intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển phôi, chuyển phôi đông lạnh, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, giảm thiểu phôi

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chuyển phôi, chuyển phôi đông lạnh, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, giảm thiểu phôi" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành thực hiện chuyển phôi, chuyển phôi đông lạnh, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, giảm thiểu phôi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển phôi, chuyển phôi đông lạnh, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, giảm thiểu phôi

  1. CHUYỂN PHÔI I. ĐẠI CƢƠNG Chuyển phôi là kỹ thuật đưa một hoặc nhiều phôi được chuyển vào buồng tử cung của người nhận. II. CHỈ ĐỊNH Tất cả các ca thụ tinh trong ống nghiệm khi có phôi chuyển sẽ tiến hành chuyển phôi vào ngày thứ 2, 3 hoặc 5. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định nhưng có thể hoãn chuyển phôi trong một số trường hợp: quá kích buồng trứng, các ca chưa chuẩn bị được niêm mạc tử cung. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời bệnh Dùng progesterone sau chọc hút noãn hoặc được chuẩn bị niêm mạc bằng estrogen và progesterone nếu chuyển phôi đông lạnh hoặc xin noãn, phôi; 2. Phƣơng tiện, dụng cụ Máy siêu âm để chuyển phôi dưới hướng dẫn siêu âm, mỏ vịt, kẹp sát trùng, kẹp cổ tử cung, nong cổ tử cung (khi cần thiết), cốc đựng nước, kính hiển vi soi nổi; 3. Chuẩn bị vật tƣ tiêu hao Gạc lau âm đạo, tăm bông lau cổ tử cung, môi trường lau cổ tử cung, catheter chuyển phôi, đĩa chuẩn bị chuyển phôi. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Thời điểm chuyển phôi: ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 sau chọc hút; - Chuẩn bị phôi chuyển sẵn sàng trong đĩa, cần đối chiếu tên tuổi, số hồ sơ cẩn thận; - Người bệnh cần nhịn tiểu cho bàng quang căng; - Nằm tư thế phụ khoa; - Vệ sinh vùng âm hộ; - Mở mỏ vịt, lau sạch cổ tử cung bằng môi trường chuyển phôi; - Luồn nhẹ nhàng catheter chuyển phôi qua ống cổ tử cung vào đến eo tử cung, vừa luồn vừa quan sát dưới siêu âm qua đường bụng; - Thông báo cho bác sỹ mô phôi chuẩn bị hút phôi vào catheter sau khi đã luồn được catheter vào qua eo tử cung; - Luồn nhẹ nhàng catheter chứa phôi vào trong buồng tử cung, đầu catheter cách đáy tử cung khoảng 2 cm; - Bơm nhẹ nhàng đặt phôi vào trong buồng tử cung, không chuyển quá 5 phôi; - Nhẹ nhàng rút catheter ra khỏi buồng tử cung; - Kiểm tra lại catheter xem độ sạch, phôi còn sót lại không; 213
  2. - Tháo bỏ mỏ vịt; - Người bệnh nằm nghỉ ít nhất 30 phút trước khi ra về; - Hỗ trợ pha hoàng thể. 214
  3. CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH I. ĐẠI CƢƠNG Chuyển phôi đông lạnh là kỹ thuật đưa một hoặc nhiều phôi đông lạnh đã được rã đông được chuyển vào buồng tử cung của người nhận đã được chuẩn bị niêm mạc tử cung. II. CHỈ ĐỊNH Các trường hợp có phôi đông lạnh. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định, tuy nhiên có thể huỷ chu kỳ chuyển phôi nếu niêm mạc tử cung chưa được chuẩn bị tốt. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời bệnh Chuẩn bị niêm mạc tử cung; 2. Phƣơng tiện, dụng cụ, vật tƣ tiêu hao - Máy siêu âm để chuyển phôi dưới hướng dẫn siêu âm, mỏ vịt, kẹp sát trùng, kẹp cổ tử cung, nong cổ tử cung (khi cần thiết), cốc đựng nước, kính hiển vi soi nổi; - Gạc lau âm đạo, tăm bông lau cổ tử cung, môi trường lau cổ tử cung, catheter chuyển phôi, đĩa chuẩn bị chuyển phôi. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Xét nghiệm nội tiết và một số xét nghiệm khác cần thiết đầu chu kỳ kinh; - Siêu âm đánh giá tử cung và hai buồng trứng; - Chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng estrogen vào đầu chu kỳ kinh; - Theo dõi sự phát triển niêm mạc tử cung bằng siêu âm; - Khi đủ điều kiện để chuyển phôi sẽ bắt đầu dùng thêm progesteron 48 đến 72 giờ trước khi chuyển phôi; - Thông báo cho bác sỹ mô phôi rã đông vào ngày hôm sau; - Rã đông phôi, tùy theo phương pháp đông phôi để lựa chọn phương pháp rã đông; - Nuôi cấy phôi sau rã đông trong môi trường nuôi cấy và tủ cấy; - Đánh giá sự phát triển của phôi, chất lượng phôi trước chuyển; - Chuyển phôi đông lạnh sau 3 giờ hoặc ngày hôm sau; - Chuyển phôi dưới hướng dẫn siêu âm; - Tiếp tục dùng estrogen và progesteron liều tương tự trước khi chuyển phôi; - Định lượng βhCG 14 ngày sau chuyển phôi; - Siêu âm 28 ngày sau chuyển phôi nếu có thai sinh hóa; - Nếu có thai, tiếp tục dùng estrogen và progesteron đến hết 12 tuần. 215
  4. TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƢƠNG NOÃN I. ĐẠI CƢƠNG Trong thụ tinh trong ống nghiệm đôi khi xảy ra hiện tượng không thụ tinh khi cấy tinh trùng với noãn. Nguyên nhân không thụ tinh có thể do bất thường tinh trùng (do tinh trùng dị dạng, do tinh trùng yếu) hoặc do số lượng tinh trùng không đủ để thụ tinh. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) giúp điều trị cho các các trường hợp vô sinh do tinh trùng yếu, ít, dị dạng hoặc không có tinh trùng do tắc nghẽn. II. CHỈ ĐỊNH - Vô sinh do chồng + Tinh trùng ít (Oligozoospermia) + Nhược tinh trùng (Asthenozoospermia). + Tinh trùng bất thường (Teratozoospermia) + Thụ tinh thất bại sau khi thực hiện IVF + Các trường hợp trữ lạnh tinh trùng (bệnh nhân ung thư…) + Xuất tinh ngược dòng + Không có ống dẫn tinh hai bên bẩm sinh (CBAVD) + Hội chứng Young + Phẫu thuật nối ống dẫn tinh thất bại + Tắc ống dẫn tinh hai bên - Vô sinh do người phụ nữ lớn tuổi - Vô sinh không rõ nguyên nhân - Các ca rã đông noãn - Các ca trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định IV. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị ngƣời bệnh - Kích thích buồng trứng theo phác đồ; - Chọc hút noãn, nhặt noãn 2. Chuẩn bị trang thiết bị và vật tƣ tiêu hao - Các trang thiết bị trong Lab: tủ thao tác, kính hiển vi, hệ thống vi thao tác, pipet và các đầu nối; - Các vật tư tiêu hao: đĩa nhặt noãn, đĩa 2 lòng, 4 giếng, đĩa ICSI; kim tiêm ICSI; - Các loại môi trường; 216
  5. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Chuẩn bị đĩa tách noãn - Chuẩn bị đĩa làm ICSI, bao gồm đĩa test và đĩa làm ICSI - Chuẩn bị noãn làm ICSI: ủ noãn, tách tế bào hạt khỏi noãn - Chỉnh kính và hệ thống vi thao tác - Chuẩn bị mẫu tinh trùng; - Cố định và hút tinh trùng vào kim tiêm noãn - Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Tiến hành kĩ thuật tương tự cho các noãn còn lại; - Rửa toàn bộ noãn trong môi trường nuôi cấy; - Chuyển vào đĩa cấy đã ủ ấm, để vào tủ cấy CO2; Chú ý - Trong cả quá trình thao tác các dụng cụ, môi trường phải đảm bảo ổn định như nhiệt độ, pH, chỉnh vị trí kim… - Bất động tinh trùng đúng cách - Đẩy kim tiêm vào đủ sâu trong bào tương noãn - Chắc chắn màng zona đã bị kim tiêm phá vỡ - Chỉ bơm một lượng rất nhỏ môi trường vào bào tương noãn - Nếu như tinh trùng chui ra ngoài thì tiến hành tiêm lại 217
  6. GIẢM THIỂU PHÔI I. ĐẠI CƢƠNG Giảm thiểu phôi chọn lọc là thủ thuật sử dụng kim chọc hút qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm để huỷ bớt thai trong ca đa thai. II. CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp có từ 3 thai trở lên sau chuyển phôi, số lượng phôi để lại thường là 2 phôi hoặc một phôi tùy trường hợp cụ thể; - Đối với các trường hợp song thai, giảm thiểu một thai tùy từng ca cụ thể. - Thời điểm giảm thiểu phôi: thời điểm giảm thiểu lý tưởng nhất là 7 tuần + 3 ngày. - Tư vấn: + Lý do giảm thiểu phôi; + Quy trình giảm thiểu phôi; + Tai biến có thể có. III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời bệnh 2. Phƣơng tiện dụng cụ và vật tƣ tiêu hao - Kẹp sát trùng, máy siêu âm; - Cốc đựng dung dịch sát trùng, dung dịch sát trùng, kim chọc hút, bơm tiêm. 3. Phƣơng pháp giảm đau Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ, có thể kết hợp tiền mê. IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu và các yếu tố đông máu; - Khám tiền mê; - Thai phụ nhịn ăn, đi tiểu trước khi làm thủ thuật; - Sát trùng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bằng dung dịch muối sinh lý; - Trải săng vô trùng che chân và bụng thai phụ; - Siêu âm đánh giá lại số lượng thai, tình trạng phôi thai và phôi sẽ giảm thiểu. Phôi giảm thiểu là phôi nằm gần đường kim chọc và nằm gần cổ tử cung; - Tiến hành chọc kim vào đúng vị trí phôi sẽ giảm thiểu dưới hướng dẫn của siêu âm, sau khi mũi kim chạm vào phôi thì tiến hành hút phôi; - Đối với phôi nhỏ có thể hút hết được phôi, đối với phôi lớn không hút hết được cần kiểm tra đảm bảo tim thai đã ngừng đập; - Trong ca thai lớn có thể dùng Kali clorua bơm vào buồng tim thai; - Kháng sinh dự phòng trong thủ thuật. V. THEO DÕI - Thai phụ nằm nghỉ tại giường; - Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, đau bụng, chảy máu âm đạo 2 giờ sau chọc hút; - Hẹn khám lại sau 2 ngày. 218
  7. VI. TAI BIẾN - Chảy máu; - Chọc vào mạch máu, bàng quang; - Nhiễm trùng; - Sảy thai, thai chết lưu. 219
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2