intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có bao nhiêu phương pháp... tắm nước

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, tại các Spa thư giãn, khu du lịch sinh thái, bệnh viện thẩm mỹ, bệnh viện phục hồi chức năng, cơ sở Y học dân tộc… đều ít nhiều có sử dụng nước trong chữa bệnh, làm đẹp. Liệu pháp nước đã có cơ sở y lý và khả năng ứng dụng đa dạng khắp nơi trên thế giới. Khi kết hợp với các thiết bị điện tử kỹ thuật cao thì mục tiêu ứng dụng liệu pháp có thêm điều kiện thành công. Tác động của nước lên cơ thể Trong nước, nhiệt được truyền chủ yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có bao nhiêu phương pháp... tắm nước

  1. Có bao nhiêu phương pháp... tắm nước Hiện nay, tại các Spa thư giãn, khu du lịch sinh thái, bệnh viện thẩm mỹ, bệnh viện phục hồi chức năng, cơ sở Y học dân tộc… đều ít nhiều có sử dụng nước trong chữa bệnh, làm đẹp. Liệu pháp nước đã có cơ sở y lý và khả năng ứng dụng đa dạng khắp nơi trên thế giới. Khi kết hợp với các thiết bị điện tử kỹ thuật cao thì mục tiêu ứng dụng liệu pháp có thêm điều kiện thành công.
  2. Tác động của nước lên cơ thể Trong nước, nhiệt được truyền chủ yếu bằng cách đối lưu, nghĩa là thay thế lớp nước lạnh và nặng bằng lớp nước nóng và nhẹ hơn; sự truyền nhiệt trong nước cao hơn trong không khí gấp 3 lần. Vì vậy khi nhiệt độ không khí là 200C thì cơ thể không thấy lạnh mấy nhưng nhiệt độ trong nước tương đương thì đã thấy lạnh. Yếu tố cơ học của nước có vai trò thực tế trong việc chữa bệnh. Tác động cơ học được xác định bằng áp lực của nước trên bề mặt cơ thể, thường vào khoảng 1/20 áp lực khí quyển. Những chất hóa học của nước chủ yếu tác động trên các cơ quan cảm thụ da và từ da truyền đến toàn cơ thể. Các chất dễ bay và chất thơm có thể ảnh hưởng đến cơ thể thông qua thị giác và khứu giác. Cảm thụ nóng lạnh trên cơ thể cũng khác nhau, da mặt cảm thụ được độ nóng lạnh lớn hơn da ở các bộ phận khác. Sự kích thích của nước tạo nên phản xạ da - nội tạng. Cụ thể như chườm lạnh ở da ngực làm co mạch máu phổi, chườm nóng vùng thắt lưng làm giảm mạch máu thận. Tắm lạnh làm tim hoạt động nhẹ nhàng, tắm nóng làm tim hoạt động mạnh hơn, giảm trương lực và tăng bài tiết dịch vị, lưu thông máu trong thận tốt hơn và bài tiết nước tiểu nhiều hơn…
  3. Đa dạng liệu pháp nước: có đến hàng trăm cách dùng nước để tác động lên cơ thể nhằm thư giãn, chữa bệnh… mỗi cách điều có sự nghiên cứu chọn lựa về liều lượng, phương thức tác động, các yếu tố tâm thể… Xin được giới thiệu một số liệu pháp nước khá phổ biến ở TP.HCM: - Tắm vòi sen: thường được dùng trong các cơ sở thẩm mỹ, Spa thư giãn hoặc tự ứng dụng ở nhà; là một phương tiện phòng và chữa bệnh bằng nước, ứng dụng nguyên tắc áp lực của những tia nước lên cơ thể làm căng da, sảng khoái…. Tùy vào mục đích có thể lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp trong tắm hương sen, nhiệt độ có thể là lạnh (15- 200C), mát (20- 300C), vừa phải (31- 360C), ấm (37- 380C) và nóng (trên 380C). Nếu tự tắm ở nhà có thể lập một chế độ tắm thường kỳ theo lịch buổi sáng sau khi tập thể dục có thể tắm lạnh và nóng trong khoảng từ 2- 3 phút nhằm gây kích thích, mát mẻ; buổi chiều trước khi đi ngủ, tắm khoảng 3 - 10 phút nước ấm, giúp ngủ ngon. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại vòi sen, có thể trang bị tùy theo yêu cầu như loại vòi sen cánh quạt, áp lực, giả mưa, xoa bóp… - Tắm nước nóng: nhiệt độ nước từ 38- 400C, thời gian tắm từ 5- 10 phút tùy theo tuổi tác, trình trạng cơ thể. Tại các cơ sở thư giãn, bể tắm nước nóng được trang bị cầu kỳ và màu sắc (có chú ý yếu tố tâm thể) và trong nước có chất mùi gây hưng phấn… Tắm nước nóng tự nhiên (suối nước nóng) đơn giản và có thêm hiệu quả tác động của khoáng chất. Tắm nước nóng tại nhà thì chỉ cần có một bồn tắm để tắm
  4. ngâm hoặc bình nước nóng lạnh để kết hợp tắm nóng với vòi phun. Tắm nóng thường xuyên làm da săn chắc, trị nhiễm lạnh, viêm mũi… - Tắm tương phản với mục đích là rèn luyện cơ thể và phòng bệnh cảm cúm. Sử dụng một bể nước ấm, một bể nước lạnh, nhiệt độ 2 bể chênh lệch nhau từ 5 - 100C, đầu tiên tắm trong bể nước ấm từ 3 - 5 phút, sau đó tắm trong bể lạnh từ 2 - 3 phút, cứ thế luân chuyển 5 - 7 lần. - Tắm rung (tắm massage): áp dụng ở các cơ sở thẩm mỹ, sử dụng bể chuyên dụng với hệ thống tạo sóng rung (áp lực rung từ 0 - 10.000 bar và tần số từ 10 - 200 héc, điều chỉnh tùy theo nhu cầu). Khi thực hiện cần điều khiển cho lượng nước rung nhiều, không rung từng vùng gây khó chịu… Tắm massage với nhiệt độ nưóc từ 36 - 380C, thời gian tắm 5 - 10 phút. Khi tắm, tác động cơ học và nhiệt độ của nước làm cho máu đỏ và bạch huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường chuyển hóa ở các tế bào mệt mỏi, làm giảm đau và chống viêm. - Tắm hồ nước ngọt và bơi là giải pháp bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe tốt. Khi bơi trong hồ, nước và nhiệt độ nước là những yếu tố kích thích mạnh lên cơ thể. Động tác bơi nằm ngang làm cho hoạt động hô hấp và tuần hoàn dễ dàng hơn. Đối với người thấy mình mẩy ê ẩm, mệt mỏi thì chú ý đến nhiệt độ nước trong hồ. Bơi trong nước ấm làm giảm trương lực cơ, tăng tính đàn hồi cơ, mềm dẻo, giảm mệt mỏi… Ngoài ra còn có tắm hơi, tắm biển… cũng là những liệu pháp nước hữu ích cho cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2