm thuốc: thuốc tiêm, viên uống, thuốc nước uống, thuốc xoa bóp... với hàm lượng đơn vị, số lượng và cách dùng trong ngày (tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, uống thuốc...) vào thời điểm nào (trước ăn, sau ăn, trong khi ăn, uống lúc đói...). Thuốc hoạt chất giống nhau nhưng có nhiều nhãn mác của các nhà bào chế khác nhau, nhưng có trường hợp dùng thuốc của hãng này không sao nhưng dùng thuốc nhãn khác lại bị dị ứng (do cách bào chế, phụ gia khác nhau). Ở một số nước như Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay các bác sĩ ghi tên thuốc theo nguồn gốc bằng chữ La tinh để tránh nhầm lẫn. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc (tốt nhất là đánh máy chữ), thuốc độc số giọt dùng phải ghi chữ số La Mã. Tùy theo tầm quan trọng của bệnh tật, thời gian kê đơn điều trị từ 3-5 ngày, 7-10 ngày, hoặc lâu hơn, thời gian cần khám lại
  4. theo y lệnh. Cuối đơn thuốc ghi rõ ngày, tháng năm, kèm theo chữ ký thầy thuốc nhưng còn phải ghi rõ họ tên, chức vụ người kê đơn (chỉ có chữ ký không đủ vì không biết rõ người chịu trách nhiệm). Trong đơn thuốc không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa tên thuốc, hàm lượng thuốc..., nếu người kê đơn ghi nhầm lẫn các dược sĩ phụ trách cửa hàng thuốc thông báo để thầy thuốc kê đơn xem xét lại, nếu sửa lại phải có chữ ký xác minh bên cạnh người chịu trách nhiệm. Ở các nước phát triển, "đơn thuốc" được mọi người thực hiện rất nghiêm chỉnh, đúng quy định theo luật pháp do đó đòi hỏi tinh thần trách nhiệm các thầy thuốc, tuân thủ của người bệnh rất cao, vì thế mỗi lần ghi xong đơn thuốc bao giờ người thầy thuốc cũng kiểm tra lại lần cuối, giải thích dặn dò người bệnh các điều cần thiết, các dược sĩ phụ trách cửa hàng thuốc cũng duyệt lại thuốc bán ra cho bệnh nhân. Ngày nay để tiện việc theo dõi bệnh tật, các cơ sở y tế dùng y bạ ghi đơn thuốc. Quyển y bạ c ùng với các hồ sơ xét nghiệm phải lưu trữ, các lần khám sau mang theo để các thầy thuốc biết người bệnh đã mắc và chữa các bệnh nào trước đây, có liên quan với bệnh đến khám hiện tại không, như vậy phải dùng quyển y bạ đến hết mới sang tiếp y bạ khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2