Cơ chế thị trường và nền kinh tế xây dựng: Phần 2
lượt xem 5
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Kinh tế xây dựng và cơ chế thị trường " trình bày các nội dung: Cơ sở lý luận về kinh tế trong thiết kế xây dựng; lao động, năng xuất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp xây lắp, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, định mức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản, quản lý chi phí xây dựng và phương pháp xác định chi phí xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ chế thị trường và nền kinh tế xây dựng: Phần 2
- Chương 5 C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ KINH TÊ TRONG THIẾT KẾ XÂY DỤNG 5.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIÊT KẾ XÂY DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN D ự Á N ĐAU t ư 5.1.1. Khái niệm về thiết kê Thiết kế hay gọi đầy đủ là đổ án thiết kế theo nghĩa rộng đó là một hệ thống các bản vẽ và các chỉ tiêu tính toán để thuyết minh cho sự hợp lý về mặt dây chuyền công nghệ, mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế - xã hội của công trình được xây dựng, nhằm thực hiện chủ trương đầu tư để ra với hiệu quả và chất lượng tốt nhất, thoả mãn nhu cầu của con người về vật chất cũng như tinh thần. Đồ án thiết kế xây dựng theo nghĩa hẹp là một hệ thống các bản vẽ được lập trên cơ sớ tính toán có căn cứ khoa học cho việc xây dựng công trình như: các sơ đồ tính toán, công năng, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật. Thiết kế xây dựng thuộc về giai đoạn thực hiện dự án đầu tư của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như: - Lập, trình và duyệt các phương án thiết kế công trình; - Tổ chức quản lý công tác thiết kế; - Giám sát tác giả .V.V.. Quá trình thiết kế bao gồm giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả thi), giai đoạn thiết kế chính thức và giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên công trường xây dựng để điều chỉnh và bổ sung thiết kế khi cần thiết). Luật pháp quy định mọi công trình trước khi xây dựng đều phải: + Có đổ án thiết kê; + Thiết kế phải do tổ chức hoặc cá nhân có giấy phép hành nghề lập, phải tuân theo quy định của Quy chuấn xây dựng và Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng; + Khi thiết kế công trình phải cãn cứ vào tài liệu khảo sát xây dựng phù hợp với đối tượng và yêu cầu của các giai đoạn thiết kế. Bản thiết kế phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 177
- + Tài liệu khảo sát phục vụ thiết kế phải do pháp nhân hành nghề kháo sát xây dựng cung cấp. Pháp nhân hành nghề khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vể số liệu, tài liệu do mình cung cấp. Những trường hợp ngoại lệ pháp luật không yêu cầu phải có bản thiết kẽ và do vậy cũng không phải trình duyệt: - Các cổng việc sửa chữa như trát, vá, quét vôi, đảo ngói, lát nền; - Cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị trong nhà, trang trí nội thất...mà khòng làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình, hoặc kiến trúc ngoài mặt phố. 5.1.2. Ý nghĩa của công tác thiết kế Đồ án thiết kế công trình xây dựng là sự kết tinh của các thành quả về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế của nhiều ngành ở một thời kỳ nhất định. Nó quy định trước chất lượng, hiệu quả và khả năng thực hiện của công trình được xây dựng. Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa. Trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất (năng lực phục vụ) của tài sản cao hay thấp. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tốc độ thi công nhanh hay chậm, giá thành công trinh hợp lý hay không v.v... Trong giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khãn. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra cao hay thấp, giá thành sản phẩm hợp lý hay đất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tuổi thọ của công trình có đảm bảo yêu cầu đã đề ra trong dự án không. Tóm lại, thiết kế xây dựng là linh hồn của công trình xây dựng, là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Đồng thời thiết kế xây dựng góp phần tạo ra mỏi trường mới, một không gian thiên nhiên mới thoả mãn yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống cùa con người về mặt vật chất và tinh thần. Thực hiện các các yêu cầu nêu trên, công tác thiết kế cần phái tránh tiêu chuấn quá cao, quy mô quá lớn, chiếm đất quá nhiều, đổi mới quá gấp. 5.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIÊT K Ế XÂY DUNG 5.2.1. Những nguyên tác thiết kế xây dựng Công tác thiết kế công trình xây dựng phải tuân theo các nguyên tãc sau: - Giải pháp thiết kê phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư thế hiện ờ bản dư án khả thi của chủ đầu tư; 178
- - Giải pháp thiết kê phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tê xã hội va đương lôi phát triển chung của đất nước, có vận dụng tốt kinh nghiệm của nước ngoài; - Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mật kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Phải chú ý tới khả năng cải tạo và mở rộng sau này; - Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt mối quari hệ giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan; - Phải tôn trọng trình tự chung của của quá trình thiết kế phương án là trước hết phải đi từ các vấn đề chung và sau đó mới đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể; - Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối quan hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế; - Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức và thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng; - Phải, lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. Tận dụng các thiết kế mẫu để giảm chi phí thiết kế; - Phải cố gắng rút ngắn thời gian thiết kế để công trình thiết kế xong khỏi bị lạc hậu. 5.2.2. Trình tự thiết kê xây dựng 5.2.2.1. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, phải thực hiện bước thiết kế sơ bộ trên cơ sở phương án công nghệ tạm thời lựa chọn, quy mô và kiến trúc công trình; 5.2.2.2. Sau khi dự án có quyết định đầu tư và xác định được nhà cung cấp thiết bị công nghẹ, việc thiết k ế xây dựng công trinh thực hiện theo các quy định sau đây: - Thiết kế theo hai giai đoạn: được áp dụng cho công trinh lớn, có yêu cầu kỹ thuật cao, địa chất phức tạp và phải thực hiện giai đoạn thiết kế kỹ thuật (còn gọi là thiết kế triển khai) kèm theo tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật và giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (còn gọi là thiết kế chi tiết); - Thiết kế theo một giai đoạn: thường được áp dụng cho các công trình kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp và được gọi là thiết kế kỹ thuật - thi công kèm theo tổng dự toán của nó. Thực hiện thiết kế kỹ thuật phải căn cứ vào mục tiêu đầu tư và nội dung yêu cầu trong quyết định đầu tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. 5.2.2.3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu phải thay đổi nội dung quy định tại điểm 5.2.2.1, 5.2.2.2 nêu trên thì phải trình lại báo cáo nghiên cứu khả thi và được sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư; 5.2.2.4. Tổ chức thiết kế phải lập tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công. Tổng dự toán không được lớn hơn tổng mức đầu tư đã duyệt; nếu lớn hơn thì tổ chức thiết kế tính toán lại cho phù hợp. 179
- 5.2.3. Những căn cứ đê thiết kế công trình xây dựng Tài liệu hợp pháp dùng để thiết kế: Các tài liệu về thăm dò khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng. Các tài liệu khi dùng để thiết kế xây dựng các công trình phải do tổ chức có tư cách pháp nhân về các lĩnh vực trên cung cấp. Việc thiết kế xây dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành. Nếu áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. 5.2.4. Tổ chức công tác thiết kê xây dựng + Công tác thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có chuyên môn thực hiện. Tuỳ điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu xây dựng thực hiện các bước thiết kế tiếp theo; + Tổ chức thiết kế hoặc cá nhân có chuyên môn thiết kế phải có đãng ký hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quyền và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, kết quả tính toán, an toàn kết cấu và sự ổn định của công trình (bao gồm cả tính chính xác của tiên lượng, dự toán); + Mỗi đồ án thiết kế phải có người chủ trì thiết kế, đồ án thiết kế lớn (nhóm A, B) phải có chủ nhiệm đồ án, người chú trì thiết kế hoặc chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng và tính đúng đắn của đồ án thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra và tiên lượng thiết kế; + Tổ chức thiết kế phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình; + Nghiêm cấm tổ chức thiết kế nhận thầu thiết kế quá phạm vi đã đãng ký hoặc mượn danh nghĩa của các tổ chức thiết kế khác dưới bất kỳ hình thức nào. 5.2.5. Các loại hình tổ chức dịch vụ - kinh doanh thiết kẻ Tuỳ theo cách quan niệm mà các loại hình tổ chức dịch vụ - kinh doanh thiết kế được phân ra các loại sau: - Trên góc độ pháp lý có: các doanh nghiệp dịch vụ thiết kế của Nhà nước, của tập thế hay tư nhân dưới các hình thức như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần V.V.. - Trên góc độ chuyên môn hoá có: các doanh nghiệp thiết kế chuyên món hoá theo ngành sản xuất và chủng loại công trình (như doanh nghiệp thiết kế cồng trình giao thóna. thiết kê công trình công nghiệp hoá dầu V . V. . ) hay chuyên môn hoá theo giai đoạn thiết kẽ (như thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết kế quy hoạch, thiêt kê kiên trúc, thiết kê kết cấu xây dựng, thiết kê các hệ thông cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nhà và xung quanh nhà, thiết kế tổ chức thi công v.v..). 180
- Thông thường hai loại chuyên môn hoá trên được kết hợp với nhau. Trong nhiêu trường hợp các tổ chức thiết kế phải đa nãng hoá đến một mức độ nhất định cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Loại công ty tư vấn đầu tư và xây dựng là một loại doanh nghiệp có nhiều chức năng trong đó có các công việc chuyên lập dự án đầu tư, thiết kế và thay mặt Chủ đầu tư giám sát việc thực hiện xây dựng công trình. 5.2.6. Trách nhiệm của Chủ đầu tư và doanh nghiệp thiết kê 5.2.6.1. Chủ đầu tư có những trách nhiệm sau: + Ký hợp đổng giao thầu thiết kế với các tổ chức tư vấn xây dựng (thiết kế) trên cơ sở kết quả đấu thầu hay chỉ định thầu theo quy định, theo dõi thực hiện hợp đổng và cấp kinh phí thiết kế kịp thời; + Cung cấp các tài liệu, số liệu và các vãn bản pháp lí cần thiết cho tổ chức thiết kế để làm cơ sở cho việc thiết kế công trình; + Lập hồ sơ yêu cầu thẩm định và trình duyệt thiết kế; + Yêu cầu cơ quan thiết kế giải quyết các vấn đề phát sinh và thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng. 5.2.62. Tổ chức thiết k ế có trách nhiệm sau: - Ký kết hợp đồng nhận thầu với Chủ đầu tư trên cơ sở kết quả đấu thầu, hay chỉ định thầu thiết kế, cử chủ nhiệm đồ án thiết kế chịu trách nhiệm toàn bộ về thiết kế công trình, có thể giao thầu lại cho các tổ chức thiết kế chuyên ngành có tư cách pháp nhân; - Đề ra yêu cầu cho tổ chức khảo sát phục vụ thiết kế, kiểm tra kết quả khảo sát và nghiệm thu các tài liệu này; - Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung và khối lượng thiết kế (kể cả việc sử dụng các tài liệu và thiết kế mẫu); - Thực hiện tiến độ thiết kế theo đúng hợp đồng, chịu trách nhiệm bổ sung, sửa chữa hoặc lập lại khi thiết kế chưa được duyệt; - Chịu trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu nội bộ các kết quả thiết kế; - Trình bày và bảo vệ thiết kế trong quá trình thẩm định, xét duyệt thiết kế; - Giữ bản quyền tác giả của đồ án thiết kế, lưu giữ và quản lí tài liệu gốc. 5.3. NỘI DUNG VÀ s ố LUỌNG CỦA H ồ s ơ THIÊT KẾ 5.3.1. Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ Thiết kế sơ bộ là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc kết cấu, bố trí hộ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hoá các yếu tố đã nêu trong nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ gồm: 181
- 5.3.1.1. Phần thuyết m inh a. Căn cứ đ ể lập thiết k ế sơ bộ - Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi; - Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng; - Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ; - Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ vãn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng cóng trình, cóng trình kỹ thuật hạ tầng... b. Thuyết minh thiết k ế công nghệ + Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông sô kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu; + Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành... c. Thuyết minh thiết k ế xây dựng - Phương án kiến trúc phù hợp quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường...; - Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng ..4 - Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị... chù vếu của công trình. d. Phân tích kinh tế - kinh tế + Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư; + So sánh, lựa chọn phương án công nghệ và xây dựng. 5.3.1.2. Phần bản vẽ - Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ; - Bố trí tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất. diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng...); - Phương án kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính cùa công trình: phối cảnh công trình; mô hình (nếu cần thiết); - Phương án xâv dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, cóng trinh kỹ thuật hạ tầng...; - Phương án bô trí dây chuyền công nghệ; - Phương án bảo vệ môi trường, phòng chông cháy, nổ, an toàn vận hành... 5.3.1.3. Sỏ lượng hổ sơ thiết k ế sơ bộ Đơn vị thiết kế giao cho chù đầu tư 08 bộ để gừi đên: 182
- - Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (05 bộ và báo cáo nghiên cứu khả thi); - Chủ đầu tư (02 bộ đi kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó 01 bộ gửi cơ quan thẩm định Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán); - Cơ quan cấp giấy phép xây dựng (01 bộ). 5.3.2. Nội dung hồ sơ thiết kê kỹ thuật - tổng dự toán Thiết kế kỹ thuật (thiết k ế triển khai) là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo đủ điều kiện lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và triển khai lập bản vẽ thi công. 5.3.2.1. Phần thuyết minh a. Căn cứ đ ể lập thiết k ế kỹ thuật: - Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư); - Thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt; - Tóm tắt nội dung thiết k ế sơ bộ (quy hoạch, kiến trúc, phương án xây dựng, công nghệ...); - Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp đụng; - Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ; - Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng... b. Thuyết minh thiết k ế công nghệ: + Giải pháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu; + Danh mục máy móc thiết bị công nghệ; + Hệ thống kỹ thuật đi kèm công nghệ; + Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...; + Quy trình vận hành, bảo trì công trình. c. Thuyết minh thiết k ế xảy diừig: - Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường; - Giải pháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng...; - Danh mục phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán chủ yếu; 183
- - Tổng hợp khối lượng công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị...chu yếu cùa từng hạng mục và toàn bộ công trình; - Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...); - Quy trình vận hành, bảo trì công trinh. 5.3.2.2. Phấn bản vẽ - Triển khai mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ; - Triển khai tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựns. mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng...); - Giải pháp kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của các hạng mục và toàn công trình; phối cảnh công trình; - Giải pháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng...(chưa yêu cầu triển khai vật liệu); - Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốt thép đối với các kết cấu bêtông cốt thép ứng lực trước...); - Bô trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị; - Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành...; - Phần bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các chi tiết cần thiết để không bịnhầm lẵn khiláp bản vẽ thi công. 5.3.2.3. Phần tổng dự toán: + Các căn cứ để lập tổng dự toán; + Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết; + Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị...của các hạng mục và toàn công trình (đủ điều kiện để lập hồ sơ mời thầu); + Tổng dự toán công trình. 5.3.2.4. S ố lượng hồ sơ thiết k ế kỹ thuật Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 07 bộ để gửi đến: - Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ); - Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ); - Chủ đầu tư (02 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan phòng cháy chữa cháy để thám định về phòng cháy chữa cháy); - Cơ quan cấp giấy phép xây dựng (01 bộ); - Nhà thầu xây lắp (01 bộ); - Cơ quan lưu trữ theo phân cấp của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ, tài liệu (01 bộ). 184
- 5.3.3. Nội dung hồ sơ thiết kê bản vẽ thi công - dự toán Thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) là các tài liệu thể hiện trên bản vẽ được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật được duyệt nếu thiết kế theo trình tự: "thiết kế sơ bộ-thiết kế kỹ thuật-thiết kế bản vẽ thi công". Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải thể hiện được các chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện, cấp nước, thoát nước, điều hoà không khí...) và công nghệ để nhà thầu xây lắp thực hiện thi công. 5.3.3.1. Phần bản vẽ: - Chi tiết mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ; - Chi tiết tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng...); - Chi tiết kiến trúc: mặt bằng, các mật đứng và các mặt cắt chính của các hạng mục và toàn công trình; phối cảnh công trình; - Chi tiết xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện,công trình kỹ thuật hạ tầng... (yêu cầu triển khai vật liệu); - Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốt thép đối với các kết cấu bêtông cốt thép ứng lực trư ớ c...), các chi tiết xây dựng khác; - Chi tiết bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...; - Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành...; - Liệt kê khối lượng công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị...chủ yếu của từng hạng mục và toàn bộ công trình; - Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...); - Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình. 5.3.3.2. Phần dự toán + Các căn cứ để lập dự toán; + Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết; + Dự toán các hạng mục công trình và tổng hợp dự toán của toàn công trình. 5.3.3.3. Sô lượng hổ sơ thiết kê bản vẽ thi công Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 05 bộ để gửi đến: - Chủ đầu tư (02 bộ); - Nhà thầu xây lắp (03 bộ); 5.3.4. Nội dung hồ sơ thiết kê kỹ thuật thi công Thiết kế kỹ thuật thi công là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được phát triền trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi để nhà thầu xây lắp thực hiện thi công nếu thiết kế theo trình tự:"thiết kế sơ bộ-thiết kế kỹ thuật thi công". 185
- 5.3.4.1. Phần thuyết m inh a. Cản cứ đ ể lập thiết k ế kỹ thuật thi công: - Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư); - Thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt; - Tóm tắt nội dung thiết kế sơ bộ (quy hoạch, kiến trúc, phương án xây dựng, cóng nghệ...); - Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng; - Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ; - Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ vàn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng... b. Thuyết minh thiết k ế kỹ thuật thi công phần công nghệ: + Giải pháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tê - kỹ thuật chủ yếu; + Danh mục máy móc thiết bị công nghệ; + Hệ thống kỹ thuật đi kèm công nghệ; + Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...; + Quy trình vận hành, bảo trì công trình. c. Thuyết minh thiết k ế kỹ thuật thi công: - Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường; - Giải pháp xây dựng: gia cô nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kv thuật hạ tầng...; - Danh mục phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán chủ yếu; - Tổng hợp khối lượng công tác xây lắp, vât tư vật liệu, máy móc thiếtbị... chủ yếu cùa từng hạng mục và toàn bộ công trình; - Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...); - Quy trình vận hành, bảo trì công trình. 5.3.4.2. Phần tổng dự toán: + Các căn cứ để lập tổng dự toán; + Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết; + Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị... của các hạng mục và toàn cóng trình (đủ điều kiện để lập hổ sơ mời thầu); + Tổng dự toán công trình. 186
- 5.3.4.3. Phần bản vẽ \ - Chi tiết mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ; - Chi tiết tổng mật bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng...); - Chi tiết kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của các hạng mục và toàn công trình; phối cảnh công trình; - Chi tiết xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng... (yêu cầu triển khai vật liệu); - Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốt thép đối với các kết cấu bêtông cốt thép ứng lực trư ớc...), các chi tiết xây dựng khác; - Chi tiết bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...; - Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành...; - Liệt kê khối lượng công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị... chủ yếu của từng hạng mục và toàn bộ công trình; - Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...); - Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình. 5.3.4.4. Sô lượng hồ sơ thiết k ế kỹ thuật - thi công Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 09 bộ để gửi đến: - Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật - thi công và tổng dự toán (01 bộ); - Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật - thi công và tổng dự toán (01 bộ); - Chủ đầu tư (03 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan phòng cháy chữa cháy để thẩm định về phòng cháy chữa cháy); - Cơ quan cấp giấy phép xây dựng (01 bộ); - Nhà thầu xây lắp (02 bộ); - Cơ quan lưu trữ theo phân cấp của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ, tài liệu (01 bộ). 5.4. THẨM ĐỊNH VÀ DUYỆT THIÊT KẾ Cần phải phân biệt rõ: trước khi bản thiết kế xuất xưởng, cơ quan thiết kế có trách nhiệm phải kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm thu nội bộ các tài liệu, sô liệu, tính toán trong quá trình thiết kế và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về sản phẩm của mình. Còn ở góc độ quản lý nhà nước thì thiết kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và trước khi phê duyệt phải thẩm định.về nguyên tắc pháp luật quy định cơ quan nào được quyển phê duyệt thiết kế thì cơ quan đó có quyền chỉ định hoặc xét chọn cơ quan thẩm định thiêt kế. Sau khi thiết kế được phê duyệt, nếu sau này xảy ra vấn đề gì thì người phê duyệt và thẩm định thiêt kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Song cần 187
- phải phân biệt rõ là họ chỉ chịu trách nhiệm về những nội dung mà họ đã thẩm định được quy định trong các vãn bản pháp quy chứ không chịu trách nhiệm về toàn bộ bản thiết kế. Theo Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng hiện hành, tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng. 5.4.1. Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Nội dung thẩm định thiết kế quy định như sau: a. Sự phù họp của thiết kế kỹ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư về quy mô, công nghệ, công suất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy hoạch, kiến trúc, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, cụ thể là: - Kiểm tra sự tuân thủ các nội dung được duyệt về quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong báo cáo nghiên cứu khả thi; - Kiểm tra sự tuân thủ thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt về quy hoạch, kiến trúc (đặc biệt là chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng và mật độ xây dựng); - Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế đã được chấp thuận sử dụng trong Quyết định đầu tư. b. Kỹ thuật bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn đé điều, an toàn giao thông. c. Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật: nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cơ điện...) trẽn cơ sở đánh giá nguyên lý làm việc, các đặc điểm và thông số kỹ thuật chính để đảm bảo sự làm việc bình thường, hợp lý, khả thi của các đôi tượng thiết kế. d. Tư cách pháp lý của đơn vị, cá nhân thiết kế. e. Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong tổng dự toán. g. Sự phù hợp giữa khối lượng công tác tính từ thiết kế kỹ thuật với khối lượng công tác tính trong tổng dự toán. h. Xác định giá trị tổng dự toán kể cả thiết bi để so sánh với tổng mức đầu tư đã được duvệt. Có thể tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục của công trình theo gói thầu đã được phân chia trong quyết định đầu tư của dự án. Kết thúc thẩm định, cơ quan thẩm định phải lập văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để trình người có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dung thẩm định nêu trên, nêu rõ những sai sót của thiết kế và kết luận về chất lượng và nội dung thiêt kê. Các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan cấp giấy phép xây dưng sẽ thực hiện thẩm định thiết kế theo các nội dung nêu tại khoản a, b, c, d ở trên. 188
- 5.4.2. Cơ quan thẩm định thiết kê kỹ thuật và tổng dự toán 5.4.2.1. D ự án nhóm A Công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn do doanh nghiệp Nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh: Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Cân cứ tính chất, quy mô của công trình xây dụng, Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ có xây dựng chuyên ngành để cùng tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. 5.4.2.2. D ự án nhóm B và C: + Công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) và Ưỷ ban Nhân dân tỉnh giao cho cơ quan có chức nãng quản lý xây dựng của mình thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý. + Công trình sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đổng Quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý giao cho cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của mình thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình. Hội đổng Quản trị Tổng công ty Nhà nước thuộc các Bộ, ngành và địa phương quản lý tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án đầu tư nhóm c thuộc quyền quyết định đầu tư của Hội đồng Quản trị Tổng công ty. + Công trinh thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn do doanh nghiệp Nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng Quản trị Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. + Công trình thuộc dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước: chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật; cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra trước khi cấp giấy phép xây dựng công trình. + Công trình do địa phương quản lý: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Xây dựng thẩm định thiết kê kỹ thuật và tổng dự toán. Căn cứ tính chất của dự án, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định thiết kê kỹ thuật và tổng dự toán đối với các công trình thuộc dự án được Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, xã quyêt định đầu tư theo phân cấp của Hội đổng Nhân dân tỉnh. 189
- + Cơ quan thẩm định được sử dụng lệ phí theo quy định trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định được phép thuê chuyên gia, các tổ chức tư vấn chuyên ngành để cùng tham gia thẩm định. 5.4.3. Phê duyệt thiết kê kỹ th u ậ t và tổng dự toán 5.4.3.1. Cân cứ đê phê duyệt: - Thuyết minh và bản vẽ tổng thê của thiết kế kỹ thuật; - Tổng đầu tư và tổng tiến độ (đối với dự án phải phê duyệt tổng đầu tư, tổng tiến độ); - Văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cơ quan có chức nãng quản lí xây dựng được phân cấp thẩm định. 5.43.2. Nội dung quyết định phê duyệt thiết kẻ kỹ thuật và tổng dự toán + Phê duyệt nội dung chính của thiết kế kỹ thuật: tên, địa điểm, quy mô công trình, công nghệ, công suất, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính, cấp công trình, quy hoạch, kiến trúc, các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng; kỹ thuật về bảo vệ môi trường, sinh thái, phòng, chông cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp; sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật xây dựng; + Phê duyệt những bổ sung của thiết kế kỹ thuật so với thiết kế sơ bộ, không làm thay đổi nội dung trong quyết định đầu tư; + Phê duyệt tổng dự toán, tổng tiến độ xây dựng công trình (đối với dự án phải phê duyệt tổng dự toán và tổng tiến độ): sự hợp lý của định mức, đơn giá, ca chế độ, chính sách có liên quan, các chi phí khác theo quy định của Nhà nước đã áp dụng; giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị phù hợp với quyết định đầu tư; + Những nội dung yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hổ sơ (nếu có). 5.43.3. Thẩm định phê duyệt thiết k ế kỹ thuật và tổng dự toán Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định íhành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có dự án đầu tư phê duyệt sau khi đã được Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định. Riêng các công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ, công trình xáy dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; công trình xảy dựng thuỷ lợi, nông, lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cóng trình xây dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tích thuộc Bộ Vãn hoá - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thì các Bộ và cơ quan đó tự chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đẽ cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án chỉ mua sắm trang thièt bị có những Yêu cầu 190
- chuyên môn đặc thù, các Bộ ngành tự thẩm định thiêt kế kỹ thuật và tông dự toán đê trình cấp có thẩm quyển phê duyệt. Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Các Bộ và các cơ quan nói trên hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của dự án nhóm B, c thuộc ngành mình; + Dự án nhóm B, c thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các Tổng công ty Nhà nước, người có thẩm quyển quyết định đầu tư dự án phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được cơ quan có chức năng quản lí xây dựng của cấp quyết định đầu tư thẩm định; + Dự án nhóm B, c do địa phương quản lí, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định (tuỳ theo tính chất của dự án); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể Uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình thuộc dự án nhóm c do tỉnh quản lí; + Chủ đầu tư được phép phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán các hậng mục công trình phụ (hàng rào, nhà thường trực) và những hạng mục công trình không phải đấu thầu, nhưng không đựợc làm ảnh hưởng đến thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình đã được phê duyệt. Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn do doanh nghiệp tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh: - Dự án nhóm A: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh có dự án đầu tư phê duyệt sau khi đã được Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định. Riêng các công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ, công trình xây dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; công trình xây dựng thuỷ lợi, nông, lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công trình xâỵ dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tích thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thì các Bộ và cơ quan đó tự chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Dự án nhóm B và c, người có thẩm quyền quyết định đầu tư của doanh nghiệp phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi cơ quan có chức năng quản lí xây dựng của doanh nghiệp thẩm định. Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế. 191
- Người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán chịu trách nhiêm trước pháp luật về nội dung phê duyệt và các quy định khác của pháp luật. 5.5. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP THIẾT k ế v ề m ặ t k in h t ế 5.5.1. Khái niệm về chất lượng và hiệu quả kinh tê của giải pháp thiết kẽ Chất lượng của giải pháp thiết kế công trình xây dựng là tập hợp những tính chất của công trình được thiết kế thể hiện độ thoả mãn những nhu cầu đã đề ra trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết kế thể hiện ở một loạt các chỉ tiêu đã quy định khi lập dự án khả thi nhưng chính xác hom và các giải pháp đã được thiết kế cụ thể và sát hơn. Trong khâu thiết kế khi đánh giá hiệu quả kinh tế nên chú ý loại bỏ các ảnh hưởng của quan hệ cung cầu của thị trường khi tính toán các chỉ tiêu so sánh vì nó không phản ánh bản chất ưu việt của phương án kỹ thuật về mặt kinh tế do chính phương án đưa ra. Do đó các chỉ tiêu về chi phí khi đánh giá các giải pháp thiết kế cần được coi trọng hơn bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận. Mặt khác, cần chú ý đến các chỉ tiêu chi phí cho bản thân việc lập đồ án thiết kế. 5.5.2. Các phương pháp đánh giá các giải pháp thiết kê về mặt kinh tê Có nhiều phương pháp đánh giá về mặt kinh tế của một giải pháp thiết kế như: đánh giá về mặt kinh tế các phương án mới và phương án hiện có; giữa các phương án tự làm và nhờ nước ngoài; giữa các phương án có cùng chất lượng sử dụng và khác chất lượng sử dụng; giữa xây mới và cải tạo; đánh giá theo tiêu chuẩn thông thường hay tiêu chuẩn đặc biệt. Tuỳ theo từng yêu cầu của dự án mà sử dụng các phương pháp cho phù hợp: 5.5.2.1. Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu kinh tế tổng họp kết hợp với một hệ thống chỉ tiêu bó sung Phương pháp này dùng phổ biến và trong bước thiết kế cụ thể các chỉ tiêu nàv được tính toán chính xác hơn. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp bao gồm: Nhóm chỉ tiêu tĩnh như: Chi phí cho một đơn vị sản phẩm, lợi nhuận cho một sản phẩm, mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận hoặc nhờ lợi nhuận và khấu hao cộng lại. Nhóm chỉ tiêu động như: Hiệu sô thu chi, mức thu lợi nội tại, tỉ số thu chi. 5.5.2.2. Phương pháp dùng chỉ tiêu không đơn vị đo đẻ xếp hạng phương án Phương pháp này thường dùng để đánh giá các công trình dân dụng có chàt lượng sừ dụng khác nhau, các công trình không thu lợi nhuận và chỉ lấy tiêu chuẩn chất lượng sử dụng là chính cho các công trình bảo vệ môi trường, cho việc đánh giá các giải pháp kết cấu riêng rẽ và cho việc chấm giải thi đổ án thiết kế. 192
- 5.5.2.3. Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng Phương pháp này thích hợp để đánh giá các công trình về mặt kinh tế nhưng có chất lượng sử dụng khác nhau, các công trình lấy chất lượng sử dụng là chính (không thu lợi), cho công trình bảo vệ môi trường, cho việc đánh giá các giải pháp kết cấu riêng rẽ. 5.5.2.4. Phương pháp toán học Phương pháp này sử dụng trong mọi phương pháp đánh giá. Phương pháp toán học gồm toán quy hoạch tuyến tính, quy hoạch động; lí thuyết tối ưu; lí thuyết trò chơi; lí thuyết mô phỏng V. V. . Trong phương pháp này hàm mục tiêu thường lấy là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Trong các phương án trên khi tiến hành đánh giá cần lựa chọn đơn vị đo cho phù hợp: Đơn vị đo có thể phân thành đơn vị đo tính toán và đơn vị đo giá trị sử dụng. Ví dụ: với công trình nhà ở thì cãn hộ gia đình là đơn vị đo giá trị sử dụng, còn m2 diện tích ở hay xây dựng là đơn vị đo tính toán; nhưng trong công trình công nghiệp thì đơn vị đo giá trị sử dụng là các nhà máy, phân xưởng với các công suất nhất định, còn đơn vị đo tính toán ớ đây là cái, tấn, mét V.V.. Khi cần lựa chọn phương án thì việc chọn đúng đơn vị đo quyết định tới độ chính xác của phương án chọn. Ví dụ: khi so sánh kết cấu bao che thì đơn vị đo là rrr hợp lí hơn là m \ với các phương án mái dốc thì đơn vị đo là m2 hình chiếu sẽ hợp lí hơn m2 của mái dốc V.V.. 5.5.3. Các điểu kiện bảo đảm tính có thể so sánh của các phương án Để đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án cần tuân theo những nguyên tắc sau: + Khi cần so sánh nhân tố nào thì chỉ nhân tố đó thay đổi để xem xét, các nhân tố khác phải giữ nguyên. Nếu không được thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp giá trị - giá trị sử dụng. + Các chỉ tiêu đưa ra so sánh cần có đủ cơ sở khoa học và dựa trên một phương pháp thống nhất. + Khi so sánh phải chú ý nhân tố thời gian, nghĩa là phải quy dẫn các chi phí bỏ ra ớ các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm tính toán. 5.5.4. Hệ chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kê của các công trình còng nghiệp Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của giải pháp thiết kế phản ánh tính hợp lý, kinh tế của phương án thiết kế. Do đó người ta dùng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để đánh giá, so sánh và lựa chọn các phương án thiết kế. Thông qua các chí tiêu kinh tế - kv thuật này đê kiểm tra việc thực hiện chủ trương phân phối vốn đầu tư, chính sách kỹ thuật và quy mô công trình. 193
- 5.5.4.1. N hóm ch ỉ tiêu kinh tê a. Các chỉ tiêu kinh t ế đánh giá giải pháp thiết k ế chung a l . Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (chỉ tiêu kinh tế tổng hợp): - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chủ yếu bao gồm: Nhóm chỉ tiêu tĩnh như: chi phí cho một đơi vị sản phẩm, lợi nhuận cho một sản phẩm, mức doanh lợi của đổng vốn đầu tư, thời gian thu hổi vốn nhờ lợi nhuận hoặc nhờ lợi nhuận và khấu hao cộng lại. Nhóm chỉ tiêu động như: hiệu số thu chi, mức thu lợ i... - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế b ổ sung bao gồm: năng suất một đồng vốn tính theo giá trị sản lượng, năng suất lao động, hệ sô lôi cuốn lao động dư thừa, lôi cuốn tài nguyên thiên nhiên và công suất dư thừa vào hoạt động, hiệu quả về mật nhập khẩu.v.v.. a2. Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến tính kinh tế của phương án: - Công suất của mỗi phương án tính chung và tính riêng cho một đơn vị rrr xây dựng; - Tuổi thọ của phương án; - Chất lượng sản phẩm. a3. Các chỉ tiêu chi phí chủ yếu - Cho khâu xây dựng công trình gồm: tổng vốn đầu tư (cho xây lắp, mua sắm thiết bị và đầu tư khác), suất vốn đầu tư, nhu cầu ngoại tệ, các chi phí hiện vật quan trọng cho một sô thiết bị máy móc, vật tư quý hiếm, nãng lượng, nhân lực, thời gian thiết kế và thời gian xâv dựng v.v.xhi phí xây lắp tính cho các đơn vị đo khác nhau của công trình. - Cho khâu vận hành gồm: giá thành một đơn vị sản phẩm, giá cả sản phẩm; chi phí tính theo hiện vật cho một sô vật tư quý hiếm, nhu cầu ngoại tệ cho khâu vận hành. a4. Các chỉ tiêu về tổ chức sản xuất của nhà máy được xây dựng: bao gồm các chỉ tiêu đặc trưng cho hình thức chuyên môn hoá, tập trung hoá, hợp tác hoá của nhà máy với các xí nghiệp khác và trong nội bộ xí nghiệp. b. Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết k ế bộ phận b l . Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp mặt bằng - hình khối * Các chỉ tiêu về kích thước, diện tích và khối tích xây dựng: - Các chỉ tiêu kích thước nhà, sô nhịp, sô' tầng; - Tỷ lệ các loại diện tích làm việc, diện tích phụ, diện tích mặt cắt ngang kẽt câu cua tường, cột so với tổng diện tích xây dựng tính cho mọi tầng. Diện tích làm việc (diện tích sản xuất) bao gồm: diện tích để đật thiết bị máy móc sản xuất, diện tích cho người cóng nhân thao tác theo tiêu chuẩn quy định. Diện tích phụ bao gồm: diện tích cho giao thóng nội bộ xưởng, hành lang, phòng đệm, cầu thang, diện tích cho thiết bị vệ sinh, thiêt bị điện 194
- nước và hơi, diên tích cho vât liệu, kho thành phâm, kho phê liệu, diện tích văn phòng và sinh hoạt công cộng của nhà máy; - Tỷ lệ giữa diện tích làm việc và diện tích có ích (bao gồm diện tích làm việc vàdiện tích phụ); - Tỷ lệ giữa diện tích mặt cắt ngang kết cấu và diện tích xây dựng; - Tỷ lệ giữa chu vi nhà và diện tích xây dựng; - Hệ số hình khối xây dựng bằng tỷ số giữa khối tích xây dựng và tổng diện tích làm việc; - Hệ số hình khối xây dựng hữu ích bằng tỷ số giữa khối tích xây dựng có ích và tổng diện tích làm việc. Khối tích xây dựng hữu ích bằng khối tích xây dựng trừ đi khối tích kết cấu và không gian vô ích nếu có. - Hệ số giữa khối tích xây dựng hữu ích và khối tích xây dựng chung. * Các chỉ tiêu đặc trưng cho hiệu quả của giải pháp mặt bằng - hình khối đôi với sản xuất: - Số m2 diện tích làm việc tính cho một đơn vị công suất hàng năm, cho một máy chính, cho một công nhân; - Số m3 khối tích xây dựng (và khối tích xây dựng hữu ích) tính cho một đơn vị công suất, cho một máy chính, cho một đầu công nhân. * Các chỉ tiêu chi phí phản ánh tính hợp lý của giải pháp mặt bằng - hình khối: - Giá trị dự toán công tác xây lắp cho lm 2 diện tích xây dựng, lm 2 diện tích làm việc, lm 3 khối tích xây dựng và cho một đơn vị công suất của công trình; - Chi phí vận hành công trình như: chi phí cho năng lượng, sửa chữa, bảo quản, chi phí cho đảm bảo vi khí hậu công trình, cho điện, cấp thoát nước V.V.. tính cho lm 2 diện tích xây dựng, lm 2 diện tích làm việc, ln r khối tích xây dựng và cho một đơn vị công suất. Ghi chú: quan niệm về các loại diện tích như sau: + Diện tích khu đất của dự án: là diện tích mặt bằng khu đất thuộc quyền sử dụng của dự án (chủ đầu tư) kể cả nhánh đường sắt. + Diện tích xây dựng của dự án là: tổng diện tích xây dựng của các hạng mục công trình như: các ngôi nhà kể cả cầu cạn, các công trình giao thông, kho ngầm, tầng hàm, bể chứa, sân bãi, kho ngoài trời V.V.. Diện tích xây dựng của hạng mục công trình tính bằng giới hạn chu vi ngoài của các công trình (kể cả hè, rãnh). + Diện tích sử dụng: là tổng diện tích thông thuỷ của các công trình kẻ trên. b2. Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp kết cấu * Chỉ tiêu xây dựng kết cấu gồm: - Giá trị dự toán công tác xây lắp kết cấu (có kể đến hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng); 195
- - Giá trị dự toán công tác xây lắp tính cho một đơn vị sứ dụng tổng hợp dươc xác định theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo (nếu giá trị sử dụng cua các phương án kết cấu khác nhau); - Nhu cầu về ngoại tệ; - Trọng lượng và thời gian xây dựng kết cấu. * Chỉ tiêu sử dụng kết cấu: - Chi phí bảo quản sửa chữa kết cấu; - Chi phí điều hoà nhiệt độ (đám bảo vi khí hậu) cóng trình có liên quan đến kết Cấu; * Tổng chi phí sử dụng kết cấu và chi phí sử dụng kết cấu tính cho tất cả tuổi thọ kết cấu. * Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến kinh tế của kết cấu: - Các chỉ tiêu về tính chất vật liệu của kết cấu như: trọng lượng, tuổi thọ (tính bền), tính chống xâm thực cúa môi trường, tính ổn định, chịu lửa, cách âm, cách ẩm, cách nhiệt.v.v..; - Các chỉ tiêu về tính công nghệ của giải pháp kết cấu như mức thống nhất hoá của kết cấu về kích thước, trọng lượng của các bộ phận riêng lẻ, vật liệu và công nghệ chẻ tạo, tính dễ sửa chữa, cải tạo, thay thế. b3. Các chỉ tiêu đánh giá tổng mặt bằng xí nghiệp được xây dựng * Nhóm chỉ tiêu thuộc giai đoạn xây dựng: - Các chỉ tiêu về sử dụng đất đai như: hệ số mật độ xây dựng (tỷ sô diện tích các cóng trình có mái trên tổng diện tích mặt bằng xây dựng), hệ sô sử dụng đất đai (bằng tỷ lệ giữa diện tích các công trình có mái và không có mái so với tổng diện tích), số ha diện tích xây dựng tính cho một đơn vị công suất của nhà máy; - Các chỉ tiêu chi phí cho giai đoạn xây dựng như: khối lượng và chi phí san lấp mặt bằng tính chung và tính cho một đơn vị công suất, tỷ lệ của chi phí này so với tổng chi phí xây lắp, độ dài các loại đường sá, đường ống, đường dây tính cho một ha đất xâv dựng và cho một đon vị công suất, tỷ trọng chi phí của các loại đường này trong tổng chi phí. * Nhóm chỉ tiêu chi phí cho giai đoạn vận hành cồng trinh - Chỉ tiêu vận chuyển nội bộ nhà máy trong quá trình sản xuất: - Chỉ tiêu bảo quản, sửa chữa các loại đường đi, đường ông và đường dây. Các chi phí này tính cho một đơn vị công suất và tính theo tỷ lệ so với chi phí vận hành chuna ca năm. b4. Các chỉ tiêu đánh giá địa điểm xây dựng * Các chỉ tiêu thuộc về giai đoạn xây dựng: Các chì tiêu này giông trường hợp đánh giá tổng mặt bằng cõng trình trừ phân chi tiẽu sử dụng đất đai. Ngoài ra còn thêm các chí tiêu như: chi phí cho mạng đường đi. đường ống, đường dây để nôi với mạng lưới quốc gia; chi phí cho nhà ờ và các cơ sớ phuc vu cỏns 196
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÁC CÔNG TÁC BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP - PGs LÊ KIỀU
56 p | 755 | 381
-
Triển khai ADSL trên thế giới và ở Việt Nam
27 p | 275 | 139
-
MEMS và công nghệ vi cơ
12 p | 914 | 97
-
CƠ CHẾ VÀ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
16 p | 304 | 77
-
Giáo trình động cơ đốt trong ( Trường đại học Nông lâm - Huế ) part 3
16 p | 158 | 29
-
Chương mở đầu : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế xây dựng
6 p | 184 | 24
-
Thiết kế và thi công Card Ghi-Đọc EPROM, chương 8
22 p | 89 | 10
-
Đánh giá cường độ chịu nén của cọc xi măng đất được chế tạo trong phòng thí nghiệm và hiện trường
5 p | 21 | 5
-
Cơ chế thị trường và nền kinh tế xây dựng: Phần 1
175 p | 13 | 5
-
Ảnh hưởng của hàm lượng hạt lớn đến cường độ nén và ép chẻ của cấp phối đá dăm gia cố xi măng
10 p | 74 | 3
-
Giáo trình Thí nghiệm hỗn hợp vật liệu gia cố chất kết dính vô cơ (Nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ - Trình độ cao đẳng) – Trường CĐ GTVT Trung ương I
22 p | 31 | 3
-
Đề thi kết thúc môn Chế tạo và đưa các hệ thống kỹ thuật vào hoạt động, vận hành máy bơm, máy nén khí và động cơ đốt trong - Trường Cao đẳng Hàng hải II (Mã đề thi CT-VH-02)
2 p | 14 | 3
-
Đề thi kết thúc môn Chế tạo và đưa các hệ thống kỹ thuật vào hoạt động, vận hành máy bơm, máy nén khí và động cơ đốt trong - Trường Cao đẳng Hàng hải II (Mã đề thi CT-VH-03)
2 p | 10 | 3
-
Một phương pháp kiểm thử cơ chế điều khiển tự động phương tiện bay QuadPlane sử dụng kết hợp công cụ Matlab và X-Plane
5 p | 35 | 2
-
Thiết kế và chế tạo thiết bị giám sát thi công cọc cát XDCAT-01
5 p | 77 | 2
-
Đề thi kết thúc môn Chế tạo và đưa các hệ thống kỹ thuật vào hoạt động, vận hành máy bơm, máy nén khí và động cơ đốt trong - Trường Cao đẳng Hàng hải II (Mã đề thi CT-VH-01)
2 p | 10 | 2
-
Phương pháp ngoại suy tiệm cận dự báo nhanh giới hạn ổn định tĩnh hệ thống điện trên cơ sở thông số trạng thái chế độ xác lập
6 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn