intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có bao nhiêu triển lãm ở Huế suốt Festival qua?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

104
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng kết lại, suốt thời gian Festival Huế 2012 hình như (nói hình như vì tôi không tự tin lắm) có tới hơn 10 cuộc triển lãm mỹ thuật. Đây là những triển lãm đã được tường thuật trên Soi: - Triển lãm Văn tế thập loại chúng sinh của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị và họa sĩ Tô Bích Hải, tại Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị - Triển lãm Tranh sơn mài của họa sĩ Trương Bé, tại Làng Nghề Huế và N.S.A.F, thuộc PNC - Triển lãm Hội Ngộ của 6 họa sĩ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có bao nhiêu triển lãm ở Huế suốt Festival qua?

  1. Có bao nhiêu triển lãm ở Huế suốt Festival qua? . Tổng kết lại, suốt thời gian Festival Huế 2012 hình như (nói hình như vì tôi không tự tin lắm) có tới hơn 10 cuộc triển lãm mỹ thuật. Đây là những triển lãm đã được tường thuật trên Soi: - Triển lãm Văn tế thập loại chúng sinh của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị và họa sĩ Tô Bích Hải, tại Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị - Triển lãm Tranh sơn mài của họa sĩ Trương Bé, tại Làng Nghề Huế và N.S.A.F, thuộc PNC - Triển lãm Hội Ngộ của 6 họa sĩ người Huế đang sống ở Huế và Sài Gòn, tại Gallery Confetti - Triển lãm Phố tranh Festival Huế 2012, kéo dài suốt 4km đường
  2. Ngoài ra một số triển lãm khác, đó là: - Triển lãm Lại về Lại, từ 6. 4 đến 15. 4. 2012 tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, với sự tham gia của các họa sĩ: Kim Long, Nguyễn Thượng Hải, Nguyễn Thượng Hỷ, Thùy Vân, Nguyễn Tuấn, Lê Hiếu, Lê Văn Ba, Trương Hoa Đôn, Helene Quere và Yvan Magnani. Nhóm họa sĩ trong triển lãm “Lại về Lại” chụp hình lưu niệm; từ trái qua: Nguyễn Thượng Hỷ, Lê Văn Ba, Kim Long, Nguyễn Tuấn, Thùy Vân, Lê Hiếu, Yvan Magnani, Nguyễn Thượng Hải, Trương Hoa Đôn.
  3. Không gian phòng triển lãm “Lại về Lại”, tranh treo khá chật chội, do không gian có hạn. Nói chung vui là chính. Nguồn gốc cái tên “Lại Về Lại” là như sau: Festival Huế 2008, nhóm họa sĩ này làm triển lãm “Về Lại”. Đến Festival Huế 2010, họ làm triển lãm “Lại Về”. Tới Festival Huế 2012, họ làm “Lại Về Lại”. Hai năm nữa sẽ là cái tên gì đây?
  4. Ngay trong ngày khai mạc, tranh của họa sĩ Nguyễn Tuấn đã bán được và treo nơ hồng. Tôi không gặp được tác giả để hỏi về giá cụ thể bán được là bao nhiêu nhưng thấy niêm yết cho ba bức Bố Cục I, II, III là 10.000.000 VND và bức Kiều là 8.000.000 VND.
  5. “Lại Về Lại” trưng bày 29 bức tranh của 11 tác giả. Tranh được vẽ với chất liệu chính là sơn mài, sơn dầu, lụa… Trong ảnh: Bố cục I, Nguyễn Tuấn, sơn mài, 60 x 60cm.
  6. Hạn chế I, Yvan Magnani, acrylic, 120 x 140cm, triển lãm “Lại Về Lại” Phố ven sông, Kim Long, sơn mài, 120 x 130cm, triển lãm “Lại Về Lại” Triển lãm Không gian Lê Bá Đảng, từ 6. 4 đến 6. 5. 2012 tại 15 Lê Lợi, bày 120 bức của 10 bộ sưu tập, trong đó có 24 bức của lần trao tặng tranh đợt 5 vào tháng 4. 2011. Hiện tổng số tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng tại trung tâm lên đến 329 bức. Những bức tranh đợt này vẽ về nội tâm, đời sống, không gian sống, vũ trụ sống của mình và về văn hóa của người Việt Nam.
  7. Tranh của Lê Bá Đảng được thể hiện trên nhiều chất liệu đa thể loại như sơn dầu, màu nước, màu in trên lụa, giấy tổng hợp và các chất do họa sĩ chế tạo. Triển lãm này có các quan chức địa phương đến cắt băng khai mạc. Từ trái sang: Chủ tịch Hội VHNT Thừa Thiên Huế, họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch UBND thành phố Huế Phan Trọng Vinh, Phó chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế Ngô Hòa, Giám đốc sở VHTT & Du lịch Thừa Thiên Huế Phan Tiến Dũng
  8. Khách mời trong buổi khai mạc triển lãm tại không gian Lê Bá Đảng.
  9. Phòng tranh trang trọng. Trong ảnh, họa sĩ Tô Bích Hải đang bàn luận về tranh của Lê Bá Đảng với một bạn trẻ người Pháp. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là đợt trao tặng tranh quý nhất từ trước đến nay. Bởi những bức tranh này đều là tác phẩm đỉnh cao về giá trị nghệ thuật hội họa của Lê Bá Đảng. Theo bà Lê Cẩm Tế, giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng: 24 tác phẩm được Lê Bá Đảng gửi về trao tặng lần này đều là những tác phẩm độc bản, quý và quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Trong ảnh: Mắt, sơn dầu, 2000.
  10. Theo định kỳ, 3 tháng Trung tâm sẽ thay tranh một lần, cứ 10 bộ sưu tập này đến 10 bộ sưu tập khác. Số lượng tranh có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi bộ sưu tập. Trong ảnh: tranh thuộc bộ sưu tập Cõi người ta, sơn dầu, 2009
  11. Giờ mở cửa Trung tâm: buổi sáng từ 7h30 – 11h00; buổi chiều từ 13h00 – 17h30 từ thứ Hai đến Chủ nhật. Các bạn ghé Huế nên tạt qua xem. Trong ảnh: tranh thuộc bộ sưu tập “Có có không không”, chất liệu tổng hợp, 1995. Triển lãm Tôi mơ… tôi bay của Hoàng Phúc Quý, từ 4. 4 đến 30. 4. 2012 tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế.
  12. Tình bạn Dạo chơi vườn sen
  13. Tôi mơ Vũ khúc
  14. Còn các triển lãm sau, bạn nào có hình thì bổ sung giúp vài bức nhé: - Triển lãm Hoài niệm, từ 5. 4 đến 15. 4. 2012 tại cung Trường Sanh – Đại Nội của 7 họa sĩ: Lê Huy, Lê Võ Tuyển, Lê Ngọc Tường, Lại Thanh Dũng, Phan Thị Kiều Anh, Nguyễn Công Trạng, Nguyễn Thành Trung. 70 tác phẩm thể hiện bằng các chất liệu sơn mài, sơn dầu, tổng hợp, media… - Triển lãm Thầy và Trò, kỉ niệm 55 năm xây dựng và trưởng thành của trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, nay là trường Đại học Nghệ thuật Huế, từ 10. 4 đến 18. 4. 2012 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Huế. Có 75 tác phẩm với nhiều chất liệu, như: sơn dầu, sơn mài, tổng hợp, lụa, điêu khắc… - Chương trình sắp đặt lửa CARABOSSE của nhóm nghệ sĩ lừng danh thế giới, là chương trình đồng tổ chức của ban tổ chức Festival Huế và vùng Poitou Charentes thuộc Cộng hòa Pháp được trình diễn vào lúc 19h30 ngày 7. 4 tại Kỳ Đài, Huế và các ngày 11, 12, 13. 4 (từ 18h00 đến 21h00) tại Cửa Hiển Nhơn, Huế. - Chương trình sắp đặt âm thanh Những chiếc gối đỏ của nghệ sĩ Vanessa Jousseaume (Đoàn kịch Le Lieu Dit, Pháp) vào các ngày 8, 9, 11, 12 và 14. 4 tại Trường Du Tạ, thuộc cung Diên Thọ, Đại Nội Huế. Mỗi khán giả nằm gối đầu lên đó và được trò chuyện, lắng nghe các trích đoạn chuyện cổ tích, lời thoại trong những vở kịch, những giai điệu du dương hòa cùng giọng đọc nhẹ nhàng và đầy truyền cảm. Đây
  15. là thể loại nhạc kịch, nhưng người xem không nhìn thấy người nghệ sĩ hiển hiện trước mặt mà chỉ cảm nhận được họ qua giọng nói. Tiếc rằng hai triển lãm này tôi đều không được dự, và triển lãm cuối cùng, nếu có dự thì chắc cũng không biết tường thuật làm sao, qua giọng nói mà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2