Chuyện trò: tản văn - Phần 1
lượt xem 3
download
"Chuyện trò" là cuốn tản văn mới nhất của giáo sư Cao Huy Thuần, gồm có 6 phần: Chuyện mở đầu và Chuyện cuối, ở giữa là Chuyện tình yêu, Chuyện lạy Phật, Chuyện văn hóa, Chuyện giáo dục. Trong sáu phần lớn đó là những câu chuyện cùng đề tài, lời kể của giáo sư chính trị học Cao Huy Thuần thật thoải mái và hóm hỉnh, duyên dáng và thâm sâu. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng đón đọc phần 1 sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyện trò: tản văn - Phần 1
- Bản quyền thuộc về tác giả Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo hợp đồng tháng 8-2012 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM Cao Huy Thuần Chuyện trò: tản văn / Cao Huy Thuần. - T.P. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2012. 336tr. ; 20cm. 1. Văn xuôi Việt Nam. 2. Văn học Việt Nam -- Thế kỷ 21. 1. Vietnamese prose literature. 2. Vietnamese literature -- 21st century. 895.9228084 -- dc 22 C235-T53
- Vầng trăng từ độ lên ngôi Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ - Lưu Trọng Lư - *** Gửi Liên, Lộc, Tâm
- Lắng nghe “Chuyện Trò”... Giáo sư Cao Huy Thuần dạy đại học Pháp, một cây bút quen thuộc trong cộng đồng tiếng Việt, đặc biệt gần với những ai có quan hệ trực tiếp hoặc có mối quan tâm tới đạo Phật và văn hóa Phật giáo. Không kể các công trình nghiên cứu xuất bản ở nước ngoài, ông đã cho in tại Việt Nam rất nhiều bài báo, bài giảng và hàng loạt tập sách với phong cách văn chương luận đề hài hòa được cả hai thiên chức: nhà giáo - nhà văn. “Chuyện trò”, ấn phẩm mới nhất trong số đó, gồm đôi mươi câu chuyện hoặc mang tính chuyện, chuyện kể, chuyện trò, hoặc mang tính truyện, truyện phóng tác, truyện ngụ ngôn, tự truyện. Chỉ đôi mươi câu chuyện thôi, mà chuyên chở bao nhiêu tâm tình, chừng như ông muốn dành riêng trải lòng cùng tuổi trẻ. Câu chuyện mở đầu, “Sợi tóc”, phảng phất chất li kì trinh thám khơi gợi nỗi dằn vặt rắc rối, thế nào là nói dối? Một nhà sư khai dối với cảnh sát để cứu giúp một con người trong trắng vô tội tránh khỏi vụ điều tra án mạng. “Có những trường hợp buộc ta phải nói dối vì thương xót,
- 8 vì lịch sự, vì để cứu một mạng người, hoặc để tránh một hậu quả xấu hơn”. “Nếu nguyên tắc ‘không nói dối’ được áp dụng một cách tuyệt đối, xã hội không thể tồn tại”. “Tính thiện nằm trong cái đẹp và cái thật”. Nhưng “không nói dối” lại nằm trong nguyên tắc ngũ giới của nhà Phật. “Nguyên tắc là tối thượng”. Nhà sư thành thật với lòng, vậy có phải là không nói dối?... Đột ngột một câu hỏi oái oăm: “Đồng tiền có biết tu không?”. Đột ngột một bất ngờ thú vị: “ Biết! Mà tu rất giỏi! Đắc đạo như chơi!”. “Ở nước Mỹ, bao nhiêu nhà giàu trọng truyền thống tặng tiền cho các trường đại học để đại học Mỹ vẫn dẫn đầu văn hóa đại học trên thế giới”. Ông liên hệ Việt Nam: “Tôi bắt đầu có cảm tưởng các đại gia cũng muốn cho đồng tiền đi tu và tôi tán dương khuynh hướng này”. “Văn hóa bố thí của Phật giáo là con đường của đồng tiền biết sám hối”. “Cần phải biết rằng bố thí cho những công trình từ thiện, văn hóa cũng phước đức như hiến tặng chùa chiền...” Câu chuyện rất gần đây, còn nóng hôi hổi trên giấy, “Hãy bay với hai cánh vào hiện đại”, tác giả vừa trình bày trong Tuần lễ Văn hóa Phật giáo tại Nghệ An tháng Tám, 2012. Sau những thông tin bao quát về sự lan tỏa của Phật giáo sang phương Tây từ phương Đông, về sự tha hóa con người trong khủng hoảng hiện đại..., ông nhấn mạnh vấn
