intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có gen trường thọ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cứ mỗi lần Tết đến, mọi người lại chúc nhau sống lâu… Sống đến bao nhiêu? Ở các thế kỷ trước, ước mơ về tuổi thọ đều lấy con số tròn trăm. Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) viết: “Nhân sinh bách tuế vi kỳ”. Ðại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820) cũng lấy mốc “Trăm năm trong cõi người ta…”. Cho tới thế kỷ 20, ước mơ sống lâu vẫn chỉ xoay quanh ở con số một trăm... Có thể sống dư trăm tuổi Ngày nay, người ta cho rằng ước mơ của con người về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có gen trường thọ

  1. Có gen trường thọ Cứ mỗi lần Tết đến, mọi người lại chúc nhau sống lâu… Sống đến bao nhiêu? Ở các thế kỷ trước, ước mơ về tuổi thọ đều lấy con số tròn trăm. Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) viết: “Nhân sinh bách tuế vi kỳ”. Ðại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820) cũng lấy mốc “Trăm năm trong cõi người ta…”. Cho tới thế kỷ 20, ước mơ sống lâu vẫn chỉ xoay quanh ở con số một trăm... Có thể sống dư trăm tuổi Ngày nay, người ta cho rằng ước mơ của con người về tuổi thọ ở các thế kỷ trước như vậy là khiêm tốn. Nhiều nhà khoa học cho rằng, tuổi thọ của chúng ta có thể vượt xa một trăm năm. Theo tính toán của các nhà khoa học thì thời gian sống của bất cứ sinh vật nào cũng gấp 6 - 7 lần thời gian để sinh vật ấy đạt đến độ trưởng thành. Tuổi trưởng thành của người ta bắt đầu từ 20 - 25 cho nên có thể sống lâu đến 150 tuổi và hơn nữa.
  2. Giáo sư Gabriel Simonolf, Trường đại học Bordeaux (Pháp) thì quả quyết, con người có thể sống lâu 120 tuổi mà vẫn khỏe mạnh tỉnh táo. Căn cứ vào hiệu ứng Hây-phơ-lích (do nhà khoa học Mỹ Leonard Hayflick đã phát hiện và chứng minh). Các tế bào của người chỉ phân chia đến giới hạn 50 cộng trừ 10 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Tuổi thọ tùy thuộc vào số lần phân chia này (phân bào), chẳng hạn ở loài ngựa là 20 lần, ở loài mèo 8 lần phân bào… Các nhà nghiên cứu đã lập mối liên hệ giữa số lần phân bào với tuổi thọ để đi đến kết luận, tuổi thọ của con người tương ứng với 120 năm. Khi nghiên cứu chu kỳ của tóc cũng thấy một kết quả tương tự. Chu kỳ mọc lại của tóc là 25 lần, mà mỗi sợi tóc bình quân tồn tại được 5 năm - vậy con người có thể sống tới 125 tuổi (5 x 25 lần)…
  3. Hy vọng vào gen nhiệm màu Liệu có tồn tại những gen đặc biệt nào đó khiến con người tránh được một số căn bệnh và nhờ vậy mà sống khỏe, sống trường thọ? Câu hỏi này từ lâu đã ám ảnh nhiều nhà khoa học. Sự phát triển của sinh học phân tử có thể cho phép tiếp cận vấn đề nghiên cứu về lão hóa và hiểu rõ các cơ chế có liên quan, từ đó tìm cách mở rộng giới hạn sống. Một số nghiên cứu những năm gần đây đã cố tìm hiểu xem các gen ở những người sống lâu liệu có những điều gì khác so với người bình thường. Hoặc tìm kiếm các gen trong các gia đình có nhiều người nổi tiếng siêu thọ, hy vọng tìm ra gen “nhạc trưởng”, hoặc những gen tham gia “dàn hòa tấu” siêu thọ. Có thể những gen này đã bảo vệ họ khi họ già đi. Trong số đó, có nghiên cứu của các nhà khoa học ở Boston, Massachusetts (Mỹ). Họ đã xem xét nhiễm sắc thể của 137 gia đình (gồm 308 người) trường thọ và đi đến kết luận là có một vùng trên các nhiễm sắc thể có thể chứa một hoặc nhiều gen giúp những người đó sống lâu nhưng vẫn khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
  4. Đặc biệt là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Leiden (Hà Lan) đối với 30.500 người (trong số đó có khoảng 500 người có lịch sử gia đình sống thọ), đã phát hiện một số điều đáng lưu ý. Ở 500 người này có các đặc điểm nổi bật như: da của họ có dấu hiệu ít lão hóa và đẹp hơn da những người khác cùng độ tuổi; họ có tỷ lệ mắc bệnh khi về già rất thấp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm trí nhớ… thấp hơn nhiều so với những người khác. Song đặc biệt phát hiện ở 500 người này có một số gen chung, các nhà khoa học đặt tên là methuselah (theo tên một nhân vật sống thọ trong Kinh thánh, với 969 tuổi) bao gồm các gen ADIPOQ được tìm thấy ở khoảng 10% trong số những người bình thường, song ở 30% những người có tuổi thọ cao trung bình là 100 tuổi. Ngoài ra, còn có gen CETP và Apo C3 được tìm thấy ở 10% những người có tuổi thọ cao. Những gen này cũng đồng thời được một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học Albert Einstein
  5. ở New York phân tích tìm ra trong số 500 người sống thọ tại Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các gen đặc biệt đó đóng góp một phần không nhỏ vào việc kéo dài tuổi thọ và sức khỏe của những người mang gen này. Nhưng dù sao những nghiên cứu như vậy cũng chỉ là bước đầu. Hiện nay, cuộc tìm kiếm những gen nhiệm màu giúp con người trẻ mãi, lâu già, sống dư trăm tuổi vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn… vẫn đang tiếp tục. Tất nhiên để xác định được vai trò của gen như vậy đòi hỏi một thời gian dài và công sức phải bỏ ra không ít. Nhưng ở thế kỷ 21 này, khoa học đang tiến rất nhanh thì điều đó là có thể và sẽ được giải đáp trong tương lai không xa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2