Cơ cấu của hệ thống thực hành nông nghiệp tốt
lượt xem 15
download
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có nghĩa là áp dụng kiến thức vào nguồn tài nguyên thiên nhiên theo phương thức bền vững đối với sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, an toàn và các sản phẩm phi thực phẩm, có đạo đức nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ cấu của hệ thống thực hành nông nghiệp tốt
- Cơ cấu của hệ thống thực hành nông nghiệp tốt Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có nghĩa là áp dụng kiến thức vào nguồn tài nguyên thiên nhiên theo phương thức bền vững đối với sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, an toàn và các sản phẩm phi thực phẩm, có đạo đức nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội. Vấn đề cốt lõi là có một sự hiểu biết, kế hoạch làm việc, phương pháp ghi nhận, phương pháp xác định và phương thức quản lý nhằm đạt được các mục đích sản xuất, môi trường và xã hội. Điều này đòi hỏi một chiến lược toàn diện, lành mạnh và khả năng điều chỉnh sách lược như là một sự thay đổi tình huống. Sự thành công phụ thuộc vào sự phát triển cơ sở kiến thức và kỹ năng, vào sự ghi nhận
- liên tục và phân tích kết quả, đồng thời biết sử dụng các lời khuyên của các chuyên gia. Cơ cấu mô tả các nguyên lý của thực hành nông nghiệp tốt bao gồm 11 yếu tố. Việc sử dụng cơ cấu, các hướng dẫn quản lý chi tiết có thể được chuẩn bị đối với các hệ thống trong hệ thống kinh tế nông nghiệp đặc trưng. * Đất Cấu trúc lý, hóa và hoạt động sinh học của đất là nền tảng bền vững cho khả năng sản xuất nông nghiệp và xác định khả năng màu mỡ của đất. Quản lý đất tốt sẽ duy trì và hoàn thiện khả năng màu mỡ của đất bằng cách giảm thiểu sự mất mát đất, các chất dinh dưỡng thông qua xói mòn trên bề mặt hoặc nước ngầm; sự mất mát đó thể hiện sự
- quản lý không bền vững và không hiệu quả các nguồn tài nguyên này. Sự quản lý cũng hướng đến tăng cường hoạt động sinh học của đất, bảo vệ thực vật và động vật hoang dã. Vì vậy, thực hiện GAP đối với yếu tố về đất cần: - Quản lý nông dân trong việc phù hợp với các tính chất, sự phân bố và tiềm năng sử dụng của đất, duy trì ghi nhận đầu vào và đầu ra của mỗi đơn vị quản lý đất. - Duy trì và hoàn thiện thành phần hữu cơ của đất thông qua sự luân phiên mùa vụ và thực hành canh tác đất bảo tồn và cơ khí hoá phù hợp. - Bảo tồn bề mặt đất bằng cách hạn chế sự xói mòn bởi gió và nước. Áp dụng nông hoá và các loại phân bón hữu cơ và vô cơ với liều lượng và thời
- gian phù hợp với môi trường và nông nghiệp * Nước Nông nghiệp chịu trách nhiệm cao về quản lý nguồn nước cả về số lượng và chất lượng. Quản lý nguồn nước cẩn thận và sử dụng nước có hiệu quả cho sản xuất mùa vụ và sản xuất đồng cỏ, vào việc tưới tiêu thích hợp, cho chăn nuôi là tiêu chuẩn đối với thực hành nông nghiệp tốt. Chúng bao gồm: làm tăng tối đa cho nước mưa thấm vào đất nông nghiệp và duy trì bề mặt đất bằng cách chống xói mòn. Duy trì cấu trúc đất thoả đáng, bao gồm các lỗ xốp liên tục và các chất hữu cơ là những nhân tố quan trọng để đạt được điều này. Các phương pháp và công nghệ tưới tiêu có hiệu quả sẽ hạn chế
- sự mất mát trong suốt quá trình cấp và phân phối nước tưới bằng cách làm thích hợp chất lượng và thời gian tưới theo nhu cầu của nông nghiệp tránh tưới quá dư thừa hoặc sự tích luỹ muối. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đối với yếu tố nước như sau: - Tăng cường tính thấm của nước và hạn chế sự chảy tràn nư ớc trên bề mặt từ lưu vực sông - Tránh sự ô nhiễm nguồn nước bao gồm nước thải hoặc các sản phẩm tái sinh có nguồn gốc tổng hợp, vô cơ hoặc hữu cơ - Sử dụng các kỹ thuật thích hợp để điều khiển mùa vụ và tình trạng nước, kế hoạch tưới chính xác và tránh sự tạo muối trong đất bằng cách xác định lượng nước tưới thích hợp và tái dụng nước nếu có thể.
- - Tăng cường chức năng của chu kỳ nước bằng cách thiết lập bề mặt ổn định, hoặc duy trì các vùng đầm lầy nếu cần thiết. - Quản lý mức nước ngầm nhằm tránh sự trích ly nước hoặc tích luỹ nước quá mức. - Cung cấp nguồn nước sạch, an toàn cho gia súc. * Sản xuất cây trồng và cỏ Sự lựa chọn mùa vụ lâu năm hoặc cây trồng ngắn ngày, loại cây trồng cần phù hợp với người tiêu thụ ở địa phương và yêu cầu của thị trường tùy theo khả năng phù hợp và vai trò của chúng trong sự luân phiên mùa vụ đối với việc quản lý tình trạng màu mỡ của đất, côn trùng và bệnh và sự đáp ứng của chúng đối với nguồn đầu tư. Các mùa vụ lâu năm được sử dụng đối với sự lựa chọn sản xuất lâu dài. Các mùa vụ hàng năm
- được trồng nối tiếp nhau, cùng với sự phát triển đồng cỏ, nhằm tối đa hóa nguồn lợi sinh học về sự tương tác lẫn nhau giữa các loài và duy trì khả năng sản xuất. Việc bố trí đất đai (rangelands) được quản lý nhằm duy trì thảm thực vật, khả năng sản xuất và đa dạng loài. Việc thu hoạch sản phẩm động vật và thực vật là tách chúng ra khỏi nguồn dinh dưỡng và phải được thay thế để duy trì khả năng sản xuất lâu dài. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao gồm: - Lựa chọn loại cây trồng và giống cần dựa vào các đặc tính của chúng, bao gồm thời gian gieo trồng, năng suất, chất lượng, khả năng chấp nhận của thị trường, khả năng kháng bệnh, khả năng thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng và đáp ứng phân bón
- và nông hóa. - Phối hợp cây trồng nhằm tối ưu hóa công lao động và công cụ và tăng cường các nguồn lợi sinh học trong việc kiểm soát cỏ dại bằng phương thức cạnh tranh, bằng sự lựa chọn cơ học, sinh học và thuốc diệt cỏ, cung cấp các cây không ký sinh (bao gồm các cây họ đậu) nhằm giảm thiểu bệnh, nhằm cung cấp nguồn nitơ sinh học - Cung cấp phân bón vô cơ và hữu cơ theo phương thức cân bằng với các phương pháp và công cụ thích hợp, tại thời điểm thích hợp nhằm thay thế các chất dinh dưỡng mất đi do thu hoạch và trong thời gian sản xuất.
- - Tăng cường sử dụng nguồn lợi đối với đất và ổn định dinh dưỡng bằng cách tái sử dụng cây và các phần hữu cơ còn lại khác. - Luân phiên vật nuôi và đồng cỏ nhằm cho phép sự mọc lại của cỏ. - Tham gia các luật lệ an toàn và theo dõi các tiêu chuẩn an toàn đối với hoạt động của công cụ và máy móc đối với cây trồng và sản xuất cỏ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống nông nghiệp - Ths Nguyễn Du
224 p | 547 | 208
-
Báo cáo: "Phụ lục gia trong chế biến thực phẩm"
247 p | 420 | 180
-
Giáo án Kỹ thuật sấy nông sản - Chương 4
13 p | 221 | 65
-
QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ THEO QUAN ĐIỂM CỦA KARL MARX
14 p | 625 | 59
-
Khoa học và trồng và chăm sóc rừng - Phần 3
10 p | 134 | 47
-
KỸ THUẬT Ủ TƯƠI THỨC ĂN THÔ XANH CHO BÒ SỮA
5 p | 198 | 39
-
Nhu cầu đạm của cá lóc bông
2 p | 229 | 39
-
MÔ HÌNH NUÔI ARTEMIA TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Ở VĨNH CHÂU ( SÓC TRĂNG)
10 p | 328 | 37
-
Đặc điểm sinh học của Luân Trùng Brachionus plicatilis
3 p | 266 | 27
-
Nuôi cá tầm một mô hình có nhiều triển vọng
5 p | 137 | 10
-
Đề cương ôn tập thi liên thông Cao đẳng lên Đại học: Ngành Nuôi trồng thủy sản
3 p | 147 | 8
-
Lồng ghép chăn nuôi gia súc với các hệ thống canh tác tại vùng cao Tây Bắc: Thách thức và cơ hội
5 p | 101 | 7
-
Tình hình chăn nuôi dê ở Lào và mối quan hệ tiêu thụ sản phẩm thịt dê với Việt Nam
5 p | 65 | 6
-
Tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi ASC
103 p | 24 | 6
-
Sở thích của người tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng rau quả ở thành thị Việt Nam
5 p | 71 | 4
-
Thực hành quản lý đất bền vững trong các hệ thống canh tác ngô và sắn trên đất dốc vùng Tây Bắc Việt Nam
6 p | 60 | 4
-
Đề thi hết môn Trồng cây ăn quả có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)
10 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn