CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Thấu hiểu phong tục của dân tộc
lượt xem 18
download
Thấu hiểu phong tục của dân tộc Có một lần, một đoàn đại biểu phụ nữ Mỹ sang thăm nước ta theo lời mời của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. đoàn đến vào đúng dịp lễ Nôen. Trung ương Hội Liên hiệp phụ nũ chuẩn bị chiêu đãi đoàn tại khách sạn Thống Nhất. Trước đó, các đồng chí phụ trách Hội đã đến báo cáo với Bác chương trình hoạt động của đoàn và dự kiến một buổi để Bác tiếp. Sau khi nghe báo cáo, Bác hỏi đồng chí phụ trách. - Các cô định...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Thấu hiểu phong tục của dân tộc
- Thấu hiểu phong tục của dân tộc Có một lần, một đoàn đại biểu phụ nữ Mỹ sang thăm nước ta theo lời mời của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. đoàn đến vào đúng dịp lễ Nôen. Trung ương Hội Liên hiệp phụ nũ chuẩn bị chiêu đãi đoàn tại khách sạn Thống Nhất. Trước đó, các đồng chí phụ trách Hội đã đến báo cáo với Bác chương trình hoạt động của đoàn và dự kiến một buổi để Bác tiếp. Sau khi nghe báo cáo, Bác hỏi đồng chí phụ trách. - Các cô định tổ chức chiêu đãi đoàn thế nào? Đồng chí phụ trách báo cáo với Bác là sẽ chiêu đãi đoàn những món ăn dân tộc của Việt Nam. Ngoài ra trong phòng còn đặt một cây thông Nôen như phong tục của người Mỹ trong ngày lễ này. Nghe xong, Bác cười và bảo: - Các cô tiếp đoàn bằng những món ăn dân tộc như thế là tốt, nhưng theo Bác biết ở Mỹ thì thường ăn mừng lễ Nôen bao giờ cũng có món thịt gà tây đặt nguyên cả con. Các cô nên làm thêm món đó. Biết được chi tiết đó, các đồng chí phụ trách đã cho chuẩn bị đúng như vậy. Trong buổi chiêu đãi, tất cả các thành viên trong đoàn phụ nữ Mỹ rất ngạc nhiên và cảm động. Trong khi Chính phủ Mỹ đang gây biết bao tội ác đối với dân tộc Việt Nam mà đoàn lại được những người phụ nữ Việt Nam tiếp đón hết sức ân cần, chú đáo. Thì ra phong tục trên đây, Bác Hồ biết trong thời gian Người sống và làm việc ở nước Mỹ cách đây hơn 50 năm. Vậy mà đến bây giờ Bác vẫn còn nhớ rất kỹ. Đúng là Bác HỒ không những yêu thương, quý trọng người dân lao động mà còn thấu hiểu cả phong tục, tập quán của những dân tộc cácn ước mà Bác đã đi qua. Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ tịch
- Trong những năm ở Phủ Chủ tịch, Bác đã sống hàng ngày như thế nào? Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn. Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác HỒ không muốn dùng quạt máy . Những ngày hè nóng nực nhất, Bác HỒ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi. Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác HỒ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm lắm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong bảo tàng vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy cái, nhưng Bác lại càng ít dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông người Việt Nam không có sưởi điện hàng ngày sưởi về mùa đông. Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã cần thì dùng cho đủ mức cần.
- Về việc tiết kiệm điện, không biết bao nhiêu lần, tự tay Bác tắt những cái đèn, cái quạt và cái đài đang tiêu điện mà không ai dùng cả. Ở nước ta thế mà khi ra nước ngoài cũng thế. Đi lướt qua một hành lang trên con đường đến nơi nào đó bạn tiếp khách hay trong nhà khách của bạn, thấy có một bóng đèn điện để đấy không cần là Bác tìm xem chỗ tắt bật ở đâu, Bác tắt đi. Có đồng chí ở với Bác khá nhiều năm đã nói: - Tất cả các năm mình ở với Bác, luôn luôn mình là cán bộ tắt đèn. Bác cứ thấy xa xa có những bóng đèn đang sáng, Bác bảo xem lại có ai ở đấy không, có cần để ánh sáng để bảo vệ không? Nếu không thì tắt đi. Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời. Bác Hồ với vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao Là một cán bộ ngoại giao lâu năm, tôi vinh d ự và may mắn được tiếp xúc với Bác Hồ nhiều lần. Những lần Bác đến thăm sứ quán ta ở nước sở tại, Bác nói nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tiết kiệm của ngành ngoại giao. Năm 1957, Bác thăm Liên Xô và một số nước Đông Âu. Khi đến thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Bác căn dặn chúng tôi phải ra sức tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm thời gian, tranh thủ học tập. Bác nếu tấm gương sáng về bảo đảm giờ giấc. Hôm sứ quán tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Ba Lan, chúng tôi được giao nhiệm vụ chọn địa điểm, đặt các món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị người nước ngoài, vừa thể hiện được món ăn dân tộc. Kết quả chiêu đãi tốt. Bác hài lòng khen: Các chú tổ chức chiêu đãi vừa tiết kiệm, vừa trng trọng. Các món ăn không thừa, không thiếu. Sau đó, Bác kể chuyện có sứ quán do tính toán không kỹ, khi chiêu đãi khách, các món ăn thừa rất nhiều. Bác nói: Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân
- dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy, để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân. Một lần, khi nói chuyện với cán bộ ngoại giao về nước học tập nghị quyết của Đảng, Bác đến thăm và căn dặn. Nhân dân ta đang gian khổ chiến đấu để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vì vậy, mỗi cán bộ, mỗi người dân phải tiết kiệm vì sự nghiệp cách mạng. Làm công tác ngoại giao, tuy phải có phần hình thức cho coi dược, song nội dung vẫn là quan trọng hơn. Cái đẹp của hình thức là ở chỗ sạch sẽ, gọn gàng, giản dị, chứ không phải ở chỗ xa hoa, lãng phí. Cần làm sao không tốn kém mà lịch sự. Các cô, các chú đi công tác nước ngoài càng phải chú ý điều này.Vì hoàn cảnh ở nước ngoài thường dễ làm cho mình sinh ra hoang phí, tham ô, hủ hóa, thậm chí có khi sa ngã, mất cả tư cách người cách mạng. Các cô, các chú phải luôn luôn tự kiểm điểm và giúp cán bộ mình cùng kiểm điểm. Cũng tại cuộc gặp với cán bộ ngoại giao, ngày 14-1-1965, Bác căn dặn nhiệm vụ và những điều cần chú ý: Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo, miền Nam đang còn phải đấu tranh, toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm. Cán bộ ngoại giao ta ra ngoài có hình thức làm sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ, nhưng không được lãng phí, xa hoa. Trường hợp làm tiệc mặn , song nếu ta làm được tiệc trà thay vào là tốt nhất. Ta không phải thể đua với người được. Người giàu có, còn ta thì nghèo. Chính vì vậy, phải hết sức tiết kiệm. Ngoại giao càng phải tiết kiệm. Lời dạy của Bác về vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao mãi mãi vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
117 câu chuyện về Bác Hồ
71 p | 1382 | 170
-
Kể chuyện về Bác Hồ trong sinh hoạt
12 p | 735 | 104
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Câu chuyện về cuốn sổ tiết kiệm của Bác Hồ
5 p | 701 | 79
-
Câu chuyện về Bác Hồ: Nhà cháu mà không đến thì đến nhà ai
2 p | 405 | 59
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Nhân cách Bác Hồ
4 p | 320 | 48
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
6 p | 356 | 41
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 4): Phần 2
107 p | 204 | 39
-
Mẩu Chuyện Về Bác Hồ - 6
9 p | 347 | 38
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Bác Hồ với kiều bào
6 p | 222 | 32
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 3): Phần 1
118 p | 173 | 31
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Những bào thơ xuân của Bác Hồ 40 năm về trước
6 p | 364 | 23
-
Một chiến sĩ công an Đức bảo vệ Bác Hồ kể chuyện - Konrad Buettuer: Phần 2
54 p | 92 | 15
-
Tôi vẽ Bác Hồ - Hồi ký: Phần 2
71 p | 132 | 15
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 1
77 p | 15 | 9
-
Ebook Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu và hiện vật (Xuất bản lần thứ hai): Phần 1
163 p | 23 | 7
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 2
75 p | 18 | 7
-
Ebook Truyện kể về Bác Hồ những chặng đường kháng chiến trường kỳ: Phần 1
62 p | 37 | 4
-
Những câu chuyện kể về Bác Hồ đi kháng chiến: Phần 1
76 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn