intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện giao tiếp của doanh nhân

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một đám đông, nếu thấy một người mặc áo Pierre Cardin, chân mang giày tây bóng loáng, cổ thắt cravat, tay xách cặp da, không cần nói ra, ai cũng hiểu đó là một doanh nhân. Hiện nay, nhiều doanh nhân đã biết sử dụng giao tiếp như một phương pháp tiếp thị bản thân và qua đó là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện giao tiếp của doanh nhân

  1. Chuyện giao tiếp của doanh nhân Trong một đám đông, nếu thấy một người mặc áo Pierre Cardin, chân mang giày tây bóng loáng, cổ thắt cravat, tay xách cặp da, không cần nói ra, ai cũng hiểu đó là một doanh nhân. Hiện nay, nhiều doanh nhân đã biết sử dụng giao tiếp như một phương pháp tiếp thị bản thân và qua đó là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
  2. Chỉ cần nhắc đến H – giám đốc công ty X, bạn bè hay chưa quen thân cũng đoán là người hay mặc áo dài. Đúng là H rất hay mặc áo dài trong buổi tiệc giao lưu hay họp mặt thường kỳ. Chiếc áo dài không chỉ làm cho chị khác biệt với mọi người mà giúp chị để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng người mới tiếp xúc - một thành công ban đầu cho những mối làm việc sau này. Q., chủ một công ty vàng bạc đá quý lại hay xuất hiện với một phong cách thật lịch lãm. Anh luôn mặc đồ hiệu kèm theo đó là một món trang sức hoặc là một cây bút gắn đá rất đẹp, có khi là đeo cà
  3. vạt với một chiếc kẹp rất “xịn”, hỏi ra có khi giá của mỗi món lên tới vài ngàn USD. Ấn tượng anh để lại là thật sang trọng và lịch lãm. Quan trọng hơn, nhiều ngươì biết đến phong cách mà những sản phẩm của công ty anh có thể đem lại cho họ. Hay như T., giám đốc của một công ty chuyên cung cấp các khóa đào tạo cho doanh nhân, lại luôn xuất hiện trong trang phục chỉnh chu và một phong cách rất điềm đạm. Đeo kính, quần áo chỉnh tề, luôn đeo cà vạt trong các buổi họp. Cùng với sự am hiểu về chuyên môn, anh khiến cho tất cả những ai tiếp xúc đều cảm thất rất tin tưởng. Đối với mỗi doanh nhân, việc quản lý, điều hành doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi đầu tiên. Có những giám đốc thường đề cập đến những vấn đề “nhiễu” trong giao tiếp nội bộ. Họ xem nhân viên như những người thân trong gia đình, những cộng sự không phải là những người làm công. Nhưng vấn đề là tại sao nhiều khi thông tin
  4. đưa xuống cấp cuối cùng lại bị sai lệch và kết quả đạt được không như mong đợi. Vấn đề là ở chỗ việc giao tiếp nội bộ ở đây cần phải được làm rõ. Truyền tải thông tin một cách chính xác nhất, cũng như làm sao để nhân viên hiểu rõ nhất các công việc họ cần thực hiện, các chuẩn mực họ cần đạt tới, hay thấu hiểu được mong muốn của các cấp lãnh đạo. Với những công ty nhỏ, ít người, vấn đề này được giải quyết khi thiết lập được một cơ chế luân chuyển thông tin, nhanh gọn, hợp lý. Nhưng ở những công ty lớn, nhiều cấp, chuyện “nhiễu” thông tin giao tiếp trong nội bộ vẫn xảy ra và cần nhiều thời gian hơn để làm cho việc giao tiếp được thông suốt. Ngoài ra, nghệ thuật sử dụng giao tiếp để mối quan hệ sếp – nhân viên luôn được gần gũi, bầu không khí làm việc thân thiện mà vẫn duy trì một năng xuất làm việc cao là điều vẫn khiến các sếp luôn quan tâm suy nghĩ. Chuyện ăn, nói, đi lại, sinh hoạt tưởng chừng là những chuyện đơn
  5. giản, chỉ cần để ý một chút là thành thục. Tuy nhiên, đối với doanh nhân, lời dạy xưa của ông bà cha mẹ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” vẫn còn mang tính thời sự. Ở các nước, có hẳn những trường chuyên đào tạo các kỹ năng giao tiếp cho giới doanh nhân. Điều đó cũng góp phần làm cho giới doanh nhân nước ngoài “pro” hơn hẳn so với giới doanh nhân nước ta. Gần đây, tại TP.HCM cũng đã xuất hiện dịch vụ đào tạo này. Nhiều doanh nhân đã hưởng ứng, mặc dù học phí cho những khóa học tưởng như bình thường này lên đến vài trăm USD…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2