- 9 đề đạo đức với dồn dập nhắn gửi “Khoa học mà không có lương tâm là đổ nát của linh hồn”. “Đạo đức của Phật giáo nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đã đành, nhưng cốt nhất làm cho nội tâm thanh thản, bởi vì thanh thản chính là hạnh phúc”. “Không có lòng tin thì cánh cửa cuối cùng của trí tuệ vẫn không mở ra”. “Trí tuệ và lòng tin phải cùng bay với nhau như hai cánh của con đại bàng”... “Yêu nhau” mượn điển tích về cây trong thơ Bạch Cư Dị, mượn luôn cốt truyện về chim của văn hào Guy de Maupassant tô điểm thêm hình tượng tình yêu, “như chim liền cánh như cây liền cành”. “Tình yêu không có cái chết”. “Tình yêu chính là sự sống”. Ở phần cuối sách, “Cái nhìn” đưa người đọc lòng vòng từ kỉ niệm trẻ con của một cậu học trò, lang bang sang chuyện ông Sartre, ông Camus, ông Freud... để đi tới những suy nghiệm gan ruột. “Muốn sống phải vượt qua sự hổ thẹn”. “Phải biết hổ thẹn mới đi lên được”... Thông điệp rải đều trong từng câu chuyện. “Chuyện trò” vừa vận chuyển lượng thông tin dồi dào tri thức liên quan nhiều lĩnh vực: luân lý, chính trị, triết học, thần học, văn học, xã hội học, tâm lý học... vừa mở mang mạng giao lộ liên tưởng dẫn tới những thông điệp bao hàm kinh nghiệm sống, triết lý sống. Cao Huy Thuần có cái duyên tự nhiên, giọng văn mềm mại, dịu dàng, lời văn giản dị, trong sáng, khoáng hoạt
- 10 mà chuẩn xác. Một người đã bước qua ngưỡng tuổi “cổ lai hi”, đã sống xa Đất Mẹ từ lúc còn rất trẻ giữa thập niên 1960, lại phải sống bằng ngôn ngữ xứ người, mà dùng tiếng mẹ đẻ nhuần nhuyễn, uyển chuyển đến thế, kể cũng là sự hiếm. Cứ thong thả, nhẹ nhàng, ông thủ thỉ lắm điều nhiều chuyện, chuyện xưa, chuyện nay, chuyện mình, chuyện người, đang chuyện chùa, chuyện Phật, ngoặt sang chuyện thơ, chuyện tình, chuyện tắm. Mỗi câu chuyện lững thững ngang trang giấy thường lắng lại tiếng lòng kẻ sĩ thiết tha với những gì hệ trọng của nước nhà, nào lịch sử, tôn giáo, nào văn hóa, giáo dục... Mát tay sai sử ngôn từ, ông kết nối liền lạc các mảnh chuyện “dây cà ra dây muống” bằng hơi văn tình tự và cài đặt đường link kêu gọi làm người. Cân bằng trí và tâm, thông tuệ và lương thiện. Trên nền tảng này hãy xây tiếp tầng tầng tốt đẹp. Linh hồn của tiến trình hoàn thiện người ấy, theo cổ súy của ông, là tinh thần Phật giáo mà ông muốn gióng lên thành tiếng trống trường. 2-9-2012 NGUYỄN DUY
- Chuyện mở đầu
- sợi tóc Thưa ông, xin ông đừng hỏi người gửi thư này là ai, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, ở đâu, có chồng hay độc thân. Địa chỉ đề ngoài bì thư là hộp thư mượn của người khác, tôi không có nhà cố định. Ông cứ xem thư này như từ trên trời rơi xuống vì lẽ ông mang trong người hai thiên chức, của nhà giáo và của nhà văn. Là nhà giáo, ông không thể dạy học trò những gì mà ông nghĩ là không thật, thiên chức của ông buộc ông phải sống với cái chân. Là nhà văn, ông không thể viết một câu gì mà ông nghĩ là không đẹp, ông phải sống với cái mỹ. Tính thiện nằm trong cái đẹp và cái thật. Thư này đến tay ông chỉ vì người viết thư biết thiên chức của ông là nói lên lời thật, lời thiện, lời đẹp. Nhưng, trước hết, thế nào là lời thật? Nhà giáo trong ông và nhà văn trong ông có nghĩ giống nhau trong mọi
- 14 chuyện trò hoàn cảnh rằng ở đâu và bao giờ cũng phải nói thật? Sự thật bao giờ cũng tuyệt đối, bất kể những trường hợp gai góc, tế nhị, éo le? Phải chăng nhà giáo trong ông thiên về nguyên tắc trừu tượng? Phải chăng nhà văn trong ông động lòng hơn trước hoàn cảnh cụ thể? Một bên là lý lẽ. Một bên là cảm tính. Một bên là cái đầu, là lý. Một bên là con tim, là tình. Tình lý vẹn toàn là lý tưởng của mọi hành động. Nhưng đâu phải bao giờ ta cũng thênh thang trên hai cánh ấy cùng bay? Chắc hẳn có khi ông cũng cảm thấy mất thăng bằng giữa hai cánh, hoặc nguyên tắc nặng hơn, hoặc ngoại lệ nặng hơn. Chắc hẳn cũng có khi ông bất lực, không giải quyết được mâu thuẫn trong một hoàn cảnh nhá nhem giữa đẹp và xấu, giữa ác và thiện. Nhưng dù sao đi nữa, trời đã phú cho ông cả hai thiên chức, buộc ông phải hiểu và phải thương, hiểu để mà thương, và thương để mà hiểu. Ông là người mà thiên chức là dung hòa, nhất là dung hòa giữa lý thuyết và hành động. Vì vậy mà thư này bay đến tay ông. Vâng, ông không cần biết tôi là ai, bởi vì chính tôi cũng không biết tôi là ai. Xét bề ngoài, tôi là người có nhan sắc. Xét bên trong, tôi không biết tôi tốt, xấu, hay bình thường như mọi người. Có người nói tôi hay làm đỏm. Nhưng làm đỏm nơi một người đàn bà là xấu, tốt, hay bình thường? Chắc ông sẽ nói: tùy nhiều hay ít. Nhưng thế nào là ít, thế
- sợi tóc 15 nào là nhiều? Hồi tôi còn sinh viên, nhà trọ của tôi chỉ độc một phòng nhưng tấm gương để trang điểm lại rất bề thế. Bạn bè đến rủ đi chơi, tôi trang điểm chưa xong, cứ mặc họ ngồi đấy chờ tôi vẽ lông mày. Tôi nghĩ thành thật: nhìn trong gương một thiếu nữ đang trang điểm có khác gì ngắm một bức tranh? Họ cứ thong dong thưởng thức, tôi cứ thong dong tô son. Như vậy là tốt, xấu, hay bình thường? Là làm đỏm? Nhiều hay ít? Trang điểm xong, tôi quay mặt hỏi họ, cả gái lẫn trai, “được chứ, màu son không đậm quá chứ, hôm nay trời nắng to, tô đậm cháy môi, phải không?” Hình như tôi có cười một chút để môi nở ra một cánh hoa. Như vậy là đỏm? Nhưng thành thật, tôi lại thấy tôi tự nhiên, tính tôi vốn tự nhiên như thế, nếu tôi làm dáng thì quả thật tôi làm dáng một cách tự nhiên. Có cô bạn gái bảo: “Tính mày lẳng”. Có thể tôi lẳng mà không biết chăng? Cô bạn ấy lại nói với tôi lần nữa một hôm khác. Hôm ấy tôi diện một bộ áo mới mua, gài zip sau lưng. Áo hơi chật, tôi kéo zip khó khăn. Thấy anh bạn trai đứng nhìn, tôi đến nhờ anh kéo zip lên gáy. Anh đứng sau lưng tôi, làm sao tôi thấy mắt của anh được, nhưng tôi thấy mắt của cô bạn. Cái nhìn lạ lạ. Sau đó nó nói nhỏ vào tai tôi: “mày lẳng”. Đến mức nào thì lẳng, đến mức nào thì chỉ làm duyên thôi? Có cô gái nào không làm duyên? Không làm cách này thì làm cách khác, một chút xíu lẳng thì cũng là lẳng. Làm
- 16 chuyện trò sao phân biệt được một nụ cười lẳng và một nụ cười có duyên? Chẳng lẽ lấy ý nghĩ về người đó làm tiêu chuẩn? Nếu tôi bị xem như trắc nết, cũng nụ cười duyên ấy bị xem là lẳng? Nếu tôi là mệnh phụ phu nhân, cũng nụ cười lẳng ấy trở thành có duyên? Có lẽ tính tôi có cái gì đó không giống như các người đàn bà khác, hoặc nơi nhan sắc của tôi có cái gì đó khiến người ta dễ có định kiến về tôi, cho nên cử chỉ mà tôi nghĩ là tự nhiên, người khác cho là có ý, cử chỉ mà tôi tưởng là vô tư, người khác không thấy là hồn nhiên. Người khác có lý hay tôi có lý? Có thật tôi là trong veo, hay trong cử chỉ của tôi có vẩn đục tín hiệu ong bướm mà tôi không biết? Có lần, trong một buổi sinh nhật, mời rất đông khách, bà chủ nhà duyên dáng bặt thiệp là tôi cảm thấy khát nước, tự nhiên tôi cầm lấy ly rượu của một bạn trai hớp một ngụm rồi trả lại ly: thế là bắn tín hiệu? Thế là dễ dãi? Lẳng lơ? Tôi làm sao nhìn thấy mắt tôi được? Vậy mà sau đó, có người bạn gái mang đến cho tôi một ly rượu, bảo: “Cầm lấy ly mày mà uống, mắt mày lẳng lắm”. Thường tôi vẫn làm thế mà không để ý. Ai đấy ăn nửa trái đào, tôi cầm nửa trái cắn một miếng, rồi trả lui, vô tư. Hoặc đang ăn nửa trái táo, cầm nửa trái đưa cho người khác ăn, chẳng thấy sao cả. Chẳng thấy ông con trai nào phản đối, ông nào cũng vui vẻ. Vì tôi đẹp? Vì tôi vui tính? Vì tôi nhởn nhơ như bướm, không đậu trên
- sợi tóc 17 một ai, và ai cũng chờ tôi đậu? Vì trong cử chỉ của tôi có cái gì không nghiêm trang, và không nghiêm trang thì quyến rũ? Tôi chỉ cười khi các cô bạn bảo: “Ai lấy mày, chỉ ghen thôi là đủ chết”. Nhưng mà, thưa ông, tôi cũng thường tình như mọi người đàn bà thôi. Nghĩa là bướm bay rồi cũng có khi đậu. Tôi lấy chồng, giản dị là vì anh ấy thương tôi nhất trong những người thương tôi. Anh thương tôi đến mức tôi không thể nào không lụy. Đến mức tuyệt đối. Anh nói, sắc như dao: “Trên đời này chỉ có một chân lý thôi là sẽ không có ai thương cô bằng tôi.” Tôi vừa cười vừa nghĩ: trên đời này cũng chỉ có một chân lý thôi là ai nói tôi lẳng là đàn bà, ai nói tôi có duyên là đàn ông. Lạ thật, ông ạ, người ta có thể hút nhau vì trái ngược nhau. Tôi hoạt bát, năng nổ. Anh điềm đạm, ít nói, mô phạm. Tôi thích diện. Anh xuề xòa. Tôi sáng chói giữa bạn bè, hội họp. Anh lúng túng giữa đám đông. Tôi ào ào như sóng biển vỗ bờ. Anh lặng lẽ như đại dương ngoài khơi. Giữa anh và tôi chỉ có một điểm giống nhau: lỳ lợm. Anh lỳ lợm thách thức tôi. Tôi lỳ lợm thách thức anh. Anh phải lấy tôi cho bằng được để chứng tỏ anh hơn mọi người. Tôi cưỡng lại cái kiêu hãnh đó đến kỳ cùng bằng cách không khuất phục. Rốt cục tôi thua. Thua cũng là duyên dáng của đàn bà mà nhiều người đàn bà không biết.
- 18 chuyện trò Nhưng không phải anh ấy thắng. Không ai thắng tôi được. Lấy chồng hay không lấy chồng, tính tôi vẫn tự do như cơn gió, vẫn giao du, vẫn nhiều bạn bè. Tôi chơi với ai cũng dễ thân, gần ai cũng được mến. Chỉ có một điều khác trước là tôi biết dừng lại ở một mức thân mật vừa phải, đủ để cho tôi có thể ngạo nghễ với chính tôi rằng tôi tự do nhưng không phóng đãng. Không phải tôi sợ hư hỏng đâu, bởi vì tôi chẳng biết thế nào là hư hỏng, tôi không lấy tiêu chuẩn đạo đức của mọi người để áp dụng cho tôi. Tôi chỉ biết rằng chồng tôi là người rất đáng kính trọng, một bậc quân tử biết thương con thú hoang trong bản tính của tôi, người mà hàng ngày bưng cho tôi một ly nước thật trong cho nên tôi không thể nhúng vào ly một cái môi bẩn để uống. Lờ mờ, tôi cảm thấy anh đứng trên một nấc thang giá trị cao hơn tôi, tôi cảm thấy tay anh đưa ra nắm lấy tay tôi kéo lên cho bằng chỗ anh đứng. Tôi thấy hình như trong bản tính của tôi cũng có một năng lực nào đấy thúc đẩy tôi bước lên. Bước đó, tôi nghe rõ lần lần và rõ nhất hơn một năm sau. Năm sau, chồng tôi được bổ nhiệm vào một chức vụ lớn trên cao nguyên để phát triển một khu dinh điền hoang sơ thành khu trù mật kiểu mẫu. Tôi chưa bao giờ sống xa thành phố, nhưng bản tính vốn thích thay đổi nên vui vẻ lên ở cao nguyên. Khung cảnh mới giúp tôi khám phá thêm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 tàn tích dưới nước nổi tiếng nhất thế giới
7 p | 109 | 17
-
Đề Ấn Giang Hồ
809 p | 70 | 5
-
Khám phá đền Meiji Jingu Shrine - Nhật Bản
3 p | 63 | 4
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công sử dụng trong đối kháng của nam sinh viên vovinam năm thứ 3 chuyên ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn